Cá rô phi vằn đơn tính đực đã và đang là một trong những đối tượng
nuôi quan trọng ởnước ta. Công nghệxửlý giới tính cá bằng hormone
17 -Methyl Testosterone có thểcó những nguy cơ tiềm ẩn không tốt đối
với môi trường, chất lượng thịt cá và sức khỏe người tiêu dùng. Công
nghệtạo cá rô phi tam bội (3n) bằng phương pháp sốc nhiệt hoặc lai tạo
giữa cá rô phi tứbội (4n) và cá rô phi nhịbội (2n) là hướng nghiên cứu
mới nhằm thay thếcông nghệtạo cá đơn tính sửdụng hormone do có
thểkiểm soát mật độvà nâng cao hiệu quảkinh tế. Mục tiêu của nghiên
cứu là tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độvà thời lượng sốc nhiệt đến hiệu
quảtạo đa bội trên cá rô phi vằn. Thí nghiệm bốtrí với ba mức nhiệt độ
(40, 41 và 420C) và ba mức thời lượng (2, 3 và 5 phút) tại thời điểm 65
phút sau khi trứng được thụtinh. Các lô thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Trứng sau khi sốc nhiệt được đưa trởlại khay ấp. Nhiệt độnước ởtất
cảcác lô thí nghiệm duy trì trong khoảng 25-280C
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tạo đa bội trên cá rô phi vằn Oreochromis niloticus bằng phương pháp sốc nhiệt nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu tạo đa bội trên cá rô phi vằn
Oreochromis niloticus bằng phương pháp
sốc nhiệt nóng
Ngô Phú Thỏa, Nguyễn Hữu Ninh, Phạm Hồng Nhật, Nguyễn Văn
Đại, Nguyễn Thị ệ
Cá rô phi vằn đơn tính đực đã và đang là một trong những đối tượng
nuôi quan trọng ở nước ta. Công nghệ xử lý giới tính cá bằng hormone
17 -Methyl Testosterone có thể có những nguy cơ tiềm ẩn không tốt đối
với môi trường, chất lượng thịt cá và sức khỏe người tiêu dùng. Công
nghệ tạo cá rô phi tam bội (3n) bằng phương pháp sốc nhiệt hoặc lai tạo
giữa cá rô phi tứ bội (4n) và cá rô phi nhị bội (2n) là hướng nghiên cứu
mới nhằm thay thế công nghệ tạo cá đơn tính sử dụng hormone do có
thể kiểm soát mật độ và nâng cao hiệu quả kinh tế. Mục tiêu của nghiên
cứu là tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời lượng sốc nhiệt đến hiệu
quả tạo đa bội trên cá rô phi vằn. Thí nghiệm bố trí với ba mức nhiệt độ
(40, 41 và 420C) và ba mức thời lượng (2, 3 và 5 phút) tại thời điểm 65
phút sau khi trứng được thụ tinh. Các lô thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Trứng sau khi sốc nhiệt được đưa trở lại khay ấp. Nhiệt độ nước ở tất
cả các lô thí nghiệm duy trì trong khoảng 25-280C. Khi cá đạt khối
lượng từ 40-50g/cá thể thì tiến hành thu mẫu máu của 30 cá thể ngẫu
nhiên, nhuộm mẫu bằng Giemsa theo phương pháp của Romanopxki.
