Tóm tắt. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là xác định một số chỉ số nhân
trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong ở vùng cao tỉnh Yên Bái. Nghiên
cứu được tiến hành trên 1694 người (851 nam và 843 nữ) có độ tuổi từ 15 đến 17.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình,
vòng đầu, vòng cổ, vòng cánh tay trái duỗi, vòng bụng qua rốn, vòng mông, chỉ số
khối lượng cơ thể (Body Mass Index - BMI) của trẻ em ở lứa tuổi này vẫn tăng.
Các chỉ số nhân trắc trên của trẻ em dân tộc Kinh đều lớn hơn so với trẻ em dân tộc
H’mong. Chỉ số pignet của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong đều thuộc loại trung
bình yếu. Các chỉ số hình thái của trẻ em dân tộc Kinh có giá trị tốt hơn so với các
giá trị tương ứng được nêu trong tài liệu Các giá trị sinh học người Việt Nam bình
thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20 của Bộ Y tế và trong các nghiên cứu của nhiều tác
giả trước đây. Trong khi đó các chỉ số này ở trẻ em người dân tộc H’mong là thấp
hơn và tương đương.
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Natural Sci., 2014, Vol. 59, No. 4, pp. 132-143
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC CƠ BẢN CỦA TRẺ EM
DÂN TỘC KINH VÀ H’MONG TỪ 15 ĐẾN 17 TUỔI TẠI TỈNH YÊN BÁI
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng
Trường Đại học Giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là xác định một số chỉ số nhân
trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong ở vùng cao tỉnh Yên Bái. Nghiên
cứu được tiến hành trên 1694 người (851 nam và 843 nữ) có độ tuổi từ 15 đến 17.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình,
vòng đầu, vòng cổ, vòng cánh tay trái duỗi, vòng bụng qua rốn, vòng mông, chỉ số
khối lượng cơ thể (Body Mass Index - BMI) của trẻ em ở lứa tuổi này vẫn tăng.
Các chỉ số nhân trắc trên của trẻ em dân tộc Kinh đều lớn hơn so với trẻ em dân tộc
H’mong. Chỉ số pignet của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong đều thuộc loại trung
bình yếu. Các chỉ số hình thái của trẻ em dân tộc Kinh có giá trị tốt hơn so với các
giá trị tương ứng được nêu trong tài liệu Các giá trị sinh học người Việt Nam bình
thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20 của Bộ Y tế và trong các nghiên cứu của nhiều tác
giả trước đây. Trong khi đó các chỉ số này ở trẻ em người dân tộc H’mong là thấp
hơn và tương đương.
Từ khóa: Chỉ số nhân trắc, dân tộc thiểu số, trẻ em.
1. Mở đầu
Nghiên cứu các chỉ số nhân trắc, sự tăng trưởng và phát triển cơ thể con người đã
trở thành môn khoa học được nhiều nhà khoa học quan tâm. Những nghiên cứu này với
mục đích tạo cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp nhằm năng cao sức khỏe, thể lực cho
cộng đồng ở vùng nghiên cứu, đáp ứng việc phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng
cuộc sống, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu các chỉ số nhân trắc là một bộ phận trong quá trình nghiên cứu các lĩnh
vực về phát triển con người, làm cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về số
đo, kích thước nhằm chế tạo, sản xuất công cụ lao động, phương tiện sinh hoạt hàng ngày.
Ngày nhận bài: 10/3/2014. Ngày nhận đăng: 19/5/2014.
Tác giả liên lạc: Mai Văn Hưng, địa chỉ e-mail: hungmv@vnu.edu.vn
132
Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi...
Đồng thời, việc đánh giá thể trạng, dinh dưỡng, thể lực và sức khỏe nhằm mục đích tìm ra
những biến đổi hình thái thể lực của cơ thể con người qua từng giai đoạn, từng nhóm tuổi,
từng chủng dân tộc. Từ đó có những giải pháp khắc phục những yếu tố có ảnh hưởng đến
sức khỏe, nòi giống của của con người.
