1. Mở đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục Việt Nam trong thời gian qua đã có những đổi mới không ngừng
cho phù hợp với xu thế hội nhập thế giới, điển hình là đổi mới về phương pháp giảng dạy và học tập ở tất cả các bậc
đào tạo. Với yêu cầu của giáo dục đại học, học tập ở bậc đại học đặt ra nhiệm vụ cao hơn so với bậc phổ thông. Đặc
biệt trong bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay, thời gian sinh viên (SV) phải tự học, tự nghiên cứu nhiều
hơn so với đào tạo theo niên chế trước đây. Do đó, SV cần phải có phương pháp học tập phù hợp để đạt được kết
quả học tập cao. Phương pháp học tập là một yếu tố quan trọng về cả bề mặt và chiều sâu đối với mỗi SV; và kết quả
học tập là các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học thu nhận được (các kiến thức, kĩ năng này được hình thành
và tích lũy từ các môn học khác nhau trong quá trình học). Vậy, phương pháp học tập nào sẽ phù hợp với SV chuyên
ngành Kế toán - Kiểm toán? Việc chọn ra phương pháp học tập phù hợp với mỗi SV đang là một thách thức đối với
SV đại học nói chung và SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa
bàn Hà Nội nói riêng.
Tổng quan nghiên cứu tài liệu cho thấy, các công trình nghiên cứu trước đây (cả trong nước và nước ngoài) đều
chủ yếu tập trung vào ứng dụng một số phương pháp học tập cho một chuyên ngành học cụ thể, hay những nhân tố
ảnh hưởng tới kết quả học tập của SV như Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018), Lê Trung Văn (2010), John Donal và
Burwood (2007), Biggs, J. B. (1987), Spencer (2003) hay Nguyễn Thành Hải (2010). Cho đến nay, chưa có nghiên
cứu nào phản ánh một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa phương pháp học tập và kết quả học tập cho từng nhóm
học phần của SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán.
Bài viết đề xuất mô hình và phân tích mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các phương pháp học tập với kết
quả học tập và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của SV chính quy khoa Kế toán - Kiểm toán
tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa phương pháp học tập và kết quả học tập của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tại một số trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 297-303 ISSN: 2354-0753
297
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHỐI NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Nguyễn Thị Thúy+,
Nguyễn Thị Hương Ly,
Ngô Bảo My, Bùi Thị Ngân
Trường Đại học Thương mại
+ Tác giả liên hệ ● Email: thuynguyendhtm@tmu.edu.vn
Article History ABSTRACT
Received: 15/4/2020
Accepted: 18/5/2020
Published: 25/5/2020
Keywords
learning methods, learning
results, university, accounting
- auditing, the relationship
between the learning methods
and the learning results.
Along with the development of the economy and education in Vietnam in
recent years, there have been constant innovations to suit the trend of world
integration, typically innovating teaching and learning methods in all training
levels. The article examines the relationship between the learning methods
and the learning results of students majoring in Accounting - Auditing at
Universities of Economics in Hanoi. Through qualitative and quantitative
research methods, we have found 6 learning methods that affect students'
learning outcomes, including: POWER learning method, SQ3R learning
method, learning method, Deep approach learning, surface approach learning,
strategic approach learning, active learning.
1. Mở đầu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục Việt Nam trong thời gian qua đã có những đổi mới không ngừng
cho phù hợp với xu thế hội nhập thế giới, điển hình là đổi mới về phương pháp giảng dạy và học tập ở tất cả các bậc
đào tạo. Với yêu cầu của giáo dục đại học, học tập ở bậc đại học đặt ra nhiệm vụ cao hơn so với bậc phổ thông. Đặc
biệt trong bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay, thời gian sinh viên (SV) phải tự học, tự nghiên cứu nhiều
hơn so với đào tạo theo niên chế trước đây. Do đó, SV cần phải có phương pháp học tập phù hợp để đạt được kết
quả học tập cao. Phương pháp học tập là một yếu tố quan trọng về cả bề mặt và chiều sâu đối với mỗi SV; và kết quả
học tập là các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học thu nhận được (các kiến thức, kĩ năng này được hình thành
và tích lũy từ các môn học khác nhau trong quá trình học). Vậy, phương pháp học tập nào sẽ phù hợp với SV chuyên
ngành Kế toán - Kiểm toán? Việc chọn ra phương pháp học tập phù hợp với mỗi SV đang là một thách thức đối với
SV đại học nói chung và SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa
bàn Hà Nội nói riêng.
