1. Mở đầu
1.1. Giới thiệu chung
Tiếng Hán là một ngôn ngữ được đông đảo mọi người sử dụng. Việc học tiếng
Hán đã và đang trở thành một trào lưu trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, số người
học tiếng Hán ngày càng nhiều. Do sự giao lưu về văn hóa và ngôn ngữ của hai nước
Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử trên hai nghìn năm, nên sinh viên Việt Nam khi
tiếp xúc với tiếng Hán sẽ có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên khi học tiếng Hán
sinh viên Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn: từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đến
tu từ. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về những lỗi sai thường gặp của sinh
viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng Hán, phần được đánh giá là rất phức tạp
trong ngữ pháp tiếng Hán. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát đối tượng là những sinh viên
đang học tiếng Hán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), sau đó tiến hành
tổng hợp và phân tích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tình hình học và hiểu câu ghép
của sinh viên TP HCM nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
120
NGHIÊN CỨU LỖI SAI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
KHI HỌC TẬP CÂU GHÉP TIẾNG HÁN
Huỳnh Bích Ngọc
(SV năm 4, Khoa Trung văn)
GVDH: TS Phạm Thanh Hằng
1. Mở đầu
1.1. Giới thiệu chung
Tiếng Hán là một ngôn ngữ được đông đảo mọi người sử dụng. Việc học tiếng
Hán đã và đang trở thành một trào lưu trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, số người
học tiếng Hán ngày càng nhiều. Do sự giao lưu về văn hóa và ngôn ngữ của hai nước
Việt Nam và Trung Quốc có lịch sử trên hai nghìn năm, nên sinh viên Việt Nam khi
tiếp xúc với tiếng Hán sẽ có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên khi học tiếng Hán
sinh viên Việt Nam cũng gặp phải một số khó khăn: từ ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp đến
tu từ. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu về những lỗi sai thường gặp của sinh
viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng Hán, phần được đánh giá là rất phức tạp
trong ngữ pháp tiếng Hán. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát đối tượng là những sinh viên
đang học tiếng Hán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), sau đó tiến hành
tổng hợp và phân tích để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tình hình học và hiểu câu ghép
của sinh viên TP HCM nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung.
1.2. Lí do chọn đề tài
Trong suốt quá trình học tập môn Hán ngữ hiện đại, khi học đến phần câu ghép
trong tiếng Hán, tôi cũng như các bạn sinh viên khác hầu như đều rất băn khoăn, ai ai
cũng ái ngại khi học phần này vì thấy nó khá phức tạp. Có lẽ vì tâm lí đó mà nhiều sinh
viên đã không chú tâm khi học phần câu ghép, dù nó là một phần rất quan trọng, quyết
định đến khả năng sử dụng tiếng Hán một cách thuần thục trong cả văn nói và văn viết.
Để bản thân và những sinh viên khác có một cái nhìn toàn diện về câu ghép trong tiếng
Hán, cũng như biết cách khắc phục những lỗi sai thường gặp về điểm ngữ pháp này, tôi
đã chọn đề tài “Nghiên cứu lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng
Hán”. Với nghiên cứu này, tôi hi vọng có thể góp phần nhỏ cho việc hiểu và sử dụng
câu ghép tiếng Hán một cách chuẩn xác, và có thể coi đây là một tài liệu hữu ích cho
những người quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa lý luận
Quá trình tìm hiểu và tổng hợp các tư liệu liên quan đến câu ghép tiếng Hán đã
giúp tác giả có cái nhìn khái quát về câu ghép tiếng Hán, có sự so sánh giữa câu ghép
tiếng Hán và câu ghép tiếng Việt. Việc thực hiện bài nghiên cứu này không chỉ giúp tác
giả có cơ hội tập dượt làm nghiên cứu, tiếp cận và trình bày một vấn đề có tính chất
hàn lâm, mà còn mở rộng tầm nhìn về lĩnh vực nghiên cứu. Khi nghiên cứu vấn đề này,
tác giả có cơ hội để áp dụng các kiến thức đã học một cách hiệu quả, tiếp thu kiến thức
Năm học 2010 – 2011
121
từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện kiến thức của bản thân liên quan
đến câu ghép tiếng Hán.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này có thể cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về câu
ghép trong tiếng Hán. Ngoài ra, nó còn là tài liệu tham khảo hữu ích trong công việc
phiên dịch giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích một số lỗi
sai thường gặp và gợi ý những cách khắc phục, tác giả có thể giúp người học vận dụng
câu ghép tiếng Hán trong khẩu ngữ cũng như trong văn viết một cách hiệu quả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp tư liệu,
- Khảo sát thực tế,
- Phân tích dữ liệu khảo sát.
2. Mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm ra những lỗi sai mà sinh viên thường mắc
phải khi học tập và vận dụng câu ghép trong tiếng Hán. Những lỗi sai này đã trở thành
những lỗi sai có hệ thống, sinh viên rất hay phạm phải và thường không nhận ra được.
2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Tác giả đã khảo sát hơn 300 sinh viên của các trường đại học có chuyên ngành
tiếng Hán trên địa bàn TP HCM. Bài khảo sát được thực hiện vào tháng 11 và 12 năm
2010, số bài khảo sát được phát ra cho 4 trường đại học là 350 bài, số bài thực tế thu về
là 327, đạt 93%, số bài khảo sát đạt yêu cầu là 300, đạt 92%.
Về đối tượng cụ thể, xin quan sát số liệu dưới đây:
Đối tượng khảo sát Niên cấp Số lượng
Đại học Sư phạm TP HCM 2, 3, 4 114
Đại học Tôn Đức Thắng 3 30
Đại học KHXH&NV TP HCM 3 41
Đại học Mở TP HCM 4, 5 76
3. Sơ lược về câu ghép tiếng Hán
3.1. Khái niệm
Câu ghép là câu do hai phân câu trở lên có quan hệ mật thiết về ý nghĩa và có kết
cấu không bao hàm lẫn nhau tổ hợp thành gọi là câu ghép
(复句由两个或两个以上意义相关,结构上互不包含的分句组成) [7, tr. 217].
Ví dụ:
他既是好同志,又是好朋友。
(Anh ấy vừa là người đồng chí tốt, vừa là người bạn tốt.)
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
122
我的决定不是一时的冲动,而是经过仔细的考虑。
(Quyết định của tôi không phải là sự kích động nhất thời, mà là đã thông qua sự
suy nghĩ cẩn thận.)
3.2. Phân loại
3.2.1. Câu ghép quan hệ liên hợp (联合关系复句)
Câu ghép quan hệ liên hợp là câu ghép mà quan hệ giữa các phân câu trong câu
ghép là quan hệ liên hợp, giữa các phân câu không phân biệt chính phụ. Vì giữa các
phân câu có nhiều mối quan hệ khác nhau, nên nó có thể chia thành mấy loại cụ thể sau
[7, tr. 222]:
- Câu ghép song song (并列复句),
- Câu ghép liên quán (连贯复句或承接复句),
- Câu ghép giải thích (解说复句),
- Câu ghép lựa chọn (选择复句),
- Câu ghép tăng tiến (递进复句).
3.2.2. Câu ghép quan hệ chính phụ (偏正关系复句)
Câu ghép chính phụ là câu ghép mà các phân câu có quan hệ chính và phụ với
nhau.Vì giữa các phân câu có nhiều mối quan hệ khác nhau, nên nó có thể chia thành
mấy loại cụ thể sau [7, tr. 224]:
- Câu ghép chuyển ngoặt (转折复句),
- Câu ghép điều kiện (条件复句),
- Câu ghép giả thiết (假设复句),
- Câu ghép nhân quả (因果复句),
- Câu ghép mục đích (目的复句).
4. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên Việt Nam khi học ngữ pháp (câu)
tiếng Hán
4.1. Thuận lợi
4.1.1. Về phương thức ngữ pháp
Tiếng Việt và tiếng Hán đều là ngôn ngữ phân tích tính, cho nên nếu xét về
phương thức ngữ pháp thì cả hai chủ yếu dùng phương thức hư từ và trật tự từ. [2, tr.
71].
Phương thức hư từ
Vì tiếng Việt và tiếng Hán đều ít có phụ tố nên phương thức hư từ có vai trò đặc
biệt quan trọng. Hai ngôn ngữ này có một hệ thống hư từ phong phú để đảm nhiệm
chức năng biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp như sở hữu, đối tượng tiếp nhận, điểm đến,
điểm xuất phát... Điều này cho thấy khi sinh viên Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi
tiếp xúc với hư từ tiếng Hán.
Năm học 2010 – 2011
123
Ví dụ:
Tiếng Việt và tiếng Hán có thể biểu đạt quan hệ sở hữu bằng giới từ “của” và trợ
từ“的”.
Phương thức trật tự từ
Trong tiếng Việt và tiếng Hán, vị trí của từ trong câu do chức năng ngữ pháp, ý
nghĩa ngữ pháp của nó quy định [2, tr. 71].
Ví dụ:
Các câu ví dụ trên có ý nghĩa khác nhau do trật tự từ của chúng khác nhau.
4.1.2. Về đặc điểm của từ loại
Danh từ
Danh từ tiếng Việt và tiếng Hán đều không chia theo số nhiều hay số ít như tiếng
Anh, danh từ chỉ được xác định dựa vào khả năng kết hợp với từ chỉ định (này, nọ, ấy,
kia) hoặc khả năng kết hợp với từ chỉ lượng (mấy, vài, một, dăm, hai...).
Ví dụ:
Động từ
Trong các ngôn ngữ biến hình, động từ có khả năng biến đổi hình thái theo ngôi,
thì, thái... còn trong tiếng Việt và tiếng Hán thì động từ không có khả năng biến hình.
Ví dụ:
Tiếng Hán Tiếng Việt
我的妈妈 mẹ của tôi
他的书 sách của anh ta
Tiếng Hán Tiếng Việt
我打他。 Tôi đánh nó.
他打我。 Nó đánh tôi.
Tiếng Hán Tiếng Việt
那个帽子 cái nón đó
几个人 vài người
Tiếng Hán Tiếng Việt
走了 đi rồi
没唱 chưa hát
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
124
Tiếng Hán và tiếng Việt đều là ngôn ngữ phân tích tính, thiếu các tiêu chí rõ ràng
xác định từ loại và không có sự biến hình của từ. Tiếng Hán và tiếngViệt cũng có
những cách phân loại từ gần giống nhau: hư từ, thực từ và các loại từ cụ thể. Vị trí của
từ trong câu quyết định chức năng ngữ pháp của nó. Ranh giới giữa các từ loại không
rõ ràng nên về từ pháp và cú pháp có nhiều điểm tương đồng. Những điểm tương đồng
này tạo nên nhiều thuận lợi cho sinh viên Việt Nam khi học tập ngữ pháp tiếng Hán nói
chung và học tập câu ghép nói riêng.
4.2. Khó khăn
4.2.1. Chữ viết và từ vựng
Về mặt chữ viết
Chữ viết của tiếng Hán và chữ viết của tiếng Việt hiện đại được cấu tạo theo hai
nguyên tắc cơ bản khác nhau. Chữ viết Trung Quốc là một thứ chữ viết “đồ hoạ”,
tượng hình biểu ý, chữ viết Việt Nam là chữ viết theo lối phiên âm latinh. Ở phương
diện này mối quan hệ tương đồng gần như không có. Người Việt Nam vốn chỉ quen với
hệ thống chữ latinh nên việc làm quen với chữ Hán là một việc hết sức khó khăn. Hơn
nữa chữ Hán có kết cấu phức tạp, nhiều nét, dễ gây nhầm lẫn, các chữ chỉ cần nhiều
hay ít hơn một nét, các nét chỉ cần không chuẩn xác là có thể trở thành chữ khác.
