Nghiên cứu nguyên nhân và định hƣớng biện pháp phòng ngừa trƣợt đất tại các điểm dân cƣ vùng núi Việt Nam

Study on causes of landslide and prevention solutions at mountainous at resident areas in Vietnam Abstract: According to collected data, over the past 15 years in Vietnam, there have been many landslides causing serious damages to people and assets of many houses at the mountain foot. The dominated characteristic of al landslides is that they are caused by the combination between human activities and natural disasters. Study results showed that all landslides stemmed from human activities such as cultivation, urbanization, road widening,. in mountainous towns. In geotechnical point of view, the residents are found to be illiterate about mountain - side and slope stability. Once the natural stability of mountain-side and slope is destroyed, a fatal consequence may happen. The article is to present an initial step of ITST in studying the landslide situation of rural houses settling in mountain foots since 1992. The study is also to state some results and recommendations in contribution to diminish and to prevent landslide in mountainous resident areas in Vietnam.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân và định hƣớng biện pháp phòng ngừa trƣợt đất tại các điểm dân cƣ vùng núi Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu nguyên nhân và định hƣớng biện pháp phòng ngừa trƣợt đất tại các điểm dân cƣ vùng núi việt nam Doãn Minh Tâm* Study on causes of landslide and prevention solutions at mountainous at resident areas in Vietnam Abstract: According to collected data, over the past 15 years in Vietnam, there have been many landslides causing serious damages to people and assets of many houses at the mountain foot. The dominated characteristic of al landslides is that they are caused by the combination between human activities and natural disasters. Study results showed that all landslides stemmed from human activities such as cultivation, urbanization, road widening,.. in mountainous towns. In geo- technical point of view, the residents are found to be illiterate about mountain - side and slope stability. Once the natural stability of mountain-side and slope is destroyed, a fatal consequence may happen. The article is to present an initial step of ITST in studying the landslide situation of rural houses settling in mountain foots since 1992. The study is also to state some results and recommendations in contribution to diminish and to prevent landslide in mountainous resident areas in Vietnam. I. Giới thiệu chung Như Báo Lao Động ngày 17/ 9/ 2004 đã đưa một tin thật sự gây bất ngờ và đau xót cho tất cả mọi người : trận lở núi kinh hoàng ở thôn Sùng Hoàng, xã Phìn Ngan, huyện Bat Xát (Lao Cai) vào hồi 21h ngày 13,9 với trên một vạn mét khối đất đá từ trên cao đổ ập xuống tạo ra chiều rộng vết trượt 100m, dài 400m đã vùi lấp hoàn toàn 4 ngôi nhà của đồng bào dân tộc Dao, 23 người chết và mất tích cùng