Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Lai Ha (1/4 Hyline Brown và 3/4 Ai Cập)

Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà lai HA (1/4 Hyline Brown và 3/4 Ai Cập. Gà Hyline Brown (HB) là giống gà trứng cao sản của Mỹ được nhập vào nước ta từ năm 1995. Gà Ai Cập (AC) là giống gà thả vườn hướng kiêm dụng thịt trứng, được nuôi ở Việt Nam nhiều năm nay. Để nghiên cứu khả năng sinh sản của gà HA từ công thức lai: ÄAC × ÃF1 (ÄHB × ÃAC), chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng, tỉ lệ phôi và tỉ lệ ấp nở. Kết quả thu được cho thấy tỉ lệ nuôi sống (TLNS) ở gà HA giai đoạn 1 - 9 tuần tuổi (tt) là 95,33%; 10-19 tt là 97,24%. Năng suất trứng đạt 101,85 quả/mái/6 tháng đẻ. Tiêu tốn thức ăn (TTTA)/10 trứng là 2,26 kg. Tỉ lệ trứng có phôi của gà HA đạt 97,69%; tỉ lệ nở là 86,99%. Như vậy, có thể sử dụng con lai HA hướng trứng vào sản xuất đại trà nhằm đem lại hiệu quả trong chăn nuôi.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Lai Ha (1/4 Hyline Brown và 3/4 Ai Cập), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci., 2013, Vol. 58, No. 3, pp. 95-104 This paper is available online at NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA GÀ LAI HA (1/4 HYLINE BROWN VÀ 3/4 AI CẬP) Dương Thị Anh Đào và Ngô Mai Anh Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà lai HA (1/4 Hyline Brown và 3/4 Ai Cập. Gà Hyline Brown (HB) là giống gà trứng cao sản của Mỹ được nhập vào nước ta từ năm 1995. Gà Ai Cập (AC) là giống gà thả vườn hướng kiêm dụng thịt trứng, được nuôi ở Việt Nam nhiều năm nay. Để nghiên cứu khả năng sinh sản của gà HA từ công thức lai:ÄAC× ÃF1 (ÄHB × ÃAC), chúng tôi theo dõi các chỉ tiêu năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 trứng, tỉ lệ phôi và tỉ lệ ấp nở. Kết quả thu được cho thấy tỉ lệ nuôi sống (TLNS) ở gà HA giai đoạn 1 - 9 tuần tuổi (tt) là 95,33%; 10-19 tt là 97,24%. Năng suất trứng đạt 101,85 quả/mái/6 tháng đẻ. Tiêu tốn thức ăn (TTTA)/10 trứng là 2,26 kg. Tỉ lệ trứng có phôi của gà HA đạt 97,69%; tỉ lệ nở là 86,99%. Như vậy, có thể sử dụng con lai HA hướng trứng vào sản xuất đại trà nhằm đem lại hiệu quả trong chăn nuôi. Từ khóa: Gà HB, gà AC, gà HA, sinh trưởng, sinh sản. 1. Mở đầu Gà Hyline Brown (HB) là giống gà trứng cao sản của Mỹ, được nhập vào nước ta năm 1995. Việc phân biệt trống mái đối với con lai thương phẩm HB có thể được tiến hành dựa trên màu lông. Gà trống lông trắng, gà mái phía ngoài có màu lông nâu đỏ, sát thân lông trắng. Khả năng sản xuất của gà HB nuôi thương phẩm đạt 277 - 312 quả/mái/năm trong thời gian từ 18 đến 80 tuần tuổi [2]. Tuy nhiên, trứng gà HB có màu nâu, tỉ lệ lòng trắng cao, trong khi tỉ lệ lòng đỏ chỉ đạt khoảng 26 - 27%. Vì vậy, gà HB không hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ở nước ta. Gà Ai Cập (AC) là giống gà thả vườn hướng kiêm dụng thịt trứng, có nguồn gốc từ Ai Cập, đã được nuôi ở Việt Nam nhiều năm nay. Gà trưởng thành có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, đầu