1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời tiết, khí hậu là một trong những thành
phần quan trọng của tự nhiên, tham gia vào việc
hình thành các quá trình tự nhiên, là yếu tố không
thể thiếu trong các hoạt động sống của giới sinh vật
và con người trên trái đất. Trong những thập niên
gần đây cùng với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu
(BĐKH), khí hậu nước ta có những diễn biến bất
thường, sự xuất hiện cũng như xu thế gia tăng về
tần suất cũng như cường độ của nhiều hiện tượng
thời tiết cực đoan, hiện tượng thời tiết đặc biệt đã
gây ra những thiệt hại to lớn về người và của [3].
Vùng lưu vực Sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên
Quang là dải đất thuộc vùng phía Nam của tỉnh
Tuyên Quang[4], là một trong những khu vực
trong những năm trở lại đây đã chịu ảnh hưởng
điều kiện thời tiết, khí hậu đặc biệt là vào mùa
khô, mùa mưa làm cho đời sống nhân dân ngày
càng trở nên khó khăn. Các hiện tượng về thời
tiết bất thường như: nhiệt độ, lượng mưa, lũ lụt,
bão. đã có nhiều biến đổi mà từ trước đến nay
chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu này
được thực hiện để đánh giá một cách kỹ càng về
diễn biến thời tiết, khí hậu, cũng như các hiện
tượng thời tiết cực đoan (bão, mưa to, lốc xoáy,
hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại.)
tại vùng lưu vực sông Phó Đáy trong giai đoạn từ
năm 1980 đến năm 2015 [2]
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá diễn biến thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến vùng lưu vực sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019
41
6. Đỗ Hồng Khanh, Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Tuấn Lộc,
Phạm Thị Oanh, Nguyễn Huy khánh và cs (2014). Dẫn liệu
bước đầu về rệp sáp bột hồng hại sắn (phenacoccus
manihoti) tại Việt Nam. Tạp chí BVTV, số 3, tr. 19-22.
7. Đỗ Hồng Khanh, Phạm Văn Lầm và Lê Thị
Tuyết Nhung, 2018. Một số đặc điểm sinh học và sinh
thái học của rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti
(Matile-Ferrero, 1977) (Homoptera: Pseudococcidae)
trong phòng thí nghiệm. Tạp chí BVTVsố 3, tr. 18-26.
8. Lema K.M., H.R. Herren, 1985. Entomologia
Experimentalis et Applicata, Vol. 38(2): 171-175.
9. Leschner K.F, 1978. Preliminary observation on
the mealybug (Hemiptera, Pseudococcidae) in zaire
and a projected outline for subsequent work.
Proceeding of the International workshop on the
cassava mealybug Phenacoccus manihoti Mat-Ferr.
Pseudococidae). P.15-20.
10. Löhr B., A.M. Varela and B. Santos,
1994,
Exploration for natural enemies of the cassava
mealybug, Phenacoccus manihoti (Homoptera:
Pseudococcidae), in South America for the biological
control of this introduced pest in Africa. Volume 4,
Issue 3, September 1994, Pages 254–262
11. Muniappan R., B. M. Shepard, G.W. Watson,
G. R. Carner, A. Rauf, D. Sartiami, P. Hidayat, J.V.K.
Afun, G. Goergen, A.K.M.Z. Rahman, 2009. Jour.
Agric. Urban Entomol.. 26(4): 167-174.
12. Nwanze K.F., 1978. The biology of the cassava
mealybug, Phenococcus manihoti Mat,-Ferr in the
Republic of Zaire. Proceeding of the International
workshop on the cassava mealybug phenacoccus
manihoti Mat-Ferr. Pseudococidae). P.20-29.
13. Parsa S., Kondo T., Winotai A., 2012. The
cassava mealybug (Phenacoccus manihoti) in Asia:
first records, potential distribution, and an identification
key. Plos One. 2012;7(10):e47675 10.1371
/journal.pone.0047675.
14. Wardani N., A. Rauf , I. W. Winasa, S. Santoso,
2014. Parameter Neraca Hayati dan Pertumbuhan
Populasi Kutu Putih Phenacoccus manihoti Matile-
Ferrero (Hemiptera: Pseudococcidae) pada Dua
Varietas Ubi Kayu. J. HPT Tropika, 14(1), 64–70.