với trâu bò, lợn, gà, thóc lúa, đồ đạc... đều bị chôn vùi trong tích tắc. Gia đình ông Chảo Sình Kinh có 6 người thì cả 6 người đều không còn ai sống sót. Gia đình Chảo Láo Lù có 7 người thì chết 4. Gia đình Chảo Láo Sử có 4 người thì chết 2. Gia đình Chảo Díu Ngan chết 2 con nhỏ, vợ chồng lên nương thảo quả thì còn sống. Ngoài ra, nhiều người từ nơi khác đến, tại thời điểm xảy ra tai hoạ đang có mặt trong 4 ngôi nhà này, đều đã trở thành nạn nhân bị đất vuì lấp và thiệt mạng. Trước đó, trong tháng 7/2004, tại Km 119+100, Quốc lộ 4D (từ Sa Pa đi Lao Cai), giữa ban ngày trong khi trời đang nắng, đất sụt lở từ sườn núi đã đổ ập xuống một dãy nhà lán trại tại công trường của một Công ty xây dựng cầu đường, làm chết 2 người và hất xuống suối Móng Sến làm cuốn trôi 1 xe ôtô tải và vùi lấp, làm hư hại một số xe khác. Cũng trên tuyến đường QL4D này nhưng tại Km 119+300, vào tháng 7/ 1998, vào khoảng 10h sáng, trong lúc trời hửng nắng sau nhiều ngày mưa, đất sụt lở dạng dòng bùn đá từ trên sườn núi cao 120m, đã bất thần đổ ập xuống làm chết 4 người đang sinh sống trong 2 căn nhà tạm dưới chân núi và vùi lấp làm chết 8 người khác đi qua đường trong khi họ đang cố gắng vượt qua đống đất sụt ngổn ngang của đợt sụt đất đầu tiên thì bất chợt đợt sụt tiếp sau ập đến. Vào giữa tháng 7/1995, tại khu vực Km 125 - Km 126, Quốc lộ 37, trên đoạn đường đi qua chân 2 quả đồi lớn tại trung tâm thị xã Yên Bái, khối đất sườn đồi từ độ cao 60-70m, do bị mất ổn định đã trượt xuống, phá huỷ 24 ngôi nhà xây dựng kiên cố dưới chân đồi, làm thiệt mạng 1 người. Khối đất trượt đã tạo nên một vách trượt phía đỉnh đồi cao 8m và làm trồi mặt đường nhựa lên cao 1,50m như một con đê. Tại tỉnh Sơn La, sau đợt lũ quét lịch sử xảy ra vào tháng 9/ 1991, trên đoạn Km 324, Quốc lộ 6, mặt đường đã bị trượt xuống 0,50m về phía taluy * Viện Khoa học Công nghệ GTVT No.1252 Đường Láng, Đ.Đa, Hà Nội Tel: âm. Khối đất trượt đã phá huỷ toàn bộ 20 dãy nhà xây vừa mới hoàn thành của Khu tập thể ngân hàng nằm phía dưới taluy âm. Rất may, do thời điểm đó chưa có gia đình nào dọn đến ở, cho nên đã không xảy ra thiệt mạng về người. Đồng thời cũng vào thời điểm đó, tại khu vực thị xã Sơn La nhưng trên đường Tô Hiệu - một trong những tuyến phố chính thuộc trung tâm thị xã, đã xuất hiện một khối đất mất ổn định trên sườn đồi Khau Cả từ độ cao 70m, trên chiều dài 120m, trượt xuống phá huỷ 12 ngôi nhà dưới chân đồi, làm đổ vỡ 2 tường chắn và một trạm bán xăng. Khối đất trượt đã gây nên nhiều vách trượt và vết nứt chạy ngang trên sườn đồi, làm trồi đất nền lên cao 0,50m và cắt đứt tất cả các móng nhà xây nhưng không gây thiệt hại về người. Như vậy theo thống kê, cứ về mùa mưa bão hàng năm, đất trượt xảy ra ở vùng núi năm nào cũng gây nên một vài vụ vùi lấp nhà cửa và làm thiệt mạng một số hộ dân sinh sống dưới chân đồi. Từ hầu hết các vụ tai hoạ đó, các nhà nghiên cứu đất sụt của Viện Khoa học Công nghệ GTVT đã đúc kết ra được 2 dạng trượt đất cơ bản thường xảy ra tại một số điểm