Soi tiêu bản khô trên kính hiển vi độ phóng đại 40× để đo kích thước
nhân nhân tế bào hồng cầu xác định thể đa bội (đo ngẫu nhiên kích
thước của 30 nhân tế bào hồng cầu / mẫu). Theo Beck và Biggers
(1983) thể tích nhân tế bào hồng cầu (V) được xác định theo công thức:
Kết quả th nghiệm tạo đa bội thể b ng sốc nhiệt n ng
Thời điểm
sau thụ tinh
Nhiệt độ Thời lượng Thể tích nhân tế
bào hồng cầu
Tỷ lệ đa
(phút) (0C) (phút) (µm3) bội (%)
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
65 40 2 8,62 16,75 12,45 ± 0,40b 22,89 ±
1,65b,c
3 9,35 15,86 11,27 ± 0,35b,c 20,65 ±
2,55c
5 8,75 16,83 10,95 ± 0,95c 18,58 ±
1,33c
41 2 7,63 18,64 11,74 ± 0,38b,c 15,56 ±
2,23d
3 8,15 19,27 11,23 ± 0,45c 15,86 ±
3,23d
5 8,65 19,76 10,81 ± 0,29c 6,67 ±
0,01e
42 2 13,27 24,75 19,25 ± 0,29a 58,15 ±
2,75a
3 9,13 21,09 13,03 ± 0,52b 28,89 ±
4,45b
5 8,21 17,96 10,60 ± 0,23c 2,22 ±
2,22f
Đối chứng
(2n)
6,64 13,25 8,79 ± 0,20d -
Ghi chú: Các số liệu (%) được chuyển đổi (arcos) về phân phối chuẩn
trước khi đưa vào phân tích. Các giá trị (trung bình±SE) trong cùng
một cột có ký tự mũ khác nhau thì khác nhau c ý nghĩa thống kê
(P<0,05).
V= 4 * πab2/3 (µm3)
2b
2a
Trong đó: a - là nửa trục chính (µm)
b - là nửa trục phụ (µm)
Cá thể đa bội (3n hoặc 4n) được xác định là những cá thể có thể tích
trung bình của nhân tế bào hồng cầu lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần so với
thể tích trung bình của nhân tế bào hồng cầu ở lô đối chứng (2n)
(Johnson et al., 1984; Chourrout et al., 1986; Quillet, Gaignon, 1990;
Child, Watkins, 1994).
Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý thống kê mô tả trên Microsoft
Excel 2007. Các số liệu là tỷ lệ phần trăm được chuyển đổi (arcos) về
dạng phân phối chuẩn trước khi đưa vào phân tích. Số liệu được phân
tích ANOVA trên phần mềm
SPSS 17.0, sử dụng tiêu chuẩn kiểm định Turkey để so sánh sự khác
biệt với mức ý nghĩa =0,05.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, thể tích nhân tế bào hồng cầu của cá rô
phi vằn ở các công thức thí nghiệm đạt từ 7,63 - 24,75 µm3, trong khi
thể tích tế bào hồng cầu của cá đối chứng chỉ đạt từ 6,64 - 13,25 µm3.
Kết quả phân tích (bảng) chỉ ra rằng thể tích trung bình của nhân tế bào
hồng cầu ở các công thức thí nghiệm đạt từ 10,60 ± 0,23 µm3 đến
19,25 ± 0,29 µm3 lớn hơn thể tích nhân tế bào hồng cầu trung bình của
cá nhị bội (2n) ở công thức đối chứng (chỉ đạt 8,79 ± 0,20µm3)
(P<0,05).
Tỷ lệ cá rô phi vằn đa bội đạt được từ 2,22 ± 2,22 % đến 58,15 ±
2,75 % khi tiến hành sốc nhiệt tại thời điểm 65 phút sau khi trứng thụ
tinh ở nhiệt độ 400C, 410C hoặc 420C trong thời gian 2 phút, 3 phút
hoặc 5 phút. Tỷ lệ đa bội trung bình cao nhất đạt được trong thí nghiệm
này là 58,15 ± 2,75% khi sốc nhiệt với thời lượng 2 phút ở nhiệt độ
420C tại thời điểm 65 phút sau khi trứng thụ tinh. Kết quả này sẽ là cơ
sở và nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo với mong muốn tạo được
cá rô phi tam bội từ việc lai tạo giữa cá thể tứ bội và lưỡng bội.
Tế bào hồng cầu cá thể đa bội (a) và cá thể lưỡng bội (b)
Phản biện TS. Nguyễn Quang Huy