Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên

Tóm tắt. Là một tỉnh miền núi trung du cách không xa trung tâm trung chuyển khách du lịch lớn nhất miền Bắc – thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên có lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trở thành điểm du lịch cuối tuần lý tưởng của khách du lịch thủ đô. Dựa trên việc đánh giá tiềm năng du lịch và tiêu chí đánh giá độ hấp dẫn của điểm du lịch, tỉnh Thái Nguyên có hai nhóm điểm du lịch chính: Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng và nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 4 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 2, pp. 137-145 NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Lan Anh Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội E-mail: haha.htc@gmail.com Tóm tắt. Là một tỉnh miền núi trung du cách không xa trung tâm trung chuyển khách du lịch lớn nhất miền Bắc – thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên có lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trở thành điểm du lịch cuối tuần lý tưởng của khách du lịch thủ đô. Dựa trên việc đánh giá tiềm năng du lịch và tiêu chí đánh giá độ hấp dẫn của điểm du lịch, tỉnh Thái Nguyên có hai nhóm điểm du lịch chính: Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng và nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương. Từ khóa: Thái Nguyên, tiêu chí đánh giá, tiềm năng du lịch, điểm du lịch. 1. Mở đầu Hoạt động du lịch phụ thuộc vào nguồn tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc thì sức hấp dẫn càng cao và khả năng đem lại doanh thu cho hoạt động du lịch càng lớn. Thái Nguyên là một tỉnh trung du, nơi có sự tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi, được thiên nhiên ban tặng một cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đặc sắc. Đây là lợi thế của Thái Nguyên để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch, như của các tác giả: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lương, Nguyễn Thế Chinh [3][6]. Đa số các nhà nghiên cứu đều xác định yếu tố đầu tiên để đánh giá tài nguyên du lịch là độ hấp dẫn của điểm du lịch. Đó là các tiêu chí: Tính hấp dẫn khách du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, sức chứa, tính liên kết và tính bền vững, thời gian hoạt động du lịch, khoảng cách điểm du lịch. Những yếu tố rất quan trọng được chọn hệ số 3 bao gồm: độ bền vững, độ hấp dẫn của tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Các yếu tố có ý nghĩa quan trọng được tính hệ số 2: sức chứa khách du lịch, vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch. Yếu tố có ý nghĩa ít quan trọng hơn là thời gian hoạt động du lịch tại các điểm du lịch được tính hệ số 1. 137 Nguyễn Lan Anh Bảng 1. Bảng đánh giá tổng hợp điểm du lịch TT Tiêu chí Hệ số Bậc số 4 3 2 1 1 Độ bền vững 3 12 9 6 3 2 Độ hấp dẫn du khách 3 12 9 6 3 3 Đầu tư quy hoạch, tôn tạo bảo vệ tàinguyên và quản lý môi trường 3 12 9 6 3 4 Sức chứa 2 8 6 4 2 5 Khoảng cách điểm du lịch 2 8 6 4 2 6 Thời gian hoạt động 1 4 3 2 1 Tổng số 56 42 28 14 Kết quả đánh giá điểm tài nguyên du lịch được thực hiện bằng phương pháp đánh giá tổng hợp các yếu tố gồm các hệ số (3,2,1) và bậc số (4,3,2,1). Điểm của từng tiêu chí là điểm của bậc đánh giá nhân với hệ số. Điểm hấp dẫn của điểm du lịch là tổng số điểm của các tiêu chí: Điểm du lịch có ý nghĩa quốc tế và quốc gia: 42-56 điểm; Điểm du lịch có ý nghĩa vùng: từ 28-41 điểm; Điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: từ 14-27 điểm. 2.2. Tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Nằm trong tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc, Thái Nguyên có dạng địa hình đồi núi trung du với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, phóng