15.
san-viet-nam,-sau-benh-hai-chinh-&-dinh-huong-
nghien-cuu-
10047.html
xuat-san-viet-nam,-sau-benh-hai-chinh-&-dinh-huong-
nghien-cuu-10047.html
Phản biện: GS.TS.NCVCC. Phạm Văn Lầm
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN THỜI TIẾT, KHÍ HẬU
ẢNH HƢỞNG ĐẾN VÙNG LƢU VỰC SÔNG PHÓ ĐÁY, TỈNH TUYÊN QUANG
Evaluation of The Effects of Weather and Climate Change
on The Pho Day River Basin, Tuyen Quang Province
Nguyễn Văn Giáp
1
& Đỗ Thị Lan
2
Ngày nhận bài: 02.04.2019 Ngày chấp nhận: 26.04.2019
Abstract
The area of Pho Day river basin is a fertile strip of soil in the southern part of Tuyen Quang province. Under
the impact of climate changing, this area is affected by climate conditions; especially unusually temperature
changes in the season, heavy rainfall accompanied by flooding in low-lying areas, high frequency of extreme
weather events, difficulty in prediction. This causes heavy losses, especially for agricultural production which
make people’s lives become more difficult. The research has shown that during the time from 1980 to 2015,
temperature in the Pho Day rive area has increased an
average of 0.5
0
C, rainfall has decreased more than 20%.
Some extreme weather phenomena such as storms,
heavy rains, tornadoes, droughts, prolonged hot weather
and cold spells has appeared regularly. The weather
happenings do not follow usual rules, however it changes
1. Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên.
2. Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019
42
with the trend of rising temperatures and reducing rainfall. The frequency of extreme weather phenomena events is
difficult to forecast.
Keywords: Climate change, temperature, Pho Day, Tuyen Quang.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời tiết, khí hậu là một trong những thành
phần quan trọng của tự nhiên, tham gia vào việc
hình thành các quá trình tự nhiên, là yếu tố không
thể thiếu trong các hoạt động sống của giới sinh vật
và con người trên trái đất. Trong những thập niên
gần đây cùng với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu
(BĐKH), khí hậu nước ta có những diễn biến bất
thường, sự xuất hiện cũng như xu thế gia tăng về
tần suất cũng như cường độ của nhiều hiện tượng
thời tiết cực đoan, hiện tượng thời tiết đặc biệt đã
gây ra những thiệt hại to lớn về người và của [3].
Vùng lưu vực Sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên
Quang là dải đất thuộc vùng phía Nam của tỉnh
Tuyên Quang[4], là một trong những khu vực
trong những năm trở lại đây đã chịu ảnh hưởng
điều kiện thời tiết, khí hậu đặc biệt là vào mùa
khô, mùa mưa làm cho đời sống nhân dân ngày
càng trở nên khó khăn. Các hiện tượng về thời
tiết bất thường như: nhiệt độ, lượng mưa, lũ lụt,
bão... đã có nhiều biến đổi mà từ trước đến nay
chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu này
được thực hiện để đánh giá một cách kỹ càng về
diễn biến thời tiết, khí hậu, cũng như các hiện
tượng thời tiết cực đoan (bão, mưa to, lốc xoáy,
hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại...)
tại vùng lưu vực sông Phó Đáy trong giai đoạn từ
năm 1980 đến năm 2015 [2].
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các hiện tượng thời tiết, khí hậu như nhiệt
độ, lượng mưa, và những hiện tượng thời tiết
cực đoan vùng lưu vực sông Phó Đáy, tỉnh
Tuyên Quang trong giai đoạn từ năm 1980 đến
năm 2015.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Qua việc phân tích và
tổng hợp các số liệu, dữ liệu báo cáo của các cấp
chính quyền đia phương, cơ quan quản lý nhà
nước, các công trình đã nghiên cứu trên khu vực.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phần mềm
thống kê, Microsoft excel để tổng hợp số liệu và vẽ
biểu đồ. Các số liệu và thông tin đã thu thập được
làm cơ sở để phân tích, đánh giá và kết luận.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Diễn biến nhiệt độ tại vùng lưu vực sông
(LVS) Phó Đáy
Vùng lưu vực sông Phó Đáy, tỉnh Tuyên
Quang thuộc vùng khí hậu vùng núi Việt Bắc -
Hoàng Liên Sơn, nên khí hậu mang nét đặc trưng
của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa
nhiều và chịu sự ảnh hưởng của địa hình. Vùng
lưu vực sông (LVS) Phó Đáy nằm ở khu vực phía
Nam của tỉnh, nơi có địa hình thấp dần, đồi núi và
thung lũng thường chạy dọc theo hướng Bắc -
Nam [5].
