Tóm tắt
Để cung cấp cơ sở khoa học hỗ trợ các nhà quản lý trong việc kiểm soát ô
nhiễm và quy hoạch phát triển đô thị, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu phân vùng
chất lượng nước hồ Trúc Bạch, thành phố Hà Nội. Kết quả quan trắc tại 30 vị trí
nước hồ Trúc Bạch và phân tích 8 thông số đặc trưng của môi trường nước tại
phòng thí nghiệm như pH, độ đục, DO, TSS, BOD5, COD, NO-3, Cl- cho thấy chất
lượng nước hồ Trúc Bạch đang bị ô nhiễm chất hữu cơ, giá trị COD và BOD5 vượt
giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT/2015-BTNMT (cột B2). Nghiên cứu đã xây
dựng được các bản đồ phân bố không gian ô nhiễm đối với các thông số ô nhiễm
theo 4 cấp: ô nhiễm, ô nhiễm nhiều, ô nhiễm rất nhiều và ô nhiễm cực nhiều, hầu hết
nước hồ Trúc Bạch đều ở mức độ rất ô nhiễm và cực ô nhiễm. Từ kết quả nghiên cứu
đã đề xuất được ba nhóm giải pháp nhằm xử lý, giảm thiểu mức độ ô nhiễm nước
mặt hồ Trúc Bạch để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm nước hồ Trúc Bạch, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 91
NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG Ô NHIỄM NƯỚC HỒ TRÚC BẠCH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Vũ Lê Dũng, Nguyễn Bích Ngọc
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Tóm tắt
Để cung cấp cơ sở khoa học hỗ trợ các nhà quản lý trong việc kiểm soát ô
nhiễm và quy hoạch phát triển đô thị, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu phân vùng
chất lượng nước hồ Trúc Bạch, thành phố Hà Nội. Kết quả quan trắc tại 30 vị trí
nước hồ Trúc Bạch và phân tích 8 thông số đặc trưng của môi trường nước tại
phòng thí nghiệm như pH, độ đục, DO, TSS, BOD 5, COD, NO
-
3, Cl
- cho thấy chất
lượng nước hồ Trúc Bạch đang bị ô nhiễm chất hữu cơ, giá trị COD và BOD5 vượt
giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT/2015-BTNMT (cột B2). Nghiên cứu đã xây
dựng được các bản đồ phân bố không gian ô nhiễm đối với các thông số ô nhiễm
theo 4 cấp: ô nhiễm, ô nhiễm nhiều, ô nhiễm rất nhiều và ô nhiễm cực nhiều, hầu hết
nước hồ Trúc Bạch đều ở mức độ rất ô nhiễm và cực ô nhiễm. Từ kết quả nghiên cứu
đã đề xuất được ba nhóm giải pháp nhằm xử lý, giảm thiểu mức độ ô nhiễm nước
mặt hồ Trúc Bạch để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của người dân.
Từ khóa: Ô nhiễm nước, phân vùng chất lượng nước, kiểm soát ô nhiễm.
Abstract
To provide a scientifi c basis to assist managers in pollution control and urban
development planning, we conducted a study on zoning of water quality in Truc
Bach Lake, Hanoi. Results of observation at 30 locations of Truc Bach reservoir
and analysis of 8 characteristic parameters of laboratory water environment such
as pH, turbidity, DO, TSS, BOD 5, COD, NO
-
3, Cl
-, Iit shows that the quality of Truc
Bach reservoir is contaminated with organic matter, the COD and BOD5 exceeded
the limit set in QCVN 08-MT / 2015-BTNMT (column B2). The study has developed
maps of spatial distribution of pollutants in four levels: light pollution, pollution,
severe pollution and extreme pollution. Very polluted and polluted. From the research
results, three groups of solutions have been proposed to treat and reduce the level of
surface pollution of Truc Bach Lake to protect the health and life of people.
Key words: Water pollution, water quality zoning, pollution control.
