Tóm tắt. Dưới góc độ Địa lí học, bài báo này tập trung nghiên cứu tổng thể các
nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc. Các nguồn lực đó bao gồm: Vị trí địa
lí và lãnh thổ; Các nguồn lực tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi, sinh
vật và khoáng sản); Các nguồn lực kinh tế – xã hội (dân tộc và truyền thống văn
hóa, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách, thị trường và
vốn đầu tư). Tác giả đã được phân tích các nguồn lực cả về thế mạnh lẫn hạn chế
nhằm có phương hướng khai thác hợp lí và hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển
kinh tế – xã hội vùng Đông Bắc.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 11 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 120-128
NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN LỰC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐÔNG BẮC
Ứng Quốc Chỉnh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: ungchinhtq@gmail.com
Tóm tắt. Dưới góc độ Địa lí học, bài báo này tập trung nghiên cứu tổng thể các
nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc. Các nguồn lực đó bao gồm: Vị trí địa
lí và lãnh thổ; Các nguồn lực tự nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi, sinh
vật và khoáng sản); Các nguồn lực kinh tế – xã hội (dân tộc và truyền thống văn
hóa, dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, đường lối chính sách, thị trường và
vốn đầu tư). Tác giả đã được phân tích các nguồn lực cả về thế mạnh lẫn hạn chế
nhằm có phương hướng khai thác hợp lí và hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển
kinh tế – xã hội vùng Đông Bắc.
Từ khóa: Đông Bắc, phát triển kinh tế, nguồn lực, khai thác, hiệu quả.
1. Mở đầu
Đông Bắc là một trong tám vùng kinh tế của nước ta có những đặc thù riêng về vị
trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát
triển kinh tế, nhưng hiện nay vẫn là một vùng nghèo của nước ta. Nhận rõ những thế mạnh
và hạn chế của vùng có ý nghĩa cả về lí luận lẫn thực tiễn cho giải pháp kinh tế vùng Đông
Bắc.
Khái niệm về vùng và vai trò của nó đối với việc phát triển kinh tế – xã hội đã được
nhiều tác giả đề cập đến. “Vùng được quan niệm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia
có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có những mối quan hệ
tương đối chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệ có chọn lọc
với không gian các cấp bên ngoài” [3]. “Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh
tế quốc gia. Tính khách quan của bản thân vùng được cụ thể hóa thông qua những nguyên
tắc do con người đặt ra. Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát
triển theo lãnh thổ cũng như để quản lí các quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên mỗi
vùng của đất nước” [6].
Đông Bắc là một trong các vùng kinh tế của nước ta có nhiều điều kiện để phát
triển kinh tế. Dưới góc độ Địa lí học, bài báo này tập trung vào việc nhiên cứu các nguồn
lực (tự nhiên, kinh tế – xã hội) để phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc.
120
Nghiên cứu các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
2.1.1. Vị trí địa lí
Đông Bắc có vị trí quan trọng không chỉ về kinh tế, mà còn cả về chính trị và an
ninh quốc phòng. Phía bắc và đông bắc của vùng được giới hạn bởi biên giới Việt – Trung
giáp hai tỉnh (Quảng Tây và Vân Nam) của Trung Quốc và năm tỉnh của Việt Nam (Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh); Cực bắc của vùng đồng thời cũng là
cực bắc của nước ta nằm tại Lũng Cú (Đồng Văn – Hà Giang); Phía tây và tây nam của
vùng tựa mình vào dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ sộ; Phía nam là Đồng bằng sông Hồng
màu mỡ; Còn phía đông hướng ra vịnh Bắc Bộ rộng lớn. Một ưu thế khác của vùng là có
một phần lãnh thổ (tỉnh Quảng Ninh) nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Với vị trí địa lí như vậy, Đông Bắc có điều kiện giao lưu trực tiếp với Đồng bằng
sông Hồng qua hệ thống đường bộ và đường sắt; là cửa ngõ giao lưu giữa nước ta với
Trung Quốc thông qua các cửa khẩu. Đặc biệt nhờ có các cảng biển, Đông Bắc còn có
điều kiện thuận lợi để giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, vị
trí địa lí như vậy cũng làm cho an ninh, quốc phòng luôn là một trong những vấn đề nổi
cộm và cần được quan tâm.