Kết quả tổng hợp số liệu nhiệt độ cho thấy
vùng lưu vực sông Phó Đáy giai đoạn 1980 -
2015 có nhiệt độ trung bình vào khoảng 23,6
o
C,
đường nhiệt độ có xu hướng tăng trong những
năm gần đây (Hình 1). Mức tăng nhiệt độ trong
giai đoạn 1980-2015 của vùng LVS Phó Đáy
trung bình 0,5
0
C. Nhiệt độ tại khu vực này có xu
hướng tăng lên vào tất cả các mùa trong năm.
Mức tăng này được đánh giá là khá cao so với
các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ. Tuy có xu hướng
tăng đều, nhưng cũng có những năm nhiệt độ
trung bình tăng cao hay giảm đột ngột. Các năm
1987, 1998, 2003, 2006, 2009, 2010, 2014 được
ghi nhận là những năm có nhiệt độ trung bình
cao. Mùa đông nhưng có những đợt nóng bất
thường, mùa hè các đợt nắng nóng gay gắt và
kéo dài là nguyên nhân khiến cho nhiệt trung
bình năm cao. Những năm 1984, 2011, 2012
được ghi nhận là những năm có nhiệt trung bình
thấp hơn nhiều so với quy luật do có những đợt
lạnh sâu kéo dài [2].
Hình 1. Xu hƣớng nhiệt độ trung bình vùng
LVS Phó Đáy giai đoạn 1980 - 2015[2]
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019
43
Hình 2 dưới đây thể hiện xu hướng gia tăng nhiệt độ ở tất cả các mùa trong năm ở vùng lưu
vực sông Phó Đáy.
Hình 2. Xu hƣớng nhiệt độ theo các mùa vùng LVS Phó Đáy giai đoạn 1980 - 2015[2]
Trong giai đoạn từ năm 1980 - 2015, nhiệt độ
trung bình năm, mùa xuân, mùa hè, mùa thu,
mùa đông đều có xu hướng tăng kể từ thập kỷ
đầu của giai đoạn (1980-1989) so với giai đoạn
2006-2015 tăng lần lượt là 0,51
o
C; 0,48
o
C; 0,28
o
C; 1,24
o
C; 0,24
o
C.
Mùa đông có xu thế ấm lên, đã xuất hiện tình
trạng mùa đông ấm nóng khác thường. Nền nhiệt
độ trung bình cao đột biến, đang trong mùa đông
xuất hiện nhiều ngày nóng bức như những ngày
mùa hạ (mùa đông 2009-2010). Số đợt, số ngày
có rét đậm, rét hại giảm so với các thập kỷ trước,
hiện tượng cực đoan trong mùa đông như đan
xen vào các đợt ấm nóng dị thường. Thêm sự
khác biệt nữa là nhiệt độ trung bình ngày xuống
quá thấp và kéo dài so với các đợt rét trong mùa
đông của các thập niên trước đây. Các giá trị cực
tiểu tối thấp của nhiệt độ bị phá vỡ về quy luật và
thời gian xuất hiện. Những đợt giá rét dị thường,
lạnh rét dữ dội xuất hiện thường xuyên và liên
tục hơn như mùa đông năm 2007, 2011. Rét
đậm có năm đến sớm (vào tháng 11), hoặc kết
thúc muộn (vào tháng 3). Tình trạng mùa đông
ngắn lại, mùa hè dài ra đang diễn ra, quy luật
bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đang có nguy cơ bị
phá vỡ [1]. Nhiệt độ càng ngày càng tăng vào
mùa xuân gây ảnh hưởng rất lớn đến nông
nghiệp, làm cho đời sống người dân ngày càng
trở nên khó khăn ở khu vực này.
Nhiệt độ trung bình bình của mùa hè ở khu
vực nghiên cứu trong 35 năm qua (giai đoạn
1980 - 2015) tuy không tăng mạnh như các mùa
khác nhưng tính khắc nghiệt của mùa hè lại thể
hiện ngày càng rõ hơn. Có những năm, ghi nhận
sự tăng bất thường nhiệt độ trong mùa hè như
năm 1983, 1993, 2007, 2010, 2014, 2015, có
nhiều ngày nhiệt độ trên 30
0
C. Khoảng 5 - 10
năm trở lại đây, các đợt nắng nóng có xu thế
xuất hiện nhiều hơn, nhiệt độ cao nhất cực đại
xuất hiện thường xuyên hơn. Ngoài ra, có năm
nắng nóng đến rất sớm như vào giữa tháng 3
năm 2014 đã xảy ra đợt nắng nóng. Đây là lần
đầu tiên mới ghi nhận được nắng nóng xuất hiện
trong tháng 3, một sự dị thường của thời tiết tại
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019
44
địa điểm nghiên cứu. Các đợt nắng nóng bất
thường, thời gian xuất hiện sai lệch nhiều so với
quy luật hàng năm, đã xuất hiện một số kỷ lục về
các đợt nắng nóng gay gắt (trên 38
o
c) [1].