và cổ lông màu trắng, mào cờ chân chì. Gà AC có sức đề kháng tốt, tỉ Ngày nhận bài: 2/5/2013. Ngày nhận đăng: 3/6/2013. Tác giả liên lạc: Dương Thị Anh Đào, địa chỉ e-mail: daodangduc@gmail.com 95 Dương Thị Anh Đào và Ngô Mai Anh lệ nuôi sống cao 97 - 98 %, có khả năng thích nghi ở các vùng sinh thái khác nhau, năng suất trứng đạt từ 180 - 200 quả/mái/năm [7]. Trứng gà AC có màu trắng hồng, thơm ngon như trứng gà Ri. Để phát huy ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của 2 giống gà trên thông qua công thức lai HB × AC, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà lai HA (1/4 Hyline Brown và 3/4 Ai Cập). Nghiên cứu này nhằm mục đích: Đánh giá một số đặc điểm sinh học của gà lai HA; Xác định khả năng sinh trưởng của gà lai HA; Xác định khả năng sinh sản của gà lai HA. Từ đó có thể đưa công thức lai có hiệu quả kinh tế ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành trên đối tượng gà lai HA từ lúc sơ sinh đến hết 43 tuần tuổi (tt) nuôi tại huyện Đông Anh. Số lượng gồm 343 gà con 1 ngày tuổi, 275 gà mái giai đoạn sinh sản. * Phương pháp nghiên cứu: - Bố trí thí nghiệm: Các công thức lai được bố trí như sau: ÄHyline Brown × ÃAi Cập ↓ ÄAi Cập × ÃF1 ↓ 3/4 máu Ai Cập (HA) - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp quan sát: quan sát đặc điểm ngoại hình, màu sắc lông của gà qua các giai đoạn tuần tuổi. + Phương pháp cân khối lượng cơ thể: gà được được nuôi riêng trống, mái và cân khối lượng cơ thể bằng cân (có sai số 10 g) ở các thời điểm mới nở, 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần đến 24 tuần tuổi. Cân khối lượng gà vào một ngày cố định trong tuần vào buổi sáng trước khi cho ăn. Thức ăn được cân hàng ngày, ghi chép. Theo dõi và ghi chép số lượng gà và số trứng đẻ ra trong ngày, trong tuần, trong tháng và cả kì đẻ, số trứng vào ấp, trứng có phôi, số gà nở/tổng số trứng ấp. + Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình của Viện chăn nuôi Quốc gia; Phương pháp khảo sát chất lượng trứng theo tiêu chuẩn của Viện Chăn nuôi Quốc gia. Xử lí số liệu: Các số liệu được xử lí thống kê trên phần mềm MS. Excell. 96 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà lai HA... 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà HA Theo dõi đặc điểm ngoại hình của gà HA qua các giai đoạn, chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1. Đặc điểm ngoại hình của gà HA Chỉ tiêu Gà HA Gà AC* Gà HB** 1 ngày tuổi Trưởng thành 1 ngày tuổi Trưởng thành 1 ngày tuổi Trưởng thành Kiểu lông Lông tơ Lông vũ, mượt và cứng Lông tơ Lông vũ, mượt và cứng Lông tơ Lông vũ, mượt và cứng Màu lông Hoa mơ đa dạng Hoa mơ đen pha trắng xám, cổ trắng, độ đậm nhạt khác nhau giữa các cá thể Hoa mơ đen pha đốm trắng, lưng có hai sọc trắng Hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng Vàng nhạt Vàng sậm Màu da Trắng Trắng Trắng Trắng Vàng Vàng Màu chân Chì Chì Chì Chì Vàng Vàng Kiểu mào Đơn Đơn Đơn Màu sắc trứng Trắng hồng Trắng hồng Nâu (*) Theo Nguyễn Thị