1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nhìn chung tại các trường, các trung tâm giáo dục học sinh khiếm thị
việc dạy và học môn hình học còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh không thích học và
học không tốt môn hình học một phần cũng do không nắm bắt được bài, không hiểu bài
hoặc không được tiếp xúc với các dụng cụ hỗ trợ hình học. Nếu có sẵn các dụng cụ hỗ
trợ học hình học, thì chúng cũng còn nhiều hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi.
Phần lớn các dụng cụ này do giáo viên tự chế tạo và sử dụng trong phạm vi nơi mình
công tác giảng dạy. Một số học sinh may mắn được tiếp xúc và sử dụng các dụng cụ hỗ
trợ hình học thì hiệu quả sử dụng cũng không cao, tốn nhiều thời gian để thao tác trên
công cụ, hình vẽ không chính xác, khó sử dụng và nhiều hạn chế khác. Một trong số
thành viên của nhóm nghiên cứu là người khiếm thị, qua thực tiễn học tập trước đây
cũng nhận thấy được những khó khăn này khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hình học.
Xuất phát từ những lí do trên và với mong muốn giúp học sinh khiếm thị học tập môn
hình học tốt hơn, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu cải tiến sách
bài tập toán lớp 8 (phần hình học) cho học sinh khiếm thị” để thực hiện nghiên cứu.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cải tiến sách bài tập Toán lớp 8 (Phần hình học) cho học sinh khiếm thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2012 - 2013
89
NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN SÁCH BÀI TẬP TOÁN LỚP 8
(PHẦN HÌNH HỌC) CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ
Nguyễn Phước Linh,
Nguyễn Thị Thắm,
Triệu Thị Phương Thương,
Võ Thị Ngọc Trân
(Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Đặc biệt)
GVHD: ThS Hoàng Thị Nga
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, nhìn chung tại các trường, các trung tâm giáo dục học sinh khiếm thị
việc dạy và học môn hình học còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh không thích học và
học không tốt môn hình học một phần cũng do không nắm bắt được bài, không hiểu bài
hoặc không được tiếp xúc với các dụng cụ hỗ trợ hình học. Nếu có sẵn các dụng cụ hỗ
trợ học hình học, thì chúng cũng còn nhiều hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi.
Phần lớn các dụng cụ này do giáo viên tự chế tạo và sử dụng trong phạm vi nơi mình
công tác giảng dạy. Một số học sinh may mắn được tiếp xúc và sử dụng các dụng cụ hỗ
trợ hình học thì hiệu quả sử dụng cũng không cao, tốn nhiều thời gian để thao tác trên
công cụ, hình vẽ không chính xác, khó sử dụng và nhiều hạn chế khác. Một trong số
thành viên của nhóm nghiên cứu là người khiếm thị, qua thực tiễn học tập trước đây
cũng nhận thấy được những khó khăn này khi sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hình học.
Xuất phát từ những lí do trên và với mong muốn giúp học sinh khiếm thị học tập môn
hình học tốt hơn, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu cải tiến sách
bài tập toán lớp 8 (phần hình học) cho học sinh khiếm thị” để thực hiện nghiên cứu.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Cải tiến phần hình học trong bộ sách bài tập toán lớp 8 nhằm nâng cao chất lượng
học tập hình học cho học sinh khiếm thị.
