Nghiên cứu khả năng ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng chứa nhóm hydroxyl cuối mạch làm chất kết dính nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72

Tóm tắt: Bài báo trình bày một số tính chất và kết quả nghiên cứu ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch (HTNR) làm chất kết dính nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cao su thiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch được đóng rắn bằng toluen diisocyanat (TDI) với tỷ lệ mol NCO/OH bằng 1,0 cho độ bền kéo đứt 11,6 kG/cm2. Vật liệu này đã được ứng dụng làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. Độ bền cơ lý của mẫu nhiên liệu rắn hỗn hợp A72 đạt 12 kG/cm2, nhiệt lượng cháy đạt 1580 cal/g, thể tích khói 901,7 ml/g và khối lượng riêng 1,71 g/cm3.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng chứa nhóm hydroxyl cuối mạch làm chất kết dính nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 68, 8 - 2020 123 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CAO SU THIÊN NHIÊN LỎNG CHỨA NHÓM HYDROXYL CUỐI MẠCH LÀM CHẤT KẾT DÍNH NHIÊN LIỆU TÊN LỬA RẮN HỖN HỢP A72 Phạm Như Hoàn1*, Nguyễn Việt Bắc Tóm tắt: Bài báo trình bày một số tính chất và kết quả nghiên cứu ứng dụng cao su thiên nhiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch (HTNR) làm chất kết dính nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cao su thiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch được đóng rắn bằng toluen diisocyanat (TDI) với tỷ lệ mol NCO/OH bằng 1,0 cho độ bền kéo đứt 11,6 kG/cm2. Vật liệu này đã được ứng dụng làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. Độ bền cơ lý của mẫu nhiên liệu rắn hỗn hợp A72 đạt 12 kG/cm2, nhiệt lượng cháy đạt 1580 cal/g, thể tích khói 901,7 ml/g và khối lượng riêng 1,71 g/cm3. Từ khóa: Cao su thiên nhiên lỏng; Chất kết dính cao su; Nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. 1. MỞ ĐẦU Nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72 là hỗn hợp giữa các chất oxy hoá: KNO3, NaNO3, NH4NO3, NH4ClO4, bột nhôm,... với tỷ lệ chiếm khoảng 70 - 75% trong hỗn hợp [1,2]. Chất kết dính là cao su polybutadien nitryl có khối lượng phân tử thấp (Mn khoảng 3000 đơn vị), chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 15% vừa đóng vai trò là chất cháy vừa có vai trò kết dính các chất oxy hoá thành khối có hình dạng và độ cứng vững xác định [2]. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các loại polyme làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp nói chung và nhiên liệu rắn hỗn hợp A72 nói riêng như: polybutadien acrylonitril acrylic axit, polybutadien có nhóm cacboxyl cuối mạch, polybutadien có nhóm hydroxyl cuối mạch, cao su thiên nhiên lỏng epoxy hóa [3-9] và cao su butadien acrylonitril có nhóm cacboxyl cuối mạch [10], polysulfit lỏng [11], Cao su thiên nhiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch (HTNR) đã được các nhà khoa học sử dụng làm chất kết dính cho nhiên liệu rắn hỗn hợp do lợi thế về giá thành và dễ tổng hợp từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên [7]. Norfhairna Baharurazi và cộng sự đã sử dụng HTNR có khối lượng phân tử trung bình số khoảng 10x103 g/mol làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp, mẫu nhiên liệu có tốc độ cháy 2,79 mms-1 [4]. Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu tính chất của cao su thiên nhiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch, khả năng đóng rắn của cao su HTNR bằng toluen diisocyanat và ứng dụng loại vật liệu này làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Hóa chất sử dụng Cao su thiên nhiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch được chế tạo bằng phương pháp cắt mạch hóa học latex cao su thiên nhiên (sử dụng cặp oxi hóa khử H2O2/NaNO2 làm tác nhân cắt mạch, điều kiện phản ứng: nhiệt độ 600C, thời gian phản ứng 24 giờ, pH = 6) [8]; toluen diisocyanat (Merck); bột nhôm, amoniperclorat (Nga); dioctyl sebacat (DOS, Ấn Độ); pyridin, anhydrit acetic, chỉ thị phenolphtalein (Merck); toluen, etyl acetat, etanol (Merck),... 2.2. Thiết bị sử dụng - Tủ hút chân không có gia nhiệt TDA - 8001, (Trung Quốc). - Cân phân tích OHAUS, (Mỹ), sai số 10-4. - Thiết bị đo phổ hồng ngoại FTIR Brucker TENSOR II, (Đức).Viện Hóa học - Vật liệu. - Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H, 13C Jeol ECA 400, (Nhật Bản). Trung tâm polyme/Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hóa học & Kỹ thuật môi trường P. N. Hoàn, N. V. Bắc, “Nghiên cứu khả năng ứng dụng tên lửa rắn hỗn hợp A72.” 124 - Thiết bị đo độ bên cơ lý Gotech AI - 7000M, (Đài Loan). Cảm biến lực 1KN. Viện Vật liệu/Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam. - Thiết bị phân tích nhiệt TGA 209F1 Libra - Netzsch, (Đức). Viện Nhiệt đới/Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam. - Thiết bị đo nhiệt lượng cháy model Parr 1261, (Mỹ). Viện Thuốc phóng Thuốc nổ/Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Qui trình chế tạo nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72 - Trộn đều các chất: HTNR, TDI, chất hóa dẻo DOS và phụ gia khác thành hệ đồng nhất. - Trộn bổ sung lượng Al vào hỗn hợp trên để tạo thành hỗn hợp chất cháy – chất kết dính. - Hỗn hợp chất oxy hóa (AP với 02 loại cỡ hạt khác nhau) được trộn đều cơ học trước khi đưa vào hỗn hợp thành phần chất cháy-chất kết dính. - Quá trình hồ nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72 được tiến hành trên máy trộn “hành tinh” trong thời gian 4 - 5 giờ ở nhiệt độ 70oC. - Nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp sau đó được hóa rắn ở 800C trong vòng 72 giờ. 2.3.2. Nghiên cứu xác định một số tính chất của HTNR Khối lượng phân tử trung bình số (Mn), khối lượng phân tử trung bình khối (Mw) và đồ phân bố khối lượng của cao su thiên nhiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch được xác định bằng phương pháp áp suất thẩm thấu gel. Cấu trúc của HTNR được xác định bằng phổ hồng ngoại và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR và 13 C-NMR Chỉ số hydroxyl của cao su HTNR được xác định theo phương pháp acetyl hóa và được tính theo công thức sau: Chỉ số hydroxyl = 56,1x(B - A)xN/W + chỉ số axit Trong đó: B: Thể tích dung dịch KOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng, ml; A: Thể tích dung dịch KOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu, ml; N: Độ chuẩn dung dịch KOH, g/ml; W: Lượng cân mẫu HTNR, g. Chỉ số axit được xác định theo phương pháp chuẩn độ hóa học và được tính theo công thức sau: Chỉ số axit = 56,1x(V0 - V1)xN/W Trong đó: V0: Thể tích dung dịch KOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng, ml; V1: Thể tích dung dịch KOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu, ml; N: Độ chuẩn dung dịch KOH, g/ml; W: Lượng cân mẫu HTNR, g. 2.3.3. Xác định các tính chất nhiệt, độ bền của HTNR và nhiên liệu rắn hỗn hợp Độ bền nhiệt mẫu cao su HTNR được xác định trên thiết bị phân tích nhiệt TGA 209F1 Libra-Netzsch, (Đức). Độ bền cơ lý của vật liệu HTNR và nhiên liệu rắn hỗn hợp được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 4509:2013 trên thiết bị Gotech AI - 7000M, Đài Loan. Cảm biến lực 1KN. Nhiệt lượng và thể tích khí của nhiên liệu rắn hỗn hợp được xác định theo tiêu chuẩn 06 TCN 889:2001 và đo trên thiết bị Parr 1261, (Mỹ). Viện Thuốc phóng Thuốc nổ/Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 68, 8 - 2020 125 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của HTNR Kết quả phân tích phổ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt 1H-NMR, 13C-NMR mẫu cao su thiên nhiên lỏng có nhóm hydroxyl cuối mạch do chúng tôi chế tạo [8] được trình bày trên hình 1, hình 2. Từ phổ hồng ngoại của mẫu HTNR cho thấy, các pic đặc trưng cho cấu trúc của cis - 1,4 - isopren trong cao su thiên nhiên như: các dao động hóa trị của liên kết C - H (CH3) ở 2961 cm -1 , của CH2 ở 2919 cm -1 và 2853 cm -1, các dao động biến dạng của liên kết C - H ở 1447 cm -1. Đặc biệt dải phổ từ 1662 cm-1 đến 1666 cm-1 là các dao động hóa trị đặc trưng của liên kết đôi C = C (cis -vinylen), dao động biến dạng của liên kết = C - H ở 838 cm-1. Bên cạnh đó, còn xuất hiện dải phổ từ 3274 cm-1 đến 3432 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm hydroxyl và đỉnh phổ ở 1376 cm-1, 1377 cm-1 và 1379 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết C - OH. Điều đó chứng tỏ, trong phân tử cao su thiên nhiên lỏng có chứa nhóm hydroxyl. Hình 1. Phổ hồng ngoại mẫu cao su HTNR. Trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H - NMR (hình 2a) cho thấy các pic đặc trưng cho cấu trúc cis - 1,4 isopren của cao su thiên nhiên, đó là pic ở  = 1,68 ppm,  = 2,05 ppm và  = 5,14 ppm lần lượt là độ chuyển dịch hóa học của proton trong nhóm metyl (CH3 – C = C), metylen và nhóm metin không no. Hình 2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR và 13C-NMR mẫu cao su HTNR. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của mẫu HTNR (hình 2b) cho thấy, các pic đặc trưng của 5 nguyên tử cacbon trong cấu trúc cis - 1,4 - isopren của cao su thiên nhiên: C1 : 32,6 ppm, C 2 : 135,5 ppm, C 3 : 125,11 ppm, C 4 : 26,78 ppm và C 5 : 23,69 ppm. Như vậy, từ các dữ kiện phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ hổng ngoại mẫu cao su HTNR cho thấy, cấu trúc của mẫu HTNR có chứa nhóm hydroxyl và giữ nguyên cấu trúc cis - 1,4 - isopren của cao su thiên nhiên. Chỉ số hydroxyl của mẫu cao su HTNR được xác định theo phương pháp acetyl hóa. Từ kết quả thực nghiệm thu được chỉ số hydroxyl của mẫu cao su HTNR có giá trị bằng 34,65mg KOH/mg. Số nhóm hydroxyl (fn) của HTNR thu được 2,45. 