3.2 Diễn biến về sự thay đổi lƣợng mƣa tại
vùng lƣu vực sông Phó Đáy
Trong giai đoạn 1980 - 2015, lượng mưa
trung bình năm tại vùng LVS Phó Đáy có xu
hướng giảm mạnh (Hình 3).
Trong 35 năm qua, lượng mưa trung bình
năm tại khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng từ
1.271,5mm đến 2.087,7mm. Lượng mưa tại khu
vực nghiên cứu thay đổi bất thường ở một số
năm. Các năm 1988, 2007, 2009 có lượng mưa
thấp so với khu vực, chỉ khoảng 1.270mm.
Lượng mưa thấp làm giảm lượng nước tích trữ
trong các hồ đập, hệ thống thủy lợi không đủ tích
nước tưới tiêu cho mùa khô. Tuy nhiên cũng có
những năm lượng mưa lớn như các năm 1986,
1990, 2001, lượng mưa đều đạt trên 2.087mm.
Hình 3. Tổng lƣợng mƣa TB năm vùng LVS
Phó Đáy giai đoạn 1980 -2015[2]
Hình 4. Tổng lượng mưa các mùa trong năm vùng LVS Phó Đáy giai đoạn 1980 - 2015[2]
Lượng mưa các mùa có xu hướng giảm (Hình
4), tuy nhiên, lượng mưa không giảm đều ở các
tháng mà có xu hướng giảm mạnh vào mùa
Xuân và mùa Hè; lượng mưa mùa Thu và mùa
Đông có xu hướng tăng lên. Lượng mưa trung
bình mùa Xuân giảm khoảng 16,2%; giảm
22,42,9% vào mùa Hè; tăng 5,83% vào mùa Thu;
tăng 8,28% vào mùa Đông.
3.3 Diễn biến các hiện tượng thời tiết cực đoan
Kết quả thu thập, đánh giá các hiện tượng
thời tiết cực đoan cho thấy:
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019
45
* Bão, mư to kèm theo lốc:
Trong những năm gần đây, năm nào cũng có
những trận mưa to đến rất to vào mùa hè. Điển
hình như trận mưa ngày 21/4/2012 kèm theo lốc
xoáy gây thiệt hại lớn về tài sản: Lớp học mầm
non, nhà văn hóa bị tốc mái 19 nhà, diện tich ngô
bị đổ 232,4ha/17 xã. Thiệt hại công trình giao
thông (đường giao thông liên thôn bị sạt lở
1300m
3
đất), thủy lợi (trạm bơm điện ngập 1
trạm, cầu gỗ bị cuốn trôi 2 cái), đê và cống đê
(kênh mương bị bồi lấp và hư hỏng 7km, đập
đất, chân đê bị sạt lở khoảng 800m) [1].
* Hạn hán, thiếu nước
Khi thời gian không mưa kéo dài dẫn tới hiện
tượng thiếu nước, đặc biệt là nước tưới cho sản
xuất. Nước tại các con suối, ao hồ cũng giảm
mạnh. Hạn hán xuất hiện vào mùa khô (tháng 3 -
4), đặc biệt vào vụ Xuân năm 2014 thời tiết khô
hạn kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4
năm sau làm hư hại 115ha diện tích lúa Xuân [1].
* Rét đậm, rét hại
Rét đậm rét hại thường xảy ra từ tháng 12
năm trước đến tháng 2 của năm sau. Tuy nhiên
hiện tượng này xẩy ra không theo quy luật có
nhiều năm vào mùa đông, thời tiết rất ấm,
nhưng nhiều năm nhiệt độ giảm sâu (năm 2008,
2009, 2010); vụ Xuân năm 2012 rét đậm, rét hại
kéo dài làm chậm thời vụ sản xuất vụ mùa trên
20 ngày.