2.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Về mặt hành chính, vùng Đông Bắc hiện nay bao gồm 1.847 xã, 133 phường; 96
huyện, 122 thị trấn; 5 thị xã và 12 thành phố thuộc 11 tỉnh là: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao
Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang
và Yên Bái. Đứng thứ hai về số tỉnh trong 8 vùng kinh tế hiện nay của nước ta (sau Đồng
bằng sông Cửu Long – 13 tỉnh) nhưng Đông Bắc lại là vùng rộng nhất trong số 8 vùng về
mặt diện tích, với 6.399,3 km2 (chiếm 19,3% diện tích tự nhiên cả nước) [5].
2.2. Các nguồn lực về tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Đặc điểm địa hình nổi bật của vùng là sự chia cắt mạnh mẽ và được biểu hiện ở sự
đan xen giữa những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung
với các thung lũng sông suối,...
Về hình thái, địa hình vùng Đông Bắc bao gồm: các cao nguyên biên giới; các cánh
cung trung tâm; các vùng đồi núi thấp và máng trũng đông bắc; vùng duyên hải phía đông
bắc và hệ thống đảo trên vịnh Bắc Bộ. Trên mỗi bộ phận đó, địa hình có những đặc điểm
khác nhau về hình thái.
Địa hình đa dạng, kết hợp với đặc thù về khí hậu đã tạo ra hướng chuyên môn hóa
của vùng. Tuy nhiên địa hình chia cắt gây ra nhiều trở ngại về giao thông. Địa hình cánh
cung làm cho gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và sản xuất của nhân
dân trong vùng.
121
Ứng Quốc Chỉnh
2.2.2. Khí hậu
Đông Bắc nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới. Đông Bắc cũng là nơi chịu ảnh
hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Rõ ràng đây
là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh. Trên cơ sở đó, khí hậu
Đông Bắc phân hoá thành hai tiểu vùng. Từ tây sang đông đó là tiểu vùng có mùa đông
lạnh vừa (Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn) và tiểu vùng có mùa đông lạnh (Đông Bắc).
Khí hậu lạnh với nhiều loại hình thời tiết đặc biệt về mùa đông (đôi khi xảy ra mưa
tuyết ở Sa Pa, Mẫu Sơn) tạo ra tạo lợi thế cho du lịch. Sự phân hóa khí hậu theo độ cao
làm cho vùng có hệ thống cây công nghiệp đặc thù và cây dược liệu (một số cây chỉ vùng
này mới có). Tuy nhiên khí hậu cũng gây ra rất nhiều khó khăn. Mùa khô ở một số vùng
núi đá vôi rất khan hiếm nước. Sương muối, giá rét (rét đậm, rét hại) về mùa đông đã có
nhiều ảnh hưởng xấu đến vật nuôi, cây trồng và sinh hoạt của người dân.
2.2.3. Đất
Trong các nhóm đất của vùng, có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng (chiếm
66,4%), nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi (chiếm 11,4%). Các nhóm đất còn lại tuy chiếm
tỉ lệ nhỏ, nhưng có ý nghĩa lớn trong sản xuất nông nghiệp ở miền núi là nhóm đất phù sa
(3,1%), nhóm đất thung lũng (0,9%). Nhóm đất feralít đỏ vàng là nhóm đất thích hợp với
nhiều loại cây cây trồng. Hiện nay, phần lớn các cây nông sản chủ lực của vùng đang được
phát triển trên nhóm đất này như cây công nghiệp, cây dược liệu (chè, quế, hồi, thảo quả);
cây ăn quả (cam, quýt, đào, mận, lê). Nhóm đất phù sa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với ngành trồng trọt. Phần lớn diện tích của nhóm đất này đã được sử dụng cho trồng lúa,
hoa màu và các cây ngắn ngày. Nhóm đất xám bạc màu và nhóm đất thung lũng dốc tụ là
nhóm chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại phân bố trên địa hình tương đối bằng phẳng, gần nguồn
nước. Vì vậy nhóm đất này thích hợp để canh tác nhiều loại cây nông nghiệp, nhất là lúa
nước. Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi và đất mùn núi cao phân bố trên địa bàn có độ dốc
lớn nên cơ bản chỉ thích hợp với lâm nghiệp. Một số nơi đã sử dụng để trồng cây đặc sản
như chè shan, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu.