Mười [4], (**) Theo Vũ Đài và cộng sự [2] Bảng 1 cho thấy gà HA lúc một ngày tuổi có màu lông hoa mơ đa dạng chủ yếu tập trung một số màu sau: màu đen, màu vàng nhạt, sọc nâu đen, màu trắng và một số màu khác. Gà HA có màu giống gà AC 1 ngày tuổi [4]. Từ hai tháng tuổi gà có màu lông hoa mơ tập trung thiên về màu gà AC, màu hoa mơ đen pha trắng xám chỉ khác ở mức độ đậm nhạt giữa các cá thể. Điều này cho thấy gà AC có các đặc điểm về màu sắc lông, da, màu chân chì là các tính trạng trội đã di truyền cho con lai HA. Gà HA trưởng thành có thân hình nhỏ gọn phù hợp là một giống gà hướng trứng. Gà có mào cờ đơn, chân cao màu chì có 2 hàng vảy. Về ngoại hình gà HA không giống gà HB [2]. 2.2.2. Tỉ lệ nuôi sống của gà HA Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ nuôi sống đàn gà HA sinh sản được thể hiện ở Bảng 2. 97 Dương Thị Anh Đào và Ngô Mai Anh Bảng 2. Tỉ lệ nuôi sống của đàn gà HA sinh sản Giai đoạn (tt) Số lượng (con) TLNS (%) 1 - 9 343 95,33 10 - 19 290 97,24 1 - 19 290 96,28 Bảng 2 cho thấy tỉ lệ nuôi sống của gà HA ở các giai đoạn đều đạt khá cao. Giai đoạn 0 - 9 tt đạt 95,33% và 10 - 19 tt đạt 97,24%. Điều này cho thấy gà HA có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười [4], Phùng Đức Tiến và cộng sự [7], đàn gà AC thuần đạt tỉ lệ nuôi sống tương ứng là 96,7% và 98,18% thì tỉ lệ nuôi sống ở gà HA thấp hơn. 2.2.3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của gà HA * Khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật quan trọng không chỉ đối với gia cầm hướng thịt mà còn cả với gia cầm nuôi sinh sản, đặc biệt là giai đoạn nuôi hậu bị. Do đó phải có quy trình cho ăn hạn chế nghiêm ngặt để đạt khối lượng chuẩn từ đó làm nâng cao sức đẻ trứng sau này. Kết quả khối lượng cơ thể của gà HA được thể hiện qua Bảng 3. Bảng 3. Khối lượng cơ thể của đàn gà sinh sản từ 1 - 19 tt và so sánh với gà AC Tuần Gà HA Gà AC* tuổi Mái Trống Mái Trống X (g)±SE Cv (%) X (g) ±SE Cv(%) X (g) Cv (%) X (g) Cv (%) 1 94,6 ± 1,24 9,29 94,6 ± 1,24 9,29 70,52 8,52 70,52 8,52 5 413,31± 7.58 12,12 471,52± 6,65 9,09 371,26 12,69 371,26 12,69 9 802,8± 11,21 9,87 996,6 ± 12,66 8,98 694,33 10,41 789,63 10,41 14 1238± 17,26 7,63 1562,66± 21,75 7,62 1087,1 10,86 1292,55 8,73 19 1447± 22,76 8,61 1900 ± 32,40 9,33 1357 9,61 1758 9,67 (*) Theo Nguyễn Thị Mười, 2006 [4] Bảng 3 cho thấy trong suốt giai đoạn gà con, dò, hậu bị, đàn gà phát triển bình thường, khối lượng tăng dần qua các tuần tuổi với độ đồng đều cao (Cv từ 6,74 - 11,05%). Tại thời điểm 9 tt, 19 tt khối lượng cơ thể gà trống, gà mái HA đều có xu hướng cao hơn gà AC (do gà HB là giống có khối lượng cơ thể lớn [2], còn gà AC là giống có khối lượng cơ thể nhỏ, do đó công thức lai đã giúp gà HA được tiếp nhận một phần di truyền về khối lượng cơ thể từ gà HB) * Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi Kết quả nghiên cứu về lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi được trình bày ở 98 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà lai HA... Bảng 4. Bảng 4. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-19tt (kg thức ăn) và so sánh với gà AC Giai đoạn (tt) HA AC* Trống Mái Trống Mái 1-9 2,55 2,44 2,51 2,41 10-19 5,98 5,63 5,84 5,56 1-19 8,53 8,08 8,36 7,97 (*) Theo Nguyễn Thị Mười [4] Qua Bảng 4 ta thấy lượng thức ăn tiêu thụ/giai đoạn cho 1 gà hậu bị ở gà HA cao hơn so với gà AC nhưng không nhiều. Chế độ cho ăn cho 2 loại gà này gần tương đương nhau. Gà HA được nuôi theo chế độ khống chế về dinh dưỡng áp dụng theo quy trình nuôi gà sinh sản giai đoạn gà con, dò và hậu bị của gà AC [7], nhưng đã được điều chỉnh tăng lên do gà HA có khối lượng cơ thể lớn hơn gà AC. 2.2.4. Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của gà HA * Tuổi thành thục sinh dục Theo dõi tuổi thành thục sinh dục kết quả thu được như sau: Bảng 5. Tuổi thành thục sinh dục của gà HA so với gà AC và HB Chỉ tiêu Đơn vị Gà HA Gà AC* Gà HB** (1) Tuổi đẻ - Tỉ lệ đẻ đạt 5% ngày 134 146 128 - Tỉ lệ đẻ đỉnh cao ngày 217 194 226 (2) Khối lượng gà mái - Tỉ lệ đẻ đạt 5% g 1428,33 9,89 1402,3 9,45 1560,2 9,6 - 38 tt g 1890,86 11,61 1667,3 9,62 2012,6 9,1 (3) Khối lượng trứng - Tỉ lệ đẻ đạt 5% g 32,15 8,84 33,42 9,32 45,1 7,5 - 38 tt g 47,04 6,61 45,03 8,81 62,5 8,2 (*) Theo Nguyễn Thị Mười [4], (**) Theo Vũ Đài và cộng sự [2] Qua Bảng 5 ta thấy gà HA có khả năng phát dục sớm, tuổi đẻ trứng đạt tỉ lệ 5% của gà HA là 134 ngày. Tuổi đẻ đạt 50% là 175 ngày, tuổi đẻ đạt đỉnh cao là 217 ngày. Trong khi đa số các giống gà khác có tuổi đẻ trứng đạt 5% ở 22 tt , kết quả nghiên cứu của tác giả Lương Thị Hồng [3] cho biết gà H’Mông đạt tỉ lệ đẻ 5% ở 22 tt và đạt đỉnh cao ở 30 tt (210 ngày), gà F1 (ÄHM × ÃAC) có tỉ lệ đẻ đạt 5%, đạt đỉnh cao lần lượt ở 21tt (147 ngày) và 29tt (203 ngày). So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mười, 2006[4] về gà AC tuổi đẻ đạt tỉ lệ 5%, 50%, đạt đỉnh cao lần lượt là: 146, 171, 194 ngày thì nhận thấy gà AC cũng có khả năng phát dục khá sớm nhưng chậm hơn so với gà HA. Còn theo 99 Dương Thị Anh Đào và Ngô Mai Anh Vũ Đài và cộng sự [2] cho biết tuổi đẻ trứng đầu, tuổi đẻ đạt tỉ lệ 50% và đạt đỉnh cao của gà HB lần lượt là 116, 128, 144, 226 ngày. Như vậy gà HB phát dục sớm nhất tiếp đến là gà HA và sau cùng là gà AC. Gà HB có năng suất trứng cao, những giống gà có năng suất trứng cao thì thường phát dục sớm hơn các giống gà có năng suất trứng thấp. Còn gà HA là con lai nên nó có thời gian phát dục trung gian của bố mẹ. Khối lượng gà mái sinh sản và khối lượng trứng gà HA tăng dần qua các thời điểm đẻ đạt tỉ lệ 5%, 50%, 38 tt và thấp hơn so với gà HB nhưng lại cao hơn gà AC Khối lượng trứng tăng dần từ tuần đẻ đạt tỉ lệ 5% đến khi đạt đỉnh cao cụ thể là từ: 37,45 g - 43,18 g - 49,33 g. So với khối lượng trứng của gà AC [4] ở các thời điểm tương ứng thì khối lượng trứng của gà HA cao hơn. Còn khối lượng trứng của gà HB [2] ở các giai đoạn tương ứng là 45,1 g - 49,2 g - 62,5 g; cao hơn hẳn khối lượng trứng gà HA và