Tóm tắt: Nhiệt điện than vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong ngành công nghiệp điện
tại Việt Nam. Các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) của Trung tâm Điện lực Duyên Hải
(TTĐLDH) tại tỉnh Trà Vinh có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống điện quốc gia,
đặc biệt là khu vực phía Nam. Tuy nhiên, quá trình vận hành các nhà máy nhiệt
điện sẽ có các ảnh hưởng nhất định đến chất lượng môi trường, trong đó có hệ thủy
sinh khu vực nước biển ven bờ, điển hình là sự gia tăng nhiệt độ nước biển sau quá
trình làm mát. Nghiên cứu chất lượng thủy sinh bằng phương pháp chỉ thị môi
trường tại khu vực TTĐLDH phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng môi trường, góp
phần đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về tác động của hoạt động tại các nhà máy
nhiệt điện đến hệ thủy sinh vật nước biển ven bờ.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các nhà máy nhiệt điện duyên hải đến hệ thủy sinh khu vực nước biển ven bờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Hội thảo Quốc gia FEE, 10 - 2020 379
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN DUYÊN HẢI
ĐẾN HỆ THỦY SINH KHU VỰC NƯỚC BIỂN VEN BỜ
Nguyễn Thị Kim Yến*, Lê Anh Kiên,
Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tóm tắt: Nhiệt điện than vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong ngành công nghiệp điện
tại Việt Nam. Các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) của Trung tâm Điện lực Duyên Hải
(TTĐLDH) tại tỉnh Trà Vinh có ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống điện quốc gia,
đặc biệt là khu vực phía Nam. Tuy nhiên, quá trình vận hành các nhà máy nhiệt
điện sẽ có các ảnh hưởng nhất định đến chất lượng môi trường, trong đó có hệ thủy
sinh khu vực nước biển ven bờ, điển hình là sự gia tăng nhiệt độ nước biển sau quá
trình làm mát. Nghiên cứu chất lượng thủy sinh bằng phương pháp chỉ thị môi
trường tại khu vực TTĐLDH phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng môi trường, góp
phần đưa ra cái nhìn tổng quát hơn về tác động của hoạt động tại các nhà máy
nhiệt điện đến hệ thủy sinh vật nước biển ven bờ.
Từ khóa: Nhiệt điện than; Nước biển ven bờ; Hệ thuỷ sinh vật.
1. MỞ ĐẦU
Hệ thủy sinh vật là yếu tố ít được quan tâm khi xem xét môi trường nhưng đã góp phần
không nhỏ tạo nên sự đa dạng của hệ sinh thái biển. Một số nghiên cứu đã được thực hiện,
có liên quan đến hệ thủy sinh nước biển tại tỉnh Trà Vinh. Báo cáo “Ðiều tra khảo sát
đánh giá ảnh hưởng của đê Bắc và đê Nam dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào
sông Hậu và Trung tâm Ðiện lực Duyên Hải đến chế độ dòng chảy và nguồn lợi hải sản
ven biển xã Ðông Hải, huyện Duyên Hải” của Nguyễn Bá Cao (10/2017) (*) ghi nhận hệ
thủy sinh tại đây có 439 loài, trong đó 108 loài cá, 198 loài thực vật nổi, 91 loài động vật
nổi và 42 loài động vật đáy. Báo cáo “Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng đa dạng
sinh học trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” (**) của Viện Sinh học Nhiệt đới (8/2017) ghi nhận
được hệ thủy sinh với 316 loài, trong đó có 148 loài động vật đáy, 66 loài thực vật nổi, 63
loài động vật nổi,... Các nghiên cứu này đều chỉ ra tại vùng biển ven bờ khu vực TTĐLDH
có hệ thủy sinh khá phong phú và đa dạng về thành phần loài.