2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình sử dụng sách hình nổi của giáo viên và học sinh khiếm thị trong quá
trình dạy và học môn hình học
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Phần hình học trong bộ sách bài tập toán lớp 8 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
90
2.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cải tiến phần hình học trong bộ sách bài tập toán
lớp 8 dành cho học sinh khiếm thị và chọn phần hình học phẳng để cải tiến, không tiến
hành thực hiện cho phần hình học không gian.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp điều tra giáo dục và thử nghiệm như là những
công cụ nghiên cứu chính, các phương pháp hệ thống hóa lý thuyết và thống kê toán
học được sử dụng như những phương pháp bổ trợ.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Một số nghiên cứu làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu
Tính đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào liên
quan đến vấn đề học tập môn hình học của học sinh khiếm thị, chủ yếu là những sáng
kiến kinh nghiệm nhỏ của những thầy cô có tâm huyết. Cụ thể tại Trường phổ thông
Đặc biệt (PTĐB) Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM) có hai sáng kiến liên quan đến việc
dạy học hình học. Đề tài đầu tiên với tên gọi: “Làm hình nổi từ phần mềm vẽ hình
nổi quicktac để giảm chi phí làm sách giáo khoa chữ nổi có hình” của Nguyễn Văn
Khen (10/2009 - 05/2011). Đề tài này đã góp phần giúp học sinh khiếm thị hứng thú
hơn trong học tập thông qua việc tiếp cận với hình nổi, qua đó các kĩ năng dò, đọc hình
nổi ở học sinh phần nào đã được cải thiện. Tuy nhiên, đề tài này vẫn còn những mặt
hạn chế như độ chính xác về hình vẽ khi thực hiện vẽ hình tròn hay góc nhọn chưa
chuẩn xác. Một số hình ảnh phức tạp rất khó thực hiện.
Hình 1. Hình vẽ bằng chương trình quickac Hình 2. Hình vẽ bằng thủ công
Đề tài thứ hai: “Một số biện pháp hỗ trợ học sinh lớp 10 trường PTĐB
Nguyễn Đình Chiểu học tốt môn hình học” được thực hiện bởi các tác giả Nguyễn
Văn Thống, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Quyết Thắng (10/2009 - 05/2011). Mục đích đề
tài là để góp phần giúp học sinh khiếm thị có thể vẽ được những hình vẽ cơ bản và có
thể tưởng tượng được những hình vẽ đơn giản.
Sách và dụng cụ hỗ trợ học hình học hiện nay còn rất hạn chế. Tại Mái ấm Nhật
Hồng, sách hình nổi chú trọng cho các lớp lớn như lớp 8, lớp 9 và được làm bằng
phương pháp thủ công. Trong sách hình sẽ có phần chữ nổi và hình nổi minh họa. Phần
hình nổi là sự kết hợp của những đường băng keo có một mặt nhám và dán chữ Braille
(được viết trên chất liệu nhựa cứng) để chú thích.
Năm học 2012 - 2013
91
Hình 3. Bộ thước eke có chữ nổi
Ngoài ra, còn có những dụng cụ tự chế như các khối hình vuông, hình chữ nhật
bằng mút xốp dày, các mô hình làm bằng ống hút, bộ thước làm bằng mút xốp, bằng
nhựa có chữ Braille. Ở các mái ấm và các trung tâm khác như mái ấm Thiên Ân, trung
tâm Huynh Đệ Như Nghĩa hiện tại không có sách bài tập hình nổi, các dụng cụ thường
dùng là bảng lưới, khung gỗ, êke gỗ học sinh học hình học bằng trí tưởng tượng là
chủ yếu. Tại Trường PTĐB Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng phần mềm vẽ hình nổi
Quicktac kết hợp với phần mềm Mata để làm sách giáo khoa hình nổi cho học sinh của
trường. Tuy nhiên còn hạn chế về số lượng. Số lượng hình nổi trong sách ít, chỉ mang
tính chất minh họa và chưa có sự sắp xếp hợp lí giữa hình minh họa và lí thuyết, sách
bài tập hình học chỉ in chữ nổi mà không có hình. Ở các lớp lớn, học sinh chủ yếu học
qua sự tưởng tượng. Dụng cụ hỗ trợ học sinh học môn hình học ở đây gồm có bộ thước
thẳng, thước đo độ, thước bảng mút, thước tam giác, giấy mỡ, compa bằng sắt, dùi
viết các mô hình còn nghèo nàn. Tuy nhiên tất cả những dụng cụ tự chế của các
trường, mái ấm, trung tâm đều hạn chế về số lượng, chất lượng cũng như sự tiện dụng.