AC. * Tỉ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng Kết quả theo dõi tỉ lệ đẻ và năng suất trứng được trình bày ở Bảng 6. Bảng 6. Tỉ lệ đẻ, năng suất trứng, TTTA/10 trứng của gà HA và so sánh với gà AC Tuần đẻ Gà HA Gà AC* Tỉ lệ đẻ (%) Năng suất trứng (quả) Tỉ lệ đẻ (%) Năng suất trứng (quả) 20 - 21 6,38 0,89 4,72 0,66 22 - 23 36,72 5,14 32,36 4,53 24 - 25 52,2 7,30 46,22 6,47 26 - 27 65,42 9,16 53,79 7,53 28 - 29 74,51 10,42 72,43 10,14 30 - 31 76,89 10,75 75,00 10,50 32 - 33 79,01 11,06 73,86 10,34 34 - 35 72,91 10,2 74,14 10,38 36 - 37 67,92 9,50 74,07 10,37 38 - 39 64,96 9,09 75,00 10,50 40 - 41 65,52 9,17 60,93 8,53 42 - 43 65,68 9,19 70,07 9,81 Tổng (quả) 101,87 99,76 T. bình (%) 60,67 59,38 TTTA/10 trứng (kg) 2,26 2,49 (*) Theo Nguyễn Thị Mười [4] Bảng 6 cho thấy tỉ lệ đẻ và năng suất trứng của gà HA tăng dần qua các tuần đẻ và đạt đỉnh cao ở các 32 - 33 tt, sau 24 tuần đẻ đạt năng suất 101,87 quả/mái. So với gà AC [4] thì gà HA có tỉ lệ đẻ và năng suất trứng nhìn chung là cao hơn. Đàn gà lai HA có năng suất trứng cao hơn gà AC là 2,11 quả. Theo Phùng Đức Tiến và cộng sự [5] nghiên cứu gà 100 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà lai HA... lai giữa gà Goldline với gà Ai Cập cho thấy gà lai đạt năng suất trứng 104,03 quả/mái/6 tháng đẻ. Nghiên cứu trên gà AC thuần năng suất trứng là 92,59 quả/mái/6 tháng đẻ [7]. Kết quả chọn lọc hai dòng gà HA1 và HA2 đạt 86,73 và 81,8 quả/mái/6 tháng đẻ [6] thì gà HA đạt năng suất trứng cao hơn. So với kết quả của Dương Thị Anh Đào cà cộng sự [1] nghiên cứu công thức lai giữa gà trống Mía với gà mái 3/4 Lương Phượng đạt 99,89 quả/mái/6 tháng đẻ, TTTA/10 trứng là 3,04 kg thì gà HA có TTTA/10 trứng thấp hơn nhiều (0,78 kg/10 trứng). * Chất lượng trứng Để đánh giá chất lượng trứng gà lai chúng tôi tiến hành khảo sát trứng lúc 35 tuần tuổi và khảo sát trên 30 trứng. Kết quả được tổng hợp ở Bảng 7. Màu vỏ trứng của gà HA trắng hồng gần tương tự màu vỏ trứng của gà AC, trứng thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bảng 7. Kết quả theo dõi chất lượng trứng gà HA và so sánh với gà AC, gà HB Chỉ tiêu Đơn vị Gà HA Gà AC* Gà HB** X (g) Cv (%) X (g) Cv (%) X (g) Khối lượng trứng g 47,52 7,42 44,42 4,14 63,2 Chỉ số hình dạng D/R 1,30 6,75 1,29 3,83 1,42 Chỉ số lòng đỏ 0,41 15,21 0,42 15,70 0,49 Chỉ số lòng trắng 0,89 15,49 0,89 15,82 0,11 Tỉ lệ lòng đỏ % 31,76 5,87 32,51 30,51 - Tỉ lệ lòng trắng % 57,38 28,16 56,63 5,13 - Độ chịu lực kg/cm3 4,23 14,02 4,25 12,32 3,62 Đơn vị Haugh 85,14 8,78 85,22 6,76 84,5 (*) Theo Nguyễn Thị Mười [4], (**) Theo Vũ Đài và cộng sự [2] Khối lượng của trứng gà HA đạt 47,52 g nặng hơn so với trứng gà AC (đạt 44,42 g) [4], nhưng nhẹ hơn so với gà HB đạt 63,2 g [2]. Chỉ số hình dạng của trứng HA là 1,3 tương đương với gà AC (1,29) thấp hơn so với gà HB (1,42). Trứng gà HA có tỉ lệ lòng đỏ cao 31,76% chỉ thấp hơn tỉ lệ lòng đỏ của gà AC 2,31%. Chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, đơn vị Haugh của gà HA tương đối cao tương