1. Đặt vấn đề
Thủ đô Hà Nội là một trung tâm
văn hóa lớn với những hoạt động kinh
tế, xã hội diễn ra mạnh mẽ nhưng cũng
là một trong những khu vực có nguy cơ ô
nhiễm tăng cao. Theo thống kê, ở Hà Nội
có khoảng 100 hồ nước lớn nhỏ nằm rải
rác [2]. Ngoài những hồ nước nhân tạo
như hồ Văn, hồ Ngọc Khánh, hồ Thành
Công, Hà Nội còn có những hồ thiên tạo
nổi tiếng như hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trúc
Bạch, hồ Thiền Quang... Đó không chỉ
là những địa điểm giải trí đẹp của người
dân mà còn là hệ thống điều hoà không
khí trong thành phố. Tuy nhiên, một thực
tế là tất cả các hồ của Hà Nội đang ở
trong tình trạng ô nhiễm nước báo động,
rất nhiều chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho
phép mà nguyên nhân chủ yếu là do nước
và rác thải. Do đó, việc đánh giá mức độ
ô nhiễm nước hồ phục vụ mục đích quy
hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và
xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm,
BVMT nước, việc nghiên cứu phân vùng
CLN khu vực TP. Hà Nội là rất cần thiết
và cấp bách.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201792
2. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng
nước hồ Trúc Bạch, thông qua 8 chỉ
tiêu: pH, độ đục, DO, TSS, BOD
5
,
COD, NO-
3
, Cl-
Phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ khu vực hồ Trúc Bạch (10
ha) thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba
Đình, TP. Hà Nội. Lượng mưa trung bình
năm khoảng 1245 mm phân bố không đều,
tập trung vào mùa mưa từ khoảng tháng
5 đến tháng 10 (chiếm 60% - 70% lượng
mưa trong năm). Nhiệt độ trung bình trong
năm khoảng 23,40C; độ ẩm 79%. Chế độ
thuỷ văn của hồ bị ảnh hưởng mạnh mẽ
theo mùa. Về mùa mưa, lưu lượng dòng
chảy tăng mạnh sau đó dần ổn định.
Theo kết quả thống kê, điều tra của
Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài
nguyên Môi trường Hà Nội, hồ Trúc Bạch
là nguồn tiếp nhận nước thải chính từ hơn
3.000 hộ dân cư trên địa bàn phường Trúc
Bạch và 21 cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ nhà hàng, ăn uống xung quanh hồ,
trong đó có tới 9 cơ sở sản xuất kinh doanh
khu vực Ngũ Xá, Trấn Vũ đã có hành vi
vi phạm pháp luật về môi trường và vệ
sinh thực phẩm. Với lượng nước thải lớn,
trung bình từ 2.300 – 3.000 m3/ngày đêm
và hầu hết đều chưa qua xử lý thải trực
tiếp xuống hồ gây nên tình trạng nước hồ
ô nhiễm, có màu đen, sủi bọt và bốc mùi
hôi thối [3]. Kết quả quan trắc cho thấy,
hầu hết các chỉ số đo được đều vượt quy
chuẩn Việt Nam, như: Amoni vượt 7,8-32
lần; Nitrit vượt 48 - 113 lần, hàm lượng
COD vượt từ 2,8 đến gần 10 lần Trong
khi đó, công tác vệ sinh, nạo vét lòng hồ
còn chưa được chú trọng (1 - 2 lần /năm).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập và
tổng hợp tài liệu
Thu thập, tổng hợp và kế thừa thông
tin, dữ liệu, số liệu cần thiết về nguồn
thải, đặc tính chất thải từ những tài liệu,
các báo cáo, các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực
địa và lấy mẫu hiện trường
Khảo sát thực địa tại khu vực nghiên
cứu, sử dụng máy GPS cầm tay xác định
tọa độ gốc vị trí điểm lấy mẫu. Xác định
30 vị trí lấy mẫu phân bố dọc theo vị trí
của 13 nguồn thải vào hồ, cụ thể như sau:
Hình 1. Vị trí, tọa độ các vị trí lấy mẫu trên hồ Trúc Bạch
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 93
Thời gian lấy mẫu: Buổi sáng
(9h00) mùa hè, trời cao nắng, gió nhẹ
Số lượng mẫu: 02 mẫu/ 01 điểm: 01
mẫu bảo quản bằng dung dịch H
2
SO
4
(để
phân tích COD, NO
3
-), 01 mẫu bảo quản
lạnh (để phân tích các chỉ tiêu còn lại)
Kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản mẫu
tuân theo TCVN 5994:1995 (ISO 5667-
4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ, ao tự nhiên và
nhân tạo.