Những nền tảng và những lỗ hổng trên đây của việc dạy và học môn hình học cho
nhóm nghiên cứu một số cơ sở và thấy được nhu cầu cải tiến bộ sách bài tập hình học
lớp 8.
3.2. Một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.2.1. Vai trò của xúc giác trong học tập của người khiếm thị
Xúc giác có vai trò quan trọng trong hoạt động học tập của người khiếm thị. Do
sự thiếu hụt của cơ quan thị giác và với cơ chế bù trừ chức năng, xúc giác của người
khiếm thị được sử dụng như một công cụ thay cho mắt để giúp người khiếm thị sờ và
cảm nhận sự vật, sờ đọc chữ nổi và hình nổi rất tốt. Vì thế, các tài liệu học tập và các
dụng cụ hỗ trợ dành cho người khiếm thị cần khai thác triệt thế mạnh của xúc giác.
Trong môn hình học cũng vậy, hình vẽ cần được thiết kế nổi, chú thích bằng chữ nổi
Braille hoặc sử dụng mô hình.
3.2.2. Phần mềm và thiết bị, vật liệu sử dụng làm bộ sách hình nổi
Có một số phần mềm chuyên dụng để làm sách nổi nhưng ở đề tài này chúng tôi
đã ứng dụng phần mềm vẽ hình hình học trên máy tính do một công ty phần mềm tin
học của Mĩ viết, có tên là Geometer’s Sketchpad (GSP) 5.0 đã được mã hóa tiếng Việt
xuất phát từ những ưu điểm nổi trội của nó. Chức năng chính của phần mềm là vẽ, mô
phỏng quỹ tích và các phép biến đổi của các hình hình học phẳng. Sử dụng phần mềm
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
92
để xây dựng các điểm, đường thẳng, đường tròn, tạo trung điểm của một đoạn thẳng,
dựng một đường thẳng song song với một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một
bán kính cố định đã cho, xây dựng đồ thị quan hệ hình học. Ngoài các công cụ có sẵn
như công cụ điểm, thước kẻ, compa, bạn có thể tự tạo ra những công cụ riêng cho
mình, bằng cách ghi và lưu giữ các hình hình học dưới dạng script. Ngoài ra, chúng tôi
sử dụng phần mềm chữ nổi (Braille) Mata Transtator của mái ấm Thiên Ân để chuyển
đổi chữ thường sang chữ Braille và máy ZY - FUSE HEATER, giấy ZY - TEX2 (Do
công ty trách nhiệm hữu hạn Zychem của Anh sản xuất) sử dụng kết hợp để tạo ra tài
liệu nổi cho người khiếm thị sử dụng qua xúc giác.
3.3. Thực trạng sử dụng tài liệu, dụng cụ học tập môn Hình học ở một số
trường
3.3.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về mức độ cần thiết của việc dạy và
học môn Hình học cho học sinh khiếm thị
Bảng 1. Mức độ cần thiết của việc dạy và học môn Hình học cho học sinh khiếm thị
Kết quả từ bảng cho thấy, cả giáo viên và học sinh đều cho rằng dạy và học môn
hình học là thực sự cần thiết mặc dù vẫn có một số ít học sinh (25%) cho là bình
thường và không cần thiết do đó có một số học sinh không thích học môn học này.
3.3.2. Mức độ sử dụng tài liệu và dụng cụ hỗ trợ học hình học
Bảng 2. Mức độ sử dụng tài liệu và dụng cụ hỗ trợ học hình học
Dụng cụ và tài liệu Mức độ sử dụng
của giáo viên
Sách giáo khoa hình học, sách bài tập hình học bằng chữ nổi 38.4 %
Mô hình, hình vẽ mẫu và những dụng cụ hỗ trợ vẽ hình dành
cho học sinh khiếm thị
30.8 %
Các phần mềm vẽ hình dành riêng cho học sinh khiếm thị 0 %
Cả 3 ý kiến trên 30.8%
Kết quả bảng 2 cho thấy, 38.4% giáo viên sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập
hình học bằng chữ nổi trong quá trình giảng dạy môn hình học. Các lựa chọn còn lại
(30.8%) được chia đều cho mô hình, hình vẽ mẫu và sử dụng kết hợp các dụng cụ.