dân cư vùng núi như sau :  Dạng 1: Trượt đất do mất ổn định cục bộ thường xảy ra tại các khu vực dân cư sinh sống ven đường, những nơi mà người dân đã tự tổ chức khoét sâu chân đồi, bạt taluy rất dốc để tạo ra một diện tích mặt bằng cần thiết đủ để làm nhà mặt đường dưói chân đồi. Những nơi như vậy đã trở thành chỗ làm ăn, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ theo trào lưu đô thị hoá đang ngày càng tăng tại các vùng ven thị trấn, thị xã miền núi hiện nay. Do sườn đồi bị đào cắt mất khối chân tỳ, toàn bộ sườn đồi sẽ ở trạng thái mất ổn định cơ học. Trong điều kiện bất lợi nhất, khi mưa kéo dài và nước ngầm hoạt động mạnh, trượt đất sẽ xảy ra và khối đất trượt sẽ vùi lấp các hộ dân làm nhà sống dưới chân đồi.  Dạng 2: Trượt đất xảy ra do đất sườn đồi bị bão hoà nước, thường xảy ra tại các khu vực dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, họ làm nhà trên sườn đồi hoặc dưới chân đồi nhưng lại có ruộng nương canh tác ở phía trên. Các ruộng nương này thường xuyên được dẫn nước lấy từ khe suối về để phục vụ tưới tiêu trồng trọt. Khi khối đất sườn đồi bị bão hoà nước, khối trượt sẽ phát sinh và trượt xuống sẽ vùi lấp các hộ dân sống ở phía dưới. Theo thống kê, khoảng 70% các vị trí trượt đất đã xảy ra trên các tuyến đường bộ có nguyên nhân giống dạng 1, đó là sườn đồi bị mất khối chân tỳ lâm vào trạng thái mất ổn định cơ học cục bộ và khoảng 25% giống dạng 2 chịu tác động trực tiếp từ nguồn cấp nước, 5% ở các dạng khác. II. Phân tích và xác định các nguyên nhân gây trƣợt đất Về mặt lý thuyết, trượt đất là hiện tượng di chuyển các khối đất đá theo một mặt trượt nào đó thuận theo hướng dốc của địa hình. Quá trình trượt đất có thể diễn ra nhanh hay chậm, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể về cấu trúc địa chất, địa hình và chỉ tiêu cơ-lý của đất đá. Dưới đây tiến hành phân tích và xác định nguyên nhân của 2 dạng trượt đất cơ bản nói trên thường xảy ra tại các điểm dân cư sống ở vùng núi: 2.1 Phân tích và xác định nguyên nhân Dạng 1 của trượt đất vùng núi Như đã nói ở trên, Dạng 1 của trượt đất vùng núi có nguồn gốc bắt nguồn từ sự mất ổn định cục bộ của khối đất chân taluy hay sườn đồi. Theo thống kê theo dõi của Viện Khoa học Công nghệ GTVT, từ những năm 1990 trở lại đây, làn sóng di dân từ các vùng nông thôn và rừng núi về tập trung làm ăn sinh sống dọc theo hai bên những tuyến đường bộ ngày càng có xu hướng tăng mạnh. Xu hướng đô thị hoá các vùng ven của thị xã, thị trấn và thị tứ vùng núi này ngày càng mở rộng và phát triển. Để có thể tạo ra được một mảnh đất làm nhà ven đường, hầu hết các hộ dân từ nơi khác chuyển đến, đã tự làm hoặc thuê thợ đấu, bằng công cụ thủ công họ tiến hành một cách tự phát việc đào chân đồi, chân núi, bạt taluy với độ dốc tuỳ ý, miễn sao có đựơc một diện tích mặt bằng nhất định đủ để dựng nhà, làm ăn, sinh sống lâu dài. Phương kế bám mặt đường để làm ăn sinh sống, buôn bán nhỏ hoặc mở quán ăn, dịch vụ, ... nhiều năm qua đã cho thấy hiệu quả rõ rệt đối với