2.2.3 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
STT
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị Phương pháp phân tích, Tiêu chuẩn kỹ thuật
1 pH - TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008)
2 Độ đục NTU Dùng thiết bị đo nhanh tại hiện trường
3 DO mg/l TCVN 7325:2004 (ISO 11923:1997) – phương pháp đầu đo điện hóa
4 TSS mg/l
TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) – phương pháp lọc qua cát lọc
sợi thủy tinh
5 BOD mg/l
TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815:2003)- Phương pháp pha loãng và cấy
có bổ sung allythioure
6 COD mg/l
Phương pháp chuẩn độ đicromat theo TCVN 6491:1999 (ISO
6060:1989)
7 NO
3
- mg/l
Phương pháp trắc quang dùng thuốc thử axit sunfosalixylic theo
TCVN 6180:1996 (ISO 7890 – 3:1988)
8 Cl- mg/l Phương pháp chuẩn độ Morh, TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989)
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
nội nghiệp:
Kết quả phân tích các chỉ tiêu TSS,
BOD
5
, COD, Cl-, NO
3
-, sử dụng công
thức toán học trên phần mềm excel để
tính toán kết quả cuối cùng.
2.2.5. Phương pháp xây dựng
bản đồ phân bố không gian các chất ô
nhiễm nước
1) Phương pháp nội suy không
gian - Phương pháp trọng số nghịch
đảo khoảng cách (Inverse Distance
Weighted - IDM)
Công thức nội suy được xác định
như sau:
1
0
1
n
i i
i
n
i
i
Z( S )
Zˆ( S )
λ
λ
=
=
=
∑
∑
Z(S
0
) là giá trị của điểm thứ i
S
0
là vị trí cần được nội suy
n là số điểm đã biết trong một
khoảng cách nhất định từ vị trí cần được
nội suy.
λ
i
là trọng số của điểm thứ i: λ
i
= 1/
d
i
p (d
i
là khoảng cách giữa điểm i với S
0
,
p là số mũ của khoảng cách).
2) Phương pháp chồng ghép bản đồ:
Từ bản đồ hành chính hồ Trúc
Bạch tỷ lệ 1:50.000, sử dụng phần mềm
AcrGis để xây dựng các bản đồ thành
phần các chỉ tiêu DO, TSS, BOD
5
,
COD theo các kết quả phân tích, đánh
giá riêng lẻ của từng chỉ tiêu. Dựa trên
các bản đồ thành phần sử dụng phương
pháp chồng chập bản đồ để có được một
bản đồ có trị số đánh giá tổng hợp.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Các nguồn thải chính gây ô
nhiễm nước hồ
Kết quả điều tra tại cho thấy các
nguồn thải khu vực xung quanh hồ Trúc
Bạch bao gồm 13 nguồn thải [2]. Trong
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201794
đó chỉ có nguồn thải số 1 và 11 là có
song chắn rác, còn lại đều không có
song chắn rác (hình 2). Nguồn thải số
2 là cống thải của nhà hàng bánh tôm
Hồ Tây. Nguồn thải số 7 và 10 là hai
mương dẫn nước thải của gần 200 hộ
dân cư vào hồ, tương ứng với lưu lượng
nước thải hơn 200m3/ngày đêm. Nguồn
thải 12 là nguồn thải từ nhà khách Quân
Đội với lưu lượng lớn nhất từ 40 – 50
m3/ngày đêm. Nguồn thải 13 là nguồn
thải từ nhà hàng nổi Happy House. Các
nguồn thải số 3, 4, 5, 6, 8, 9 là những
miệng cống có kích thước từ 0,5 – 0,7
m nổi gần ngang với bờ hồ, bắt nguồn
từ hệ thống thu gom nước thải trong khu
vực cùng với hệ thống thoát nước dọc
đường giao thông đổ vào hồ. Hầu hết
chất thải từ 13 nguồn thải này đổ vào hồ
đều chứa chất thải sinh hoạt với thành
phần chủ yếu là chất hữu cơ, bùn cặn,
chất tẩy rửa và một số rác thải khác.