khoáng với những triền đồi khoáng đạt. Một điều thú vị, trên nền khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa của miền Bắc và do ảnh hưởng của 4 cánh núi vòng cung nên tỉnh có một mùa đông lạnh. Do đó, nếu đi từ phía Nam lên Bắc chúng ta sẽ thấy sự thay đổi thú vị trong hệ sinh thái của tỉnh. Phía Nam là những vạt chè, đồi cọ thì đi lên phía Bắc lại là những cánh rừng cận chí tuyến. Nhiều ngọn núi đã được sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch: Núi Chúa, Tam Đảo, núi La Hiên - Võ Nhai, núi Văn – núi Võ. . . [5]. Tài nguyên du lịch tự nhiên được cấu thành bởi các yếu tố như địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên một số thuận lợi để phát triển du lịch. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn - Di tích lịch sử - văn hóa: Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc (bao gồm 6 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang) - được xem như cái nôi của cách mạng Việt Nam – nhất là cách mạng thời kỳ chống Pháp. Đặc biệt, Thái Nguyên được xem là thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc với những tên gọi thân thương đã đi vào lịch sử như “chiến khu Việt Bắc”, “thủ đô gió ngàn”... Mặc dù số lượng các di tích được xếp hạng không nhiều, nhưng các di tích khu vực này có những sắc thái riêng, mang đậm dấu ấn lịch sử. 138 Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên Bảng 2. Số lượng di tích văn hóa – lịch sử tỉnh Thái Nguyên Số Số di tích Mật độ Phân loại di tích di tích được xếp hạng DT/100 km2 Lịch sử KT-NT Khảo cổ Thắng cảnh 800 118 23 45 60 1 12 Nguồn: Sở văn hoá – Thể thao – Du lịch Thái Nguyên Với khoảng 800 di tích, có 118 di tích được xếp hạng trong đó 39 di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia, Thái Nguyên có mật độ trung bình khoảng 22,5 di tích/100km2, cao hơn so với mức trung bình của cả nước (2,9 di tích/km2) và so với vùng du lịch Bắc Bộ (5 di tích/km2). - Lễ hội: Trên địa bản tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống với kho tàng văn hóa khá phong phú. Bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc tạo nên sự đa dạng và độc đáo của địa phương, được lưu giữ như một thứ di sản vô giá, từ kiến trúc nhà cửa, nề nếp sinh hoạt, trang phục đến tập quán sản xuất, quan hệ cộng đồng, làng bản và các lễ hội. Bảng 3. Các lễ hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Huyện TT Tên lễ hội Thời gian Nội dung - ý nghĩa Phú Lương 1 Đền Buồm 6/1AL Tưởng nhớ phò mã Dương Tự Minh và 2 bà vợ 2 Làng Đồng Tâm Đồng Hỷ 3 Chù Hang 20/1 AL Lễ hội có rước kiệu, lễ phật cầu phúc, cầu tài, hái lộc, leo núi, chơi hang, ném còn, hát quan họ, kéo co... 4 Hội Hích 15/1 âm lịch Dâng hương tưởng niệm đức Thánh Trần, lễ mẫu Liễu Hạnh, mẫu Tứ Phủ. Trò chơi ném còn, đấu cờ, hát lượn, hát then của các dân tộc Tày, Nùng Đại Từ 5 Hội rước kiệu 5/1 AL Lễ hội có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... 6 Hội núi Văn - Võ 4/1 Al Tưởng nhớ công đức vị tướng tài ba Lưu Nhân Chú, Có phần tế lễ, rước kiệu và nhiều hoạt động phong phú như văn nghệ, chơi bóng chuyên, cờ tướng và các trò chơi dân gian... Định Hóa 7 Hội chùa Hang 11/1 AL Lễ cầu phật, chúc phúc 8 Hội cầu mùa 15/1 AL Phổ Yên 9 Hội làng Thanh Trù 6/1 AL Lễ hội có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... 10 Hội đền Giá (Hội Tháng Riêng) 4-6/1 AL Rước lễ vật: Chiếc "dò", làm bằng tre tươi, bào mỏng thành tưa, tượng trưng cho roi sắt của Thánh Gióng.Thi chọi gà, rước kiệu, múa lân 139 Nguyễn Lan Anh 11 Hội Làng Cơm Hòm 6/1 AL Tưởng nhớ người đàn bà vô danh có công đánh giặc Minh. 12 Hội Đình Phù Hương 6/1; 10/4; 9/10 AL Lễ dâng hương tưỏng niệm Thành Hoàng làng. Tổ chức các trò chơi: tổ tôm, đu tre, bắt võng, bắt trạch trong chum. . . 