Những nghiên cứu về các chỉ số nhân trắc và thể lực của các tác giả Việt Nam trước
đây đã có ý nghĩa quan trọng và được coi như kim chỉ nam trong nghiên cứu về người
được thể hiện trong cuốn Hằng số sinh học người Việt Nam [2] và cuốn Các giá trị sinh
học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90, thế kỷ XX [1]. Nhằm đánh giá đặc điểm các
chỉ số nhân trắc và thể lực của trẻ em theo vùng sinh thái giai đoạn đầu thế kỷ 21, chúng
tôi tiến hành đề tài này với mục đích có được các giá trị nhân trắc cơ bản của trẻ em người
dân tộc Kinh và H’mong lứa tuổi 15 đến 17 ở Yên Bái, góp phần cung cấp các dữ liệu
khoa học phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp trong việc nâng cao chất lượng con người
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu trên 1694 trẻ (851
nam và 843 nữ) thuộc 2 dân tộc vùng cao Kinh và H’mông có độ tuổi từ 15 đến 17 ở
các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu và Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái. Đối tượng
nghiên cứu không có bệnh mạn tính và không mang dị tật hình thái.
* Phương pháp nghiên cứu: Các chỉ số nghiên cứu gồm chiều cao đứng, cân nặng,
vòng ngực trung bình, vòng cổ, vòng đầu, vòng cánh tay trái duỗi, vòng bụng, vòng mông,
chỉ số BMI và Pignet.
Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi, dân tộc và giới tính
Tuổi Giới tính Dân tộc Tổng
Kinh H’mông
15 Nam 142 140 282
Nữ 143 140 283
16 Nam 145 142 287
Nữ 140 140 280
17 Nam 141 141 282
Nữ 141 139 280
Tổng 852 842 1694
Nghiên cứu các chỉ số nói trên được thực hiện theo phương pháp định lượng nhân
trắc của Nguyễn Quang Quyền [8], dụng cụ nghiên cứu là bộ thiết bị đo nhân trắc của
hãng Lai - Ca Thụy Sỹ, có tại Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, Trường Đại học
Quốc gia Hà Nội.
133
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng
Số liệu được xử lí nhờ phần mềm SPSS 16.0 để tính các tham số đặc trưng của các
chỉ tiêu.
2.2. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
2.2.1. Chiều cao đứng
Chiều cao đứng là một chỉ số cơ bản của phát triển thể chất, có ý nghĩa trong việc
đánh giá về thể lực cũng như tầm vóc con người. Chiều cao đứng thể hiện đặc điểm lứa
tuổi, giới tính, chủng tộc và điều kiện sống [3].
Kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng của các đối tượng nghiên cứu được trình bày
trong Bảng 2. Các số liệu trong Bảng 2 cho thấy, từ 15 đến 17 tuổi, chiều cao đứng của
nam tăng từ 156,29 160,23 cm lúc 15 tuổi lên 163,15 166,79 cm lúc 17 tuổi, tăng
trung bình mỗi năm khoảng 3,28 3,43 cm. Chiều cao đứng của nữ cũng tăng từ 152,02
155,6 cm lúc 15 tuổi lên 153,51 157,83 cm lúc 17 tuổi với tốc độ tăng trung bình
mỗi năm khoảng 0,75 1,11 cm. Như vậy, ở giai đoạn này, đối với các đối tượng nghiên
cứu thuộc cả 2 dân tộc, chiều cao đứng của nam tăng nhiều hơn so với của nữ.
Chiều cao đứng của nam ở cả 2 dân tộc trong nghiên cứu cao hơn so với chiều cao
nữ tương ứng. Sự chênh lệch chiều cao đứng giữa nam và nữ ở dân tộc H’mong (8,18 cm)
lớn hơn so với ở dân tộc Kinh (7,08). Điều này là do trong các gia đình người H’mong
nam giới được coi trọng hơn, bé trai được chăm sóc tốt hơn bé gái, bé gái phải tham gia
lao động nặng nhọc từ lúc còn rất nhỏ, thậm chí nhiều bé gái phải nghỉ học sớm để lấy
chồng hoặc trở thành lao động chính trong gia đình.