TTĐLDH có vị trí tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, tại thời điểm nghiên cứu có 2
nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) đang hoạt động trên tổng số 4 NMNĐ. Quá trình vận hành
các NMNĐ than tại TTĐLDH có các ảnh hưởng nhất định đến chất lượng môi trường,
trong đó có hệ thủy sinh vật nước biển ven bờ khu vực lân cận. Việc phân tích các chỉ tiêu
sinh học có thể đánh giá tác động của các chất ô nhiễm được xả thải từ các nguồn khác
nhau, vì thông qua tình trạng sức khỏe của hệ thủy sinh vốn bị tác động bởi các chất ô
nhiễm, có thể dự đoán được tình trạng ô nhiễm trước đó, hiện tại và diễn biến trong thời
gian tới. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định một cách đầy đủ thành phần loài các nhóm
thủy sinh vật, xác định mật độ phân bố và các loài ưu thế, loài chỉ thị ô nhiễm, trên cơ sở
đó đưa ra các nhận định về tình trạng chất lượng nước. Thông qua các chỉ số sinh học,
đánh giá hiện trạng, mức độ ô nhiễm chất lượng nước và theo dõi diễn biến thành phần đặc
điểm khu hệ thủy sinh vật. Ngoài hoạt động của TTĐLDH, nước biển ven bờ khu vực này
còn có thể chịu ảnh hưởng từ hoạt động du lịch biển Ba Động (cách 3,5 km) và từ hoạt
động nuôi trồng thủy sản khu vực lân cận nhưng không đáng kể.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá chất lượng hệ thủy sinh vùng biển ven bờ của các NMNĐ thuộc
Hóa học – Sinh học – Môi trường
N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Nghiên cứu, đánh giá khu vực nước biển ven bờ.” 380
TTĐLDH, công tác khảo sát, lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm các mẫu nước
biển ven bờ đã được thực hiện tại vị trí khai thác và xả nước thải vào nguồn nước thải
(họng xả) và ở khoảng cách 500-1.000m theo hai hướng tính từ họng xả. Các đối tượng
quan trắc bao gồm thực vật nổi, động vật nổi tầng nước mặt và động vật đáy không xương
sống cỡ lớn tầng đáy. Mẫu được lấy 2 đợt vào mùa mưa (tháng 9) và mùa khô (tháng 12)
năm 2018. Tần suất lấy mẫu 6 lần/ngày (cứ mỗi 4 giờ lấy 1 mẫu) trong 7 ngày liên tục.
Tổng số lượng mẫu được phân tích là 252 mẫu. Phương pháp phân tích trong phòng thí
nghiệm trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. PP phân tích thủy sinh.
Thông số Phương pháp phân tích
Thực vật nổi Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang để định loại và đếm số lượng từng
loài thực vật nổi có trong mẫu và quy ra số lượng trong 1 lít.
Động vật nổi Sử dụng kính hiển vi quang học đảo ngược định danh loài, đếm số
lượng từng loài quy ra số lượng trong 1m3.
ĐV đáy không
xương sống cỡ
lớn
Dùng kính lúp soi nổi Olympus, các mẫu vật được xác định tới loài,
chụp ảnh và ghi chép vào biểu phân tích. Đếm số lượng cá thể của các
loài trong mẫu và quy đổi ra số lượng trong 1m2.
Hình 1. Vị trí lấy mẫu.
S1: Vị trí ở khoảng cách 500-1.000m về bên trái (1061310,0 - 615339,9);
S2: Vị trí ngay họng xả (1060105,1 - 614669,2);
S3: Vị trí ở khoảng cách 500-1.000m về bên phải (1059733,6 - 614344,2).
Số liệu từ kết quả phân tích mẫu được xử lý và tính toán theo chỉ số sinh học:
- Các mẫu thủy sinh vật được định danh tới giống, loài;
- Tổng hợp số liệu về thành phần loài, mật độ tế bào, cá thể;
- Sử dụng phần mềm Primer V6 để tính toán các chỉ số sinh học:
Chỉ số đa dạng Shannon - Weinner (H’):
N
ni
N
nin
i
H log2
1
'
Trong đó:
- n1: Tổng số lượng của các loài chỉ thị
thứ I;
- N: Tổng số lượng cá thể trong một mẫu
nghiên cứu.
Sử dụng thang điểm phân loại chất lượng
nước do Staubs và cộng sự, 1970:
H' : Chất lượng nước
< 1 : Rất ô nhiễm
1 - 2 : Ô nhiễm
2 - 3 : Ô nhiễm nhẹ
3 - 4,5 : Sạch
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Hội thảo Quốc gia FEE, 10 - 2020 381
Chỉ số phong phú (Dv):
Dv = (H’)2.log2S
hoặc Dv = H’*J
Trong đó:
- S: Số lượng loài trong mẫu;
- H’: Chỉ số đa dạng.
