Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng hồ thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm

Tóm tắt. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là điều tiết lũ và phát điện, hồ Tuyên Quang có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm DLST dựa trên sự đa dạng và độc đáo về cấu trúc địa chất - địa hình, thủy văn, tài nguyên sinh vật và sự thuận lợi về điều kiện khí hậu. Đây là hướng đi có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khu vực hồ chứa. Để khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang, cần đổi mới về chính sách, thủ tục hành chính; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; đầu tư xây dựng vùng hồ thành điểm du lịch sinh thái (DLST) chủ yếu của Khu DLST Na Hang; phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng - dịch vụ với KT-XH; tăng cường hoạt động tiếp thị để quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư; tăng cường liên doanh, liên kết trong việc tổ chức, khai thác các tuyến, điểm du lịch; xã hội hóa hoạt động du lịch, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng hồ thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 158-167 NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG DU LỊCH TỰ NHIÊN NHẰM KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG HỒ THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG TRÊN SÔNG GÂM Nguyễn Quyết Chiến Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: chiennqc@yahoo.com Tóm tắt. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là điều tiết lũ và phát điện, hồ Tuyên Quang có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch, đặc biệt là các sản phẩm DLST dựa trên sự đa dạng và độc đáo về cấu trúc địa chất - địa hình, thủy văn, tài nguyên sinh vật và sự thuận lợi về điều kiện khí hậu. Đây là hướng đi có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khu vực hồ chứa. Để khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang, cần đổi mới về chính sách, thủ tục hành chính; đa dạng hóa sản phẩm du lịch; đầu tư xây dựng vùng hồ thành điểm du lịch sinh thái (DLST) chủ yếu của Khu DLST Na Hang; phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng - dịch vụ với KT-XH; tăng cường hoạt động tiếp thị để quảng bá hình ảnh và kêu gọi đầu tư; tăng cường liên doanh, liên kết trong việc tổ chức, khai thác các tuyến, điểm du lịch; xã hội hóa hoạt động du lịch, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. Từ khóa: hồ Tuyên Quang, thủy điện, tiềm năng tự nhiên, du lịch. 1. Mở đầu Hồ chứa Tuyên Quang có diện tích 81,94 km2 ứng với mực nước dâng bình thường 120m/90m. Tổng dung tích hồ là 2.244,9 triệu m3, dung tích hữu ích là 1.699,0 triệu m3, trong đó dung tích điều tiết hàng năm là 1.077,0 triệu m3 [1]. Đây là công trình đa mục tiêu với hai nhiệm vụ quan trọng là góp phần điều tiết lũ vùng hạ lưu và phát điện. Việc tích nước tạo hồ chứa đã kéo theo những thay đổi mạnh mẽ cả về môi trường tự nhiên (MTTN) và kinh tế - xã hội (KT-XH) của lưu vực sông (LVS) Gâm nói chung, khu vực hồ Tuyên Quang nói riêng nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội phát triển mới dựa trên những lợi thế về điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và KT-XH. Phát triển du lịch ở hồ Tuyên Quang là một trong những hướng khai thác có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương khu vực hồ chứa. Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích những tiềm năng du lịch tự nhiên hiện có và một số định hướng phát triển du lịch ở hồ Tuyên Quang khi hồ chứa này được hình thành. 