Như vậy, thuận lợi cơ bản của vùng về đất là có diện tích lớn, thích hợp với cây công
nghiệp, đồng cỏ để chăn nuôi và trồng rừng. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn không dễ giải
quyết là đất dốc nên dễ xói mòn khi canh tác; diện tích núi đá nhiều. Điều đó được phản
ánh rõ nét qua cơ cấu sử dụng đất của vùng: đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao (55,9%),
đất nông nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (15,4%), đất chưa sử dụng vẫn còn, nhưng không dễ
khai thác (24,1%).
2.2.4. Nước
Mạng lưới thủy văn trong vùng tương đối dày đặc, tổng diện tích lưu vực khoảng
120.200km2 với một số sông lớn như sông Hồng, sông Lô. Ngoài ra còn có các sông nhỏ
(như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,sông Kì Cùng – Bằng Giang) và một số sông
đổ vào vịnh Bắc Bộ (sông Tiên Yên, sông Ba Chẽ, sông Phố Cũ). Nhờ lưu lượng nước lớn
kết hợp với độ cao và độ dốc địa hình làm cho các sông trong vùng có tiềm năng lớn về
thủy điện. Nơi đây đã xây dựng một số nhà máy thủy điện lớn như Thác Bà trên sông Chảy
122
Nghiên cứu các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc
(Yên Bái), Na Hang trên sông Gâm (Tuyên Quang) và hàng loạt các tổ hợp thủy điện quy
mô nhỏ phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương. Nguồn nước ngầm của vùng cũng khá
phong phú. Toàn vùng có 40 điểm nguồn nước khoáng và nước nóng. Các nguồn nước
ngầm đã góp phần cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa phương, nhất là ở khu vực núi cao
đá vôi trong mùa đông. Hơn thế nó còn có tác dụng trong du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên
vùng vẫn còn khó khăn là nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian.
2.2.5. Sinh vật
Là một vùng miền núi, lại ở vào vị trí hội tụ của ba luồng thực vật nên tài nguyên
sinh vật trong vùng khá phong phú và đa dạng.
Đông Bắc là vùng giàu có về tài nguyên rừng. Tổng diện tích rừng hiện có của vùng
là hơn 3,1 triệu ha (chiếm 24,6% diện tích rừng của cả nước). Độ che phủ rừng của vùng
là 48,9%, cao hơn cả nước (38,5%), thấp hơn Tây Nguyên (53,5%), gần bằng Bắc Trung
Bộ (49,2%). Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng của vùng là rừng thứ sinh, rừng trồng [3].
Rừng tự nhiên tập trung ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên. Rừng tự
nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, cung
cấp dược liệu quý và phát triển du lịch. Ngoài rừng tự nhiên trên cạn, ven biển và trên các
đảo thuộc Quảng Ninh còn có rừng ngập mặn và rừng trồng. Rừng trồng ngoài ý nghĩa
về môi trường còn là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp gỗ,
giấy và công nghiệp khai thác than.
Động vật ở vùng Đông Bắc khá phong phú. Trong khi ở trên cạn các loài móng
guốc, linh trưởng còn rất ít thì hệ động vật dưới nước và dưới biển lại rất phong phú. Trên
vùng biển Quảng Ninh có mặt hầu hết các loài cá ở vịnh Bắc Bộ, trong đó có một số loài
có giá trị kinh tế cao; khu hệ cá sông cũng có một số loại có giá trị cao. Sự phong phú
về số loài đã tạo nên các trung tâm đa dạng sinh học trong vùng là 10 khu bảo tồn thiên
nhiên, 5 vườn quốc gia. Ngoài ra, vùng Đông Bắc còn có 1 khu bảo tồn sinh cảnh và 9
khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử
2.2.6. Khoáng sản
Đông Bắc là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Ở
đây tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quốc gia thuộc đủ các nhóm năng lượng,
kim loại và phi kim loại. Một số loại khoáng sản của vùng chiếm tỉ lệ khá lớn trong tổng
trữ lượng loại khoáng sản của cả nước: apatít (100%), than antraxít (90%), quặng đồng
(70%), titan (64%), than mỡ (56%), mangan (42%), sắt (17%),...