Hình 2. Bản đồ phân bố không gian các
nguồn thải tại hồ Trúc Bạch
3.2. Đánh giá chất lượng nước hồ
Trúc Bạch
Kết quả phân tích các mẫu nước
hồ Trúc Bạch so sánh với QCVN
08-MT/2015-BTNMT (cột B2) và được
thể hiện trong các hình dưới đây:
0
2
4
6
8
10
12
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29
Mu s (t 1 n 30)
D
O
(
m
g
/l
)
GTGH 2 mg/l
DO
Hình 3. Giá trị DO
0
20
40
60
80
100
120
140
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29
Mu s (t 1 n 30)
T
S
S
(
m
g
/l
)
GTGH: 100 mg/l
TSS
Hình 4. Giá trị TSS
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29
Mu s (t 1 n 30)
C
O
D
(
m
g
/l
)
GTGH: 50 mg/l
COD
Hình 5. Giá trị COD
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29
Mu s (t 1 n 30)
B
O
D
(
m
g
/l
)
GTGH: 25 mg/l
BOD
Hình 6. Giá trị BOD5
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 95
Theo kết quả phân tích mẫu nước tại
30 điểm trên hồ Trúc Bạch, cho thấy tại hầu
hết các vị trí lấy mẫu đều có giá trị các chỉ
tiêu pH, độ đục, Cl-, NO
3
- nằm trong giới
hạn cho phép. Tuy nhiên, tại điểm lấy mẫu
số 10 chỉ tiêu DO = 0,5 mg/l thấp hơn 4 lần
so với QCVN. Giá trị TSS tại các mẫu 10,
11, 14, 16 và 27 vượt QCVN từ 0,5 - 1,35
lần (hình 3, 4). Các điểm lấy mẫu này đều
nằm gần vị trí nguồn thải 12, 13 và 4 là các
nguồn thải lớn từ nhà hàng Happy House,
nhà khách Quân đội và cống gom nước thải
từ hộ dân cư ven hồ không có song chắn
rác cũng như hệ thống thu gom xử lý trước
khi xả thải vào hồ.
Riêng hai chỉ tiêu BOD
5
và COD tại
tất cả các điểm lấy mẫu đều vượt QCVN:
Chỉ tiêu COD có giá trị trung bình cao
gấp 18 lần so QCVN, điểm cao nhất vượt
23 lần so với QCVN (hình 5). Chỉ tiêu
BOD
5
có giá trị trung bình cao gấp 15 lần
so với QCVN và điểm cao nhất có giá trị
cao gấp 21 lần so với QCVN (hình 6).
Điều này chứng tỏ nước hồ Trúc Bạch
chứa lượng lớn các chất hữu cơ gây ảnh
hưởng lớn đến CLN hồ.
3.3. Phân bố không gian của các
chỉ tiêu gây ô nhiễm nước trong hồ
Dựa vào kết quả phân tích chi tiết
các chỉ tiêu CLN hồ Trúc Bạch (TSS,
DO, BOD
5
, COD) và sử dụng phương
pháp nội suy không gian để thành lập
được bản đồ quy luật phân bố không
gian các chất ô nhiễm hồ Trúc Bạch.
Hình 7. Bản đồ phân bố không gian
của TSS
Hình 8. Bản đồ phân bố không gian
của DO
Hình 9. Bản đồ phân bố không gian
của BOD5
Hình 10. Bản đồ phân bố không gian
của COD
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201796
Từ các bản đồ phân bố không gian
của các thông số ô nhiễm TSS, DO,
BOD
5
, COD trong nước hồ Trúc Bạch
cho thấy, sự phân bố của các thông số
này là không đồng đều giữa các điểm
lấy mẫu khác nhau trên hồ. Mức độ ô
nhiễm được thể hiện giảm dần từ màu
đỏ, cam, vàng đến màu xanh.
Các điểm có giá trị TSS và DO
cao tập trung ở khu vực nguồn thải số
7 (điểm lấy mẫu số 23), đây là khu vực
có cống xả nước thải sinh hoạt vào hồ
với lưu lượng lớn nhất (hơn 200 m3/
ngày đêm), đồng thời cũng là nơi tiếp
nhận hàng chục tấn bùn cát xả ra từ nhà
máy nước Yên Phụ chưa qua xử lý. Đối
với các điểm có giá trị BOD
5
và COD
cao lại tập trung ở khu vực phía tây hồ,
quanh các nguồn thải 1, 2, 3, 8, 9, 11,
12 và 13. Nguyên nhân là do các nguồn
thải là những dòng thải thường xuyên
vào hồ, bao gồm nước thải sinh hoạt
từ các hộ dân xung quanh hồ và nước
thải từ các nhà hàng ăn uống, đặc biệt
là nguồn thải số 2 - nguồn thải từ nhà
hàng bánh tôm hồ Tây và nguồn thải
12 - nguồn thải do nhà khách Quân Đội
thải xuống hồ là một trong 2 nguồn thải
thường xuyên và có lưu lượng nước
thải lớn nhất khu vực.
