Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tóm tắt Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
24 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GẮN KẾT VỚI ĐÀO TẠO, GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI TỪ MẠNH LƯƠNG Tóm tắt Nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, giảng dạy là nhiệm vụ thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của các trường đại học, là động lực thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo, giảng dạy và đã đạt được những kết quả thiết thực đáng ghi nhận, góp phần tích cực đổi mới và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo, giảng dạy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, nghiên cứu khoa học, đào tạo, giảng dạy Abstract Scientific research associated with training and teaching is a regular but very important task in the development process of universities. It is a driving force for the development of science and technology. In the process of building and development, Hanoi University of Culture harmonizes between scientific research activities and training, teaching and has achieved remarkable results, contributing to actively innovate and improve the quality of scientific research, lecturing and teaching quality in the current and future periods. Keywords: Hanoi University of Culture, scientific research, training, teaching 1. Vai trò của nghiên cứu khoa học, mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học với giảng dạy, đào tạo Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới, thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thực tiễn phát triển mạnh mẽ và toàn diện của đất nước, văn hóa được xác định là “nền tảng tinh thần, là động lực, mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội”. Để phục vụ công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước nói chung, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) gắn kết với nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy ở các trường đại học đào tạo chuyên ngành văn hóa nghệ thuật là một nhiệm vụ cần thiết, quan trọng. Thực tiễn những năm qua, nhiều thế hệ các nhà khoa học đi trước đã có một số công trình NCKH về văn hóa nghệ thuật, đóng góp những vấn đề lý luận, phản ánh thực tiễn phát triển nền văn hóa nước nhà, làm cơ sở để lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham chiếu vận dụng, phát huy tầm nhìn xa, trông rộng, xây dựng nên hệ thống những quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật, cũng như đề ra chiến lược phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Kết quả này chính là nhờ vào một phần lớn sự đóng góp quan trọng, cơ bản trong công tác NCKH cả về tư duy lý luận và nghiên cứu thực tiễn của các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, thể hiện tâm huyết và năng lực nghiên cứu của các nhà khoa học, giảng viên, DI SẢN VĂN HÓA 25Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN sinh viên, cán bộ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó Trường Đại học Văn hóa Hà Nội luôn là đơn vị có nhiều cố gắng, đóng góp tích cực. NCKH và ứng dụng chuyển giao từ kết quả NCKH để biên soạn thành giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, đào tạo trong các trường đại học là hai nội dung công tác khác nhau, yêu cầu, mục đích và phương pháp thực hiện khác nhau. NCKH là hoạt động đòi hỏi cần có tư duy khoa học, nghiên cứu về một nội hàm cụ thể, hướng tới tìm ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nội dung, vấn đề được nghiên cứu. Việc biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo là hoạt động cụ thể của các trường đại học nhằm mục đích xây dựng những bộ giáo trình, tài liệu tham khảo chuẩn phục vụ cho nhiệm vụ giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên. Song trên thực tế, NCKH và giảng dạy, đào tạo có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu như muốn có được những bộ giáo trình chuẩn, bao hàm những kiến thức về lý luận và những vấn đề thực tiễn đã được tìm tòi suy ngẫm, nghiên cứu sâu sắc, kết cấu một cách khoa học, logic và hợp lý để phục vụ công tác giảng dạy và đào tạo trong các trường đại học, cần phải có NCKH phù hợp với các chuyên ngành giảng dạy, đào tạo của Trường. Cùng với yêu cầu về nội dung, cần có đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm NCKH, có tâm huyết với nghề nghiệp và có tri thức khoa học mới đáp ứng được yêu cầu chung. NCKH đã góp phần tích cực xây dựng mối liên hệ giữa nhà trường với các khoa, phòng chức năng, gắn kết giữa các thế hệ nghiên cứu viên và giảng viên để tạo ra những sản phẩm khoa học có giá trị. NCKH đã góp phần từng bước hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nguồn nhân lực khoa học công nghệ cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học trong đào tạo, giảng dạy đại học. Như vậy, NCKH luôn gắn kết, hỗ trợ tích cực cho công tác đào tạo, giảng dạy. Từ kết quả các công trình NCKH đã góp phần xây dựng và hoàn thiện các bộ giáo trình và tài liệu phục vụ đào tạo, giảng dạy. Ngược lại, công tác đào tạo, giảng dạy là động lực tác động tích cực đến nhiệm vụ NCKH. Đây là mối quan hệ gắn kết, tương hỗ cùng phát triển của mỗi cơ sở đào tạo đại học. 2. Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo có bề dày trong lĩnh vực NCKH. Trong 60 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, tham gia hoạch định chính sách của Nhà nước về phát triển văn hóa và hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của NCKH cũng như công tác đào tạo, giảng dạy trong sự phát triển của toàn trường, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ (KHCN). Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn, Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động NCKH hàng năm, coi NCKH là một trong những nội dung trọng tâm trong kế hoạch năm học. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội xác định hoạt động đào tạo và NCKH là hai hoạt động hỗ trợ lẫn nhau, coi NCKH là một giải pháp để bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, giảng viên nhằm tác động tích cực đến chất lượng giảng dạy, đào tạo và phát triển của Trường. Thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định về hoạt động NCKH của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường định kỳ tổ chức các hoạt động NCKH, đảm bảo đủ nguồn lực và tổ chức thực hiện, đồng thời chú trọng đầu tư, khuyến khích thực hiện các đề tài NCKH, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình, ứng dụng kết quả nghiên cứu từ những công trình NCKH của cán bộ, giảng viên và sinh viên vào thực tiễn hoạt động đào tạo và phát triển kinh tế xã 26 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 hội ở địa phương, góp phần thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa; góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập sâu và rộng với văn hóa thế giới. Để nâng cao chất lượng công tác NCKH nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đào tạo, Nhà trường đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa cũng như các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ về công tác NCKH. Trường chủ động xây dựng hình thành các bộ phận chuyên môn về KHCN để quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động KHCN như: Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế (nay là bộ phận trực thuộc Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế) là đơn vị chuyên trách quản lý, tổ chức và triển khai công tác NCKH; Viện Văn hóa là đơn vị chuyên tổ chức, thực hiện xây dựng chiến lược, các đề tài, đề án, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, là đầu mối xúc tiến hợp tác và chuyển giao ứng dụng KHCN với các địa phương; Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa là diễn đàn trao đổi học thuật uy tín, được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình khoa học. Từ năm 2016, Nhà trường đã thành lập Câu lạc bộ các nhà nghiên cứu trẻ nhằm đẩy mạnh sự giao lưu, trao đổi học thuật giữa các cán bộ giảng viên trẻ trong Trường, nhằm khơi dậy và hun đúc sự say mê trong NCKH, tạo tiền đề cho sự hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh. Đồng thời, Trường đã đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích và nâng cao năng lực, hiệu quả NCKH của cán bộ, giảng viên như: Quy định về định mức NCKH đối với giảng viên; quy định về chế độ khen thưởng đối với những cán bộ giảng viên có thành tích cao trong NCKH. Trường đã triển khai nhiều biện pháp tích cực động viên, khuyến khích cán bộ giảng viên NCKH, công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, đặc biệt là các tạp chí khoa học quốc tế và các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Trong Quy chế chi tiêu nội bộ, Nhà trường đã trích một nguồn kinh phí chi thưởng cho cán bộ, giảng viên NCKH có bài báo đăng trên tạp chí khoa học và công bố tại các hội thảo quốc tế, với các mức chi thưởng cụ thể: 30.000.000đ/1bài bài đăng Tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI hoặc SCOPUS; 7.000.000đ/1bài đăng Tạp chí khoa học quốc tế (ngoài nước) có chỉ số ISSN; 5.000.000đ/bài đăng sách chuyên khảo xuất bản ở nước ngoài có chỉ số ISBN; 3.000.000đ/1bài đăng kỷ yếu hội thảo quốc tế (ngoài nước); tác giả bài viết được mời trình bày báo cáo sẽ được hỗ trợ vé máy bay khứ hồi hành trình quốc tế từ quỹ phát triển sự nghiệp của trường. Nhờ đó, số lượng công trình NCKH các cấp được thực hiện ngày càng nhiều với chất lượng và tính hữu dụng ngày càng cao. Hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu của Trường đã đi vào thực chất với những kết quả đáng ghi nhận. Trong 5 năm (2012 - 2017), công tác NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Trường đã đạt được nhiều thành