Ngoài ra, Đông Bắc còn có một số loại khoáng sản quy mô nhỏ khác như ăngtimon,
vonfram, pirít, cao lanh, chì, kẽm,... Các loại khoáng sản này tuy trữ lượng nhỏ nhưng lại
có giá trị kinh tế lớn. Việc khai thác khoáng sản đã và đang góp phần quan trọng cho sự
phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng.
Một số loại khoáng sản đã được khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp như: quặng
sắt, than mỡ cho công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên; quặng đồng, chì – kẽm, thiếc
cho công nghiệp luyện kim màu ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai; apatít, pirít cho
công nghiệp hoá chất, phân bón ở Phú Thọ, Lào Cai; đá vôi xi măng, đất sét, cao lanh cho
123
Ứng Quốc Chỉnh
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Bảng 1. Một số tài nguyên khoáng sản chủ yếu ở vùng Đông Bắc
Đơn vị: triệu tấn
TT Khoáng sản Trữ lượng Địa điểm phân bố
công nghiệp
1 Than Antraxit 3.500 Cẩm Phả (QN)
2 Than mỡ 8,5 Phấn Mễ, Làng Cẩm (TN)
3 Than lửa dài 100 Na Dương (LS)
4 Quặng sắt 136 Quý Sa (YB), Trại Cau (TN)
5 Quặng đồng 0,8 Sinh Quyền (LC)
6 Mangan 1,8 Tốc Tất (CB), Làng Bài (TQ)
7 Titan 0,4 Núi Chúa, Cây Trâm (TN)
8 Quạng thiếc 321,6 Tĩnh Túc (CB), Sơn Dương (TQ)
9 Apatit 2.100 Cam Đường (LC)
Khoáng sản của vùng phong phú về chủng loại, song trữ lượng ít (trừ than), khai
thác khó. Ngoài ra kĩ thuật công nghệ khai thác còn lạc hậu; thiếu quy hoạch và quản lí
chặt chẽ,... Đó là những khó khăn trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
2.3. Các nguồn lực về kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân tộc và truyền thống văn hoá
Đông Bắc là vùng có số lượng dân tộc nhiều nhất nước ta (30/54) với người Kinh
chiếm đa số (66,1%), còn lại là các dân tộc khác như Tày (12,4%), Nùng (7,3%), Dao
(4,5%), Mông (3,8%),... Đông Bắc tập trung tới 98% người Sán Chay, 95% người Sán
Dìu, 95% người Nùng, 93% người Tày của cả nước [5].
Sự đa dạng của các dân tộc đồng nghĩa với sự đa dạng về ngôn ngữ, trang phục, lối
sống, ngành nghề thủ công và các vốn văn hoá khác. Các dân tộc trong vùng có vốn văn
nghệ phong phú với nhiều truyện cổ, hò vè, dân ca, các điệu hát xoan ghẹo, hát sli, hát
lượn.; với nhiều nhạc cụ đặc trưng như đàn tính, khèn lá, đàn môi, sáo dọc; những ngành
nghề thủ công nổi tiếng như mộc, rèn, chạm bạc, nhuộm chàm, thêu, vẽ hoa văn. Vốn văn
hoá của các dân tộc thiểu số trong vùng đã góp phần tạo nên nền văn hoá đậm đà bản sắc
dân tộc của Việt Nam. Đó cũng chính là những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị cần
được bảo tồn.
Tuy vậy trong quá trình phát triển kinh tế cần chú ý tới các vấn đề dân tộc; làm tốt
công tác xoá đói, giảm nghèo để giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa
các vùng trong cả nước.
2.3.2. Dân cư và nguồn lao động
a. Dân cư
Năm 2010, dân số của vùng Đông Bắc là 9.555,4 nghìn người (chiếm 11,0% dân
số cả nước). Với quy mô như vậy, Đông Bắc có dân số đông hơn Duyên hải Nam Trung
124
Nghiên cứu các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc
Bộ, Tây Nguyên và Tây Bắc. Tuy nhiên Đông Bắc lại là vùng thưa dân. Mật độ dân số
của vùng năm 2010 chỉ đạt 149 người/km2, thấp hơn mật độ chung của cả nước (263
người/km2). Quy mô dân số khác nhau giữa các tỉnh. Những tỉnh trong vùng có dân số
trên 1 triệu người là các tỉnh trung du, ven biển có điều kiện phát triển kinh tế – xã hội
thuận lợi như Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Còn các tỉnh có ít dân
là Bắc Kạn, Cao Bằng và Lào Cai.
