Nghiên cứu thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa giai đoạn 2020 - 2030

Tóm tắt Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa giai đoạn 2020 - 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA NGHIÊN CỨU THU GỌN ĐẦU MỐI VÀ SẮP XẾP LẠI MẠNG LƯỚI CÁC NHÀ VĂN HÓA, TRUNG TÂM VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2020 - 2030 NGUYỄN VĂN HY Tóm tắt Trên tinh thần định hướng của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, bài viết phác họa sơ lược quá trình hình thành, phát triển và hiện trạng hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta; trình bày sự cần thiết và những nội dung cần tiến hành để thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, thiết chế văn hóa cơ sở, Cách mạng công nghiệp 4.0 Abstract Following the direction of the Directive No. 16/CT-TTg dated May 4th, 2017 and the Prime Minister’s Decision No. 429/QD-TTg dated April 18th, 2019, the article outlines the process of establishment, development and current status of the system of Cultural Houses and Cultural Centers in the country; presenting the necessity and contents in need to be carried out to reduce the management system and rearrange the network of cultural houses and cultural centers that are suitable to the context of developing socialist-oriented market economy and Industrial Revolution 4.0. Keywords: Cultural houses, cultural centers, local cultural institutions, Industrial Revolution 4.0 1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa ở nước ta 1.1. Những ngày đầu ra đời loại hình Nhà văn hóa Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), trong bối cảnh đất nước tạm bị chia cắt thành hai miền, công tác văn hóa cơ sở vẫn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Về lĩnh vực văn hóa và thông tin ở miền Bắc nói chung, công tác Văn hóa - văn nghệ, Thông tin quần chúng ở các cộng đồng dân cư cơ sở nói riêng, giai đoạn 1954 - 1975, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III đã đề ra chủ trương: Đẩy mạnh công tác văn hóa, văn nghệ quần chúng, thông tin tuyên truyền cổ động, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Từ đó, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức hoạt động văn hóa cơ sở với một mạng lưới bao gồm 8 loại đơn vị sự nghiệp chuyên ngành như: nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện, đội văn nghệ quần chúng, đội thông tin cơ sở, trạm phát thanh, nhà thông tin, ban chỉ đạo xây dựng nếp sống mới. Về loại hình Nhà văn hóa (Maison de la culture), qua tiếp cận với lĩnh vực công tác giáo dục - văn hóa ở Liên Xô, bắt đầu từ năm 1955, 1956 trở đi, chúng ta tiến hành xây dựng loại hình Nhà văn hóa xã. Ở các nước tiên tiến như Liên Xô, Pháp, Anh,... loại hình Nhà văn hóa VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI Số 30 (Tháng 12 - 2019)50 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA được xây dựng trên địa bàn đô thị, có dân số tập trung đông, xã hội mang tính công nghiệp. Trong khi ở nước ta tại thời điểm đó chưa có đủ các điều kiện như vậy nên Nhà văn hóa được xây dựng trên địa bàn dân cư xã, nông thôn, nông nghiệp; về mặt thiết kế cơ sở hạ tầng cũng còn rất thô sơ, đơn giản. Tuy vậy, do đây là một lĩnh vực hoạt động mới lạ đáp ứng nhu cầu văn hóa tân kỳ khác với các hoạt động văn hóa dân gian được tổ chức tại đình làng hay tại các nhóm dân cư nông thôn xưa, nên loại hình Nhà văn hóa xã được người dân đón nhận hào hứng và phát triển nhanh chóng. Tính tổng thể, trong vòng 20 năm, ở miền Bắc đã xây dựng được hàng chục nghìn nhà văn hóa, nhà thông tin, thư viện, khu văn hóa đa năng, đội thông tin cơ sở, đội văn nghệ quần chúng, đội chiếu bóng, phát hành sách lưu động, chòi phát thanh... 