3.3.3. Khó khăn trong quá trình sử dụng sách hình nổi của học sinh
Bảng 3. Những khó khăn khi sử dụng sách hình nổi của học sinh
Khó khăn Giáo viên
Tốn thời gian tìm hình vẽ 22 %
Hình nổi trong sách giáo khoa còn mang tính tượng trưng và rất ít, 11 %
Mức độ cần thiết Giáo viên Học sinh
Cần thiết 100% 75%
Bình thường 0% 21.9%
Không cần thiết. 0% 3.1%
Năm học 2012 - 2013
93
sách bài tập vẫn chưa có hình
Hình vẽ đôi khi không chính xác vì cấu tạo đặc biệt của máy in
hình và phần mềm vẽ hình bằng chữ nổi của khiếm thị
0 %
Tất cả các câu trên 67 %
Ý kiến khác 0 %
Trên 67% giáo viên cho rằng, sách hình nổi hiện đang sử dụng gây rất nhiều khó
khăn cho học sinh cả về mặt thời gian lẫn chất lượng nội dung của hình vẽ và cấu trúc
của sách.
3.3.4. Nhu cầu cải tiến
Bảng 4. Nhu cầu cải tiến bộ sách hình nổi
Nhu cầu cải tiến Giáo viên Học sinh
Cần thiết 100% 56. 2 %
Bình thường 0% 21. 9%
Không cần thiết. 0% 21. 9%
Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, 100% giáo viên rất cần bộ sách được cải tiến để
phục vụ cho việc giảng dạy của mình trong khi nhu cầu này chỉ xuất hiện ở 56.2 % học
sinh. Nhu cầu cải tiến bộ sách của học sinh không bức thiết bằng của giáo viên có thể là
do học sinh chưa biết được nội dung của bộ sách dự tính được cải tiến và cũng có thể
do học sinh không thích học, không học tốt hoặc hổng kiến thức về hình học nên học
sinh thấy bình thường và không cần thiết cải tiến.
3.3.5. Đề xuất nội dung cần cải tiến bộ sách hình học của giáo viên và học
sinh
Đa số giáo viên và học sinh đề nghị rằng, nếu có làm sách thì nên thực hiện theo
từng lớp; không thực hiện đại trà, bài nào cũng vẽ hình vì có những bài phù hợp với
hình vẽ nhưng có những bài phải sử dụng đến mô hình. Bên cạnh đó, có một số nội
dung học sinh cần tưởng tượng không cần vẽ hình.
3.4. Bộ sách “Bài tập hỗ trợ hình học cho học sinh khiếm thị lớp 8”
3.4.1. Giới thiệu về cách tạo hình
3.4.1.1. Vật liệu và thiết bị
- Phần mềm vẽ hình: Phần mềm vẽ hình học Geometer’s Sketchpad (GSP)1 phiên
bản 5.0 đã được mã hoá tiếng Việt.
- Phần mềm chữ nổi (Braille) Mata Translator.2
- Máy in chữ thường.
1 Geometer’s Sketchpad là một phần mềm hình học, do một công ty phần mềm Tin học của Mỹ viết. Phần mềm có chức
năng chính là vẽ, mô phỏng quỹ tích, các phép biến đổi của các hình hình học phẳng.