3.4. Phân cấp mức độ ô nhiễm
nước mặt hồ Trúc Bạch
Căn cứ vào QCVN 08-MT:2015/
BTNMT, cột B2 và giá trị các chỉ tiêu
vượt QCVN là DO, TSS, COD và BOD
5
theo kết quả phân tích tại 30 điểm lấy
mẫu nước hồ Trúc Bạch
,
từ đó phân cấp
mức độ ô nhiễm của các chỉ tiêu theo
các mức độ ô nhiễm khác nhau.
Bảng 1. Phân cấp các chỉ tiêu ô nhiễm nước mặt hồ Trúc bạch
Chỉ tiêu Số cấp Phân ngưỡng
DO 2
Cấp 1: 0 - 2 mg/l (ô nhiễm)
Cấp 2: 2 - 20 mg/l (không ô nhiễm)
TSS 2
Cấp 1: 0 - 100 mg/l (không ô nhiễm)
Cấp 2: 100 - 200 mg/l (ô nhiễm)
BOD
5
3
Cấp 1: 259 - 346 mg/l (ô nhiễm)
Cấp 2: 346 - 386 mg/l (ô nhiễm nhiều)
Cấp 3: 386 - 426 mg/l (ô nhiễm rất nhiều)
COD 3
Cấp 1: 673 - 836 mg/l (ô nhiễm)
Cấp 2: 836 - 959 mg/l (ô nhiễm nhiều)
Cấp 3: 959 - 1140 mg/l (ô nhiễm rất nhiều)
Bảng 2. Phân cấp ô nhiễm nước mặt hồ Trúc Bạch
Cấp độ Các thông số ô nhiễm
Cấp 1 DO và TSS không ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm, COD ô nhiễm nhiều.
Cấp 2
- DO không ô nhiễm, TSS ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm, COD ô nhiễm nhiều.
- DO và TSS không ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm nhiều, COD ô nhiễm nhiều.
Cấp 3
- DO và TSS không ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm nhiều và rất nhiều, COD ô nhiễm nhiều và
rất nhiều.
- DO và TSS ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm và ô nhiễm nhiều, COD ô nhiễm nhiều.
- DO không ô nhiễm, TSS ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm và ô nhiễm nhiều, COD ô nhiễm
nhiều và rất nhiều.
Cấp 4
- DO và TSS không ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm nhiều và rất nhiều, COD ô nhiễm cực nhiều.
- DO không ô nhiễm, TSS ô nhiễm, BOD
5
ô nhiễm nhiều và rất nhiều, COD ô nhiễm
cực nhiều.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 2017 97
Sử dụng phương pháp chồng ghép bản đồ, ta có được bản đồ phân bố không
gian mức độ ô nhiễm nước mặt hồ Trúc Bạch (hình 11).
Hình 11. Bản đồ phân bố không gian mức độ ô nhiễm nước mặt hồ Trúc Bạch
Nhìn vào hình 11, ta thấy vùng ô
nhiễm cực nhiều được thể hiện bởi màu
đỏ, các vị trí ở đây tiếp nhận nguồn thải
1, 8, 9, 11, 12. Đây chủ yếu là các nguồn
thải lưu lượng lớn trung bình khoảng
250 - 300 m3 /ngày đêm đổ vào hồ từ các
cống gom nước thải sinh hoạt, nhà hàng
khu vực đường Ngũ Xá, Trấn Vũ. Vùng
ô nhiễm cấp 4 lan rộng ra cả vùng giữa
hồ. Điều này càng cho thấy hồ không
được chú trọng trong việc kiểm tra, nạo
vét, làm vệ sinh hồ thường xuyên.
Các vị trí 2, 3, 5, 10, 11, 26 và 27
- điểm tiếp nhận nguồn thải 2, 3, 4, 5,
6, 13 cũng ở mức độ ô nhiễm nhiều,
được thể hiện bằng màu cam. Và các
mức độ thấp dần từ màu cam đến màu
hồng nhạt.