Bảng 2. Dân số vùng Đông Bắc giai đoạn 2000 – 2010 [5]
Năm 2000 2005 2007 2009 2010
Dân số (nghìn người) 8.931,4 9.241,3 9.385,7 9.491,8 9.555,4
So với TD&MN BB (%) 79,5 77,7 77,4 77,7 77,5
So với cả nước (%) 11,5 11,2 11,1 11,0 11,0
Trong những năm gần đây, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của vùng là 1,5 – 1,6%.
So với cả nước, mức tăng đó còn cao, nhưng đã giảm đáng kể so với những năm trước đây.
Mức sinh có sự khác nhau giữa các tỉnh. Những tỉnh có tỉ suất sinh thô cao, đồng thời cũng
là những tỉnh có số phụ nữ sinh con thứ ba nhiều là Hà Giang (27,0%), Lào Cai (24,4%),
Yên Bái (19,9%), Cao Bằng (17,5%). Mức sinh cũng khác nhau theo khu vực trong vùng.
Nhìn chung khu vực nông thôn, khu vực miền núi thì mức sinh khá cao. Điển hình như
Mèo Vạc (26,5%), Đồng Văn (26,8%) của Hà Giang; Na Hang (22,7%) của Tuyên Quang.
Khu vực nông thôn luôn có mức sinh cao hơn ở khu vực thành thị 0,2 – 0,3% [5]. Sự gia
tăng dân số trong vùng còn liên quan đến gia tăng cơ học. Những tỉnh nhập cư của vùng là
Quảng Ninh, Lạng Sơn, còn những tỉnh chuyển cư là Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai. Gia
tăng cơ học rất cao ở Quảng Ninh do sức hút của sự phát triển ngành công nghiệp than và
ngành dịch vụ du lịch.
Do mức sinh cao và do những người nhập cư chủ yếu trong độ tuổi lao động nên
Đông Bắc có cơ cấu dân số trẻ: Dưới độ tuổi lao động 26,2%; trong độ tuổi lao động
65,0% và trên độ tuổi lao động là 8,8% [5]. Kết cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động dồi
dào nhưng cũng gây ra khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm.
Ở Đông Bắc, dân cư phân bố không đều. Tính chất không đều đó được thể hiện
trước hết giữa các tỉnh. Các tỉnh có mật độ dân cao là Bắc Giang (408 người/km2), Phú
Thọ (374 người/km2), Thái Nguyên (321 người/km2), Quảng Ninh (190 người/km2); các
tỉnh thưa dân là Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn thưa dân nhất với mật độ 61
người/km2 [5]. Nguyên nhân chủ yếu là do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế
– xã hội. Ngoài ra có thể nhận rõ sự phân bố không đều giữa khu vực trung du với phần
núi cao, biên giới. Ngay trong phạm vi mộ tỉnh, một huyện, dân cư cũng phân bố không
đều. Nhìn chung, ở những nơi có điều kiện sống thuận lợi như đô thị, các đồng bằng giữa
núi, vùng ven đường giao thông và cửa khẩu thì mật độ dân số thường cao hơn ở các vùng
nông thôn, vùng sâu vùng xa và hải đảo,. . .
Đại bộ phận dân cư trong vùng sống ở nông thôn (trên 79% tổng số dân). Trong
những năm gần đây, tỉ lệ dân thành thị tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hoá, nhưng
còn chậm và dao động trong khoảng 18 – 19%. Tỉ lệ dân thành thị giữa các tỉnh có sự khác
biệt. Cao hơn cả (năm 2010) là Quảng Ninh (52,0%), rồi tiếp đến Thái Nguyên (26,0%),
125
Ứng Quốc Chỉnh
Lào Cai (21,3%), Yên Bái (19,5%), Lạng Sơn (19,1%). Tỉnh có tỉ lệ dân thành thị thấp
nhất trong vùng là Bắc Giang (9,4%) [5].
b. Nguồn lao động
Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động (tính từ 15 tuổi trở lên) của vùng là gần
5,9 triệu người, chiếm 61,5% tổng số dân và bằng 7,0% số lao động của cả nước. Bình
quân mỗi năm lực lượng lao động của vùng tăng thêm khoảng hơn 15 vạn người [5].