14 Hội chùa Hạ Vụ 15/1 AL Lễ phật cầu phúc, cầu tài. Có các chò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng, cờ người 15 Hội chùa Cầu Đẩu 20/1 AL Lễ phật cầu phúc, cầu tài. Có các chò chơi chọi gà, đánh đu 16 Hội làng Thùa Lâm 6/2 AL Lễ hội có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... 17 Hội Thượng Nguyên 15/1 AL Lễ hội có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian 18 Hội chùa Linh Sơn 15/1 AL Lễ phật cầu phúc, cầu tài. Có các chò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình đọc thơ văn. . . 19 Hội làng Giã Trung 25/2 AL Lễ hội có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... 20 Hội chùa ĐôiCao 25/2 AL Lễ phật cầu phúc, cầu tài. Có các chò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình đọc thơ văn. . . 21 Hội Đền Lục Giáp 15/3 AL Tưởng niệm các danh nhân: Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận gắn với ngôi đền qua các thời kỳ lịch sử. Đặc điểm: Lễ hội có dâng hương, tế lễ, rước kiệu, hát ví, đấu cờ, đấu vật... Phú Bình 22 Hội Đình Hộ Lệnh 4/1 AL Lễ hội truyền thống có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... 23 Hội làng ThànhNinh 10/1 Al Lễ hội có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... 24 Hội Kha Sơn 14/3 AL Lễ hội có rước kiệu, tỏ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... 25 Hội Đình Phương Độ 10/10 AL Lễ hội truyền thống, có rước kiệu, múa lân, tế lễ, vật, chọi gà và vui văn nghệ Tp Thái Nguyên 26 Hội chùa Phủ Liễn 15/1 AL Lễ phật cầu phúc, cầu tài. Có các chò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình đọc thơ văn. . . 27 Hội Đền Xương Rồng 15/1 AL Lễ hội có rước kiệu, tổ chức một số trò chơi dân gian, kéo co, cờ tướng... TX Sông Công 28 Hội chùa Tân Quang 10/1 AL Lễ phật cầu phúc, cầu tài. Có các trò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng... 29 Hội đền Phố Cò 10/10 AL 140 Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên 30 Hội Chùa Cải Đan 3/1 AL Lễ phật cầu phúc, cầu tài. Có các chò chơi chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình đọc thơ văn. . . Phổ Yên, Định Hóa 31 Lễ hội xuống đồng 8-10/1 Lễ hội xuống đồng của người Tày Nguồn: Sở văn hoá – Thể thao – Du lịch Thái Nguyên - Đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học: Thái nguyên có 10 dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Mông, Hoa, Ngái, Thái. Có dân tộc vốn là dân bản địa sinh sống từ lâu đời như người Kinh, Tày; có dân tộc mới đến đây nhập cư từ 2 đến 3 thế kỷ trở lại đây như người Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chay. Song tất cả đều hòa đồng thống nhất cùng sống xen kẽ trên một lãnh thổ. Địa bàn cư trú của mỗi dân tộc có sự phân hoá, tuỳ theo phong tục tập quán lâu đời của họ: người Kinh thường cư trú ở thành thị, đồng bằng; người Tày thường cư trú ở chân núi, dựa lưng vào sống núi, người Dao tập trung ở phần sườn núi. Trên các dẻo cao, đỉnh núi đầu nguồn nước là nơi sinh sống của đồng bào người Mông. Thói quen cư trú đã hình thành nhiều tập quán sinh hoạt độc đáo tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch như tục cấp sắc của người Dao, lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, lễ hội mùa xuân của người Mông và người Dao, hát Then – loại hình ca nhạc của người Tày đang được đề cử lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, hát Sli, hát lượn hay những món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng: chè Thái Nguyên, bánh trưng Bờ Đậu. . . - Đối tượng nhận thức khác: Với số lượng 20 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, Thái Nguyên là một trong ba trung tâm giáo dục lớn của miền Bắc. Đại học Thái Nguyên là trung tâm đào tạo đa ngành, đa nghề - với 9 trường đại học và cao đẳng