Nghiên cứu phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ so sánh trong tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh

Tóm t t. Tục ngữ là một dạng ngôn ngữ súc tích, mang nhiều đặc trưng riêng và được ví như “di sản văn hóa tinh thần” của mỗi dân tộc về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện trong các hoạt động từ vật chất đến tinh thần. Với ngôn từ giản đơn, diễn đạt ngắn gọn, có vần điệu và giàu sắc thái biểu cảm nên tục ngữ luôn được sử dụng và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mục đích của bài viết là cung cấp một nghiên cứu có hệ thống về các phương tiện ngôn ngữ biểu thị mối quan hệ so sánh của tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó làm sáng tỏ thêm nét đặc sắc của ngôn ngữ hai dân tộc trong sử dụng phương tiện diễn đạt liên quan đến quan hệ so sánh. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho sinh viên tiếng Anh có cái nhìn sâu sắc về các phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ so sánh của tục ngữ tiếng Anh cũng như của tiếng mẹ đẻ nhằm làm phong phú thêm vốn từ vựng và có sự hiểu biết tốt hơn về ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ đó.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ so sánh trong tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 535 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ THỂ HIỆN QUAN HỆ SO SÁNH TRONG TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Võ Th Dung Trường Đại học Quảng Bình Tóm t t. Tục ngữ là một dạng ngôn ngữ súc tích, mang nhiều đặc trưng riêng và được ví như “di sản văn hóa tinh thần” của mỗi dân tộc về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện trong các hoạt động từ vật chất đến tinh thần. Với ngôn từ giản đơn, diễn đạt ngắn gọn, có vần điệu và giàu sắc thái biểu cảm nên tục ngữ luôn được sử dụng và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Mục đích của bài viết là cung cấp một nghiên cứu có hệ thống về các phương tiện ngôn ngữ biểu thị mối quan hệ so sánh của tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó làm sáng tỏ thêm nét đặc sắc của ngôn ngữ hai dân tộc trong sử dụng phương tiện diễn đạt liên quan đến quan hệ so sánh. Trên thực tế, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho sinh viên tiếng Anh có cái nhìn sâu sắc về các phương tiện ngôn ngữ thể hiện quan hệ so sánh của tục ngữ tiếng Anh cũng như của tiếng mẹ đẻ nhằm làm phong phú thêm vốn từ vựng và có sự hiểu biết tốt hơn về ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa của ngôn ngữ đó. T khóa: tục ngữ; phương tiện ngôn ngữ; quan hệ so sánh Abstract: Proverbs are brief popular sayings which are handed down orally from generation to generation. They summed up a lot of distinguishing features and seemed to be “spiritually cultural heritage” of each nation about intelligence, feelings and expressive art in a wide range of material and spiritual activities. The article is intended to provide a thorough and systematic study on the expressive means of proverbs denoting comparative relationships in both Vietnamese and English. Meanwhile, it is aimed at finding the feature that Vietnamese and English share with and different from each other in the use of expressive means of proverbs relating to comparative relationships. In fact, the result is also intended to enable students of English to have an insight into expressive means of proverbs denoting comparative relationships in English as well as in their mother tongue so that they could enrich their vocabulary and have a better understanding of language and its culture they are learning. Key words: proverb; expressive mean; comparative relationship I. MỞ ĐẦU Ngôn ngữ là công cụ để con người giao tiếp và tư duy. Ngược lại, ngôn ngữ lại phản chiếu trong hình hài của mình những tâm lý, tình cảm, đặc trưng văn hóa xã hội của cộng đồng một cách có ý thức hay vô thức. Tục ngữ là “kho trí tuệ dân gian”, chuyển tải và lưu giữ những di sản văn hóa dân tộc. Với ngôn từ ngắn gọn, hàm súc, chắt lọc, “lời ít, ý nhiều”, tục ngữ biểu hiện một cách tinh tế, sinh động và đầy hình tượng về cuộc sống, đúc kết những kinh nghiệm, lời khuyên thâm