Tổng quan nghiên cứu tài liệu cho thấy, các công trình nghiên cứu trước đây (cả trong nước và nước ngoài) đều
chủ yếu tập trung vào ứng dụng một số phương pháp học tập cho một chuyên ngành học cụ thể, hay những nhân tố
ảnh hưởng tới kết quả học tập của SV như Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018), Lê Trung Văn (2010), John Donal và
Burwood (2007), Biggs, J. B. (1987), Spencer (2003) hay Nguyễn Thành Hải (2010). Cho đến nay, chưa có nghiên
cứu nào phản ánh một cách có hệ thống về mối quan hệ giữa phương pháp học tập và kết quả học tập cho từng nhóm
học phần của SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán.
Bài viết đề xuất mô hình và phân tích mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ giữa các phương pháp học tập với kết
quả học tập và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập của SV chính quy khoa Kế toán - Kiểm toán
tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Phương pháp học tập
Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách xử lí thông tin lấy từ
môi trường sống xung quanh mình. Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất
định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức, trong thực tiễn. Hoạt động học là hoạt động đặc thù
của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác để lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới, những hình thức
hành vi và những dạng hoạt động nhất định nhằm phát triển nhân cách của chính mình. Khi nghiên cứu về phương
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 297-303 ISSN: 2354-0753
298
pháp học tập, Nguyễn Thành Hải (2010) cho rằng: “Do SV được coi là những người đã trưởng thành, việc học và
dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học
ở đại học luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất”. Như vậy, có thể hiểu,
phương pháp học tập là tổng hợp các cách thức học tập nhằm đạt được kết quả cao trong quá trình học tập.
Qua quá trình tổng hợp và nghiên cứu những phương pháp học tập, nhiều tác giả đã đưa ra những phương pháp
học tập với những tên gọi khác nhau, có những yếu tố cấu thành tương tự nhau. Ví dụ: giáo sư Robert Feldman tại
Đại học Massachusetts ở Amherst đưa ra phương pháp POWER với năm yếu tố cơ bản là Prepare - chuẩn bị,
Organize - tổ chức, Work - thực hiện, Evaluate - đánh giá, Rethink - Suy nghĩ lại; Joe Lansberger Đại học St. Thomas
tại bang Minnesota, Mĩ đưa ra phương pháp ASPIRE với Approach/attitude/arrange: Tâm trạng, Select/survey/study:
Sự hiểu biết, Put aside/piece together: Nhắc lại, Inspect/investigate/inquire: Nghiên cứu, Reconsider/reflect/relay:
Mở rộng, Evaluate/examine/explore: Ôn lại; Nhìn chung 2 phương pháp được đưa ra có cấu trúc tương tự nhau và
để lựa chọn phù hợp đối với SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán, nhóm tác giả đã lựa chọn phương pháp POWER.
Chúng tôi đã tổng hợp và đưa ra lựa chọn về phương pháp học tập độc lập và những nhân tố cấu thành nên phương
pháp đó, giúp SV dễ dàng lựa chọn phương pháp áp dụng trong từng trường hợp cụ thể hoặc kết hợp các phương
pháp một cách logic. Cụ thể:
- Phương pháp POWER do giáo sư Robert Feldman là giáo sư tâm lí tại Trường Đại học Massachusetts ở Amherst
đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm nhất cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER: Tên gọi
POWER của phương pháp học tập ở bậc đại học là viết tắt của các từ tiếng Anh: Prepare, Organize, Work, Evaluate,
Rethink, đồng thời “POWER” cũng hàm ý nghĩa là sức mạnh, năng lực. Năm yếu tố cơ bản của phương pháp POWER
đó là: Prepare - chuẩn bị, Organize - tổ chức, Work - thực hiện, Evaluate - đánh giá, Rethink - Suy nghĩ lại.