đa số người dân. Vì vậy, họ theo nhau, cứ như một sự truyền bá kinh nghiệm, các điểm dân cư tự phát xẻ chân đồi, chân núi để làm nhà bám mặt đường cứ ngày một mọc lên. Tại các ngôi nhà này, đa số người dân chỉ quan tâm đến mặt trước nhà quay ra mặt đường, còn lưng ngôi nhà họ tựa vào vách núi ra sao thì ít người quan tâm để ý tới. Ví dụ như tại thị xã Sơn La, vào năm 1984, đường Tô Hiệu đi dưới chân đồi Khau-Cả, lúc đó chỉ như một con đường mòn, xe ôtô không qua lại được, ít người để ý tới. Nhưng đến năm 1988-1989, con đường mòn này được thiết kế mở rộng và nâng cấp thành đường đô thị rộng 12m. Khi đó các nhà thầu đã phải hạ sâu nền đường mòn xuống 8-10m để vừa đủ khuôn đường. Thế là trong năm 1990-1991, nhiều hộ dân từ nơi khác đến đã tự ý và tuỳ tiện đào sâu thêm vào chân taluy đường từ 15-20m để nhằm tạo ra một dải đất dài 120m bằng phẳng ven đường để làm nhà mặt đường. Như vậy, một cách ngẫu nhiên, họ đã tạo nên một vách taluy dựng đứng tại chân đồi, cao tới 15m, tiềm ẩn thế mất ổn định cơ học của cả khối đất sườn đồi. Tháng 7/ 1991, mùa mưa lũ đã diễn ra khốc liệt ở Sơn La, mực nước sông Nậm La gần đó dâng cao làm ngập mặt đường và khu vực lân cận chân đồi. Sau 3 ngày mưa tầm tã, độ ẩm của đất tăng vọt, sức kháng cắt của đất giảm mạnh, cộng với thế mất ổn định cơ học ban đầu, cho nên cả khối đất sườn đồi Khau Cả cao tới 70m đã bị mất ổn định và trượt xuống, làm phá huỷ toàn bộ hệ thống tường chắn và nhà cửa dưới chân đồi. Sơ đồ mô tả cấu trúc địa chất và diễn biến quá trình trượt đất của sườn đồi Khau Cả (thị xã Sơn La) năm 1991, được thể hiện trên Hình 1. Tương tự như trường hợp trên, vào tháng 7/1995 trên QL37, đoạn cắt qua chân 2 quả đồi cao nằm trong trung tâm thị xã Yên Bái, đã xảy ra hiện tượng trượt đất lớn. Hiện tượng trượt đất tại khu vực này được xếp vào loại trượt cổ, đã xuất hiện ngay từ khi làm đường vào hồi đầu thế kỷ 20 và đến năm 1990 khi mở rộng và nâng cấp tuyến QL37 thành đường đô thị qua đây người ta còn phát hiện và lưu giữ được cột mốc quan trắc đất trượt được xây dưng từ trước năm 1954 do người Pháp để lại. Sau năm 1992, nhiều hộ dân từ nơi khác đến cũng đã tự ý san bạt, cắt chân đồi vào sâu từ 10-15m để tạo mặt bằng làm nhà mặt phố. Chẳng mấy chốc cả đoạn chân đồi dài 300m chạy dọc theo Quốc lộ 37 đã trở thành một dẫy phố khá sầm uất với hàng trăm hộ dân sinh sống bằng nghề mở quán ăn, buôn bán nhỏ ở hai bên đường. Đến năm 1995, các hộ dân cư nơi đây lại tuỳ tiện bảo nhau đào sâu thêm vào phía chân đồi để tạo ra một dải đất rộng tới 20- 25m để cơi nới làm nhà. Mặt trước của các ngôi nhà đều quay ra mặt phố, còn lưng nhà đều tựa vào vách núi có độ dốc 1/ 0,50 – 1/ 0,75 và vách núi bị san bạt cao từ 15-20m. Theo số liệu khảo sát ĐCCT tại thời điểm mùa khô của Viện Khoa học Công nghệ GTVT, một số chỉ tiêu cơ-lý cơ bản của đất sườn đồi được tổng hợp và nêu trong Bảng 1 và mặt cắt ĐCCT được nêu trên Hình 2. Bảng 1. Chỉ tiêu cơ-lý cơ bản của đất sườn đồi khu vực thị xã Yên Bái năm 1995 (Số liệu