thành viên, được công nhận là trường trọng điểm quốc gia, hàng năm đào tạo hàng nghìn sinh viên đại học và cao đẳng. Trong 7 bảo tàng quốc gia, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam của Thái Nguyên là bảo tàng quốc gia duy nhất không nằm ở thủ đô Hà Nội. Với diện tích 39.060m2 (kể cả diện tích ngoài trời), trong đó 3000m2 sử dụng cho trưng bày, kho bảo quản hiện vật và các hoạt động khác, nơi đây hàng năm thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan, tìm hiểu. 2.3. Xác định điểm du lịch tiêu biểu trên cơ sở đánh giá tài nguyên Dựa trên việc đánh giá tiềm năng du lịch và tiêu chí đánh giá độ hấp dẫn của điểm du lịch, tỉnh Thái Nguyên và vùng phụ cận có hai nhóm điểm du lịch chính: - Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và vùng: đặc trưng của nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên du lịch và khả năng thu hút khách khá cao - Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: đặc trưng của các điểm này là tài 141 Nguyễn Lan Anh nguyên du lịch không thực sự đặc sắc hoặc quá xa đường giao thông nên sức hấp dẫn du khách ít nhiều bị hạn chế. Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả xin đưa ra một số điểm du lịch điển hình của Thái Nguyên. Bảng 3. Bảng tổng hợp các điểm du lịch tỉnh Thái Nguyên TT Điểm DL Độ bền vững Độ hấp dẫn Hoạt động quy hoạch bảo tồn Sức chứa Khoảng cách đến điểm DL Thời gian hoạt động Điểm tổng hợp Xếp loại 1 Hang PhượngHoàng 6 9 3 6 8 4 36 vùng 2 Động Người xưa 6 9 3 6 8 4 36 vùng 3 Động Linh Sơn 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 4 Hang Rơi 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 5 Hồ Núi Cốc 9 9 6 4 8 4 40 vùng 6 Hồ Phú Xuyên 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 7 Hồ Vai Miếu 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 8 Hồ Cặp kè 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 9 Hồ Suối Lạnh 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 10 Hồ Trại gạo 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 11 Hồ Ghềnh chè 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 12 Hồ Quán chẽ 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 13 Hồ Đồng Xiền 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 14 Thác Khuôn Tác 6 9 3 6 8 4 36 vùng 15 Thác Nậm Nứt 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 16 KDT Núi Văn- núi Võ 6 9 3 6 8 4 36 vùng 17 DTLS điểm công bố ngày thương binh liệt sỹ 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 142 Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên 18 DTLS điểm thành lập cơ quan chỉ huy Nguyễn Huệ 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 19 DTLS nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của đảng bộ tỉnh Thái Nguyên 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 20 Khu di tích ATK Định Hóa 12 12 12 8 8 4 56 quốc gia 21 Đền Lục Giáp 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 22 DTLS nơi thành lập Việt Nam giải phóng quân 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 23 Nhà tù chợ Chu 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 24 Di tích danh thắng Khuôn tác 6 9 3 6 8 4 36 vùng 25 Khu DTLS xã Điềm Mạc 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 26 Đền Đuổm 9 9 6 4 8 4 40 vùng 27 DTLS xã Hợp Thành 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 28 DTLS địa điểm thành lập xưởng quân giới 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 29 DTLS Căng Bá Vân 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 30 Bia tưởng niệm cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 31 Đền thờ Đội Cấn 6 9 3 6 8 4 36 vùng 32 Chùa Phủ Liễn 6 9 3 6 8 4 36 vùng 33 Chùa Túc Duyên 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 34 Chùa