Trên thế giới, việc nghiên cứu cây tạo trầm đã được các nhà
khoa học theo đuổi hơn 40 năm và có những thành công đáng
kể như: ở Mỹ, Trường đại học Ha-vớt đã nghiên cứu thành
công phương pháp cấy tạo trầm vào những năm 80 của thế kỷ
20.
Tháng 11/2003, tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội
nghị quốc tế về cây dó trầm lần thứ nhất, có gần 100 đại biểu
đại diện cho giới khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp
của 38 quốc gia và tổ chức quốc tế tại châu á, châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi tham dự.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phát triển về cây dó bầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu phát triển
về cây dó bầu
Trên thế giới, việc nghiên cứu cây tạo trầm đã được các nhà
khoa học theo đuổi hơn 40 năm và có những thành công đáng
kể như: ở Mỹ, Trường đại học Ha-vớt đã nghiên cứu thành
công phương pháp cấy tạo trầm vào những năm 80 của thế kỷ
20.
Tháng 11/2003, tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội
nghị quốc tế về cây dó trầm lần thứ nhất, có gần 100 đại biểu
đại diện cho giới khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp
của 38 quốc gia và tổ chức quốc tế tại châu á, châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi tham dự.
Qua các ý kiến tham luận, Hội nghị đã xác định có khoảng 16
loài cây dó có thể cho trầm. Đồng thời nêu rõ sự cần thiết về
việc bảo vệ và phát triển loài cây dó trầm. Cuối tháng 9/2007,
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã tổ chức hội
thảo về cây dó bầu, đến dự hội thảo đã có nhiều nhà khoa
học, các doanh nghiệp và đại diện lãnh đạo một số địa
phương để đánh giá kết quả trồng cây dó bầu.
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa
ra kết luận, quá trình hình thành trầm hương có 3 phương
pháp:
+Gây vết thương cơ giới (vật lý): phương pháp này rất đơn
giản, dễ thực hiện nhưng xác suất thành công thấp (chủ yếu
là cắt các mảnh thùng phuy, sắt vụn, đinh... để đóng vào thân
cây tạo vết thương cơ giới để cây tạo trầm).
+Tác động bằng một số kích thích hóa học (hóa học):
Phương pháp này có hiệu quả trong thời gian ngắn. Tuy
nhiên, có nhược điểm là trong sản phẩm tồn tại một số chất
độc hại như: CI, SO4, PO3... ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm và không được người tiêu dùng ưa chuộng.
+Tác động bằng một số chế phẩm sinh học (sinh học): Thực
chất phương pháp này là gây bệnh cho cây bằng men vi sinh
hoặc vi khuẩn nào đó đã được xác định. Hiện nay việc nghiên
cứu phương pháp này đã có những kết quả rất khả quan, tỷ lệ
thành công cao và không để lại dư lượng chất độc hại trong
sản phẩm.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trên vẫn chưa được công
bố rộng rãi, vì đây là vấn đề độc quyền về bí quyết nghề
nghiệp và kỹ thuật của mỗi nhà nghiên cứu.
Ngoài ra, cây dó trầm có thể chế biến ra những sản phẩm có
giá trị cao: ứng dụng chưng cất tinh dầu trầm (sử dụng toàn
bộ thân, rễ, lá); chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, phụ phẩm để
sản xuất hương... Theo tính toán, một ha dó trầm từ 8 - 10
tuổi có thể cho 35 - 40 tấn gỗ trầm, giá bán hiện nay từ
10.000 - 15.000 đồng/kg sẽ thu được 350 - 400 triệu đồng/ha.
Theo ông Nguyễn Văn Minh - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư
ký Hiệp hội Trầm hương Việt Nam đã khẳng định, nhu cầu
về trầm hương và tinh dầu trầm hương trên thế giới hiện nay
rất lớn, giá tinh dầu trầm hương bán tại Việt Nam hiện nay
khoảng 80 triệu đồng/lít (riêng giá của kỳ nam không dưới
100 triệu đồng), còn ở các nước khác giá cao hơn rất nhiều
(khoảng gần 200 triệu đồng/lít). Đầu ra của trầm hương còn
rất lớn, nhưng các tỉnh, thành phố cần có chính sách cụ thể để
tránh việc trồng và khai thác tràn lan như một số loại cây
trồng khác.
Tuy nhiên, nhiều người dân và một số doanh nghiệp tại tỉnh
Bắc Giang qua thu thập thông tin không đầy đủ, đồng thời
không có tiềm lực về tài chính đã bỏ vốn đầu tư trồng cây dó
bầu từ năm 1999, song đây là loài cây thời gian trồng từ 10
đến 20 năm hoặc lâu hơn và chỉ có cây trưởng thành mới có
khả năng tạo trầm, nên đến nay hầu hết các hộ dân và các
doanh nghiệp đã phá bỏ. Hiện nay đã có 22 tỉnh trồng cây dó
trầm, với tổng diện tích trên 7.000 ha.
Tại tỉnh Yên Bái đã có một số hộ dân và doanh nghiệp trồng
cây do bầu, trong đó hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thịnh, xã
Yên Hợp huyện Văn Yên đã đầu tư trồng trên 8ha, đến nay
đã được gần 3 năm tuổi, nhìn chung cây phát triển tốt (chiều
cao trung bình khoảng 2,5m, đường kính gốc từ 6 - 10cm).
Gia đình ông Nguyễn Khang trồng trên 5.000 cây, theo
phương thức trồng xen với quế (trồng từ năm 2004, hiện nay
cây sinh trưởng và phát triển khá tốt).
Cũng tại huyện Văn Yên, năm 2006 Công ty Đầu tư phát
triển nhà Hà Nội đã đăng ký với huyện đầu tư dự án trồng
250 ha cây dó bầu. Công ty đã triển khai trồng trên 100 ha;
tuy nhiên theo đánh giá của các cơ quan chức năng thì cây
phát triển kém.
Đến nay, trên địa bàn một số địa phương như Văn Yên, Văn
Chấn, Trấn Yên, Yên Bình... đã có nhiều hộ tự phát trồng cây
dó bầu rải rác trong vườn tạp với số lượng nhỏ. Như vậy đối
với cây dó bầu giống hầu hết không rõ nguồn gốc; các ngành
chức năng cần phối hợp với các địa phương kiểm tra nguồn
gốc cây giống đối với các cơ sở cung cấp giống, vì một số
loại cây Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến
cáo là chưa có trong danh mục cho phép trồng đại trà, qua
khảo sát một số tỉnh nhiều chủ đầu tư trồng các loại cây mới
do thời gian sinh trưởng quá dài, không nghiên cứu kỹ điều
kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu nên không thu được hiệu
quả.
Hiện chưa có tài liệu nào giải thích vì sao trầm hương lại có
giá trị cao như vậy. Nhiều hộ dân qua một số kênh thông tin
tuyên truyền không chính thức đã trồng ồ ạt. Chính vì vậy,
các cơ quan quản lý chuyên ngành và các nhà khoa học cần
nghiên cứu sâu về cây dó bầu để có lời giải đáp về những giá
trị to lớn của nó, đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp về
phát triển cây dó bầu tại tỉnh Yên Bái.