Sử dụng thang điểm đánh giá tính đa dạng
(Dv) của Chen Qing Chao, 1995:
Dv Mức độ Dạng
> 3,5 : Rất phong phú I
2,6 - 3,5 : Phong phú II
1,6 - 2,5 : Tương đối tốt III
0,6 - 1,5 : Bình thường IV
< 0,6 : Kém V
Việc đánh giá đa dạng khu hệ thủy sinh vật và chất lượng nước được thực hiện thông
qua các chỉ số sinh học nêu trên.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực vật nổi (Phytoplankton)
3.1.1. Cấu trúc thành phần loài
Khu hệ thực vật nổi ghi nhận được 117 loài thuộc 4 ngành: tảo Silic (Bacillariophyta),
tảo Giáp (Dinophyta), tảo Lam (Cyanophyta) và tảo Lục (Chlorophyta). Trong đó, mùa
mưa ghi nhận có 106 loài và mùa khô ghi nhận có 74 loài. Ngành tảo Silic có thành phần
loài đa dạng nhất với tổng số 88 loài, có 80 loài vào mùa mưa và 64 loài vào mùa khô. Đặc
trưng thành phần loài của hệ thực vật nổi là các loài nước lợ, nước mặn thường được bắt
gặp ở khu vực cửa sông, ven biển. Tuy nhiên, mùa mưa còn có sự xuất hiện của các loài
nước ngọt có khả năng phân bố rộng muối thuộc nhóm tảo Lam và tảo Lục, trong khi đó,
mùa khô ghi nhận được toàn các loài tảo nước lợ, nước mặn (bảng 2).
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi.
Nhóm ngành
Mùa mưa Mùa khô Tổng 2 đợt
Số loài Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ %
Cyanophyta 12 11,3 3 4,1 13 11,1
Bacillariophyta 80 75,5 64 86,5 88 75,2
Chlorophyta 4 3,8 - - 4 3,4
Dinophyta 10 9,4 7 9,5 12 10,3
Tổng số 106 100 74 100 117 100
Thành phần loài thực vật nổi ghi nhận được đều là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài
thủy, hải sản. Đặc biệt, các loài thuộc chi Chaetoceros ở dạng đơn bào là nguồn thức ăn tốt
cho cá, tuy nhiên, khi ở dạng đa bào chúng sẽ trở thành loài gây hại cho cá vì gai dài làm
mang cá bị nghẽn. Ngoài ra, loài Skeletonema costatum có thành phần dinh dưỡng cao,
chúng rất có giá trị làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. Trong mùa mưa ghi nhận được
loài Oscillatoria tenuis tại tất cả các điểm thu mẫu, đây là loài thích nghi và phát triển
mạnh trong môi trường nhiễm bẩn nên thường được sử dụng như một sinh vật chỉ thị cho
môi trường ô nhiễm.
Phân bố thành phần loài thực vật nổi tại 3 điểm thu mẫu giữa 2 mùa đều giảm trong 2
đợt khảo sát về mật độ tế bào (bảng 3).
Bảng 3. Biến động số loài thực vật nổi.
Điểm
thu mẫu
Biến động TB±SD Biến động TB±SD Biến động TB±SD
Mùa mưa Mùa khô Tổng 2 đợt
S1 35-98 53,9±14,9 27-53 39,0±5,8 27-98 46,5±13,5
S2 30-83 49,6±12,8 28-52 38,3±6,0 28-83 40,4±11,4
S3 33-71 47,8±10,0 32-50 41,1±8,4 32-71 44,5±8,4
Hóa học – Sinh học – Môi trường
N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Nghiên cứu, đánh giá khu vực nước biển ven bờ.” 382
3.1.2. Cấu trúc mật độ loài ưu thế
Các loài ưu thế ở khu vực nghiên cứu gồm Oscillatoria tenuis, Trichodesmium
erythraeum (tảo Lam) và Skeletonema costatum (tảo Silic). Đặc biệt, loài Skeletonema
costatum ghi nhận được phát triển bùng nổ trong mùa khô với tỷ lệ ưu thế rất cao (>72%),
dẫn đến sự phát triển mất cân bằng sinh thái trong thủy vực. Đặc biệt, kết quả ghi nhận
được loài Skeletonema costatum, các loài thuộc chi Chaetoceros được xem là nguồn dinh
dưỡng tốt cho ấu trùng động vật nổi, tôm, cá và các loài 2 mảnh vỏ. Ngoài ra, loài
Oscillatoria tenuis ghi nhận được với mật độ cao trong mùa mưa, đây là loài chỉ thị cho
môi trường nhiễm bẩn (bảng 4).