Hang 8 3 2 2 1 1 17 Địa phương 35 Khu gang thép Thái Nguyên 6 6 6 6 8 4 36 Vùng 36 DTLS xã Tiên Phong 143 Nguyễn Lan Anh 37 Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt nam 12 12 12 8 8 4 56 quốc gia 38 Khu tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh đèo De 9 9 6 4 8 4 40 vùng 39 Trường ĐH Thái Nguyên 6 6 6 6 8 4 36 vùng 40 Di tích khảo cổ học Thần Sa 9 9 6 4 8 4 40 vùng 41 Làng văn hóa Bản Quyên 6 6 2 2 1 1 18 Địa phương Mô tả một số điểm du lịch điển hình: • Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (thành phố Thái Nguyên) Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam được xây dựng vào năm 1960 trên một khuôn viên rộng, có nhiều cây cổ thụ ngay tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Bảo tàng đang trưng bày, giới thiệu được di sản văn hóa truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam với hơn 10.000 đơn vị tài liệu, hiện vật thuộc di sản văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam. • Khu ATK Định Hóa (huyện Định Hóa) ATK là viết tắt của An toàn khu, là trung tâm lãnh đạo kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đã làm việc ở nơi đây từ năm 1947 đến năm 1954. Nơi đây là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chứa đựng nhiều chứng tích về nơi ở, làm việc của Hồ Chủ tịch cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. • Hồ Núi Cốc Hồ Núi Cốc nằm cách thành phố Thái Nguyên 15km về phía Tây Nam. Hồ nằm giữa một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú sơn thủy hữu tình. Ngày nay hồ Núi Cốc đã trở thành 1 điểm du lịch hấp dẫn du khách trong mỗi dịp cuối tuần do mặt hồ khá rộng lại có nhiều ngóc ngách vòng quanh hàng chục đảo lớn nhỏ. Bên cạnh đó hồ còn nằm rất gần dãy Tam Đảo hùng vĩ và kề bên khu vực những đồi chè Tân Cương, Phúc Trìu nổi tiếng. 3. Kết luận Một tỉnh miền núi trung du cách không xa trung tâm trung chuyển khách du lịch lớn nhất miền Bắc – thủ đô Hà Nội, Thái Nguyên có lợi thế để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trở thành điểm du lịch cuối tuần lý tưởng của khách du lịch. Lợi thế của tài nguyên du lịch Thái Nguyên còn là những di tích lịch sử - văn hóa đều phân bố ở những nơi có phong cảnh đẹp. 144 Nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Thái Nguyên TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tổng cục Du Lịch, 1995. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010. [2] Tổng cục Du lịch, 2006. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2020. Báo cáo tóm tắt. [3] Nguyễn Thế Chinh, 1995. Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch tỉnh Nghệ An. Luận án Phó tiến sĩ khoa học Địa lý- địa chất. [4] Lê Bá Thảo, 1990. Thiên Nhiên Việt Nam, Nxb Giáo Dục. [5] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) và nnk, 2010. Địa lý Du lịch Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam. [6] Tổng cục du Lịch, 1999. Non nước Việt Nam. Trung tâm Công nghệ Thông tin Du lịch, Hà Nội. [7] Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2010. [8] Tổng Cục Du lịch Việt Nam, 2000.Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Báo cáo tổng hợp. [9] Webside: dulich; ABSTRACT Tourism resources research in Thai Nguyen province Criterion used to appraise toursm potential include interesting, material facilities, capacity, coordination, stability, activity time and distance between tourism locations. Sta- bility interestingness and material facilities are of tertiary importance. Capacity and ac- cessibility are of secondary importance while activity time is the most important factor. The ourism potentiality and attractiveness of Thai Nguyen province can be divided into 2 main groups: Group 1 is national tourism and group 2 is local tourism. 145