2 Phần mềm chữ nổi (Braille) Mata Transtator do mái ấm Thiên Ân tạo ra. Chức năng của phần mềm là giúp chuyển đổi
chữ thường sang hệ thống chữ Braille.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
94
- Máy thổi chữ nổi hoặc hình nổi ZY- FUSE HEATER.3
- Giấy ZY-TEX2.4
3.4.1.2. Cách thực hiện
- Quy trình làm sách (Cách làm sách):
Vẽ hình hình học trên máy tính với phần mềm hình học Geometer’s Sketchpad
(GSP).
Dùng phần mềm chữ nổi (Braille) Mata Transtator để ghi tiêu đề, lời chú thích
(hình) và số trang.
In hình trên giấy ZY-TEX2 với máy in thường.
Cho hình được in qua máy ZY- FUSE HEATER để nhờ nhiệt độ cao trong máy
thổi các đường nét của hình vẽ nổi lên.
Chia thành quyển và đóng sách.
- Phương pháp vẽ hình:
Hình vẽ đơn giản, ít đường nét: Vẽ lại như trong sách giáo khoa
Hình vẽ phức tạp, nhiều đường nét: Chia ra thành từng bước nhỏ từ đơn giản
đến phức tạp.
Ví dụ [7]:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường phân giác AD. Gọi
M, N theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến AB,
AC. Chứng minh rằng tứ giác AMDN là hình vuông.
Bước 1:
- Vẽ tam giác ABC vuông tại A.
- Vẽ đường phân giác AD.
Bước 2:
- Vẽ đường thẳng DM vuông góc với AB.
- Vẽ đường thẳng DN vuông góc với AC.
3.4.2. Mô tả sơ lược bộ sách mẫu: “Bài tập hỗ trợ hình
học dành cho học sinh khiếm thị lớp 8”
Chương trình toán hình lớp 8 có hai nội dung là hình học
phẳng và hình học không gian. Bước đầu, chúng tôi chỉ tiến
hành nghiên cứu thực hiện cải tiến phần hình học phẳng và lấy
3 Máy ZY- FUSE HEATER : Máy được sản xuất bởi công ty TNHH Zychem của vương quốc Anh. Giống như một lò
sưởi dùng nhiêt độ cao để thổi các đường nét của vẽ hình nổi lên khi giấy ZY-TEX2 PAPER qua máy.
4 Giấy ZY-TEX2 PAPER Zy-tex2 Paper là một giấy chuyên dụng, trên đó hình ảnh có thể được in ra và làm thành các
biểu đồ xúc giác khi được cho qua nhiệt độ.
Năm học 2012 - 2013
95
tên của bộ sách là “Bài tập hỗ trợ học hình học dành cho học sinh khiếm thị lớp 8”.
Dưới đây là phần giới thiệu về bộ sách này.
3.4.2.1. Nội dung
Sách bài tập toán lớp 8 có 2 tập, mỗi tập có hai chương. Tập 1 gồm hai chương
Tứ giác và Đa giác - Diện tích đa giác. Còn Tập 2 gồm hai chương Tam giác đồng
dạng và Hình lăng trụ đứng - Hình chóp đều.