Bảng 4. LƯT và tỷ lệ (%) LƯT thực vật nổi.
Điểm
thu
mẫu
Biến động mật
độ tế bào/điểm
(tế bào/l)
Mật độ tế bào
TB (tế bào/l)
Mật độ LƯT
TB (tế bào/l)
Tỷ lệ
(%)
LƯT
Loài ưu thế
I Mùa mưa
S1 618 - 8.219 2.897,1 692,2 23,9 Oscillatoria tenuis
S2 405 - 7.262 1.949,9 271,6 13,9 Oscillatoria tenuis
S3 306 - 8.783 2.170,8 720,0 33,2
Trichodesmium
erythraeum
II Mùa khô
S1 6.200-4.762.094 551.854,2 410.932,1 74,5
Skeletonema
costatum
S2 2.411-3.355.492 460.984,3 333.636,8 72,4
Skeletonema
costatum
S3 7.986-2.163.601 363.194,6 317.493,9 87,4
Skeletonema
costatum
3.1.3. Chỉ số đa dạng H’(Shannon Weiner) và chỉ số phong phú (Dv)
Theo thang điểm của Staub và cộng sự (1970), chất lượng nước mặt tại các điểm khảo
sát có dấu hiệu ô nhiễm. So sánh 2 đợt khảo sát, chỉ số đa dạng H’ tại các điểm thu mẫu
giảm xuống rất mạnh cho thấy chất lượng nước ô nhiễm hơn vào mùa khô (bảng 5); đồng
thời, chỉ số phong phú Dv cũng giảm xuống cho thấy mức độ phong phú về loài cũng khá
thấp vào mùa khô (bảng 5).
Bảng 5. Chỉ số đa dạng (H’) của thực vật nổi.
Thời
gian
Mùa mưa Mùa khô
S1 S2 S3 S1 S2 S3
H' CLN H' CLN H' CLN H' CLN H' CLN H' CLN
Ngày 1 2,66 ONN 3,40 Sạch 2,99 ONN 1,16 ON 0,86 RON 0,25 RON
Ngày 2 3,17 Sạch 2,98 ONN 2,91 ONN 1,03 ON 1,27 ON 0,74 RON
Ngày 3 2,34 ONN 2,83 ONN 2,76 ONN 0,38 RON 1,35 ON 0,59 RON
Ngày 4 2,81 ONN 2,73 ONN 3,32 Sạch 1,14 ON 2,62 ONN 1,26 ON
Ngày 5 3,32 Sạch 3,29 Sạch 2,90 ONN 0,88 RON 0,46 RON 1,26 ON
Ngày 6 2,09 ONN 3,24 Sạch 2,67 ONN 0,56 RON 1,18 ON 1,21 ON
Ngày 7 2,54 ONN 3,60 Sạch 2,39 ONN 0,72 RON 1,34 ON 0,83 RON
Ghi chú: CLN: Chất lượng nước, ON: Ô nhiễm; ONN: Ô nhiễm nhẹ; RON: Rất ô nhiễm.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Hội thảo Quốc gia FEE, 10 - 2020 383
Bảng 6. Chỉ số phong phú (Dv) của thực vật nổi.
Thời
gian
Mùa mưa Mùa khô
S1 S2 S3 S1 S2 S3
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Ngày
1
1,56
Khá
PP
2,58 PP 2,05
Khá
PP
0,23 Thấp 0,12 Thấp 0,01 Thấp
Ngày
2
2,22
Khá
PP
1,95
Khá
PP
1,90
Khá
PP
0,18 Thấp 0,27 Thấp 0,10 Thấp
Ngày
3
1,25 BT 1,85
Khá
PP
1,78
Khá
PP
0,03 Thấp 0,32 Thấp 0,06 Thấp
Ngày
4
1,87
Khá
PP
1,81
Khá
PP
2,68 PP 0,24 Thấp 1,27 BT 0,28 Thấp
Ngày
5
2,42
Khá
PP
2,37
Khá
PP
1,88
Khá
PP
0,14 Thấp 0,04 Thấp 0,27 Thấp
Ngày
6
0,99 BT 2,43
Khá
PP
1,66
Khá
PP
0,06 Thấp 0,25 Thấp 0,25 Thấp
Ngày
7
1,51
Khá
PP
3,11 PP 1,37 TB 0,09 Thấp 0,30 Thấp 0,11 Thấp
Ghi chú: BT: Bình thường; PP: Phong phú.