3.5. Định hướng giải pháp cải
thiện chất lượng nước hồ Trúc Bạch
Từ kết đánh giá và phân vùng ô
nhiễm CLN hồ Trúc Bạch cho thấy các
vị trí không gian trong hồ có nồng độ
các chất ô nhiễm khác nhau nhưng hầu
hết đều ở mức độ ô nhiễm đến ô nhiễm
nặng, do đó, cần phải có sự quan tâm
đặc biệt của các nhà quản lý và các nhà
khoa học để có những chính sách, giải
pháp phù hợp nhằm kiểm soát và cải
thiện CLN hồ như:
- Tăng cường đầu tư kinh phí quy
hoạch, xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh hệ
thống thoát nước, xử lý nước thải của đô
thị trước khi đổ nước ra hồ Trúc Bạch.
- Tăng cường hoạt động thu gom
rác thải, nạo vét lòng hồ định kỳ 3 lần/
năm
- Nâng cao chất lượng nước hồ
bằng cây thủy sinh. Dùng các loài thực
vật thủy sinh phổ hiện nay như cây thủy
trúc trồng thành bè nổi quanh các điểm
tiếp nhận nguồn thải để loại bỏ các chất
dinh dưỡng và hữu cơ trong nước.
- Xử lý nước hồ bằng vi sinh vật
hữu hiệu. Nghiên cứu lựa chọn chủng
vi sinh vật phù hợp với điều kiện chất
lượng nước hồ. Dưới tác động của vi
sinh, mùi hôi thối sẽ được giảm đáng kể
và cải thiện điều kiện nuôi trồng thủy
sản cho hồ.
- Đẩy mạnh các chương trình
truyền thông môi trường thông qua các
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 17 - năm 201798
buổi họp dân phố hay qua loa phát thanh
phường nhằm nâng cao ý thức người
dân trong BVMT.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã điều tra được các
nguồn thải khu vực xung quanh hồ Trúc
Bạch bao gồm 13 nguồn thải. Hầu hết
chất thải từ 13 nguồn thải này đổ vào hồ
đều chứa chất thải sinh hoạt với thành
phần chủ yếu là chất hữu cơ, bùn cặn,
chất tẩy rửa và một số rác thải khác.
Kết quả quan trắc và phân tích mẫu
nước hồ Trúc Bạch tại 30 vị trí với 8
thông số đặc trưng cho môi trường nước
mặt (pH, độ đục, DO, TSS, BOD
5
, COD,
NO-
3
, Cl- ) cho thấy CLN hồ Trúc Bạch,
TP Hà Nội đang bị ô nhiễm chất hữu cơ,
chủ yếu là khu vực phía tây hồ, quanh
các nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt,
nước thải từ các nhà hàng dịch vụ ăn
uống, với các giá trị COD vượt từ 18 –
23 lần và BOD
5
vượt 15 - 20 lần so với
QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B2).
Căn cứ vào kết quả phân tích trên,
nghiên cứu đã phân cấp được mức độ ô
nhiễm nước hồ Trúc Bạch, thành 4 cấp
khác nhau: ô nhiễm, ô nhiễm nhiều, ô
nhiễm rất nhiều và ô nhiễm cực nhiều.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã được ba
nhóm giải pháp nhằm xử lý, giảm thiểu
mức độ ô nhiễm nước mặt hồ Trúc Bạch
để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của
người dân, đó là giải pháp về công nghệ
- kỹ thuật, giải pháp về quản lý và giải
pháp về giáo dục tuyên truyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo môi trường quốc gia 2012
– Báo cáo môi trường nước mặt
[2]. Lê Trình, Nguyễn Lê Tú Quỳnh
(2013), Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm môi
trường nước sông vùng Hà Nội, Viện Khoa
học Môi trườn và Phát triểni
[3]. Lê Trình, báo cáo chuyên đề "Hiện
trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn Hà
Nội" trong dự án "Quy hoạch BVMT thủ đô
Hà Nội đến năm 2020", chủ nhiệm dự án:
sở TN-MT Hà Nội, 4/2012
[4]. QCVN 08-MT:2015/BTNMT:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt
[5]. Sở TN-MT Hà Nội, Báo cáo Dự
án "Quy hoạch Bảo vệ môi trường Thủ đô
Hà Nội đến năm 2020", 10/2012
BBT nhận bài: Ngày 20/7/2017
Phản biện xong: Ngày 20/8/2017