Ví dụ:
“未——末”(未wèi – vị: chưa), (末 mò - mạt: cuối)
“酒——洒”(酒jiǔ – tửu: rượu), (洒 sǎ – sái: vẩy, rắc)
Về mặt từ vựng
Từ vựng tiếng Hán phong phú. Giới hạn từ loại không xác định, hiện tượng
chuyển hoá từ loại tương đối phổ biến. Mỗi loại có quá nhiều nghĩa, có khi còn có
nhiều cách đọc, ngược lại một “con chữ” tiếng Việt chỉ có một âm đọc duy nhất. Do
vậy, trong quá trình học tập tiếng Hán, sinh viên Việt Nam khó quen với sự đa nghĩa và
đa từ loại của từ, và cũng sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác chuyển dịch từ
tiếng Hán sang tiếng Việt và ngược lại.
Ví dụ: Từ更có 2 âm đọc là “gēng” và “gèng”, 2 âm này cùng có âm Hán Việt là
“canh”. Với mỗi cách đọc thì từ 更lại có nhiều nghĩa khác nhau như sau:
Năm học 2010 – 2011
125
Những khó khăn về mặt chữ viết và từ vựng này cũng ảnh hưởng nhiều đến khả
năng nắm vững ngữ pháp của sinh viên Việt Nam.
4.2.2. Đoản ngữ và câu
Đoản ngữ
Trong ngữ chính phụ của tiếng Hán, thành phần phụ luôn đứng trước thành phần
chính, còn ngữ chính phụ của tiếng Việt thì thành phần phụ có thể đứng trước hoặc
đứng sau thành phần chính. Điều này gây ra nhiều lỗi sai của sinh viên khi dùng cấu
trúc trong tiếng Việt áp dụng cho cấu trúc tiếng Hán.
Xin tham khảo bảng sau đây về sự khác biệt trong vị trí của trạng ngữ và định
ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán.
Nội dung Tiếng Hán Tiếng Việt
Vị trí định
ngữ
Luôn đứng trước trung tâm
ngữ.
Ví dụ: 黑猫
Luôn đứng sau trung tâm ngữ.
Ví dụ:con mèo đen
Vị trí trạng
ngữ
Luôn đứng trước trung tâm
ngữ.
Ví dụ: 在家吃饭
Có thể đứng tự do ở nhiều vị
trí khác nhau.
Ví dụ: ăn cơm ở nhà, ở nhà ăn
cơm
Câu
Một trong những điểm khác biệt dễ thấy của câu trong tiếng Việt và tiếng Hán là
về vị trí của từ ngữ nối trong câu ghép. Bởi vì trong tiếng Việt trong cấu tạo các loại
câu ghép thì các cặp từ nối bao giờ cũng xuất hiện ở trước chủ ngữ mỗi vế. Trong tiếng
Hán thì khác hẳn, các cặp từ nối có thể xuất hiện trước hoặc sau chủ ngữ mỗi vế tùy
vào từng trường hợp. Để hình dung sự khác nhau này, ta có thể phân tích như sau:
Trường hợp Tiếng Hán Tiếng Việt
Nếu hai vế
cùng chủ ngữ
Vị trí từ ngữ nối linh hoạt.
Ví dụ:
○1你如果不想去,你就不要去。
○2如果你不想去,你就不要去。
Từ ngữ nối đứng trước chủ ngữ.
Ví dụ: Nếu anh không muốn đi
thì anh không cần phải đi.
Nếu hai vế
khác chủ ngữ
Từ ngữ nối đứng trước chủ ngữ.
Ví dụ:如果你不去,我就不去。
Từ ngữ nối đứng trước chủ ngữ.
Ví dụ:Nếu anh không đi thì tôi
cũng không đi
Những khó khăn này đều ảnh hưởng đến khả năng nắm vững ngữ pháp cũng như
câu ghép tiếng Hán của sinh viên Việt Nam.