ứng là: 0,41 - 0,89 - 85,14 gần tương đương với gà AC [4] có chỉ số lòng đỏ: 0,42; chỉ số lòng trắng: 0,89; đơn vị Haugh: 85,22. So với nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự [5] trên gà lai giữa gà goldline với gà Ai Cập cho thấy trứng gà lai có Haugh là 86,8 đạt cao hơn gà HA. Điều này cho thấy chất lượng trứng lai HA tốt đã mang được những ưu điểm của trứng gà AC. Độ chịu lực của gà HA là 4,23 thấp hơn gà AC: 4,25 nhưng cao hơn so với gà HB: 3,62. Như vậy có thể kết luận chất lượng trứng gà HA gần tương đương với trứng gà AC. 101 Dương Thị Anh Đào và Ngô Mai Anh So với trứng gà HB thì chất lượng trứng gà HA cao hơn hẳn. * Tỉ lệ trứng có phôi và tỉ lệ ấp nở Kết quả theo dõi 4 lứa ấp nở với tổng trứng ấp mỗi lứa được thể hiện trong Bảng 8. Bảng 8. Tỉ lệ phôi , ấp nở của trứng gà HA và so sánh với gà HB Đợt ấp HA AB** Tổng trứng ấp (quả) Tỉ lệ phôi (%) Nở/phôi (%) Nở/tổng ấp (%) Tổng trứng ấp (quả) Tỉ lệ phôi (%) Nở/phôi (%) Nở/tổng ấp (%) 1 300 95,33 87,40 83,33 15425 95,80 88,50 84,80 2 190 98,94 88,29 87,36 12837 92,50 87,56 81,00 3 250 98,40 91,05 89,60 14685 94,60 87,94 83,20 4 260 97,69 89,76 87,69 13668 94,60 87,53 82,80 TB 97,59 89,12 86,99 94,37 87,88 82,95 (**) Theo Vũ Đài và cộng sự [2] Bảng 8 cho thấy kết quả ấp nở của 4 lứa ấp đều đạt cao. Tỉ lệ trứng có phôi của gà HA đạt 97,59%; tỉ lệ nở/trứng có phôi đạt 89,12%; tỉ lệ nở/tổng ấp: 86,99%. Ta thấy gà HA có tỉ lệ trứng có phôi (97,59%) cao hơn gà HB (94,37%). So với gà AC (Phùng Đức Tiến và cộng sự) [7] đạt tỉ lệ phôi là 95,94% thì gà HA cũng đạt tỉ lệ phôi cao hơn. Như vậy gà HA có tỉ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở hơn hẳn so với gà AC và gà HB. 2.2.5. Tỉ lệ nuôi sống và tỉ lệ hao hụt của gà mái HA giai đoạn sinh sản Tỉ lệ nuôi sống (TLNS) và tỉ lệ hao hụt (TLHH) gà mái sinh sản được trình bày ở Bảng 9. Bảng 9. TLNS, TLHH của gà mái HA giai đoạn sinh sản Tuần tuổi Đầu kì (con) TLNS (%) TLHH (%) 20 - 43 260 95,23 5,81 Bảng 9 cho thấy TLNS của đàn gà giai đoạn sinh sản khá cao đạt 95,23%, so với đàn AC nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mười [3] đạt 96% chỉ kém 0,77%. TLHH của đàn gà giai đoạn đẻ trứng tương đối thấp là 5,18. Do trước khi bắt đầu bước vào giai đoạn sinh sản chúng tôi đã tiến hành loại thải những con có khả năng sinh sản kém bằng cách quan sát ngoại hình ở tuần tuổi thứ 10 và 19 tt, nên trong giai đoạn sinh sản loại thải rất ít. 2.2.6. So sánh khả năng sinh sản của gà HA với gà AC và gà HB So sánh khả năng sinh sản của gà HA với gà AC và gà HB thuần được trình bày ở Bảng 10. 