- Phương pháp SQ3R (Francis Pleasant Robinson, 1970) là một kĩ thuật luyện tập trí não giúp cho con người có
thể thâu tóm và hiểu được toàn bộ nội dung hoặc thông tin của một quyển sách, tài liệu... SQ3R là từ viết tắt của:
Survey (Khảo sát), Question (Đặt câu hỏi), Read (Đọc), Recite/Recall (Gợi nhớ), Review (Đánh giá).
- Phương pháp tiếp cận sâu được đặc trưng bởi sự tham gia tích cực của SV với các vấn đề của từng môn học.
Biểu hiện ở người học tích cực chủ động trong quá trình học tập, chủ động tìm hiểu tài liệu, liên kết kiến thức với
kinh nghiệm sống, phản hồi những gì không hài lòng, tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tích cực học tập
trong lớp (John Donal và Beverley Jackling, 2007).
- Phương pháp tiếp cận bề mặt là người học tiếp nhận kiến thức từ giáo viên mà không hề có sự suy nghĩ, sao
chép kiến thức, học một cách đối phó, chấp nhận giáo viên như một nguồn đáng tin cậy và duy nhất, thụ động trong
học tập (John Donal và Beverley Jackling, 2007).
- Phương pháp tiếp cận chiến lược được đặc trưng bởi các kĩ thuật thực hiện có hiệu quả, quản lí thời gian và sự
thường xuyên trong học tập của SV vì một động cơ học tập đã hoạch định (John Donal và Beverley Jackling, 2007).
- Phương pháp chủ động là hình thức mà mỗi cá nhân phải tự hành động vì mục tiêu cho bản thân, hoạch định lộ
trình đạt mục tiêu đó dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của giảng viên, chuyên gia. Đây là phương pháp học tập, rèn luyện
một cách khoa học, hiệu quả và ngày càng được các nhà giáo dục hàng đầu thế giới, cũng như học sinh, SV ở quốc
gia có nền giáo dục tiên tiến như Mĩ, Hà Lan, Phần Lan, Đức... áp dụng (Nguyễn Thành Hải, 2010).
2.1.2. Kết quả học tập
Kết quả học tập là các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà người học thu nhận được. Các kiến thức, kĩ năng này
được hình thành và tích lũy từ các môn học khác nhau trong quá trình học. Thật vậy, trường Cabrillo quan niệm “Kết
quả học tập của SV là kiến thức, kĩ năng và thái độ mà SV đạt được và phát triển trong suốt khóa học” (Palomba và
Banta, 1999). Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (1995) cho rằng: “Kết quả học tập là mức độ thành tích mà một
chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định; Và
là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác”. Như vậy, có thể hiểu, “Kết quả học tập là
kiến thức, kĩ năng, thái độ mà SV thu nhận được trong quá trình học”.