5. Kết quả khảo sát
5.1. Kết quả chung
Điểm cao nhất của mỗi bài khảo sát là 40, và kết quả khảo sát thu được như sau:
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
126
Điểm số <20 điểm 20 – 29 điểm 30 – 40 điểm
Tổng số bài khảo sát 300
Số lượng (bài) 19 144 137
Tỷ lệ (%) 6 48 46
Theo thống kê ở trên, có thể thấy được mức độ hiểu về câu ghép của sinh viên
như sau: 46% có điểm số trên 30, đây là mức độ của những sinh viên có khả năng nắm
vững và vận dụng câu ghép. 48% có điểm số từ 20 đến 30, phần này chiếm tỷ lệ cao
nhất, đây là mức độ của những sinh viên có thể vận dụng câu ghép nhưng vẫn chưa
hiểu rõ về câu ghép. Còn 6% có điểm số dưới 20, đây là mức độ của những sinh viên
không hiểu rõ về câu ghép, không thể vận dụng câu ghép chính xác. Từ đó có thể thấy
tỉ lệ sinh viên Việt Nam hiểu và vận dụng câu ghép tiếng Hán một cách chính xác
không cao.
5.2. Phân loại những lỗi sai liên quan đến câu ghép
Phân loại
Không phân
biệt được
câu đơn và
câu ghép
Hiểu sai
định
nghĩa câu
ghép
Phân
loại sai
câu ghép
Dùng từ
ngữ nối
không
chính xác
Dịch sai câu
ghép tiếng
Việt sang
tiếng Hán
Số bài khảo sát 300 300 300 300 300
Số bài sai 278 269 263 183 104
Tỷ lệ (%) 93 90 88 61 35
Thực trạng khảo sát các loại lỗi sai trong câu ghép tiếng Hán
của sinh viên Việt Nam
Trong 300 bài khảo sát, chỉ có 7% trả lời đúng cả năm câu liên quan đến việc
phán đoán phân biệt đâu là câu đơn và đâu là câu ghép, 10% trả lời được đúng về định
nghĩa câu ghép, 12% chọn đúng cả năm câu liên quan đến việc phân loại câu ghép,
Năm học 2010 – 2011
127
39% điền đúng từ ngữ nối ở năm câu ghép, và 65% dịch đúng 5 câu ghép tiếng Việt
thành tiếng Hán.
5.2.1. Không phân biệt được câu đơn và câu ghép
Từ kết quả nghiên cứu ta có thể thấy 2 điểm:
Thứ nhất: Khả năng phân biệt câu đơn và câu ghép của những sinh viên được
khảo sát không cao, với tỷ lệ sai 40%. Đây cũng là tình hình chung của người học tiếng
Hán khi ít chú trọng đến việc nắm vững sự khác nhau giữa câu đơn và câu ghép.
Thứ hai: Đối với những câu tương đối dài, sinh viên thường nhận định đó là câu
ghép, bởi vì sinh viên thường có một lối tư duy đó là: câu ghép là câu dài và phức tạp,
câu đơn là câu ngắn gọn và đơn giản. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi sai
này.
5.2.2. Hiểu sai định nghĩa câu ghép
Bài khảo sát cho phép người được khảo sát trả lời câu hỏi này bằng cả tiếng Việt
và tiếng Hán. Một điểm chung nhất trong 180 bài khảo sát trả lời bằng tiếng Việt là có
164 bài (chiếm 91%) dịch “复句” là “câu phức”, chỉ có 16 bài (chiếm 9%) dịch là “câu
ghép”. Việc dịch “复句” thành “câu phức” rất dễ gây nhầm lẫn, bởi vì trong tiếng Việt
và tiếng Hán đều có câu ghép và câu phức, và “复句” của tiếng Hán tương đương với
“câu ghép” của tiếng Việt. Một khi người học không nắm vững sự khác nhau giữa câu
ghép và câu phức thì việc vận dụng sai là điều tất yếu.