1.2. Giai đoạn từ sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975) đến nay Các tổ chức sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nói chung được đổi tên là các “thiết chế văn hóa”, các tổ chức sự nghiệp thuộc diện Nhà văn hóa và ngành Văn hóa quần chúng (nay là Văn hóa cơ sở) được gọi là các “thiết chế văn hóa cơ sở”. Nhưng khái niệm “thiết chế văn hóa” có phần cứng nhắc, nặng nề, do vậy, chúng tôi sử dụng khái niệm “trung tâm văn hóa”. Trong quá trình hơn 40 năm kể từ sau ngày thống nhất đất nước (1975), chúng ta đã chuyển đổi, sắp xếp, phát triển nhiều loại hình, mô hình Trung tâm văn hóa cộng đồng khác nhau: Trung tâm văn hóa, Trung tâm văn hóa - Thông tin, Trung tâm văn hóa - Thể thao, Cung văn hóa. Riêng ở địa bàn xã, phường đã xây dựng Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Nhà văn hóa thôn, ấp, bản; ở làng (thôn, ấp, bản) xây dựng Nhà văn hóa - Khu thể thao; ở các buôn làng ở Tây Nguyên còn xây thêm các “Nhà Rông văn hóa”... Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2164/QĐ- TTg ngày 22/11/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030. Bộ Văn hóa đã ban hành quy chuẩn xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống các Trung tâm văn hóa theo hướng hiện đại trên tất cả các mặt: quy định diện tích mặt bằng, thiết kế xây dựng trụ sở, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, xây dựng nguồn nhân lực, hệ phương pháp hoạt động của từng loại hình Trung tâm văn hóa. Trong toàn quốc đã hình thành lên một bức tranh toàn cảnh thể hiện 4 hệ thống và 4 cấp địa bàn các loại hình, mô hình “Trung tâm văn hóa cộng đồng” (gọi tắt là “Trung tâm văn hóa” - Culture Center). + Hệ thống các Trung tâm văn hóa thuộc quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (thông qua cơ quan tham mưu chỉ đạo là Cục Văn hóa cơ sở), được xây dựng trên 4 cấp địa bàn: ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm văn hóa hoặc Trung tâm văn hóa - Thông tin, Trung tâm văn hóa Điện ảnh; ở quận huyện thị xã thành phố trực thuộc tỉnh có Trung tâm văn hóa, Trung tâm văn hóa - Thông tin - Thể thao; ở cấp xã, phường thị trấn có Nhà văn hóa, Nhà văn hóa - Khu thể thao; ở cấp thôn, làng, bản, ấp có Nhà văn hóa, ở Tây Nguyên còn có Nhà Rông Văn hóa. + Hệ thống các Trung tâm văn hóa thuộc quản lý trực tiếp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm văn hóa hoặc Cung văn hóa, Nhà văn hóa Thanh niên, Thanh thiếu niên, thiếu nhi; ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Nhà văn hóa hoặc Trung tâm văn hóa Thanh thiếu niên; ở một số xã, phường thị trấn có Nhà văn hóa Thanh thiếu niên; ngoài ra còn có Trung tâm văn hóa hoặc Cung văn hóa Thanh thiếu niên Miền. + Hệ thống các Trung tâm văn hóa thuộc quản lý trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Nhà văn hóa hoặc Cung văn hóa lao động; ở một số quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cũng có Nhà văn hóa lao động. Ngoài ra, ở một số địa phương còn có Nhà văn hóa Hội Cựu chiến binh, Hội 51Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Khuyến học, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân tập thể, Liên hiệp các Hợp tác xã, Hội Hữu nghị Việt Nam với quốc tế, khu công nghiệp... + Hệ thống các Trung tâm văn hóa quân đội thuộc quản lý trực tiếp của Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng: ở cấp tổng cục, quân khu, sư đoàn có Nhà văn hóa; ở cấp trung đoàn trở xuống có phòng Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ; ở một số tỉnh đội cũng có Nhà văn hóa; ở một số sư đoàn, Lữ đoàn có Nhà Câu lạc bộ. Ngoài ra, ngành Công an cũng xây dựng một số Nhà văn hóa, Câu lạc bộ ở cấp Bộ và cấp Sở. Tính tổng thể, theo Báo cáo số 161/BC- BVHTTDL ngày 17/7/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay trên toàn quốc có 69 thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm văn hóa, Nhà triển lãm); 613/713 quận/huyện có Trung tâm văn hóa - Thể thao hoặc Nhà văn hóa huyện, đạt tỷ lệ khoảng 86%; 5.996/8.136 xã, phường thị trấn có Trung tâm văn hóa - Thể thao, đạt tỷ lệ 73,7%; 66.513/109.727 thôn, bản, buôn, làng có Nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 60,6%. Các thiết chế văn hóa thuộc các Bộ, ngành, đoàn thể bao gồm: 22 Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh, 