tích quan trọng: Trường đã triển khai thực hiện 10 đề tài NCKH và giáo trình cấp Bộ; 86 đề tài NCKH và giáo trình cấp Trường. Những nỗ lực của Nhà trường trong việc thúc đẩy nâng cao số lượng và chất lượng các bài báo khoa học đã đem lại kết quả rõ nét. Trong 5 năm qua, cán bộ giảng viên của Trường đã có trên 500 bài báo được đăng trên tạp chí ngành và chuyên ngành trong nước, 5 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài, gần 700 bài viết đăng tại các kỷ yếu hội thảo, hội nghị, các tuyển tập công trình khoa học trong nước, 55 bài viết được công bố tại hội thảo, hội nghị quốc tế. Bên cạnh việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, công tác biên soạn giáo trình môn học phục vụ cho hoạt động dạy và học cũng được lãnh đạo Nhà trường quan tâm đầu tư. Từ năm 2012 đến 2017, Trường đã xuất 27Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN bản được 128 cuốn sách chuyên khảo, tham khảo và giáo trình, phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo. Bên cạnh hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên, Trường còn hỗ trợ khuyến khích sinh viên tham gia NCKH nhằm hình thành cho sinh viên tư duy và kỹ năng NCKH. Đến nay, hoạt động NCKH trong sinh viên của Trường đã đi vào nền nếp, hàng năm Trường đã có số lượng đề tài ổn định dành cho sinh viên (từ 20 - 25 đề tài). Trong 5 năm (2012 - 2017) đã có 95 đề tài của sinh viên được thực hiện. Từ năm 2015, Trường xây dựng và áp dụng quy trình thực hiện đề tài NCKH của sinh viên theo phương thức mới, sinh viên sẽ được ký hợp đồng và được hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài. Trường có cơ chế khen thưởng sinh viên có công trình nghiên cứu đạt giải cấp Bộ và tương đương. Theo truyền thống, hàng năm Trường đều tổ chức các hội thảo khoa học cho sinh viên. Từ kết quả hội thảo, Nhà trường chọn lọc các công trình NCKH đạt chất lượng tốt tham gia dự thi cấp Bộ và tham dự các giải thưởng khoa học khác. Trong 5 năm qua, Trường liên tục có giải trong các hội thảo sinh viên NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã 2 lần được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích NCKH của sinh viên. Thực hiện ứng dụng NCKH trong giảng dạy, Trường đã phối hợp chặt chẽ với hơn 20 viện nghiên cứu khác nhau như: Viện Triết học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, Viện Tâm lý, Viện Sử học... Trong vòng 5 năm qua đã có hàng trăm cán bộ nghiên cứu của các viện tham gia giảng dạy và NCKH tại Trường. Để thúc đẩy nhiệm vụ NCKH phù hợp với định hướng phát triển của Trường, gắn kết giữa giảng dạy, đào tạo với yêu cầu thực tiễn xã hội, đóng góp tích cực cho ngành, địa phương và đất nước, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng NCKH và khả năng ứng dụng, Đại học Văn hóa Hà Nội đã chủ động liên kết với các bộ/ ngành/địa phương và các trường đại học trong và ngoài nước để phối hợp triển khai NCKH thông qua tổ chức các cuộc hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia với quy mô lớn nhằm thu hút các nhà khoa học, nhà quản lý đầu ngành tham gia nghiên cứu về những chương trình kinh tế xã hội do Nhà nước triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn như: Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020; Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp; Chương trình xây dựng đời sống văn hóa vùng biển đảo; Quản lý các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng trong bối cảnh hiện nay; Phát triển du lịch từ con đường di sản Giai đoạn 2012 - 2018, Trường đã tổ chức 17 hội thảo khoa học (trong đó có 02 hội thảo quốc tế, 10 hội thảo quốc gia và 5 hội thảo cấp Trường. Chỉ tính riêng từ năm 2014 - 2017, Trường đã phối hợp liên kết tổ chức được 6 cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn1. Hầu hết các cuộc hội thảo đã thu hút được đông đảo các nhà khoa học, quản lý văn hóa, chuyên gia trong và ngoài ngành tham gia. Đồng thời, những vấn đề đặt ra trong hội thảo đã được các đơn vị chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các tỉnh/thành liên quan tham chiếu, vận dụng tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quản lý, hướng dẫn hoạt động văn hóa của bộ/ngành và địa phương. Hoạt động NCKH của Trường đã gắn liền những yêu cầu bức thiết từ thực tiễn, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp phát triển văn hóa, phát triển kinh tế và xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Xác định NCKH là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, công tác NCKH của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã được thực hiện nghiêm túc theo quy trình, kết hợp kiểm tra giám sát thường xuyên nên các dự án, đề tài khoa học công nghệ các cấp được triển khai thực hiện cơ bản đảm bảo tiến độ. Cán bộ, giảng viên có ý thức tham gia NCKH cấp Trường và cấp Bộ tăng, số lượng đề tài thực hiện của Trường hàng năm 