thuý trong giáo dục ứng xử, giao tiếp của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội. Do vậy, tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như văn hóa dân gian, sử học, dân tộc học, tâm lý học, phong tục học, văn hóa học, ngôn ngữ học... Vì lẽ đó, nghiên cứu đối chiếu tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để lần tìm những nét tương đồng và khác biệt trong các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện mối quan hệ so sánh là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong xu hướng hội nhập hiện nay, nhằm làm nổi rõ những giá trị, triết lý ngôn giao về ứng xử trong cuộc sống hàng ngày ẩn chứa tục ngữ. Đây cũng là cách tiếp cận có hiệu quả giúp người học hiểu rõ hơn những phong tục tập quán, đặc trưng bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, nâng cao hiệu quả giao tiếp, ứng xử trong từng tình huống cụ thể. Để làm rõ vấn đề đang xét, chúng tôi đi sâu Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 536 phân tích, khảo sát đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ so sánh ở tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về ứng xử trong gia đình và xã hội nhằm lần tìm các mối quan hệ giữa hình ảnh biểu đạt và tư duy liên tưởng, giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa cách nói và nếp nghĩ của hai dân tộc. II. NỘI DUNG Có nhiều khái niệm về so sánh của một số tác giả tiêu biểu như Đinh Trọng Lạc (1997), Hoàng Phê (2000) và Cù Đình Tú (2001). Nhưng chung quy lại có thể hiểu, so sánh là phương thức diễn đạt khi lấy sự vật, hiện tượng này đối chiếu với sự vật, hiện tượng khác có thuộc tính chung (hoặc một nét tương đồng) nào đó nhằm gợi ra hình ảnh hay cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người nghe hay người đọc. Trong ngôn ngữ, vế được so sánh có một tiền giả định làm chuẩn mực nhưng không đồng nhất hoàn toàn với cái so sánh mà chỉ dựa trên hình ảnh mà ngôn ngữ gợi ra [theo 7; tr. 425-426]. Để xác định kiểu so sánh các câu tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu, phân tích tục ngữ được tạo nên bởi những yếu tố nào, mối quan hệ giữa các yếu tố đó ra sao trong câu tục ngữ, từ đó mô hình hóa chúng bằng các ký hiệu. Nếu quy ước A là yếu tố cần so sánh hay được so sánh, t là yếu tố thể hiện tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh, B là yếu tố được đưa ra để so sánh, chúng tôi có mô hình tổng quát: A – t (từ so sánh) – B. Trên cứ liệu được sưu tầm, chúng tôi tiến hành khảo sát các kiểu so sánh có trong tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về ứng xử trong gia đình và xã hội đã cho kết quả: kiểu so sánh có đầy đủ bốn yếu tố hay lược bỏ một hay hai yếu tố đều xuất hiện ở cả hai ngôn ngữ. Ở tục ngữ tiếng Việt gồm như, bằng, hơn, còn hơn, quá, không bằng, không như... và tiếng Anh: as... as, as... so, like, er... than, more ... than Bảng thống kê các dạng so sánh trong tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh: TT Ngôn ngữ Tổng số Dạng so sánh Tương đương Không tương đương Cụ thể % Cụ thể % 1 Tiếng Việt 1.501 799 53,2 82 5.5 2 Tiếng Anh 969 290 29,9 126 13 TT Dạng so sánh Tiếng Việt Tiếng Anh Cụ thể % Cụ thể % 1 So sánh tương đương A như B 71 4,7 24 2,5 2 A, B 691 46 104 10,7 3 A = B 37 2,5 162 16,7 4 So sánh không tương đương A hơn/quá B 39 2,6 99 10,2 5 A không bằng/ thua kém B 43 2,9 27 2,8 Tổng cộng 881 58,7 416 42,9 1. So sánh tương đương 1.1 Dạng A như B chiếm số lượng không nhiều ở tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Kết cấu A như B trong tục ngữ ngoài việc làm sáng tỏ nghĩa của A trong mối liên hệ với B, điều được nói đến ở A trở nên phổ biến, ví dụ: Nói đúng như gãi vào chỗ ngứa. Nói với người say như vay không trả. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 537 Nói như phát, nhát như cheo. Gái lớn trong nhà như ma chửa cất. Chị em dâu như bầu nước lã, chị em gái như cái nhân sâm. None so deaf as those who won’t hear. (Không ai điếc bằng những kẻ không muốn nghe.) A thief knows a thief as a wolf knows a wolf. (Suy bụng ta ra bụng người.) The receiver is as bad as the thief. (Của biếu là của lo, của cho là của nợ.) As the tree so the fruit. (Cây nào quả ấy.) 1.2 Dạng A, B lại khá phổ biến trong tục ngữ cả hai ngôn ngữ, đặc biệt ở tục ngữ tiếng Việt. Tuy vắng yếu tố so sánh, song nhờ cấu trúc sóng đôi chặt chẽ, có sự đối lập về nghĩa giữa hai vế nên câu tục ngữ vẫn mang sắc thái so sánh. Lời nói, gói bạc. Thở ra khói, nói ra lời. Một lời nói, một đọi máu. Ăn lúc đói, nói lúc say. Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hoá rồ. A honey tongue, a heart of gall. (Miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm./Khẩu phật, tâm xà.) All covet, all lose. (Tham thì thâm.) Fair without, foul (false) within. (Khẩu phật, tâm xà.) Ở dạng này có khi A là yếu tố được nhấn mạnh, cần được so sánh và B là yếu tố dùng để so sánh nhưng có khi B là yếu tố được nhấn mạnh và A là yếu tố đưa đẩy, dùng để so sánh. Mối quan hệ A và B chỉ là tương đối và tuỳ vào hoàn cảnh giao tiếp ứng xử cụ thể mà yếu tố A hay B được chú ý nhấn mạnh. Mặt khác, sự tương đồng giữa A và B chỉ là ở hình thức nhưng về bản chất chúng là những hiện tượng khác loại: miệng bà đồng/lồng chim khướu; có mới/nới cũ; một miệng/hai lòng; khó/khôn; honey tongue/heart of gall; few words/many deeds... 1.3 Dạng A = B là kiểu loại nhấn mạnh ở yếu tố A và yếu tố thể hiện quan hệ so sánh bằng chỉ mang tính ước định về nghệ thuật chứ không ở mặt số lượng. Dạng này chiếm số lượng không nhiều trong tục ngữ tiếng Việt nhưng lại khá đa dạng, phong phú ở tục ngữ tiếng Anh. Một điều nhịn bằng chín điều lành. Một câu nói ngay bằng làm chay cả tháng. Có mẹ già bằng ba rào dậu. Promise is debt. (Hứa là nợ.) Choose promise choose due. (Nói lời thì giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay.) A bargan is a bargan. (Đánh nhau đong gạo, chào nhau ăn cơm.) A good wife is a good price (Gái ngoan làm quan cho chồng.) Adversity brings wisdom. (Cái khó ló cái khôn.) 2. So sánh không tương đương 2.1 Dạng A hơn B có yếu tố thể hiện so sánh gồm: hơn, còn hơn, quá (tiếng Việt) và er... than, more... than, better... than, rather... than, the + ...er... the more, the more ... the more (tiếng Anh). Lời nói đau hơn roi vọt. Lưỡi sắc hơn gươm. Người sống hơn đống vàng. Chết trẻ còn hơn lấy lẽ chồng người. More praise than pudding. (Có tiếng còn hơn có miếng.) Ti u ban 4: Văn hóa trong hot đng ging dy ngoi ng thi kỳ hi nhp 538 Better the foot slips than the tongue. (Sẩy chân còn hơn sẩy miệng.) A good name is better than riches. (Tốt danh hơn lành áo.) Put your hand no further than your sleeve will reach. (Liệu cơm, gắp mắm.) Khác với các kiểu so sánh ở trên, kiểu so sánh dạng A hơn B chỉ rõ sự kém của vế so sánh và thường gặp ở câu tục ngữ có kết cấu sóng đôi, có sự đối nghĩa giữa các yếu tố được so sánh như: nói hay/làm giỏi; hay làm/hay nói; nói ngay/nói dối; tiền tài/nhân nghĩa; doing/saying; do well/say well; earned/spent; name/rich; health/wealth... Về mặt nghĩa thì dạng so sánh này có trung tâm ngữ nghĩa ở vế A dùng để nhấn mạnh hay khẳng định ý chủ quan. 2.2 Dạng A không bằng B thường sử dụng các từ: không bằng, không như, cũng thua, chẳng tày (tiếng Việt) và not... as, no... like; great... no (tiếng Anh). Đây là kiểu dùng cách phóng đại để so sánh và không thể đảo ngược các vế với nhau do hiểu sai ngữ nghĩa, ví dụ: Đi buôn nói ngay không bằng đi cày nói dối. Vạ tay không hay bằng vạ mồm. Mẹ đánh một trăm không bằng cha ngăm một tiếng Khéo bán khéo mua cũng thua người khéo nói. Đẹp người không bằng đẹp nết. Cha chết không lo bằng con gái to trong nhà. Great barkers are no biters. (Không sợ chó sủa, chỉ sợ chó cắn.) There's no place like home. (Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.) Nothing stings like the truth. (Thuốc đắng giả tật, nói thật mất lòng.) No fool like an old fool. (Bạc đầu còn dại.) Như vậy, so sánh là một phương pháp nghệ thuật độc đáo mang sắc thái riêng ở tục ngữ về ứng xử trong gia đình và xã hội của người Việt và người Anh. Đây là phương pháp chủ yếu nhằm diễn đạt tư tưởng, tình cảm và là một cách cụ thể hoá những cái trừu tượng trong giao tiếp ứng xử hàng ngày. Các sự vật so sánh trong vế A và vế B của câu tục ngữ bao giờ cũng có mối liên hệ nội tại, một liên tưởng về ý niệm bên trong. Kết quả khảo sát các cứ liệu (hơn 2.400 câu tục ngữ) thể hiện ở tục ngữ hai ngôn ngữ có cấu trúc so sánh giống nhau: dạng A như B; A,B; A= B; A hơn B và A không bằng (thua, kém) B. Tuy nhiên sự lựa chọn đối tượng biểu thị yếu tố được đưa làm chuẩn để so sánh mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện sự tri nhận về thế giới của người Việt và người Anh. Các từ biểu thị cái so sánh ở vế B trong tục ngữ thường là những hình ảnh điển hình đậm màu sắc dân tộc, qua đó chúng ta thấy rõ dấu ấn về đời sống văn hóa tinh thần, vật chất, lối nói, cách nghĩ của người Việt và người Anh. Trong khi người Việt so sánh: Lưỡi mềm độc quá con ong; Lời nói đau hơn roi vọt; Miệng bà đồng, lồng chim khướu; Lời nói quan tiền thúng thóc, lời nói dùi đục cầm tay; Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối; Cho vàng không bằng trỏ đàng đi buôn; Hay chữ không bằng dữ đòn; Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay... thì người Anh lại sử dụng: More praise than pudding (Có tiếng còn hơn có miếng.); None so deaf as those who won’t hear (Không ai điếc bằng những kẻ không muốn nghe.); Better to do well than to say well (Nói hay chẳng tày làm giỏi.)... 3. KẾT LUẬN Tục ngữ ẩn chứa những giá trị văn hóa lâu đời của mỗi dân tộc. Do có những đặc thù mang ý nghĩa biểu trưng, tục ngữ “lời ít mà ý nhiều, giản dị mà sâu sắc, cá biệt mà điển hình” [5; tr. 37]. Mỗi câu tục ngữ như là một tác phẩm hoàn chỉnh, tương đối độc lập phản ánh lối nói, lối ứng xử và được cả cộng đồng trong xã hội chấp nhận, qua đó chúng ta khám phá những đặc trưng văn hoá thú vị trong lối nói, cách sống, nếp nghĩ của mỗi dân tộc. Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 539 Phân tích đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ so sánh trong tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh về ứng xử trong gia đình và xã hội cho thấy, khi diễn đạt cả hai dân tộc sử dụng hình ảnh so sánh, liên tưởng có tính biểu trưng cao nhưng vẫn mang dáng vẻ riêng của văn hóa mỗi cộng đồng dân tộc. Chẳng hạn, người Việt hay so sánh đối nghĩa giữa lời nói với việc làm, lời nói dối với lời nói thật, lời nói thật với lời nói huyênh hoang xảo trá, so sánh lời nói với các sự vật, con vật gần gũi thân quen với cuộc sống hay tâm linh như rồng, chim, mèo, bướm Còn người Anh so sánh với việc làm, vườn cây, hoa quả như Deeds are fruits, words are leaves; A man of words and not of deed is like a garden full of weeds... Như vậy, cùng phản ánh các mặt hoạt động trong cuộc sống cộng đồng xã hội, tục ngữ của người Việt có xu hướng thiên về khuyên răn con người hoàn thiện về tinh thần. Nhưng ở tục ngữ của người Anh tính hiện thực cuộc sống vật chất mà con người hướng tới được thể hiện rất rõ nét. Và những kinh nghiệm, những triết lý thể hiện trong tục ngữ của cả hai dân tộc đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn được nhiều người tâm đắc, chiêm nghiệm và thấy chính mình qua từng câu tục ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Phạm Văn Bình (1993), Tục ngữ nước Anh và thành ngữ tiếng Anh giàu hình ảnh (quyển I), Nxb Hải Phòng. 2. Chu Xuân Diên – Lương Văn Đang – Phương Tri (1998), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Phan Thị Đào (1998), “Đặc điểm những câu có dạng “A nào B nấy” trong tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, H, (số 40), tr. 80-83. 4. Phan Thị Đào (2001), Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 5. Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 6. Nguyễn Thái Hòa (1997), Tục ngữ Việt Nam, cấu trúc và thi pháp, Nxb Khoa học xã hội, H. 7. Hoàng Kim Ngọc (2001), So sánh và các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ so sánh trong ca dao – tục ngữ Việt Nam, Kỷ yếu Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ Việt Nam. 8. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 9. Phạm Văn Vĩnh chủ biên (2003), Tục ngữ so sánh, Nxb Hà Nội. Tiếng Anh 10. Anne Bertram, NTC’s Dictionary of Proverbs and Clichés, NTC Publishing Group. 11. Mieder, W. (1993), Proverbs are never out of Season, Oxford University Press, London. 12. Norrick, N.R. (1989), Proverbial Linguistics: Linguistic Perspective on Proverbs, University of Trier.