khảo sát ĐCCT của Viện Khoa học Công nghệ GTVT) TT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị Lớp 1 Lớp 1a Lớp 1b Lớp 2 1 Độ ẩm tự nhiên, W 26,8 26,3 24,7 23,60 2 Khối lượng thể tích tự g/ cm3 1,75 1,68 1,58 1,71 nhiên 3 Khối lượng thể tích khô g/ cm3 1,37 1,33 1,30 1,39 4 Hệ số rỗng, e - 0,942 0,992 1,083 0,910 5 Giới hạn chảy, We % 36,7 33,0 27,8 34,4 6 Giới hạn dẻo, Wp % 21,7 22,1 21,5 21,4 7 Chỉ số dẻo, Ic % 15,0 10,9 6,30 13,0 8 Độ sệt, Ie kG 0,34 0,40 0,55 0,25 9 Lực dính kết, c cm2 0,34/0,25 0,32/ 0,29 0,28/ 0,11 0,32/0,28 10 Góc nội ma sát độ 13o48/12o1 8 13o15/ 8o32 15o08/ 12o10 17o48/ 8o32 11 Hệ số nén lún cm2/kG 0,029 0,004 0,033 0,041 Hình 2. Mặt cắt ĐCCT khu vực trượt đất tại thị xã Yên Bái, 1995 (Số liệu khảo sát của Viện Khoa học Công nghệ GTVT) 2.2 Phân tích và xác định nguyên nhân Dạng 2 của trượt đất vùng núi Dạng 2 của trượt đất vùng núi có nguồn gốc từ sự mất ổn định của chính bản thân khối đất sườn đồi do đất đá đạt đến trạng thái gần bão hoà hoặc bão hoà và khi đó sức kháng cắt của đất bị giảm xuống một cách đột ngột làm cho đất đá sườn đồi ở trạng thái sệt và sau đó đổ ập xuống dưới chân đồi như một dòng bùn đá. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hệ thống tưới tiêu của người dân quá thô sơ, nước từ suối lớn đổ vào ruộng nương của dân theo hệ thống rãnh tưới một cách tự do, không hề có hệ thống điều khiển van đóng mở. Cho nên, về mùa nước suối cạn, lượng nước từ suối lớn đổ vào các rãnh đất để tưới cho ruộng nương thường rất ít, đủ để làm ẩm đất, thích hợp cho trồng trọt. Tuy nhiên, về mùa mưa bão, nhất là khi có lũ tràn về, mực nước dòng suối lớn dâng cao đột ngột và chảy với lưu tốc mạnh, dẫn đến lưu lượng nước đổ từ suối lớn vào rãnh tưới tăng vọt và nước chảy xiết trong hệ thống rãnh đất. Hậu quả này đã làm cho thành rãnh đất bị vỡ tại vị trí xung yếu nhất và do đó toàn bộ dòng chảy tự do từ suối lớn theo rãnh đất sẽ đổ trực tiếp xuống sườn đồi qua đoạn thành rãnh vỡ, tạo nên một bể chứa nước lớn trên sườn đồi. Trong thực tế, thông thường đất đá vùng núi có cấu trúc phân lớp. Trong đó, các lớp thấm nước và không thấm nước cũng thường xen kẽ nhau. Do quá trình vận động uốn nếp của kiến tạo, làm cho các lớp đất đá có thế nằm nghiêng. Hướng dốc của các lớp cùng chiều với hướng dốc của địa hình và sự phân lớp xen kẽ nhau là điều kiện thuận lợi để xảy ra hiện tượng trượt đất. Ngoài ra, hiện tượng nước thấm qua mặt đất vào lớp đất thấm nước, khi lớp đất thấm nước đã đạt đến bão hoà, nước sẽ tiếp tục ngấm xuống sẽ vượt quá bão hoà. Phần nước thừa tích đọng lại ở phần dưới của lớp thấm nước tạo thành dòng chảy ngầm trên mặt lớp không thấm nước để thoát ra ngoài. Chính dòng chảy ngầm này làm giảm ma sát và phá vỡ lực liên kết giưa hai lớp thấm nước và không thấm nước. Dưới tác dụng cuả trọng lực, khối lượng đất đá nằm trên lớp không thấm nước sẽ di chuyển trên bề mặt và tạo thành hiện tượng trượt đất. Hình loại trượt đất này bắt gặp tại Km 119+110 và Km 119+300 thuộc QL4D; tại