Bảng 2. Chiều cao đứng (cm) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
So sánh chiều cao đứng của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong cho thấy, chiều cao
đứng của nam, nữ dân tộc Kinh lớn hơn so chiều cao đứng của nam, nữ dân tộc H’mong (p
< 0,05). Chiều cao đứng của trẻ em dân tộc Kinh lớn hơn chiều cao đứng theo tuổi tương
ứng nêu trong tài liệu [1] của Bộ Y tế và trong các nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây
[1, 2, 6, 7]. Lí giải điều này, theo chúng tôi là có liên quan với sự thay đổi điều kiện kinh
tế - xã hội theo chiều hướng tích cực của nước ta trong những năm gần đây. Trong khi đó
134
Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi...
các chỉ số này ở nam, nữ người dân tộc H’mong trong nghiên cứu này là thấp hơn. Như
vậy, chiều cao đứng của trẻ em dân tộc H’mong vẫn thấp hơn so với nghiên cứu trên cùng
lứa tuổi cách đây gần 20 năm. Kết quả này tự nó phản ánh mối quan hệ giữa cơ thể các em
với sự phát triển kinh tế, điều kiện chăm sóc sức khỏe, phong tục tập quán, môi trường và
vệ sinh,... Dân tộc H’mong với đặc thù sống ở vùng núi cao, điều kiện kinh tế thiếu thốn,
tình trạng tảo hôn còn rất phổ biến, gia đình đông con,. . . Do vậy, trẻ em đang độ tuổi đi
học và không đi học đều bị huy động vào tham gia lao động rất sớm để kiếm sống và giúp
đỡ gia đình. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (tiêm chủng, khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế,. . . ) chưa thực sự được quan tâm, nhiều hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại trong cộng
đồng. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn thấp, là những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trẻ bị suy sinh dưỡng với số lượng lớn ngay từ khi còn nhỏ, làm giảm sức tăng
trưởng ở tuổi dậy thì cũng như sau dậy thì ở trẻ em người dân tộc H’mong.
2.2.2. Cân nặng
Cùng với chiều cao, cân nặng là một thông số quan trọng trong việc đánh giá tầm
vóc thể lực cơ thể và có quy luật tăng trưởng phù hợp với quy luật tăng trưởng chiều cao
[3]. Kết quả nghiên cứu về cân nặng của trẻ em người Kinh và H’mong được trình bày ở
Bảng 3.
Các số liệu trong Bảng 3 cho thấy, cân nặng của trẻ em từ 15 17 tuổi ở cả 2 dân
tộc trong nghiên cứu tuân theo quy luật tăng trưởng cân nặng của người Việt Nam. Cân
nặng của nam và nữ ở dân tộc Kinh và H’mong đều tăng theo tuổi và tốc độ tăng trung
bình/năm về cân nặng có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do ở lứa tuổi này đa phần
các em đã dậy thì chính thức, đã trải qua giai đoạn tăng đột biến về chiều cao đứng (12
13 tuổi ở nữ, 14 15 tuổi ở nam), cân nặng đã gần đạt mức của người trưởng thành.
Bảng 3. Cân nặng (kg) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
Cùng một lứa tuổi, ở cả 2 dân tộc, cân nặng của nam luôn lớn hơn cân nặng của nữ
(p < 0,05) và sự chênh lệch về cân nặng giữa nam và nữ tăng dần theo tuổi. Kết quả này
phù hợp với kết quả trình bày trong tài liệu [1] và trong các tài liệu [2, 4, 6, 7].
135
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng
So sánh cân nặng của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong cho thấy, cân nặng của nam
và nữ dân tộc Kinh lớn hơn so với cân nặng của nam, nữ dân tộc H’mong (p < 0,05). Cân
nặng của trẻ em dân tộc Kinh lớn hơn cân nặng theo tuổi tương ứng nêu trong tài liệu [1]
và trong các nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây [2, 6, 7]. Điều này có thể được lí giải
là do gia tốc phát triển kinh tế đã tác động đến sự tăng cân nặng của trẻ em người Kinh.
Trong khi đó các chỉ số này ở nam, nữ người dân tộc H’mong trong nghiên cứu này là
thấp hơn. Như vậy, cân nặng của trẻ em dân tộc H’mong vẫn thấp hơn so với nghiên cứu
trên cùng lứa tuổi cách đây gần 20 năm. Điều này cũng được lí giải tương tự như sự tăng
trưởng về chiều cao đứng.
2.2.3. Vòng ngực trung bình
Vòng ngực trung bình được xác định bằng số trung bình cộng của số đo vòng ngực
lúc hít vào tận lực và lúc thở ra gắng sức, kích thước này thường được phối hợp với chiều
cao đứng và cân nặng để tính các chỉ số phát triển cơ thể, đặc biệt chỉ tiêu vòng ngực còn
được dùng để đánh giá mức độ phát triển của phổi, các xương và cơ lồng ngực. Kết quả
nghiên cứu vòng ngực trung bình của trẻ em lứa tuổi 15 17 dân tộc Kinh và dân tộc
H’mong được thể hiện trong Bảng 4.