102 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà lai HA... Bảng 10. So sánh khả năng sinh sản của gà HA với gà AC và gà HB Stt Chỉ tiêu Đơn vị HA AC* HB** 1 Tuổi đẻ trứng: + Đạt 5% + Đạt đỉnh cao ngày 134 217 164 194 128 226 2 Tỉ lệ đẻ % 60,67 59,38 83,55 3 Năng suất trứng/mái/24 tuần đẻ quả 101,87 99,76 150,4 4 Tỉ lệ trứng có phôi % 97,59 96,73 94,37 5 Tỉ lệ nở/tổng ấp % 86,99 87,51 82,95 6 TTTA/10 trứng kg 2,26 2,49 1,44 (*) Theo Nguyễn Thị Mườ [4], (**) Theo Vũ Đài và cộng sự [2] Năng suất trứng gà HA đạt 101,87 quả /mái/24 tuần đẻ, thấp hơn so với năng suất trứng của gà HB (150,4 quả) nhưng lại cao hơn so với năng suất gà AC (99,76 quả). Điều này chứng tỏ con lai đã nâng cao được năng suất trứng so với đàn AC thuần. Tỉ lệ nở, chất lượng trứng của gà HA cao hơn so với gà HB, gần tương đương với gà AC. Tiêu tốn thức ăn (TTTA)/10 trứng của gà HB là thấp nhất:1,44 kg/10 trứng trong khi gà HA là 2,26 kg/10 trứng, gà AC là 2,49 kg/10 trứng. 3. Kết luận - Đặc điểm ngoại hình: Gà HA trưởng thành có màu lông hoa mơ thiên về màu gà AC, màu hoa mơ đen pha trắng xám, thân hình nhỏ gọn phù hợp với giống gà hướng trứng. Gà có mào cờ đơn, chân cao màu chì có 2 hàng vảy. - Tỉ lệ nuôi sống: TLNS ở gà HA ở các giai đoạn đều đạt khá cao. Giai đoạn từ 1-9 tt đạt 95,33%; 10 - 19 tt đạt 97,24%. Gà HA thích nghi cao với điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng - Năng suất trứng gà HA đạt 101,87 quả/mái/24 tuần đẻ Tiêu tốn thức ăn (TTTA)/10 trứng là 2,26 kg. - Chất lượng trứng: Khối lượng của trứng gà HA đạt 47 g. Chỉ số hình dạng là 1,3; đơn vị Haugh của gà HA đạt tương đối cao: 85,14 gần tương đương với gà AC. Trứng gà HA có chất lượng gần tương đương trứng gà AC và cao hơn hẳn trứng gà HB. Màu vỏ trứng gà HA trắng hồng gần tương tự màu vỏ trứng của gà AC, trứng thơm ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Tỉ lệ phôi của gà HA đạt 97,69%, tỉ lệ nở/tổng ấp là 86,99%. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dương Thị Anh Đào, Cao Bá Cường, 2010. Nghiên cứu khả năng sinh sản của công thức lai giữa gà trống Mía với gà mái 3/4 Lương Phượng. Tạp chí KHTN tập 26, số 2S. 103 Dương Thị Anh Đào và Ngô Mai Anh [2] Vũ Đài, Lưu Thị Xuân, Nguyễn Danh Nguyên, Đinh Thị Xuân, 2000. Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà giống trứng màu bố mẹ Hyline nuôi ở miền bắc Việt Nam. Báo cáo KH Chăn nuôi thú y 1999 - 2000. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [3] Lương Thị Hồng, 2006. Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’Mông và gà Ai Cập. Báo cáo KH Viện chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [4] Nguyễn Thị Mười, 2006. Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với gà Ac Thái hòa Trung Quốc. BCKH Viện Chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [5] Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thị Nga và cộng sự, 2003. Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa trống Goldline và mái Ai cập. BCKH Viện Chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [6] Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Phạm Thùy Linh và cộng sự, 2011. Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất hai dòng gà hướng trứng HA1 và HA2. BCKH Viện Chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. [7] Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền, Dương Thị Anh Đào, 2001. Kết quả nghiên cứu
Tài liệu liên quan