* Nắng nóng kéo dài
Nắng nóng với nhiệt độ cao, khắc nghiệt
ngày càng diễn ra nhiều. Thường vào từ tháng
5 - 8. Các đợt nóng ngày càng kéo dài và gay
gắt hơn trước, năm 2014 khu vực có 4 đợt nắng
nóng kéo dài, đợt nắng nóng gay gắt nhất là
vào tháng 5.
3.4 Ảnh hƣởng của thay đổi thời tiết, khí
hậu đến vùng lƣu vực sông Phó Đáy
Để làm rõ ảnh hưởng của sự thay đổi thời
tiết, khí hậu đến khu vực, đặc biệt trong những
năm gần đây, chúng tôi đã thu thập, tổng hợp
các số liệu hàng năm của địa phương cụ thể
như sau:
Năm
Nguyên nhân gây ảnh hưởng
của thiên tai, thời tiết
Thiệt hại
2011 - Ảnh hưởng cơn bão số 2 kéo dài liên
tục trong từ 23-28/06/2011.
- Ảnh hưởng cơn bão số 4, 5, 6 (từ ngày
26/9 - 8/10/2011) mưa rào trên diện rộng.
- 04 nhà bị sập đổ hoàn toàn tại 4 xã (Đồng
Quý, Tam Đa, Hào Phú, Hợp Hòa)
- 122 nhà bị tốc mái/5 xã
- Nhiều đoạn đê, cống dưới đê bị sạt lở nứt dọc
chân đê xã Vân Sơn.
- Ngô vụ Xuân bị đổ 15ha
2012 - Ảnh hưởng của lốc ngày 21/4/2012
- Ảnh hưởng cơn bão số 5 (từ ngày 17-
19/9/2012).
- Ảnh hưởng rét đậm, rét hại kéo dài
- Lớp học mầm non, nhà văn hóa bị tốc mái 19
nhà, diện tịch ngô bị đổ 232,4ha/17 xã.
- Đường giao thông liên thôn bị sạt lở 7km
- Kênh mương bị bồi lấp và hư hỏng, đập đất,
cống dưới đê bị sạt lở
- 03 người chết
- Gây thiệt hại lúa 38,4ha; ngô 29,9ha; mía
2,7ha;
- Cầu gỗ bị cuốn trôi 2 cái.
- Rét đậm, rét hại kéo dài làm cho vụ Xuân
năm 2012 chậm thời vụ sản xuất vụ mùa trên
20 ngày.
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019
46
Năm
Nguyên nhân gây ảnh hưởng
của thiên tai, thời tiết
Thiệt hại
2013 Ảnh hưởng của mưa, bão vào tháng 9
năm 2013 (mưa nhiều, kéo dài).
- 01 người bị thương nhẹ
- Đường giao thông liên thôn, liên xã bị sạt lở
- Kênh bê tông bị vỡ
- Bị đổ sập 3 nhà, tốc mái 6 nhà
2014 - Ảnh hưởng của mưa bão trong tháng
7/2014 gây ngập úng cục bộ trên một số
diện tích lúa và hoa màu.
- Ảnh hưởng do nắng nóng kéo dài khu
vực có 4 đợt nắng nóng kéo dài, đợt
nắng nóng gay gắt nhất là vào tháng 5.
- 01 người chết (do đuối nước)
- Bị đổ sập 3 nhà; tốc mái 68 nhà; tốc mái 3 nhà
văn hóa thôn
- Ngô bị ngập, đổ gãy 20ha; Lúa bị ngập úng
443ha và đổ rạp 523ha; mía đỏ gãy 285ha.
- Khu vực có 4 đợt nắng nóng kéo dài, đợt nắng
nóng gay gắt nhất là vào tháng 5.
2015 - Ảnh hưởng do mưa to kèm theo gió lốc
lốc ngày 16/5/2015.
- Ảnh hưởng do mưa to kèm theo gió lốc
lốc ngày 01/6/2015.
- 01 nhà ở bị sập; 28 nhà bì tốc mái
- Ngô đổ gãy 25ha
- Lúa bị ngập đổ 51,2 ha
- Lúa bị ngập, vùi lấp 15,7ha
- Rau màu bị rửa trôi, đổ rạp, ngập úng 32ha
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hi n nhi m vụ năm 2011-2015 củ Phòng Nông nghi p và PTNT
huy n Sơn Dương, tỉnh Tuyên Qu ng.
Kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy, ảnh
hưởng của sự thay đổi thời tiết, khí hậu các năm
gần đây đều xảy ra các hiện tượng thời t iết
cực đoan ảnh hưởng đến đời sống và hoạt
động sản xuất của nhân dân. Đặc biệt nghiêm
trọng là năm 2012, mưa lũ khiến 3 người bị thiệt
mạng. Năm 2014 mưa to làm cho 1.271ha lúa,
ngô và mía bị ngập úng, đổ gẫy. Các hiện tượng
thời tiết bất thường gây rất nhiều khó khăn, trở
ngại cho người dân trong quá trình sản xuất
nông nghiệp. Do đặc thù địa hình đồi núi bị chia
cắt nên khiến cho việc sản xuất không thể tập
trung mà bị phân ra theo từng khu vực. Hơn
nữa do tập quán canh tác lâu đời dựa vào
thiên nhiên là chính nên người dân đã bị
động trong việc ứng phó với các hiểm họa
thời tiết bất thường xảy ra.
4. KẾT LUẬN
V sự th y đổi nhi t độ: Trong giai đoạn từ
năm 1980 đến năm 2015, nhiệt độ trung bình
năm tăng khoảng 0,5
0
C. Nhiệt độ trung bình tại
khu vực này có xu hướng tăng lên vào tất cả các
mùa trong năm. Mức tăng này được đánh giá là
khá cao so với các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ.
V sự th y đổi lượng mư : Lượng mưa trung
bình năm có xu hướng giảm mạnh trong giai
đoạn từ 1980 - 2015, tại khu vực nghiên cứu
lượng mưa giảm trung bình trên 20%. Lượng
mưa này thay đổi bất thường tại một số năm và
mùa. Lượng mưa có xu hướng giảm mạnh vào
mùa Thu và mùa Hè.
V diễn biến các hi n tượng thời tiết cực
đo n: Trong 10 năm trở lại đây, các hiện tượng
thời tiết cực đoan như bão, mưa to, lốc xoáy,
hạn hán thiếu nước, nắng nóng kéo dài, rét
đậm rét hại,... xảy ra thường xuyên, tần suất
xuất hiện ngày càng tăng, khó dự báo nên đã
gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông
nghiệp, làm cho đời sống người dân ngày càng
trở nên khó khăn.
Ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, khí
hậu các năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến
đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân.
Đặc biệt nghiêm trọng là năm 2012, mưa lũ
khiến 3 người bị thiệt mạng. Năm 2014 mưa
to làm cho 1.271 ha lúa, ngô và mía bị ngập
úng, đổ gẫy.
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Sơn Dương, 2011-2015. Báo cáo công tác
phòng chống thiên tai, lụt bão.
2. Đài khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc.
Chuỗi số liệu khí tượng thủy Tuyên Quang giai đoạn
1980-2015.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Kịch bản
biến đổi khí hậu, nước biển dâng
4. Cục Thống kê Tuyên Quang. Niên giám thống
kê tỉnh Tuyên Quang: 2011-2014.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang,
2012. Kế hoạch hành động triển khai chương trình mục
tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.
Phản biện: TS. Nguyễn Văn Thiết
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG ĐỐI VỚI
HỆ THỐNG CÂY TRỒNG VÙNG LƢU VỰC SÔNG PHÓ ĐÁY,
TỈNH TUYÊN QUANG
Impact of Climate Change and Adaptive Solution for Plant System
in The Pho Day River Basin, Tuyen Quang Province
Nguyễn Văn Giáp
1
& Đỗ Thị Lan
2
Ngày nhận bài: 10.04.2019 Ngày chấp nhận: 29.04.2019
Abstract
Research results on the impacts of climate change on crop systems in the area of Pho Day river basin, Tuyen
Quang province show that by 2015, climate change has reduced the area and productivity of some major crops.
rice, corn and peanuts. The main reason is due to natural disasters and abnormal weather changes while people
still use old varieties and cultivation methods. The study also selected and proposed a number of new varieties
into the agricultural crop system adapting to climate change in the area of Pho Day river basin, namely BG1,
P.4199 and peanut variety L19. These are crop varieties that have good productivity and growth in climate
change conditions.
Keywords: Climate change, cropping systems, rice, corn, peanuts, Pho Day river.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
*
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những
vấn đề đang được quan tâm, ngày càng có tác
động mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp và đời
sống của con người ở nhiều quốc gia, trong đó
có Việt Nam. Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm
đối với các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng
mưa. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng
1. Nghiên cứu sinh, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên
2. Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên
như nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại, bão lụt,
hạn hán đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các vùng lưu
vực sông.
Các