2.1.3. Mối quan hệ giữa phương pháp học tập và kết quả học tập
Tổng quan các nghiên cứu trước đây cho thấy, phương pháp học tập có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập
của SV (Spencer, 2003; John Donal và Beverley Jackling, 2007; Đinh Thị Hóa và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, có rất
nhiều phương pháp học tập khác nhau, mỗi phương pháp có tác động đến kết quả học tập là khác nhau. Các công
trình nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu chuyên sâu sự ảnh hưởng của một hoặc một số phương pháp học tập
cụ thể đến kết quả học tập, hoặc tổng hợp các phương pháp học tập mới để người học có thể vận dụng trong quá trình
học của mình, Dựa trên các nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã tổng hợp lại một số phương pháp học tập có ảnh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 297-303 ISSN: 2354-0753
299
hưởng đến kết quả học tập và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các phương pháp học tập và kết
quả học tập của SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học thuộc khối ngành Kinh tế trên địa bàn
Hà nội. Cụ thể như sau:
- Về phương pháp học tập POWER
Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản: Prepare (Chuẩn bị), Organize (Tổ chức), Work (Thực hiện),
Evaluate (Đánh giá), Rethink (Suy nghĩ lại). Phương pháp học tập này được hiểu là phương pháp về tổ chức học tập
môn học có hệ thống, có tính logic dựa trên mục tiêu, động cơ học tập của SV. Những nghiên cứu trước chứng minh
rằng phương pháp POWER có tác động tích cực đến kết quả học tập của SV như: Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018) và
Nguyễn Thị Nga (2013) sử dụng kết quả của mô hình phân tích hồi quy của mô hình các yếu tố tác động đến kết quả
học tập. Vì vậy giả thuyết được đưa ra là: Giả thuyết 𝐻1: Phương pháp học tập POWER có ảnh hưởng tích cực đến kết
quả học tập của SV khoa Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
- Về phương pháp học tập SQ3R
Phương pháp học tập SQ3R là phương pháp tăng cường kĩ thuật luyện tập trí não, giúp cho SV có thể thâu tóm
và hiểu được toàn bộ nội dung hoặc thông tin của một quyển sách, tài liệu, SV nhận ra giá trị của những thông tin
mình đang tìm kiếm, tìm hiểu và nhận được những giá trị mới mẻ từ quá trình đọc hiểu. Lê Trung Văn (2010) cho
rằng phương pháp học tập SQ3R có ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV khi đề xuất “bí quyết học tốt và chuẩn bị
thành đạt” chính là phương pháp học tập và đọc tích cực SQ3R qua việc mô tả, đưa ra nguyên nhân cùng giải pháp
và các bước tiến hành. Do đó, giả thuyết 𝐻2 được đưa ra là: Phương pháp học tập SQ3R có ảnh hưởng tích cực đến
kết quả học tập của SV khoa Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
- Về phương pháp học tập tiếp cận
Theo các nghiên cứu của Biggs, J. B. (1987); Spencer (2003) và John Donal & Beverley Jackling (2007): Phương
pháp tiếp cận sâu được đặc trưng bởi sự tham gia tích cực của SV với các vấn đề của từng môn học. Biểu hiện ở
người học tích cực chủ động trong quá trình học tập, chủ động tìm hiểu tài liệu, liên kết kiến thức với kinh nghiệm
sống, phản hồi những gì không hài lòng, tìm hiểu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, tích cực học tập trong lớp.
SV tạo cơ hội cho bản thân liên kết với xã hội để tìm hiểu, khám phá và trao đổi kiến thức giúp SV hiểu vấn đề mình
đang nhìn nhận ở góc độ nào và cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra sao. Do đó, giả thuyết 𝐻3: Phương pháp học
tập tiếp cận sâu có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của SV khoa Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học
khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Bên cạnh đó, John Donal & Beverley Jackling (2007) và Nguyễn Hoàng Đoan Huy (2015) đưa ra cùng một quan
điểm: Phương pháp tiếp cận bề mặt là người học tiếp nhận kiến thức từ giáo viên mà không hề có sự suy nghĩ, sao
chép kiến thức, học một cách đối phó, chấp nhận giáo viên như một nguồn đáng tin cậy và duy nhất, thụ động trong
học tập. Nếu SV ứng dụng phương pháp học tập này hiệu quả thì việc SV hiểu bài ngay sau mỗi giờ học trên lớp là
tín hiệu tích cực. Do đó, Giả thuyết 𝐻4: Phương pháp học tập tiếp cận bề mặt có ảnh hưởng tích cực đến kết quả
học tập của SV khoa Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Thêm vào đó, phương pháp tiếp cận chiến lược được đặc trưng bởi sự tổ chức có hiệu quả, quản lí thời gian và
sự thường xuyên trong học tập của SV. Các phương pháp tiếp cận này đều có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của
SV (John Donal & Beverley Jackling, 2007). Giả thuyết 𝐻5: Phương pháp học tập tiếp cận chiến lược có ảnh hưởng
tích cực đến kết quả học tập của SV khoa Kế toán - Kiểm toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa
bàn Hà Nội.