32 Nhà văn hóa lao động cấp huyện; 65 Nhà văn hóa cấp tỉnh thuộc Quân đội, Công an nhân dân, Thanh niên, Phụ nữ; 106 Nhà văn hóa cấp huyện thuộc Quân đội, Công an nhân dân, Thanh niên, Phụ nữ [1]. Tổng thể nguồn lực này hàng năm đã thu hút hàng triệu công chúng đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi tham gia, nhằm đáp ứng nhu cầu giao lưu, sáng tạo, học, đọc, nghe, xem, vui chơi giải trí phong phú lành mạnh. 1.3. Những bất cập và tồn tại, hạn chế trong thời gian gần đây Do áp lực của cơ chế thị trường, do tác động của làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), công nghệ số, hệ thống nguồn lực các loại hình Trung tâm văn hóa này đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn thách thức trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. - Hơn 40 năm qua, Nhà nước đã đầu tư ngân sách hàng mấy trăm nghìn tỷ để xây dựng một khối lượng khổng lồ các “Nhà - Khu - Trung tâm - Cung” văn hóa công lập như đã thấy. Nhưng hiệu quả hoạt động của hệ thống này đem lại chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa ở các cộng đồng dân cư cơ sở, chưa làm tốt vai trò công tác giáo dục - văn hóa ngoài nhà trường, chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu văn hóa phong phú chất lượng cao theo kịp trình độ dân sinh, dân trí, dân khí của xã hội đương đại ngày nay. Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa, các chuyên gia, nhà khoa học, báo chí đã có nhiều nhận xét, đánh giá rất xác đáng về những hạn chế, bất cập của các loại hình Trung tâm văn hóa như: Nhà văn hóa tiền tỷ bỏ hoang; hoạt động nghèo nàn, thưa thớt, đóng cửa im ỉm; xuống cấp nghiêm trọng; lạc điệu Nhà Rông văn hóa; “tư duy cái hộp” có vỏ mà ruột rỗng, hoạt động theo lối mòn thiếu sáng tạo - Một số Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa cấp tỉnh, đa số Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa cấp huyện, hầu hết Nhà văn hóa cấp xã, phường và tất cả các Nhà văn hóa thôn làng công lập sở thuộc Ngành/Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa thực hiện đầy đủ hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ và hệ phương pháp hoạt động chuyên môn của các loại hình thiết chế văn hóa cơ sở quan trọng này. Tuyệt đại đa số hệ thống các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa này chưa mạnh dạn chuyển sang hoạt động theo phương thức dịch vụ sự nghiệp công (service public) đúng nghĩa như chủ trương của Đảng và Chính phủ đã đề ra cách đây hơn 15 năm. Thậm chí nhiều Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa đã dành lượng thời gian, không gian khá lớn cho các hoạt động dịch vụ trông giữ xe, tổ chức đám cưới, cho thuê hội trường, cho thuê làm dịch vụ thương mại, để tăng thu nhập. - Mặc dù đã có chủ trương của Đảng, Chính phủ đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực sự nghiệp văn hóa, nhưng hầu hết các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa chưa tích cực tiến hành Số 30 (Tháng 12 - 2019)52 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA xã hội hóa, vẫn cứ giữ nguyên mô hình công lập mang tính chất hành chính quan liêu bao cấp. Cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các tổ chức sự nghiệp văn hóa gắn với thị trường văn hóa và định lượng dân cư tiếp cận nhu cầu văn hóa, nhưng chúng ta lại xây dựng biệt lập phân tán gắn với các cấp hành chính từ tỉnh, huyện, xã đến tận từng buôn làng, bản, thôn ấp, tổ dân phố. Do đó đã dẫn đến tình trạng lãng phí, hoạt động nghèo nàn, cơ sở hạ tầng bị lấn chiếm hoặc đem cho thuê, giao chuyển cho các hoạt động dịch vụ khác. Hơn nữa, cũng vì thế, hàng chục năm qua, chúng ta không xây dựng thêm những mô hình: Trung tâm văn hóa ngoài công lập cấp huyện, cấp xã; khu văn hóa đa năng ngoài công lập; Nhà văn hóa ngoài công lập ở thôn, xã, thị trấn (thuộc khu vực nông thôn); Nhà văn hóa ngoài công lập hoạt động ở các quận, thành phố, thị xã, như trong Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ đề ra. 2. Nghiên cứu quy