3.2. Động vật nổi (Zooplankton)
3.2.1. Cấu trúc thành phần loài
Động vật nổi tại vùng biển ven bờ khu vực TTĐLDH gồm 4 ngành: Protozoa (động vật
nguyên sinh), Arthropoda (chân khớp), Chordata (động vật dây sống), Larva (ấu trùng, con
non).
Bảng 7. Cấu trúc thành phần loài động vật nổi.
TT Nhóm ngành Bộ Họ Giống Loài
I Ngành Protozoa 2 5 5 7
1 Lớp Lobosa 1 2 2 3
2 Ciliophora 1 3 3 4
II Ngành Arthropoda 4 11 13 23
3 Lớp Copepoda 3 10 12 22
4 Lớp Malacostraca 1 1 1 1
III Ngành Chordata 1 1 1 1
5 Lớp Appendicularia 1 1 1 1
IV Larva - - - 7
Tổng 7 17 19 38
Khu hệ động vật nổi khá đa dạng và phong phú, ghi nhận được 31 loài thuộc 3 ngành, 5
lớp, 7 bộ, 17 họ, 19 giống và 7 dạng ấu trùng con non. Trong đó, mùa mưa ghi nhận được
29 loài, 7 dạng ấu trùng con non và mùa khô ghi nhận 27 loài, 7 dạng ấu trùng con non.
Cấu trúc thành phần loài động vật nổi khá ổn định qua 2 đợt khảo sát. Trong đó, một số
loài có khả năng phân bố rộng sinh thái như các loài thuộc họ Centropyxidae, Difflugidae,
Cyclopidae, Pseudodiaptomidae. Nhóm giáp xác chân mái chèo đóng vai trò chính ở khu
vực nghiên cứu, trong có một số loài xuất hiện liên tục với mật độ cao tại các điểm thu
mẫu như: Difflugia acuminata (Protozoa), Oithona simplex (Copepoda), Acartia pacifica
(Copepoda), Paracalanus parvus (Copepoda), và các dạng ấu trùng của Copepoda (dạng
Nauplius và Copepodite sp.).
Hóa học – Sinh học – Môi trường
N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Nghiên cứu, đánh giá khu vực nước biển ven bờ.” 384
Trung bình số loài và mật độ cá thể động vật nổi tại các điểm thu mẫu qua 2 đợt khảo
sát biến động từ 11,1±2,6 - 12,3±2,6 loài/điểm, 8.095,2±1.307,9 - 21.089,3±3.398,8 cá
thể/m3. Về số loài, tại điểm S2 có số loài trung bình cao hơn các điểm S1, S3. Tuy nhiên,
về mật độ cá thể thì tại điểm S3 mật độ cá thể trung bình lại có xu hướng cao hơn các điểm
S1, S2.
3.2.2. Cấu trúc mật độ và loài ưu thế
Trong 2 đợt khảo sát, phát triển mạnh và chiếm ưu thế gồm loài động vật nguyên sinh
(Difflugia acuminata), loài giáp xác chân mái chèo (Oithona simplex, Acartia pacifica) và các
dạng ấu trùng của giáp xác mái chèo ở các giai đoạn Copepodite sp., Nauplius. Tỷ lệ chiếm
ưu thế dao động từ 23,5 - 51,1%. Trong đó, loài Difflugia acuminata và ấu trùng Copepoda
nauplius đều phát triển mạnh trong môi trường giàu dinh dưỡng và ô nhiễm hữu cơ.
Bảng 8. LƯT và tỷ lệ (%) LƯT động vật nổi.