Trong bốn chương này, chúng tôi chỉ tiến hành cải tiến hai chương Tứ giác và
Tam giác đồng dạng và bỏ qua hai chương còn lại. Bởi vì chương Đa giác - Diện tích
đa giác ở tập 1 đa số là những hình đơn giản, nhiều hình có phần diện tích tô đen nét vẽ
nên học sinh sẽ khó cảm nhận. Còn đối với tập 2 chương Hình lăng trụ đứng - Hình
chóp vì là phần hình học không gian nên việc sờ những hình này trên mặt phẳng của tờ
giấy sẽ không hiệu quả, những hình này cần sử dụng mô hình để học sinh dễ hình dung
hơn vì thế không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
3.4.2.2. Cấu trúc trang mẫu
Góc trên bên phải có số trang và phía dưới là nội dung các bài tập. Mỗi bài tập có
tiêu đề, hình và chú thích (hình 4)
Hình 4. Hình ảnh minh hoạ
3.4.2.3. Hướng dẫn sử dụng sách
Bộ sách “Bài tập hỗ trợ hình học dành cho học sinh khiếm thị lớp 8” là một hệ
thống những hình vẽ hình học của những bài tập trong sách bài tập toán lớp 8 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Vì thế nó được sử dụng kèm theo bộ sách bài tập toán lớp 8 của
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã được chuyển dịch sang chữ nổi braille nhưng chưa có hình
vẽ hình học. Bộ sách này có 2 chương, mỗi chương có bài tập kèm theo. Trong mỗi bài
tập, chúng tôi đều ghi rõ thứ tự số bài, thứ tự số hình để dễ dàng trong việc tham khảo,
tra cứu. Người dạy, người học có thể thực hiện các bước sau đây để tham khảo, tra cứu:
Bước 1: Đọc đề toán ở “Sách bài tập toán lớp 8” của bộ Giáo dục & Đào tạo đã
được dịch ra chữ nổi và xem nó thuộc bài nào.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
96
Bước 2: Tra xem bài tập đó thuộc trang nào, hình bao nhiêu của bộ sách “Bài tập
hỗ trợ hình học dành cho học sinh khiếm thị lớp 8” ở phần mục lục của sách.
3.4.3. Nhận định ban đầu của nhóm nghiên cứu về bộ sách
Sau khi hoàn thành bộ sách: “Bài tập hỗ trợ học hình học dành cho học sinh
khiếm thị lớp 8”, chúng tôi tự đánh giá sản phẩm của mình như sau:
3.4.3.1. Ưu điểm của bộ sách
Về nội dung, bộ sách đảm bảo tính khoa học, bởi vì độ chính xác của hình vẽ cao
hơn so với hình vẽ làm bằng thủ công, bằng chương trình quicktac. Đặc biệt, chính sự
sáng tạo trong việc vẽ hình theo từng bước nhỏ đã tạo ra sự độc đáo, khoa học và hiệu
quả của bộ sách này. Học sinh khiếm thị dễ tưởng tượng được từng bước dựng hình
theo yêu cầu của đề bài, từ đó hiểu bài tốt hơn.
Về hình thức, bộ sách thể hiện tính thẩm mĩ. Đối với các học sinh mù hoàn toàn,
hình được hiện lên to, rõ qua cảm nhận của đôi bàn tay. Còn đối với một số học sinh
nhìn kém, hình ảnh hiện lên đẹp, đường nét to rõ và dễ nhìn trong đôi mắt các em vì độ
tương phản giữa màu nền và màu đen của các đường nét trên hình vẽ khá tốt.
3.4.3.2. Nhược điểm của bộ sách
- Giá thành vật liệu cao và phải đặt mua từ nước ngoài nên gây bị động cho việc
sản xuất sách. (20.000đ/tờ giấy).
- Khoảng cách giữa các hình và khoảng cách giữa các điểm hơi gần nhau làm cho
một số học sinh có xúc giác chưa thực sự nhạy bén khó phân biệt.
- Đường nét hình nổi ở một số trang không đều do nhiệt độ máy thổi không ổn
định.
- Ký hiệu các góc còn nhỏ và nổi nguyên khối làm cho HS khó cảm nhận được
góc và đây là nhược điểm phát sinh từ phần mềm vẽ hình.
3.4.4. Thử nghiệm sử dụng bộ sách
3.4.4.1. Mô tả sơ lược về tiến trình thử nghiệm
Gặp gỡ và trao đổi với các giáo viên dạy toán và kĩ thuật viên làm sách nổi cho
học sinh khiếm thị về mục đích, nội dung, hình thức và cách sử dụng bộ sách.