5.2.3. Phân loại sai câu ghép
Những câu ghép bị nhầm lẫn với nhau với tỷ lệ trên 20% bao gồm:
- Câu ghép giả thuyết(假设复句) - câu ghép song song (假设复句),
- Câu ghép song song (并列复句) - câu ghép tăng tiến (递进复句),
- Câu ghép giải thích (解说复句) - câu ghép chuyển ngoặt (转折复句),
- Câu ghép giải thích (解说复句) - câu ghép nhân quả (因果复句),
- Câu ghép nhân quả (因果复句) - câu ghép điều kiện (条件复句).
5.2.4. Dùng từ ngữ nối không chính xác
Những lỗi liên quan đến từ ngữ nối bao gồm:
Lỗi sai Số lượt khảo sát Lượt sai Tỷ lệ(%)
Từ ngữ nối phối hợp không thích đáng 210 98 47
Không hợp logic 210 28 13
Vị trí từ ngữ nối không thích đáng 210 54 26
Lỗi chính tả từ ngữ nối 210 30 14
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
128
5.2.5. Dịch sai câu ghép tiếng Việt và tiếng Hán
Việc dịch từ câu ghép tiếng Hán thành câu ghép tiếng Việt hầu như không gây
nhiều khó khăn đối với sinh viên Việt Nam, bởi vì người học đã quen với cấu trúc của
câu ghép tiếng Việt và sử dụng hàng ngày, nên lỗi sai ở đây chủ yếu tập trung ở việc
dịch từ tiếng Việt thành tiếng Hán.
6. Đề xuất, kết luận
Việc học tập ngữ pháp của một ngôn ngữ luôn nhận được những ý kiến khác nhau
từ người học. Một số người học hứng thú với việc tìm ra những qui luật ngữ pháp và
làm nhiều bài tập ngữ pháp, bởi vì họ cho rằng ngữ pháp rất quan trọng, nó giúp cho
việc diễn đạt trở nên chính xác và hoàn thiện hơn. Song song đó cũng có người không
thích học ngữ pháp vì cho rằng nó tẻ nhạt và không cần thiết, chỉ cần có thể ghép các từ
thành câu là được. Dù là thích hay không thích thì ngữ pháp vẫn là một phần không thể
thiếu trong ngôn ngữ. Trong bài khảo sát có một câu hỏi là: “Theo bạn làm thế nào có
thể học tốt câu ghép tiếng Hán?”, trong 300 bài khảo sát thì có đến 182 ý kiến (chiếm
61%) cho rằng cần phải luyện tập nhiều, nhưng việc luyện tập này phải có phương
pháp thì mới có hiệu quả được.
6.1. Đề xuất
Xuất phát từ vấn đề làm thế nào để học tốt ngữ pháp cũng như câu ghép tiếng
Hán, tác giả có những đề xuất cho vấn đề này như sau:
6.1.1. Về việc học ngữ pháp
- Bước một: Lên kế hoạch. Có cái nhìn tổng quát về từng điểm ngữ pháp, chú ý
đến ngữ pháp ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc với tiếng Hán, ghi chú những đặc điểm ngữ
pháp quan trong và lên kế hoạch học từng phần trong vài ngày.
- Bước hai: Nhận dạng những lỗi thường gặp của từng điểm ngữ pháp. Những
người nói cùng một ngôn ngữ thường mắc những lỗi giống nhau. Tìm ra những lỗi ngữ
pháp mà mọi người thường mắc phải để chú ý hơn tới những lỗi ngữ pháp này, tiến tới
việc sử dụng một cách chính xác ngữ pháp.
- Bước ba: Tìm bài tập ngữ pháp. Để học tốt ngữ pháp, cần luyện tập cho tới khi
có thể sử dụng dễ dàng. Tìm kiếm một cuốn sách bài tập ngữ pháp có cả phần đáp án.