Điểm
thu
mẫu
Biến động mật
độ cá thể
(con/m3)
Mật độ cá thể
TB (con/m3)
Mật độ cá thể
TB LƯT
(con/m3)
Tỷ lệ
(%)
Loài ưu thế
I Mùa mưa
S1 5.500 - 41.000 15.786 6.550 41,5
Copepoda
nauplius
S2 4.500 - 97.500 22.238 10.710 48,2
Difflugia
acuminata
S3 3.500 - 11.5500 22.405 7.556 33,7
Acartia
pacifica
II Mùa khô
S1 5.000 - 66.500 22.417 5.258 23,5
Oithona
simplex
S2 2.500 - 105.000 19.726 6.235 31,6
Difflugia
acuminata
S3 2.500 - 242.000 19.774 10.106 51,1
Copepoda
nauplius
3.2.3. Chỉ số đa dạng H’(Shannon Weiner) và chỉ số phong phú (Dv)
Theo thang đánh giá chất lượng nước của Staub et al (1970), chất lượng nước mặt tại
các điểm thu mẫu đều ở mức ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm với chỉ số H’ trong khoảng 1-2 và
2-3 (bảng 9 và 10).
Bảng 9. Chỉ số đa dạng (H’) của động vật nổi.
Thời
gian
Mùa mưa Mùa khô
S1 S2 S3 S1 S2 S3
H' CLN H' CLN H' CLN H' CLN H' CLN H' CLN
Ngày 1 1,72 ON 1,92 ON 2,35 ONN 2,20 ONN 2,50 ONN 1,74 ON
Ngày 2 1,75 ON 1,44 ON 1,54 ON 2,08 ONN 1,69 ON 1,06 ON
Ngày 3 1,66 ON 2,12 ONN 1,42 ON 1,78 ON 2,37 ONN 2,43 ONN
Ngày 4 1,76 ON 2,40 ONN 1,67 ON 1,97 ON 1,95 ON 2,22 ONN
Ngày 5 2,29 ONN 2,55 ONN 1,80 ON 1,91 ON 2,58 ONN 2,65 ONN
Ngày 6 1,68 ON 2,58 ONN 2,41 ONN 2,27 ONN 2,09 ONN 2,42 ONN
Ngày 7 1,74 ON 2,11 ONN 2,35 ONN 2,08 ONN 2,61 ONN 2,65 ONN
Ghi chú: CLN: Chất lượng nước; ON: Ô nhiễm; ONN: Ô nhiễm nhẹ.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Hội thảo Quốc gia FEE, 10 - 2020 385
Bảng 10. Chỉ số phong phú (Dv) của động vật nổi.
Thời
gian
Mùa mưa Mùa khô
S1 S2 S3 S1 S2 S3
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Dv
Mức
độ
Ngày 1 0,96 BT 1,14 BT 1,71 Khá
PP
1,65 Khá
PP
1,81 Khá
PP
0,96 TB
Ngày 2 1,06 BT 0,62 BT 0,72 BT 1,35 BT 0,83 BT
0,36 Thấp
Ngày 3 0,88 BT 1,50 BT 0,71 BT 1,01 BT 1,76 Khá
PP
1,89 Khá
PP
Ngày 4 0,98 BT 1,90 Khá
PP
0,90 BT 1,21 BT 1,22 BT 1,51 Khá
PP
Ngày 5 1,63 Khá
PP
1,98 Khá
PP
1,01 BT 1,13 BT 2,05 Khá
PP
2,20 Khá
PP
Ngày 6 0,89 BT 2,05 Khá
PP
1,83 Khá
PP
1,56 Khá
PP
1,32 BT 1,78 Khá
PP
Ngày 7 0,97 BT 1,35 BT 1,66 Khá
PP
1,31 BT 2,05 Khá
PP
2,10 Khá
PP
Ghi chú: BT: Bình thường; PP: Phong phú.
3.3. Động vật đáy không xương sống cỡ lớn (Zoobenthos, ĐVĐKXSCL)
3.3.1. Cấu trúc thành phần loài
Kết quả phân tích tại các điểm thu mẫu tổng 2 đợt lấy mẫu đã ghi nhận được tổng số 26
loài thuộc 5 lớp, 4 ngành, bao gồm: Ngành thân mềm (Mollusca), ngành giun đốt
(Annelida), ngành sá sùng (Sipuncula) và ngành chân khớp (Arthropoda). Trong đó, ngành
giun đốt có số loài cao nhất và ngành sá sùng có số loài thấp nhất. Trong số các lớp, lớp
giun nhiều tơ có số loài cao nhất, ngược lại lớp thân mềm chân bụng và lớp sá sùng có số
loài thấp nhất. Thành phần loài tại các điểm thu mẫu đặc trưng bởi nhóm các loài có nguồn
gốc biển phân bố rộng muối. Hầu hết các loài đều là nguồn thức ăn cho các loài tôm, cua,
cá trong thủy vực. Trong đó, nhóm các loài giun tơ đặc trưng cho môi trường bị ô nhiễm
hữu cơ (bảng 11).