2b 2a Hóa học & Kỹ thuật môi trường P. N. Hoàn, N. V. Bắc, “Nghiên cứu khả năng ứng dụng tên lửa rắn hỗn hợp A72.” 126 Khối lượng phân tử trung bình số, khối lượng phân tử trung bình khối và độ phân bố khối lượng (PDI) của mẫu cao su HTNR được xác định theo phương pháp thẩm thấu gel. Mẫu cao su HTNR có Mn xấp xỉ 4.254x10 3 g/mol, Mw gần bầng 7.207x10 3 g/mol và chỉ số đa phân tán (PDI) ~ 1.69. 3.2. Nghiên cứu độ bền cơ lý, tính chất nhiệt của mẫu vật liệu Một yêu cầu quan trọng của vật liệu polyme sử dụng làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn là sau khi hóa rắn vật liệu phải có độ bền kéo đứt  10 kG/cm2. Do đó, chúng tôi đã tiến hành phản ứng hóa rắn HTNR bằng toluen diisocyanat (TDI) với các tỷ lệ mol giữa NCO/OH khác nhau. Kết quả đo độ bền cơ lý của các mẫu sau khi đóng rắn được trình bày trong bảng 1 sau: Bảng 1. Độ bền cơ lý của các mẫu HTNR đóng rắn bằng TDI. TT Mẫu Tỷ lệ NCO/OH Độ bền kéo đứt, kG/cm 2 Dãn dài đến đứt, % 1. HTNR/TDI1 0,8 5,8 114 2. HTNR/TDI2 0,9 6,5 77 3. HTNR/TDI3 1,0 11,6 97 4. HTNR/TDI4 1,1 10,5 71 Hình 3. Giản đồ phân tích nhiệt mẫu vật liệu HTNR/TDI3. Từ kết quả đo độ bền cơ lý các mẫu HTNR đóng rắn với TDI cho thấy, khi tỷ lệ mol giữa NCO/OH nhỏ 0,8 đến 0,9 thì độ bền kéo đứt của các mẫu thấp, lần lượt đạt 5,8 kG/cm 2 và 6,5 kG/cm 2 . Nguyên nhân là do ở tỷ lệ này mật độ đan lưới trong vật liệu chưa đạt tỷ lệ tối ưu. Khi tỷ lệ giữa mol nhóm NCO/OH cao bằng 1,1 thì quá trình phản ứng diễn ra nhanh do đó độ bền kéo đứt của mẫu đạt giá trị thấp, đạt 10,5 kG/cm2. Tỷ lệ mol tối ưu giữa nhóm NCO/OH bằng 1,0 cho giá trị độ bền kéo đứt cao nhất, đạt 11,6 kG/cm2. Ở tỷ lệ này mật độ đan lưới trong vật liệu đạt giá trị tối ưu dẫn đến độ bền cơ lý của vật liệu đạt giá trị cao nhất. Những yêu cầu của vật liệu dùng làm chất kết dính cho nhiên liệu rắn hỗn hợp là có độ bền nhiệt tương đối cao, sản phẩm khi cháy là các hợp chất thấp phân tử và quá trình cháy để lại lượng tro ít. Bài báo tiến hành khảo sát khả năng bền nhiệt của vật liệu trên thiết bị TGA 209F1 Libra-Netzsch, kết quả được trình bày trên hình 3 và bảng 2. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 68, 8 - 2020 127 Bảng 2. Kết quả phân tích nhiệt trọng lượng của mẫu HTNR/TDI3. Tên mẫu Nhiệt độ bắt đầu phân hủy (oC) Nhiệt độ phân hủy mạnh nhất (oC) Tổn hao khối lượng (%) HTNR/TDI3 250,0 385,3 97,39 Từ kết quả bảng 2 thấy rằng, nhiệt độ bắt đầu phân hủy của mẫu HTNR/TDI3 khoảng 250 oC, giai đoạn này là quá trình phân hủy nhóm chức trên khung mạch chủ vật liệu HTNR/TDI3. Nhiệt độ phân hủy mạch nhất của vật liệu ở 385,3 0C với tổn hao khối lượng 97,39% tại nhiệt độ này quá trình mạch chủ của vật liệu bắt đầu bị phá hủy, đứt gãy. Từ kết quả trên cho thấy, mẫu vật liệu có độ bền nhiệt tương đối cao và bị phân hủy gần như hoàn toàn, hàm lượng tro còn lại nhỏ hơn 2,6%. 3.3. Kết quả ứng dụng HTNR làm chất kết dính nhiên liệu rắn hỗn hợp Qui trình trộn hợp, chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72 có sử dụng vật liệu cao su HTNR/TDI3 làm chất kết dính được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn và công nghệ chế tạo thỏi nhiên liệu rắn hỗn hợp A72. Tỷ lệ chất kết dính là 11% đến 13%. Kết quả đo độ bền cơ lý và nhiệt lượng cháy của mẫu nhiên liệu với hàm lượng HTNR/TDI3 khác nhau được trình bày trong bảng 3: Bảng 3. Độ bền cơ lý và nhiệt lượng cháy của nhiên liệu rắn hỗn hợp A72 sử dụng cao su HTNR/TDI3 làm chất kết dính. TT Chỉ tiêu kỹ thuật Mẫu Tiêu chuẩn A72HT M11 M12 M13 1. Độ bền kéo đứt, kG/cm2 9,5 12,4 15,5  12 2. Nhiệt lượng cháy, cal/g 1556,4 1580 1428  1440 3. Khối lượng riêng, g/cm 3 1,704 1,71 1,712  1,7 4. Thể tích khí, ml/g 815,6 862,3 901,7 - Ghi chú: Mx: M là mẫu vật liệu HTNR/TDI; x là phần trăm HNTR/TDI có trong nhiên liệu rắn hỗn hợp A72 Kết quả trong bảng 3 cho thấy, mẫu nhiên liệu sử dụng HTNR/TDI với hàm lượng 12% làm chất kết dính cho độ bền cơ lý cao đạt 12,4 kG/cm2, nhiệt lượng cháy 1580 cal/g đáp ứng tiêu chuẩn vật liệu polyme làm chất kết dính cho nhiên liệu rắn hỗn hợp. Trong khi đó, mẫu nhiên liệu rắn sử dụng 11% cao su HTNR/TDI có nhiệt lượng cháy đạt 1556,4 cal/g, độ bền kéo đứt thấp đạt 9,5 kG/cm2. Với mẫu nhiên liệu sử dụng 13% cao su HTNR/TDI có độ bền cơ lý cao nhất đạt 15,5 kG/cm2 nhưng nhiệt lượng cháy lại thấp 1428 cal/g do trong phân tử HTNR/TDI chứa các nhóm chức mang ít năng lượng. Các mẫu nhiên liệu có sử dụng hàm lượng cao su HTNR 11% và 13% đều không đáp ứng được tiêu chuẩn của vật liệu polyme làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. Tỷ lệ chất kết dính thích hợp cho chế tạo nhiên liệu rắn hỗn hợp A72 là 12%, Vật liệu polyme này đạt các chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu làm chất kết dính cho nhiên liệu rắn hỗn hợp A72. 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu khảo sát chúng tôi thu được một số kết quả sau: 1. Qua kết quả nghiên cứu phổ IR, 1H-NMR, 13C-NMR và xác định khối lượng phân tử trung bình bằng phương pháp sắc ký thẩm thấu gel đã xác định được cao su HTNR có khối lượng phân tử trung bình số xấp xỉ 4.254x103 g/mol, khối lượng phân tử trung bình khối bằng 7.207x103 g/mol và PDI ~ 1.69 và chứa nhóm hydroxyl cuối mạch. 2. Vật liệu cao su HTNR được đóng rắn bằng tỷ lệ đương lượng TDI có độ bền kéo đến đứt đạt 11,6 kG/cm2 và có độ bền nhiệt tương đối cao (nhiệt độ bắt đầu phân hủy mẫu vật liệu 250 0C), nhiệt độ phân hủy mạch nhất ở 385,3 0C với tổn hao khối lượng bằng 97,39%. Hóa học & Kỹ thuật môi trường P. N. Hoàn, N. V. Bắc, “Nghiên cứu khả năng ứng dụng tên lửa rắn hỗn hợp A72.” 128 3. Đã ứng dụng mẫu vật liệu cao su HTNR, tỷ lệ 12% khối lượng, làm chất kết dính cho nhiên liệu tên lửa rắn hỗn hợp A72. Độ bền cơ lý của mẫu nhiên liệu đạt 12,4 kG/cm2, nhiệt lượng cháy 1580 cal/g và khối lượng riêng 1,71 g/cm3. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Công Hòe, Trần Ba, Dương Đức Thục, “Một số vấn đề cơ sở về thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa rắn”, Viện Kỹ Thuật Quân sự, 1982. [2]. Phạm Văn Toại, “Nghiên cứu thiết kế, chế thử thỏi nhiên liệu dùng cho động cơ xuất phát và hành trình tên lửa A-72M”, Báo cáo khoa học đề tài ĐTĐL.2011G/45, 2016. [3]. V.N. Krishnamurthy, and S. Thomas, ISRO Polyol, “The Versatile Binder for Launch Vehicles and Missiles”, Defence Science Journal. 37(1), 1987, pp. 29-37. [4]. Norfhairna Baharulrazi, Hussin Mohd Nor and Wan Khairuddin Wan Ali, “Hydroxyl Terminated Natural Rubber (HTNR) as a Binder in Solid Rocket Propellant”, Applied Mechanics and Materials Vol. 695, 2015, pp. 174-178. [5]. Nor Erma Shuhadah Binti Abdul Razak, Hussin Bin Mohd Nor, Wan Khairuddin Wan Ali, “Synthesis of Hydroxyl Terminated Epoxidized Natural Rubber as a Binder for Solid Rocket Propellant”, Applied Mechanics and Materials Vol. 695, 2015, pp. 127-130. [6]. H. Maruizumi, K. Kosaka, S. Suzuki, D. Fukuma and A. Yamamoto, “Development of HTPB Binder for Solid Propellants”, AIAA/SAE/ASME/ASEE 24th Joint Propulsion Conference. 11-13 July 1988. Boston, Massachusetts, 1-5. [7]. H. Mohd Nor, J. R. Ebdon. “Telechelic liquid natural rubber: A review”, Prog. Polym. Sci., 23, 1998, 143 -177. [8]. Munirah Onna, Hussin Md Nora, Wan Khairuddin Wan Alib, “ Development of Solid Rocket Propellant based on Isophorone Diisocyanate - Hydroxyl Terminated Natural Rubber Binder” Jurnal Teknologi (Sciences & Engineering) 69:2, 2014, pp. 53-58. [9]. Pham Nhu Hoan. Nguyen Viet Bac, “Study on the Depolymerization of Natural Rubber Latex by Hydrogen Peroxide and Sodium Nitrite”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quân sự, số đặc san 8-2018, Tr. 296-301. [10]. Nguyễn Hướng Đoàn, “Nghiên cứu chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 cho động cơ hành trình tên lửa phòng không IGLA”, Báo cáo khoa học đề tài ĐTĐL- 2005/25G, 2008. [11]. E. Sutton, “From polysulfides to CTPB binders - A major transition in solid propellant binder chemistry”, online 17.8.2012. ABSTRACT RESEARCH ON THE APPLICABILITY OF HYDROXYL TERMINATED NATURAL RUBBER AS A BINDER FOR A72 SOLID ROCKET PROPELLANT In this paper, some properties and results of research on the application of hydroxyl - terminated liquid natural rubber (HTNR) as a binder for A72 solid rocket propellant are presented. The results of the study showed that the hydroxyl - terminated liquid natural rubber is cured with toluene diisocyanate (TDI) with molar ratio NCO/OH equal to 1.0 for tensile strength up to 11.6 kg/cm 2 . This material has been applied as a binder for solid rocket propellant. Tensile strength, combustion heat, smoke volume and specific gravity of solid rocket propellant sample achieved 12 kG/cm 2 , 1580 cal/g, 901.7 ml/ g and 1.71 g/cm 3 respectively. Key words: Hydroxyl terminated natural rubber; Rubber binder; Solid rocket propellant. Nhận bài ngày 10 tháng 3 năm 2020 Hoàn thiện ngày 20 tháng 4 năm 2020 Chấp nhận đăng ngày 03 tháng 8 năm 2020 Địa chỉ: Viện Hóa học - Vật liệu/ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự. * Email: nhuhoan121702@gmail.com.