28 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 gia tăng, 100% đề tài, dự án được đảm bảo đủ nguồn lực và tổ chức thực hiện. 100% đề tài, dự án được nghiệm thu đạt yêu cầu. Kết quả hoạt động NCKH và phát triển KHCN của Trường đã được ứng dụng trong thực tế giảng dạy và đào tạo, đáp ứng được tính cấp thiết của thực tiễn và ngành đặt ra. Các đề tài NCKH phù hợp với nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo và phát triển của Trường, nhiều đề tài, dự án gắn kết giữa NCKH và ứng dụng trong thực tế, sau khi nghiệm thu đã thực hiện chuyển giao phục vụ giảng dạy và là tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên. Số lượng các đề tài NCKH mang tính ứng dụng thực tế ngày càng tăng. Trường có số lượng lớn các công trình NCKH về các lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng được đăng tải trên các tạp chí uy tín. Tỷ lệ số giảng viên/bài báo vượt mức quy định. Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước nhiều hơn so với số lượng đề tài NCKH quy đổi. Nội dung các bài báo khoa học được đăng tải phù hợp với định hướng NCKH và phát triển của Trường, phù hợp với nhiệm vụ ứng dụng khoa học trong đào tạo đa ngành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Để phục vụ NCKH, tạo điều kiện cho nghiên cứu viên, giảng viên công bố công trình NCKH, từ tập san Thông báo khoa học, Trường đã phát triển thành Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa để phát triển hệ thống thông tin khoa học riêng. Tạp chí là diễn đàn khoa học của cán bộ, giảng viên và các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa có uy tín công bố công trình NCKH có giá trị khoa học và thực tiễn. Bên cạnh những điểm mạnh, công tác NCKH vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập: Vẫn còn một số ít đề tài thực hiện chậm tiến độ. Các đề tài NCKH của cán bộ, giảng viên thuộc các môn khoa học cơ bản chưa nhiều. Các giảng viên tham gia viết bài NCKH chưa đồng đều, chỉ tập trung ở một số khoa, một số chuyên ngành và một số cán bộ, giảng viên vốn có tuổi đời và tuổi nghề lâu năm. Số lượng bài đăng trên tạp chí khoa học quốc tế còn ít. Bên cạnh những đề tài được ứng dụng làm giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên, chưa có nhiều đề tài được ứng dụng hoặc chuyển giao cho cơ sở khác để nghiên cứu ứng dụng. Công tác nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở cấp Trường, cấp Bộ, chưa có đề tài nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước. Nguyên nhân: Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác NCKH còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng, thiếu những chuyên gia giỏi, cán bộ đầu đàn và lực lượng kế cận còn mỏng. Kinh nghiệm, trình độ nghiên cứu của một bộ phận cán bộ, giảng viên còn hạn chế do tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ chưa phát huy được năng lực NCKH. Kinh phí NCKH còn khiêm tốn, chưa động viên khuyến khích thu hút được cán bộ, giảng viên tham gia hoạt động nghiên cứu. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học Một là, xây dựng kế hoạch dài hạn về NCKH. Nhà trường cần phải cụ thể hóa các định hướng, chiến lược, chương trình NCKH ngắn hạn và trung hạn của nhà nước, của ngành vào kế hoạch dài hạn của Trường. Trong đó cần có chính sách ưu tiên các nguồn lực cho những vấn đề có tính trọng điểm. Phát triển trường thành trung tâm NCKH gắn với việc nâng cao chất lượng đào tạo trên nền tảng ứng dụng công nghệ Cách mạng 4.0 vào đổi mới phương thức đào tạo của Trường. Hai là, nâng cao chất lượng NCKH có tính ứng dụng thực tiễn. Nội dung các đề tài NCKH phải gắn với thực tiễn và có tác dụng phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo của nhà trường. Để có những đề tài gắn với thực tiễn, công tác NCKH của nhà trường phải bám sát các công trình trọng điểm của Nhà nước, các chương trình nghiên cứu của bộ chủ quản, nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đời sống văn 29Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN hóa - xã hội. Chú trọng các công trình nghiên cứu gắn với ngành nghề đào tạo và trở thành nguồn tài liệu tham khảo thiết yếu cho cán bộ, giảng viên, sinh viên. Duy trì và nâng cao chất lượng công tác NCKH thường xuyên, tăng số lượng đề tài cấp Trường, khuyến khích cán bộ giảng viên trẻ làm chủ nhiệm đề tài để nâng cao năng lực NCKH, sẵn sàng tìm kiếm, tham gia các đề tài các cấp, đặc biệt là đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước. Khuyến khích các giảng viên làm đề tài nghiên cứu về các vấn đề văn hóa gắn với kinh tế thị trường. Duy trì số lượng các bài viết đăng trên tạp chí trong nước, mở rộng cộng tác với các tạp chí có uy tín khoa học trong nước. Tăng số lượng các bài viết đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài. Ba là, mở rộng liên kết hợp tác trong NCKH. Mạnh dạn phối hợp với các cơ quan thực hiện các cô