Các hoạt động trực tuyến và đố vui cũng có thể trợ giúp được. Mỗi lần chỉ tập trung
vào 1 phần ngữ pháp nhất định
- Bước bốn: Chú ý tới ngữ pháp khi đọc tiếng Hán. Khi học ngữ pháp, sẽ là chưa
đủ nếu chỉ hiểu được ý chính về những gì đọc được. Cần phải hiểu chính xác tại sao
câu lại được viết như vậy. Khi đọc một câu văn, hãy tự hỏi liệu bạn có thể viết câu
tương tự như vậy không. Nếu không thể hoặc không chắc chắn, hãy tìm những cuốn
sách về những phần ngữ pháp và luyện tập.
- Bước năm: Dịch từ ngôn ngữ của tiếng Việt sang tiếng Hán. Như vậy, sẽ tránh
những phần ngữ pháp phức tạp khi viết hoặc nói lên suy nghĩ của mình. Khi dịch thì sẽ
Năm học 2010 – 2011
129
phải làm việc với tất cả những gì xuất hiện trên trang giấy, kể cả những phần ngữ pháp
khó. Bắt đầu dịch những thứ đơn giản như các câu đơn giản thường gặp hàng ngày,sau
đó chuyển sang dịch những câu phức tạp hơn trong văn viết.
- Bước sáu: Tìm sự giúp đỡ của người bản ngữ. Nếu quen biết người bản ngữ
nào, hãy nhờ họ kiểm tra bài viết của mình. Nếu không, cũng có thể tìm kiếm các diễn
đàn học tiếng Hán trên mạng hoặc những trang web trao đổi ngôn ngữ.
6.1.2. Về việc rèn luyện câu ghép tiếng Hán
Cách rèn luyện câu ghép cũng giống như cách rèn luyện ngữ pháp, nhưng sẽ
có một số phần cần chú ý riêng cho phần này, đó là:
Phân biệt rõ câu đơn, câu phức và câu ghép
Loại
câu Câu đơn Câu phức Câu ghép
Định
nghĩa
Câu đơn là câu chỉ
có một cụm chủ vị
nòng cốt [1, tr.
289].
Dạng câu là một bộ phận
nằm bên trong một câu,
hay bị bao bên trong một
câu [1, tr. 289].
Mỗi dạng câu có tính độc lập
tương đối, và chúng ghép lại
với nhau, không câu nào bao
câu nào [1, tr. 289].
Ví dụ 我们很开心。
(Chúng tôi rất vui.)
他是教我的老师。
(Ông ấy là giáo viên dạy
chúng tôi.)
他是老师,我是学生。
(Ông ấy là giáo viên, tôi là
học sinh.)
Sử dụng từ ngữ nối chính xác
Người học nên tìm hiểu những từ ngữ nối hay dùng, xem chúng thuộc loại câu
ghép nào, khi sử dụng phải đặt ở vị trí nào. Chú ý những từ ngữ nối có cách đọc
hoặc cách viết gần giống nhau để không bị nhầm lẫn khi sử dụng.
Phân biệt rõ từng loại câu ghép
Mỗi loại câu ghép có những mối quan hệ khác nhau và việc phân chia các loại
câu ghép cũng không thống nhất, cho nên người học phải chú ý đến điểm này.
Chú ý đến quan hệ logic giữa các phân câu
Cần phải chú ý đến quan hệ logic giữa các phân câu để sắp xếp hợp lí các phân
câu và cũng là để dùng từ ngữ nối một cách phù hợp.
Chú ý sự khác nhau giữa khẩu ngữ và văn viết
Văn nói là lời ăn tiếng nói hàng ngày, là khẩu ngữ. Người ta nghĩ sao, nói vậy,
tuỳ văn cảnh, tuỳ đối tượng và tuỳ theo trạng thái tâm lý, cảm xúc của họ. Văn nói dễ
hiểu, gần gũi với đời thường, phù hợp với tính cách người nói và trình độ người nghe.
Khác với văn nói, văn viết mang tinh chất hành chính hoặc báo chí nên cách viết phải
bảo đảm tính khúc chiết, trong sáng, mạch lạc, tiết kiệm