Sau đó, yêu cầu giáo viên chọn ngẫu nhiên một bài nào đó trong sách bài tập toán
dành cho học sinh sáng mắt, rồi tìm hình vẽ tương ứng trong bộ sách bài tập hình nổi
do nhóm tạo ra để đánh giá độ chính xác của hình vẽ, cách vẽ hình theo từng bước có
hợp lý không. Yêu cầu giáo viên đưa sách hình nổi cho học sinh và đọc một số đề bài
bất kỳ cho các em thử nghiệm và đánh giá. Sau đó, phát phiếu khảo sát thử nghiệm cho
cả giáo viên và học sinh.
3.4.4.2. Kết quả thử nghiệm sử dụng bộ sách
Sự cần thiết của bộ sách
Năm học 2012 - 2013
97
Bảng 5. Mức độ cần thiết của bộ sách
Mức độ cần thiết Giáo viên Học sinh
Rất cần thiết & cần thiết 75% 100%
Bình thường 25% 0%
Không cần thiết 0% 0%
Hầu hết các học sinh và giáo viên được hỏi đều cho rằng bộ sách đã cải tiến rất
cần thiết trong giảng dạy và học tập môn hình học cho học sinh khiếm thị lớp 8.
Tính khoa học của bộ sách
Bảng 6. Tính khoa học của bộ sách được cải tiến
Tính khoa học Giáo viên Học sinh
Khoa học 75% 100%
Bình thường 25% 0%
Không khoa học 0% 0%
Phần lớn giáo viên và học sinh đều đánh giá bộ sách có tính khoa học khi đảm
bảo được các tiêu chí như cách vẽ hình, cách sắp xếp tên góc, vị trí hình và hình vẽ có
tính chính xác.
Tính sáng tạo của bộ sách
Bảng 7. Tính sáng tạo của bộ sách
Tính sáng tạo của bộ sách. Giáo
viên
Đường nét to rõ giúp học sinh dễ dàng cảm nhận hình. 0 %
Đa số bài tập được vẽ theo từng bước cụ thể nên học sinh dễ hiểu
trình tự dựng hình mà đề bài yêu cầu.
0 %
Hình vẽ không bị gò bó bởi cấu trúc đặc biệt của máy in chữ nổi. 0 %
Cả 3 câu trên đề đúng. 100 %
100% giáo viên đánh giá bộ sách này có tính sáng tạo bởi vì bộ sách này có
những ưu điểm như đường nét to rõ, giúp học sinh dễ cảm nhận hình vẽ. Đặc biệt,
nhiều bài tập được vẽ theo từng bước cụ thể giúp học sinh dễ hiểu trình tự dựng hình
mà đề bài yêu cầu và đây cũng là nét độc đáo của bộ sách này. Học sinh cũng có đánh
giá tương tự về tính sáng tạo của bộ sách.
Tính hiệu quả của bộ sách
Bảng 8. Tính hiệu quả của bộ sách được cải tiến
Tính hiệu quả của bộ sách Giáo viên
Đối với những bài tập dựng hình qua nhiều bước, học sinh sẽ dễ dàng
tưởng tượng ra từng bước dựng hình vì đa số các hình trong bộ sách
0 %
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
98
được vẽ theo từng bước cụ thể.
Có thêm nguồn tài liệu cho học sinh tham khảo nhằm phục vụ cho
việc giảng dạy kiến thức và cho học sinh giải bài tập được tốt hơn.
25 %
Tiết kiệm được thời gian thao tác hướng dẫn học sinh vẽ hình. 0 %
Cả 3 câu trên. 75 %
Có tới 75% giáo viên cho rằng, bộ sách vừa giúp học sinh dễ tưởng tượng ra các
bước dựng hình, vừa là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, vừa tiết kiệm được thời gian
thao tác để hướng dẫn học sinh, chỉ có 25% giáo viên đánh giá bộ sách chủ yếu là
nguồn tham khảo cho việc giảng dạy.
Đề xuất của giáo viên và học sinh
* Về bộ sách đã cải tiến: Tăng khoảng cách giữa các hình để học sinh khiếm thị
dễ phân biệt và định vị được hình vẽ.
* Những đề xuất khác:
- Mở r