Km 127+900 và Km 145+900 thuộc QL279; tại thôn Sùng Hoàng, xã Phìn Ngan, huyện Bat Xát (Lao Cai) và một số nơi khác. Để minh hoạ cho dạng 2 của trượt đất vùng núi, có thể tham khảo bình đồ của khu vực trượt đất tại Km 119 + 300, QL4D (Sa Pa – Lao Cai), được Viện Khoa học Công nghệ GTVT lập năm 1998, nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 hệ thống mương tưới dạng rãnh đất thiếu an toàn do dân tạo ra trên sườn đồi, đã làm phát sinh trượt đất, thể hiện trên Hình 3 III. Xử lý định hƣớng các biện pháp phòng và ngừa trƣợt đất tại các điểm dân cƣ Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao so với các nước trên thế giới. Trong đó, tại khu vực Tây – Bắc và khu vực miền Trung – là những khu vực thường xảy ra hiện tượng sụt trượt nặng nề nhất trên các tuyến đường giao thông, thì lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 3000 – 4500 mm/ năm, thuộc hàng cao nhất so với các địa phương trong cả nước. Về điều kiện tự nhiên, khu vực Tây – Bắc và miền Trung cũng lại là những vùng chịu tác động mãnh liệt của hoạt động kiến tạo cổ, với sự hình thành và tồn tại của cả một hệ thống các đứt gẫy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam. Các đứt gãy có quy mô lớn ảnh hưởng đến cấu trúc địa chất của cả một vùng rộng lớn. Đất đá nằm trong các đới phá huỷ kiến tạo này chịu tác động của quá trình phong hoá vật lý và phong hoá hoá học diễn ra mạnh mẽ, do đó đất đá có tính chất bở rời, vò nhàu, vỡ vụn và điều kiện thuận lợi cho sụt trượt đất phát sinh và phát triển. Trong khi đó, bằng chủ trương chỉ đạo của Chính Phủ Việt Nam lấy phát triển sơ sở hạ tầng đi trước một bước làm một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho từng vùng, từng địa phương, thời gian qua đã chứng tỏ hiệu quả của sự chỉ đạo đúng đắn đó. Chỉ tính trong năm 2003, ngành GTVT đã hoàn thành làm mới, nâng cấp cải tạo trên 2100 km đường bộ, 19 500 m cầu đường bộ, đại tu nâng cấp 215 km đường sắt, 2 272 m dài cầu đường sắt, 1 610 m cầu cảng biển, nạo vét 960 nghìn m3 luồng lạch, xây dựng được 2 672 km đường tỉnh, 351m cầu, mở mới 6 651 km, nâng cấp 25 383 km đường giao thông nội tỉnh, giảm số xã còn chưa có đường xuống còn 220 xã (trong tổng số 10 477 xã trong phạm vi cả nước). Đi kèm theo quá trình này là xu thế đô thị hoá các vùng lân cận các thị tứ, thị trấn và thị xã vùng núi đã và đang phát triển nhanh chóng. Đứng trước những điều kiện tự nhiên - xã hội và những đòi hỏi bức thiết của quá trình phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, từng địa phương, nhất là đối với các tỉnh miền núi và để góp phần đảm bảo an toàn cho các điểm dân cư sinh sống tại vùng núi, đề phòng hiểm hoạ sụt trượt đất tại các điểm dân cư sinh sống dưới chân núi, chân đồi, dưới đây xin đề xuất một số kiến nghị mang tính nguyên tắc như sau: 3.1 Tổ chức giáo dục tuyên truyền kiến thức về ổn định mái dốc và các hiểm hoạ trượt đất dọc theo các tuyến đường bộ trên các phương tiện thông tin rộng rãi để người dân được biết và chủ động có biện pháp phòng ngừa. 3.2 Các Viện nghiên cứu và các trường Đại học chuyên ngành tham gia vào việc đào tạo, hướng dẫn và phổ biến các kiến thức cơ bản cần thiết về ổn định mái dốc và đề phòng hiểm hoạ trượt đất có thể xảy ra dọc theo các tuyến đường bộ và tại các khu vực nương rẫy canh tác cho đối tượng là các cán bộ quản lý đất đai, quản lý xây dựng và quản lý sản xuất nông nghiệp ở các địa phương vùng núi. 3.3 Tại những khu dân cư đang sinh sống dưới các chân đồi, chân núi ở các địa phương hiện nay, chính quyền các cấp có trách nhiệm tổ chức trên cơ sở phối hợp với các chuyên gia để kiểm tra điều kiện tự nhiên và đánh giá tiềm năng sụt trượt đất có thể xảy ra để chủ động thông báo cho dân các biện pháp phòng ngừa cần thiết, kể cả biện pháp chủ động di dời dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm. 3.4 Các cấp chính quyền của các địa phương vùng núi nên chủ động chuẩn bị tốt các phương án cứu sập, các phương tiện tìm kiếm, đào bới, cấp cứu để đề phòng và xử lý kịp thời đối phó với các nguy cơ trượt đất có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào trong mùa mưa bão hàng năm. 3.5 Việc tổ chức thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát và thiết kế xử lý đất trượt tại các điểm dân cư sống dọc theo các tuyến quốc lộ quan trọng, nói chung, đòi hỏi kinh phí và thời gian. Trong đó, công tác khảo sát và thiết kế xử lý đất sụt là một lĩnh vực đặc biệt đòi hỏi có sự phối hợp và hiểu biết của nhiều chuyên ngành khoa học như : Địa kỹ thuật, địa chất cấu tạo, ĐCCT, ĐCTV, chuyên môn đường bộ, kết cấu, môi trường và cũng rất cần những hiểu biết về chính sách xã hội liên quan đến người dân, đến đền bù, giải toả và vấn đề định cư, di cư, Để lựa chọn được giải pháp hợp lý và phát huy hiệu quả của các biện pháp xử lý đất sụt, có thể tham khảo kiến nghị của Viện Khoa học Công nghệ GTVT về trình tự 4 bước cần tiến hành trong khảo sát – thiết kế xử lý đất sụt [2]. 3.6 Phương châm chỉ đạo lấy phòng ngừa là chính. Do đó, đối với các điểm dân cư đã và đang xây dựng, các cấp chính quyền nên có chương trình phối hợp với các Hội chuyên ngành tổ chức đánh giá mức độ ổn định của điều kiện tự nhiên, môi trường. Từ đó chủ động trong việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa. 3.7 Các đơn vị duy tu – bảo dưỡng đường bộ thuộc ngành GTVT cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc bảo vệ các công trình phòng chống đất sụt, bảo vệ môi trường. Đồng thời định kỳ tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện sớm và xử lý các dấu hiệu ảnh hưởng đến sự ổn định bền vững của các công trình. IV. Kết luận Vấn đề trượt đất là một trong những hiện tượng mang tính quy luật thiên nhiên nhưng nếu như nó lại diễn ra tại các điểm dân cư đang sinh sống, gây nên những thiệt hại về người và của cho nhân dân, thì nó lại trở thành một trong những vấn đề mang tính xã hội, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành. Hy vọng rằng, bằng những thực tế về các hiện tượng trượt đất đã x