- Về phương pháp học tập chủ động
Phương pháp học tập chủ động được hiểu là những cách thức khác nhau của SV trong quá trình học tập, nghiên
cứu môn học một cách chủ động, xuất phát từ bản thân SV, không thụ động bởi giảng viên hay các nhân tố khác.
Phương pháp chủ động được đánh giá khi ảnh hưởng đến kết quả học tập qua các nghiên cứu của Nguyễn Thành
Hải (2010), Lê Trung Văn (2010) đã chứng minh được phương pháp học tập chủ động có ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả học tập của SV bằng cách xác định và phân tích mục tiêu học tập của SV, giả thuyết được đưa ra như sau: Giả
thuyết 𝐻6: Phương pháp học tập chủ động có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của SV khoa Kế toán - Kiểm
toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
2.1.4. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được nhóm tác giả xây dựng và áp dụng đối với 2 nhóm học phần: học phần lí luận và học
phần vận dụng, vì: (1) Những môn học được liệt kê vào mỗi nhóm học phần có tính chất tương tự nhau (nhóm học
phần chỉ thuần túy lí thuyết và nhóm học phần có kết hợp lí thuyết với bài tập vận dụng), áp dụng phương pháp học
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 297-303 ISSN: 2354-0753
300
tập giống nhau và kết quả học tập đạt được tương tự nhau; (2) Các môn học được nhóm tác giả liệt kê vào nhóm học
phần lí luận có kết quả học tập chênh lệch so với các môn học được liệt kê vào nhóm học phần vận dụng. Do vậy,
nghiên cứu được đưa ra và việc chia tách 2 nhóm học phần với mục đích tìm ra được nguyên nhân chênh lệch kết
quả học tập do phương pháp học tập hay không, để từ đó đưa ra những giải pháp để SV áp dụng có thể cân bằng và
nâng cao kết quả học tập ở cả 2 nhóm học phần.
Kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây và các giả thuyết nghiên cứu nêu trên, cùng với các câu hỏi
trong phiếu khảo sát thể hiện rõ nội dung và cách thức áp dụng từng phương pháp của mỗi phương pháp học tập
(theo phục lục số 01), mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập chính là 6 phương pháp học tập (Phương pháp học
tập POWER (PO), Phương pháp học tập SQ3R (SQ), Phương pháp học tập tiếp cận sâu (TCS), Phương pháp học
tập tiếp cận bề mặt (TCBM), Phương pháp học tập tiếp cận chiến lược (TCCL), Phương pháp học tập chủ động
(CD) và biến phụ thuộc là “Kết quả học tập”. Các biến quan sát được xây dựng theo thang đo Likert từ 1 đến 5
(trong đó: 1. Không sử dụng, 2. Một khía cạnh nhỏ, 3. Một vài khía cạnh chọn lọc, 4. Một phần lớn nội dung,