hoạch, sắp xếp mạng lưới các loại hình Trung tâm văn hóa trong bối cảnh cơ chế thị trường và CMCN 4.0 2.1. Tiến hành chương trình tổng rà soát làm cơ sở cho việc quy hoạch, sắp xếp các loại hình Trung tâm văn hóa Chương trình tổng rà soát (tương tự tổng điều tra dân số và nhà ở) nhằm mục đích phát hiện xem vấn đề quy hoạch phát triển các Nhà - Khu - Trung tâm văn hóa thể thao theo hệ thống 4 cấp hành chính liệu có còn dư địa, hiệu lực, hợp lý, phù hợp để tiếp tục phát triển tới tầm nhìn đến 2030 hay không, trong khi đất nước ta đang tiếp cận cuộc CMCN 4.0, phát triển kinh tế thị trường và trong bối cảnh thị trường văn hóa, du lịch đang ngày càng đa dạng, phong phú. Tiến hành chương trình tổng rà soát vừa là để tích cực hưởng ứng và tuân theo những định hướng chủ trương nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong chỉ thị số 16/CT-TTg/04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng lần thứ tư”. Ở đây chúng ta có thể rút ra được một số định hướng có liên quan đến vấn đề quy hoạch phát triển hệ thống các Trung tâm văn hóa như: Chủ động rà soát lại chiến lược, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm của ngành để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của cuộc CMCN 4.0; ứng dụng công nghệ Big Data (dữ liệu lớn), công nghệ chuỗi khối (Block chain) vào việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển; thay đổi mạnh mẽ nội dung và phương pháp đào tạo giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ cao vào hoạt động chuyên môn Tiến hành chương trình tổng rà soát cũng là để bắt nhịp kịp với chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc sát nhập lại các huyện, quận, xã, phường không đủ điều kiện về diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Nếu căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính được thông qua tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [7], thì cả nước hiện có 588/713 đơn vị hành chính cấp huyện (chiếm 82,47%) chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số; 9.433/11.162 đơn vị hành chính cấp xã (chiếm 84,51%) chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số. Trong đó có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, quận (chiếm 2,52%) và 631 đơn vị hành chính cấp xã, phường (chiếm 5,71%) chưa đạt đồng thời 50% tiêu chuẩn cả về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, cần được sắp xếp, sát nhập ngay trong giai đoạn 2019 - 2021. Ngoài ra, Nhà nước còn có chủ trương gấp rút sắp xếp một số huyện, thành phố thuộc tỉnh, nâng lên thành “Đặc khu” kinh tế hoặc “Đô thị trung tâm” vùng miền giai đoạn 2010 - 2020, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Chính quyền ở một số tỉnh cũng đang lần lượt tích cực tiến hành sắp xếp lại các huyện quận, xã phường, thôn làng, tổ dân phố không có đủ cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số Trong bối cảnh thực hiện các chủ trương đổi mới nói trên của Đảng và Nhà nước, thiết nghĩ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần 53Số 30 (Tháng 12 - 2019) VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA kịp thời nghiên cứu đổi mới sáng tạo, thu gọn đầu mối và sắp xếp lại hệ thống các loại hình Trung tâm văn hóa thể thao trong cả nước trong giai đoạn tới. Trước hết, cần đặc biệt tập trung nghiên cứu thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà - khu - Trung tâm văn hóa thể thao từ huyện quận, xã phường, thôn ấp, buôn làng bản, tổ dân phố. 2.2. Thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các loại hình Trung tâm văn hóa Việc thu gọn đầu mối phải đi đôi với việc quy hoạch phát triển các Trung tâm văn hóa. Các Trung tâm văn hóa, dù mang nhiều danh tính và mô hình, loại hình khác nhau, dù được định đô xây dựng ở huyện lỵ, xã lỵ hay thôn lỵ, chúng đều có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ sự nghiệp chuyên môn chung là: giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức thẩm mỹ lối sống; đáp ứng các nhu cầu sáng tạo, giao lưu, khai trí, nghỉ ngơi vui chơi giải trí phong phú lành mạnh cho quần chúng nhân dân; làm tròn chức năng của một loại hình hoạt động giáo dục toàn diện thường xuyên ngoài nhà trường (education permanente extrascolaire) cho dân, vì dân. Trong thời đại công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, không nên phân hóa ra thành nhiều đầu mối xây dựng và quản lý các loại tổ chức sự nghiệp văn hóa theo từng cấp hành chính khác nhau. Các cấp quản lý hành chính nhà nước phải ổn định, cố định, còn loại hình tổ chức sự nghiệp như các Trung tâm văn hóa thì biến thiên, không rập khuôn mô hình Cho nên cần phải thu gọn đầu mối theo hướng các tổ chức hoạt động sự nghiệp văn hóa, căn cứ theo trường tác động, giới hạn môi trường phủ sóng hoạt động của các loại hình Trung tâm văn hóa, nhằm giáo dục thường xuyên, toàn diện với tư cách một lĩnh vực giáo dục ngoài nhà trường thời CMCN 4.0. Đồng thời việc thu gọn đầu mối cũng phải dựa theo yêu cầu đảm bảo sự liên thông kết nối hoạt động giữa các loại hình tổ chức giáo dục - văn hóa với nhau. Vì vậy, trong thời gian tới cần sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa căn cứ theo vị trí định lượng dân cư sinh sống, làm việc, thụ hưởng văn hóa lâu dài và tham quan du lịch hay khảo cứu. Đề xuất nội dung thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa trong giai đoạn 2020 - 2030. - Đối với 125 huyện, thị xã đủ tiêu chuẩn cả về địa lý tự nhiên và quy mô dân số: xây dựng tập trung thu gọn thành một “quần thể văn hóa” (QTVH) định đô trên khu vực đất vàng tại phường hay thị trấn trung tâm huyện lỵ với diện tích mặt bằng khá rộng lớn. Cơ cấu của QTVH này bao nạp hai khối ngành Văn hóa và Thông tin: (Trung tâm văn hóa + Thư viện + Triển lãm + Lưu niệm + Sân bãi thể thao quần chúng + Cơ sở dịch vụ du lịch) + (Đài phát thanh truyền hình + Đội Thông tin cổ động + Bản tin + Nhà in + Cơ sở dịch vụ văn hóa phẩm và băng hình + Cơ sở dịch vụ thông tin, bưu chính viễn thông). Cấp độ thiết kế QTVH này có thể ước lệ xếp tương ứng vào hạng: “QTVH 2**”. Các Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa Thanh thiếu niên, Lao động, Phụ nữ, Cựu chiến binh (nếu có) và các Nhà - Khu - Trung tâm văn hóa thể thao, Công viên văn hóa ở các xã, phường xung quanh chu vi QTVH này, cách 2 - 3 km cũng đều cần thu gọn sát nhập vào hoạt động chung với “QTVH 2**” này. Những Nhà văn hóa - Khu thể thao ở các xã, phường, thị tứ cách rất xa QTVH 2** được xây dựng với tư cách một đơn nguyên vệ tinh kết nối xâu chuỗi (block chain) hoạt động với/ của “QTVH 2**” này. Tại các thôn, làng, ấp, bản, khu dân cư, dù ở đâu, đều không cần xây dựng mô hình “Nhà văn hóa - Khu thể thao” như Quy hoạch trước đây đặt ra mà chỉ cần xây dựng “điểm sinh hoạt văn hóa giải trí cộng đồng” dân lập hoặc tư nhân, theo nhiều kiểu dạng khác nhau, phù hợp với đặc trưng bản sắc từng địa phương. Có thể coi “điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng” tương tự như đình, chùa, nhà rông, nhà gươl, hạn khuống,... thời xưa để lại; hay như cách nói hiện đại, coi nó là những vi vệ tinh văn hóa, những câu lạc bộ văn hóa chính thức (club official) kết nối xâu chuỗi (block chain) hoạt động với/của “Nhà văn hóa - Số 30 (Tháng 12 - 2019)54 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Khu thể thao - Công viên văn hóa” xã, phường, thị trấn. Không nên xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng như xây dựng Nhà văn hóa thôn/làng rồi lồng ghép, thay thế, dùng chung với trụ sở hành chính và phòng hội họp của chính quyền thôn, làng, ấp, bản. Bởi hoạt động của một tổ chức sự nghiệp văn hóa dân lập hay tư nhân là khác hẳn với hoạt động của một cơ quan quản lý hành chính nhà nước. - Đối với 18 huyện thị và 631 xã, phường, thị trấn cần sắp xếp ngay trong giai đoạn 2019 - 2021: để đạt được cả hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, ngành Văn hóa cần lập đề án quy hoạch tiến dần đến việc thu gọn đầu mối và sắp xếp lại mạng lưới các Nhà văn hóa - Khu - Trung tâm văn hóa thể thao - Công viê