Bảng 4. Vòng ngực trung bình (cm) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
Các số liệu trên Bảng 4 cho thấy, giai đoạn 15 17 tuổi vòng ngực trung bình của
trẻ em nam dân tộc Kinh là 75,81 4,43 cm, trẻ em nữ dân tộc Kinh là 74,11 3,70 cm,
cao hơn so với vòng ngực trung bình của trẻ em nam dân tộc H’mong (73,74 4,50 cm)
và trẻ em nữ dân tộc H’mong (72,80 3,50 cm). Vòng ngực trunh bình của trẻ dân tộc
Kinh có giá trị tốt hơn so với của trẻ dân tộc H’mong. Điều này được lí giải là do sự phát
triển kích thước vòng ngực có những đặc điểm tương đối giống với sự phát triển về cân
nặng, các số đo về cân nặng của trẻ em người Kinh có giá trị tốt hơn so với của trẻ em
người H’mong, kéo theo giá trị số đo vòng ngực của trẻ em người Kinh cũng cao hơn. So
với kết quả nghiên cứu nêu trong tài liệu [1] và so với nghiên cứu của một số tác giả khác
[2, 6, 7] thì vòng ngực trung bình của trẻ em người Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi
lớn hơn. Vòng ngực trung bình của trẻ em dân tộc H’mong trong nghiên cứu này có giá trị
136
Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi...
nhỏ hơn giá trị tương ứng nêu trong tài liệu [1] cũng như trong nghiên cứu của Trần Thị
Loan [6] và có giá trị lớn hơn so với số liệu nêu trong tài liệu [2].
2.2.4. Vòng đầu
Kết quả nghiên cứu về vòng đầu của trẻ em người Kinh và H’mong được trình bày
ở Bảng 5. Các số liệu trên Bảng 5 cho thấy, vòng đầu trung bình của trẻ em dân tộc Kinh
trong nghiên cứu cao hơn so với trẻ em dân tộc H’mong. Cụ thể, trẻ em 15 17 tuổi
người Kinh có vòng đầu trung bình lần lượt là 57,00 1,34 cm và 55,32 1,36 cm so
với 54,05 1,38 cm và 53,23 1,35 cm ở trẻ 15 17 tuổi người H’mong. Sự khác biệt
này có thể do trẻ em người Kinh có sự phát triển về hệ xương và não bộ ở giai đoạn nhỏ
tuổi tốt hơn so với ở trẻ em người H’mong.
Bảng 5. Vòng đầu trung bình (cm) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
So sánh với nghiên cứu của Bộ Y tế, vòng đầu trung bình của trẻ dân tộc Kinh trong
nghiên cứu của chúng tôi có giá trị lớn hơn. Trong khi đó chỉ số này ở trẻ dân tộc H’mong
cùng lứa tuổi là tương đương [1]. So sánh với kết quả của Mai Văn Hưng và cộng sự trên
đối tượng người Kinh cùng độ tuổi ở vùng sinh thái Nam Bộ thì giá trị vòng đầu trung
bình ở trẻ nam trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn còn ở trẻ nữ thì tương đương [5].
2.2.5. Vòng cổ
Kết quả nghiên cứu về vòng cổ của trẻ em người Kinh và H’mong được trình bày ở
Bảng 6. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng cổ trung bình của trẻ em dân tộc Kinh trong
nghiên cứu cao hơn so với trẻ em dân tộc H’mong. Cụ thể, vòng cổ trung bình trẻ em 15
17 tuổi người Kinh có giá trị lần lượt là 34,61 2,58 cm và 33,08 2,56 cm so với
33,82 2,74 cm và 32,29 2,35 cm ở trẻ 15 17 tuổi người H’mong.
Vòng đầu trung bình của trẻ dân tộc Kinh trong nghiên cứu của chúng tôi có giá
trị lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế. Trong khi đó chỉ số này ở trẻ dân tộc
H’mong cùng lứa tuổi là tương đương [1]. So sánh với kết quả của Mai Văn Hưng và cộng
sự trên đối tượng người Kinh cùng độ tuổi ở vùng sinh thái Nam Bộ thì giá trị vòng cổ
137
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng
trung bình ở trẻ nam trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn còn giá trị này ở trẻ nữ lại
cao hơn [5].