5. Toàn bộ nội dung).
2.2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Dữ liệu nghiên cứu
Chúng tôi đã khảo sát thực tế 600 SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tại một số trường đại học khối ngành
Kinh tế trên địa bàn Hà Nội (như Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện
Tài chính, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện Chính sách và Phát triển,) về mức độ sử dụng các phương pháp
học tập dựa trên thang đo likert 5 điểm. Phiếu khảo sát bao gồm 2 phần: Trong đó, Phần 1 thu thập thông tin cá nhân
của đối tượng khảo sát về giới tính, trường đại học đang theo học, chuyên ngành học, tham gia hoạt động xã hội, câu
lạc bộ; Phần 2 là các câu hỏi trọng tâm. Các biến độc lập chính là 6 phương pháp học tập đề xuất, nêu rõ nội dung
từng phương pháp học tập để người học có cơ sở đánh giá mức độ sử dụng; Biến phụ thuộc chính là kết quả học tập
của SV, được đo lường bằng các mức điểm cụ thể theo học chế tín chỉ. Kết quả khảo sát thu thập được qua xử lí trên
phần mềm SPSS 20, Microsoft Excel để đánh giá mối quan hệ giữa phương pháp học tập và kết quả học tập của SV
chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán.
Kích thước mẫu để đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu phải dựa trên phương trình: N >= 50 + 5P với P là số
biến độc lập (Green WH, 1991; Tabachnick và Fidell, 2007). Vì vậy, trong trường hợp nghiên cứu này, kích thước
mẫu của tác giả phải là n >= 50 + 5*6 = 80 SV. Tuy nhiên, để tăng độ tin cậy, chính xác cho nghiên cứu và dự phòng
phải loại bỏ những phiếu không hợp lệ, do đó nhóm nghiên cứu đã gửi phiếu điều tra đến 600 SV khoa Kế toán
- Kiểm toán tại các trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Kết quả: có 550 phiếu khảo sát (chiếm
91,67%) trả lời đầy đủ, điền đầy đủ thông tin phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu; 8,33% phiếu khảo sát không hợp
lệ bị loại bỏ. Dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra hợp lệ được nhóm nhập và làm sạch dữ liệu trên Microsoft
Excel trước khi đưa vào phần mềm SPSS 20.
2.2.2. Phân tích thống kê mô tả
Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát trên 13 trường đại học khối ngành Kinh tế trên địa bàn Hà Nội để thu thập
dữ liệu thực tế về tình hình học tập của các bạn SV chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán. Số lượng phiếu khảo sát thu
thập được chủ yếu từ các trường như Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học
viện Tài chính, Học viện Ngân hàng.
Nghiên cứu khảo sát 550 SV chính quy (10,5% nam, 89,5% nữ) cho thấy có 16,9% SV có tham gia Ban cán sự lớp.
Theo khảo sát có 39,5 % SV tham gia CLB/Đội/Nhóm hoặc các hoạt động ngoại khóa giúp SV phát triển kĩ năng mềm,
mở rộng kiến thức, mở rộng mối quan hệ, giúp SV năng động, tự tin,... Tỉ lệ SV đi làm thêm khá cao chiếm 69,3% tổng
số SV và 30,7% là tỉ lệ SV không đi làm thêm. Hiện trạng thời gian tự học của SV cho thấy: Thời gian dành cho tự học
của SV trung bình là 2,28 giờ mỗi ngày, thấp nhất là dưới 1 giờ, cao nhất là trên 6 giờ. Thời gian dành cho tự học của
đa số SV là từ 2-3 giờ (chiếm 40,4% lựa chọn) và dưới 1 giờ (chiếm 37,3% lựa chọn).
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha
Kiểm định này được thực hiện để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, cho từng biến độc lập và biến phụ thuộc.
Kết quả kiểm định được thể hiện trong bảng 1 như sau:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 297-303 ISSN: 2354-0753
301
Bảng 1. Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach's Alpha
STT
Biến độc lập
và biến phụ thuộc
thuộc nhóm
Số biến
quan sát
Hệ số
Cronbach’s
Alpha
Hệ số tương quan
biến tổng nhỏ nhất
Hệ số Cronbach’s
Alpha nếu loại biến
lớn nhất
1 Học phần lí luận 6 0,867 0,485 0,876
2 Học phần vận dụng 6 0,904 0,637 0,902
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ các kết quả xử lí dữ liệu từ phần mềm SPSS 20)
Tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha đều > 0,7, đồng thời các chỉ số tương quan biến tổng đều > 0,3. Do đó, thang