Số loài động vật đáy ghi nhận được tại các điểm thu mẫu dao động từ 2-11 loài/mẫu.
Trung bình số loài dao động từ 5,0±1,4 - 5,4±1,6 loài/điểm và không có sự khác biệt nhiều
theo điểm thu mẫu và theo đợt khảo sát .
Bảng 11. Cấu trúc thành phần loài động vật đáy.
Tên khoa học
Mùa mưa Mùa khô Tổng 2 đợt
Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)
Ngành Mollusca
Lớp Gastropoda 1 4,8 1 5,6 1 3,8
Lớp Bivalvia 6 28,6 3 16,7 6 23,1
Ngành Annelida
Lớp Polychaeta 6 28,6 9 50,0 10 38,5
Ngành Sipuncula
Lớp Sipunculidea 1 4,8 - - 1 3,8
Ngành Arthropoda
Lớp Malacostraca 7 33,3 5 27,8 8 30,8
Cộng 21 100 18 100 26 100
Hóa học – Sinh học – Môi trường
N. T. K. Yến, , N. T. H. Nhung, “Nghiên cứu, đánh giá khu vực nước biển ven bờ.” 386
3.3.2. Cấu trúc, mật độ của loài ưu thế
Mật độ cá thể có sự biến động rất lớn giữa 2 đợt khảo sát. Mật độ cá thể tại các điểm
thu mẫu dao động từ 30 - 4.840 cá thể/m2. Số loài và mật độ cá thể trung bình tại điểm S3
luôn thấp hơn 2 điểm khảo sát còn lại là S1 và S2. Nhóm các loài thân mềm chân bụng và
giáp xác chân khác phân bố với mật độ cao và chiếm ưu thế tại các điểm thu mẫu. Trong
đó, các loài thân mềm chân bụng chiếm ưu thế trong mùa mưa và nhóm giáp xác chiếm ưu
thế trong mùa khô (bảng 12).
Bảng 12. Loài ưu thế tại các điểm thu mẫu.
Điểm
thu
mẫu
Mật độ cá thể
TB (con/m2)
Mật độ cá
thể TB
(con/m2)
Mật độ
LƯT TB
(con/m2)
Tỷ lệ (%)
LƯT
Loài ưu thế
Mùa mưa
S1 30 - 160 71,9 16,2 22,5 Mactra sp.
S2 30 - 130 68,8 17,1 24,8 Nassarius sp.
S3 30 - 120 61,9 12,5 20,2 Mactra sp.
Mùa khô
S1 40 - 1.380 353,3 299,7 84,8 Ampelisca sp.
S2 30 - 4.840 362,4 327,4 90,3 Ampelisca sp.
S3 30 - 1.300 214,8 150,8 70,2 Ampelisca sp.
3.3.3. Chỉ số đa dạng (H’) và chỉ số phong phú (Dv)
Theo thang đánh giá của Staub và cộng sự (1970), chất lượng nước tại các điểm khảo
sát vào mùa mưa đều ở mức ô nhiễm nhẹ. Tuy nhiên, vào mùa khô, chỉ số đa dạng tại các
điểm thu mẫu có xu hướng giảm mạnh, chất lượng nước có xu hướng ô nhiễm hơn, với
mức ô nhiễm được đánh giá theo thang điểm dao động từ rất ô nhiễm đến ô nhiễm (bảng
13). Qua 2 đợt khảo sát cho thấy, mức độ đa dạng và phong phú của quần xã ĐVĐKXSCL
ở khu vực nghiên cứu có xu hướng giảm theo thời gian khảo sát (bảng 13 và 14).
Bảng 13. Chỉ số đa dạng (H’) của ĐVĐKXSCL.
Thời gian
Mùa