Số lao động đã qua đào tạo của vùng mới có 15% so với tổng số lao động và chỉ
13,3% trong số đó có trình độ đại học, cao đẳng.
Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp của vùng chiếm ưu thế (71,6%),
trong ngành công nghiệp – xây dựng (11,4%) và trong ngành dịch vụ cũng không nhiều
(17,0%). Tỉnh có cơ cấu lao động theo ngành tiến bộ nhất là Quảng Ninh, tương ứng lần
lượt là 42,6%, 27,2% và 30,2%. Các tỉnh có tỉ lệ lao động trong các ngành nông, lâm, ngư
trên 75% là Hà Giang (84,4%), Cao Bằng (78,6%), Tuyên Quang (78,2%) và Bắc Kạn
(78,1%) [5].
2.3.3. Cơ sở hạ tầng
c. Mạng lưới giao thông
* Mạng lưới đường ô tô:
Các tuyến trục hướng tâm (còn gọi là các tuyến dọc – tuyến nan quạt): Mối liên hệ
kinh tế từ các tỉnh trong vùng với các vùng khác hoặc Thủ đô và ngược lại chủ yếu được
thực hiện trên các trục hướng tâm . Từ tây sang đông có 4 trục: trục Lào Cai – Yên Bái
– Phú Thọ – Vĩnh Phúc – Hà Nội; trục Hà Giang – Tuyên Quang – Vĩnh Phúc – Hà Nội;
trục Cao Bằng – Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội; trục Lạng Sơn – Bắc Giang – Bắc
Ninh – Hà Nội.
Các tuyến đường vành đai (còn gọi là các tuyến ngang): Các tuyến này làm nhiệm
vụ trung chuyển giữa các tỉnh trong vùng và giữa các trục dọc với nhau. Theo thứ tự từ
biên giới xuống có 4 tuyến: vành đai 1 – “Vành đai biên giới”; vành đai 2 – “Vành đai
phụ”; vành đai 3 – “Vành đai giữa”; vành đai 4 – “Vành đai giáp ranh với Vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc”.
Các tuyến đường bộ khác trong vùng gồm các Quốc lộ 3B, 2C, 1B, 31, 18C và
đường Hồ Chí Minh.
* Đường sắt: Mạng lưới đường sắt trong vùng có tổng chiều dài là 672km, bao
gồm tuyến: Hà Nội – Lào Cai (285km) – Côn Minh (Trung Quốc); tuyến Hà Nội – Đồng
Đăng (163km) – Nam Ninh (Trung Quốc). Đây là hai tuyến tạo cơ sở để xây dựng dự án
“Hai hành lang – Một vành đai” giữa nước ta với Trung Quốc. Ngoài ra trong vùng còn có
tuyến khác như Lưu Xá – Kép – Uông Bí (155km) nối Thái Nguyên với vùng than Quảng
Ninh và khu du lịch vịnh Hạ Long. Tuy vậy mạng lưới đường sắt của vùng còn bị hạn chế
về chất lượng. Một số tuyến do kém hiệu quả đã ngừng hoạt động.
* Đường sông: Các tuyến đường thuỷ trong vùng trên sông Hồng, sông Lô, sông
Cầu, sông Thương với các tuyến chính là Hà Nội – Việt Trì (118km); Hà Nội – Đáp Cầu
(118km); Hà Nội – Tuyên Quang (181km). Ngoài ra còn một số tuyến khác như Hải Phòng
126
Nghiên cứu các nguồn lực phát triển kinh tế vùng Đông Bắc
– Đáp Cầu (113km), Hải Phòng – A Lữ (125km),... Hệ thống đường sông này kết hợp với
mạng lưới đường bộ tạo cơ sở hình thành nên bộ khung lãnh thổ của vùng.
* Đường biển: Hệ thống cảng biển của vùng bao gồm các cảng tổng hợp và cảng
chuyên dùng: Cảng Quảng Ninh, cảng Cái Lân, cảng Cửa Ông, cảng Hòn Gai, cảng B12.
d. Bưu chính, viễn thông
Mạng lưới bưu chính, viễn thông trong vùng đã phát triển vượt bậc trong những
năm gần đây. Số bưu điện khu vực và các điểm văn hoá xã tăng nhanh. Tỉ lệ số xã có điểm
bưu điện văn hóa đạt 100%. Số thuê bao