Bảng 6. Vòng cổ trung bình (cm) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
2.2.6. Vòng cánh tay trái duỗi
Vòng cánh tay trái duỗi là một kích thước dễ xác định và đã được sử dụng rộng
rãi trên thế giới để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là những khu vực có
những tình huống khẩn cấp xảy ra (như khủng hoảng lương thực, chiến tranh,. . . ). Stevens
và cộng sự cho biết, so với kích thước bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay thì
vòng cánh tay trái duỗi là kích thước đáng tin cậy hơn khi đánh giá về tình trạng dinh
dưỡng của trẻ, bởi vì việc xác định bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay thường
cho kết quả rất sai lệch, đặc biệt là ở các bé trai [9]. Kết quả nghiên cứu về vòng cánh tay
trái duỗi của trẻ em người Kinh và H’mong được trình bày ở Bảng 7.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, vòng cánh tay trái duỗi trung bình của
trẻ em dân tộc Kinh trong nghiên cứu cao hơn so với trẻ em dân tộc H’mong. Cụ thể, vòng
cánh tay trái duỗi trung bình trẻ em 15 17 tuổi người Kinh có giá trị lần lượt là 22,32
1,92 cm và 22,04 1,88 cm so với 21,37 1,93 cm và 21,10 1,79 cm ở trẻ 15
17 tuổi người H’mong. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng cũng như sự chăm sóc ở
trẻ người Kinh tốt hơn so với trẻ người H’mong, số lượng trẻ người Kinh bị còi và còm ít
hơn so với ở trẻ người H’mong. Tốc độ tăng vòng cánh tay trái duỗi trung bình/năm của
trẻ nam ở cả 2 dân tộc lớn hơn so với giá trị tương ứng của trẻ nữ. Điều này là do lứa tuổi
này trẻ nam đang hoặc vừa trải qua giai đoạn dậy thì và bắt đầu quá trình tăng mạnh về
cân nặng và tích mỡ dưới da, trong khi quá trình này ở trẻ nữ diễn ra sớm hơn ở trẻ nam
từ khoảng 1 đến 2 năm.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế được nêu trong tài liệu [1] thì kết quả
số đo vòng cánh tay trái duỗi ở trẻ người Kinh giai đoạn 15 17 tuổi trong nghiên cứu
của chúng tôi là cao hơn. Trong khi đó, giá trị này ở trẻ người H’mong là tương đương.
138
Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi...
Bảng 7. Vòng cánh tay trái duỗi trung bình (cm) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
2.2.7. Vòng bụng
Vòng bụng qua rốn có liên quan chặt chẽ đến giới tính, độ béo gầy của cơ thể và thể
trạng của trẻ em. Kết quả nghiên cứu về vòng bụng qua rốn của trẻ người Kinh và H’mong
được trình bày ở Bảng 8.
Bảng 8. Vòng bụng qua rốn trung bình (cm) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng bụng qua rốn trung bình của trẻ người Kinh cao
hơn với trẻ người H’mong. Cụ thể, vòng bụng qua rốn ở trẻ người Kinh là 73,71 4,50
cm và 68,20 4,58 cm so với 68,02 4,47 cm và 64,07 4,61 cm ở trẻ người H’mong.
Tốc độ tăng vòng bụng qua rốn ở trẻ nam trong giai đoạn này luôn cao hơn so với trẻ nữ
(p < 0,05). Tốc độ tăng vòng bụng qua rốn trung bình/năm ở trẻ trai là 1,92 cm (nam dân
tộc Kinh) và 2,01cm (nam dân tộc H’mong), trong khi đó giá trị này ở nữ tương ứng là
1,43 cm (nữ dân tộc Kinh) và 1,22 cm (nữ dân tộc H’mong). Điều này cho thấy, sự phát
triển vòng bụng qua rốn có thể có liên quan đến giai đoạn dậy thì của trẻ.
So sánh với nghiên cứu của Bộ Y tế [1], vòng bụng trung bình qua rốn của trẻ trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn ở cả 2 dân tộc.
139
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng
2.2.8. Vòng mông
Cũng giống như vòng bụng, chỉ tiêu vòng mông nói lên sự phát triển bề ngang của
cơ thể và cũng được sử dụng để đánh giá độ béo gầy và thể tạng của cơ thể, chỉ tiêu này
mang đặc tính trội của nữ giới.
Kết quả nghiên cứu về vòng mông của trẻ em người Kinh và H’mong được trình
bày ở Bảng 9.
Bảng 9. Vòng mông trung bình (cm) của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng mông trung bình của trẻ người Kinh cao hơn so
với trẻ người H’mong. Cụ thể, vòng mông trung bình ở trẻ người Kinh lứa tuổi 15 17 là
86,56 4,88 cm (ở nam) và 83,93 4,60 cm (ở nữ) so với 84,14 4,79 cm (ở nam) và
82,55 4,54 cm (ở nữ) của trẻ dân tộc H’mong. So sánh với kết quả nghiên cứu của Bộ
Y tế được nêu trong tài liệu [1], vòng mông trung bình của trẻ người Kinh trong nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn so với trong nghiên cứu của Bộ Y tế. Trong khi giá trị này ở trẻ
người H’mong là tương đương (ở trẻ nam) và thấp hơn (ở trẻ nữ).
2.2.9. Chỉ số BMI của trẻ em
Chỉ số BMI được sử dụng để đánh đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Kết
quả nghiên cứu chỉ số BMI của trẻ em được trình bày trong Bảng 10.
Các số liệu trong Bảng 10 cho thấy, chỉ số BMI trẻ ở cả hai giới của hai dân tộc
vẫn tăng nhẹ theo tuổi. Mức tăng trung bình ở giai đoạn này của trẻ người Kinh và người
H’mong lần lượt là 0,23 kg/m2 (nam Kinh); 0,18 kg/m2 (nữ Kinh); 0,13 kg/m2 (nam dân
tộc H’mong); 0,25 kg/m2 (nữ dân tộc H’mong). Điều này chứng tỏ, giai đoạn 15 17
tuổi, tốc độ tăng chiều cao của trẻ vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng cân nặng. So sánh với
kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [6] trên trẻ em Hà Nội (năm 2001) thì chỉ BMI
trong nghiên cứu của chúng tôi ở cả hai dân tộc là tương đương. Còn co sánh với kết quả
nghiên cứu của Bộ Y tế [1], chỉ số BMI ở cả hai dân tộc Kinh và H’mong trong nghiên
cứu này đều cao hơn.
140
Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H’mong từ 15 đến 17 tuổi...
Bảng 10. Chỉ số BMI của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
2.2.10. Chỉ số Pignet của trẻ em
Sự tăng trưởng thể lực biểu hiện bởi hai chỉ số đánh giá thể lực thường được sử dụng
để nghiên cứu trên người Việt Nam là chỉ số Pignet và chỉ số QVC. Chỉ số Pignet được
tính toán thông qua tầm vóc cơ thể (chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình) nên
sự tăng trưởng thể lực cũng tuân theo các quy luật phát triển của các kích thước tầm vóc
cơ thể nói trên.
Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của trẻ em được trình bày trên Bảng 11.
Bảng 11. Chỉ số Pignet của trẻ em theo tuổi, dân tộc và giới tính
Các số liệu trên Bảng 11 cho thấy, chỉ số Pignet của trẻ giảm dần ở các lứa tuổi
nghiên cứu. Điều này là do ở lứa tuổi nhỏ (6 14 tuổi ở nam và 6 13 tuổi ở nữ) chiều
cao của trẻ em tăng nhanh hơn so với cân nặng và vòng ngực, còn ở lứa tuổi 15 17 ở
nam và 14 17 tuổi ở nữ thì cân nặng và vòng ngực lại phát triển nhanh hơn chiều cao.
Như vậy, lứa tuổi 15 17 ở nam và 14 17 tuổi ở nữ, cơ thể của trẻ em trở lên cân đối
hơn và sức khỏe của các em cũng tốt hơn.
141
Trần Long Giang và Mai Văn Hưng
Chỉ số Pignet của trẻ dân tộc Kinh nhỏ hơn so với ở trẻ dân tộc H’mong ở cả hai
giới, với p < 0,05. Cụ thể, chỉ số Pignet trung bình ở trẻ người Kinh lứa tuổi 15 17 là
39,43 5,69 cm (ở nam) và 37,21 3,53 cm (ở nữ) so với 40,72 4,55 cm (ở nam) và
37,31 3,06 cm (ở nữ) của trẻ dân