158 Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang 2.1.1. Vị trí địa lý Hồ chứa đa mục tiêu Tuyên Quang được xây dựng ở trung lưu sông Gâm với tổng diện tích mặt nước hồ là trên 8000 ha, trong đó trên 90% diện tích hồ nằm trên địa phận các huyện Lâm Bình, Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, một phần nhỏ trên địa phận huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang và huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Vùng lòng hồ nằm cách thành phố Tuyên Quang 110 km theo đường bộ, tiếp giáp 3 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. Từ hồ Tuyên Quang có thể dễ dàng đi bằng đường thủy tới Ba Bể (Bắc Kạn) và Bắc Mê (Hà Giang). Về mặt tự nhiên, vị trí hồ chứa nằm ở các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm. Sự hoang sơ, hùng vĩ của cảnh quan thiên nhiên với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng đã tạo cho hồ Tuyên Quang nói riêng, các địa phương khu vực hồ chứa nói chung luôn có sức cuốn hút mạnh mẽ của một vùng sinh thái đa dạng. Tuy nhiên, do nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, lại sát chí tuyến Bắc, gần cửa ngõ đón gió mùa đông bắc vào mùa đông nên điều kiện khí hậu lưu vực hồ Tuyên Quang có sự phân mùa rõ rệt trong chế độ nhiệt và ẩm. Mùa hạ nóng, ẩm và mùa động lạnh, khô. Biên độ nhiệt năm có thể lên đến 12-140C. Mùa mưa chiếm trên 70% tổng lượng mưa năm. Điều này sẽ chi phối mạnh mẽ tính mùa vụ trong hoạt động du lịch vùng lòng hồ. Về mặt KT-XH, khu vực hồ Tuyên Quang có gần 70.000 người thuộc 15 dân tộc cùng chung sống. Đây là vùng giàu truyền thống cách mạng, là nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. 2.1.2. Địa chất - địa hình Lưu vực hồ nằm trong miền hoạt động kiến tạo mạnh với cường độ khác nhau tạo nên sự phân dị không gian mạnh mẽ của cấu trúc địa tầng và thành phần nham thạch. Kết quả nghiên cứu của Dovjikov A.E, Trần Văn Trị (1977), Trần Đức Lương và nnk (1985) cho thấy lưu vực hồ Tuyên Quang nằm trong đới cấu trúc sông Gâm, thuộc hệ uốn nếp Việt Bắc. Đây là vùng chìm tương đối so với đới sông Lô, có dạng một địa hào và được nâng cao hoàn toàn vào cuối Hexini. Hoạt động của các pha kiến tạo cùng với các vận động xâm nhập magma đã tạo nên nhiều khu vực phá hủy kiến tạo. Các đứt gãy sâu trong khu vực có 2 hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng á vĩ tuyến. Hệ thống các đứt gãy này có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng giữ nước và mức độ ổn định kiến tạo khu vực hồ chứa. Thành phần nham thạch chủ yếu của khu vực bao gồm sự phân bố đan xen của các nham thạch cổ (magma, đá trầm tích và đá biến chất). Ngoài ra, dọc theo thung lũng hồ chứa và các phụ lưu là các trầm tích trẻ, được thành tạo do hoạt động của hệ thống dòng chảy mặt. Về mặt địa hình, hồ chứa Tuyên Quang xây dựng ở trung lưu sông Gâm có diện tích 159 Nguyễn Quyết Chiến lưu vực chiếm khoảng 85% diện tích LVS Gâm. Nhìn chung địa hình lưu vực có sự chia cắt phức tạp. Lòng hồ có dạng hẻm vực do các dãy núi men sát dòng chảy và chạy dài theo hướng chảy chính là tây bắc - đông nam. Địa hình lưu vực hồ chủ yếu là núi trung bình và núi thấp với trên 80% diện tích lưu vực có độ cao từ 200m trở lên. Độ cao trung bình vùng hồ từ 500-900m, độ dốc đáy dòng khoảng 10/00. Do chảy qua vùng cấu tạo bởi đá vôi nên mật độ dòng chảy thấp, trung bình đạt 0.5km/km2 [4]. Các phụ lưu có độ dốc lớn và nhiều ghềnh, thác. Một mặt, lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp của khu vực vừa đòi hỏi vừa tạo nên những nhu cầu cần tiếp tục có những nghiên cứu, khám phá. Mặt khác, cấu trúc địa chất và đặc điểm thạch học là một trong những yếu tố nền tảng tạo nên sự đa dạng của cấu trúc địa hình - địa mạo, mạng lưới thủy văn và tính độc đáo của các dạng địa hình vùng hồ Tuyên Quang. Những đặc trưng về cấu trúc địa chất - địa hình và thành phần nham thạch trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm đã làm cho khu vực hồ Tuyên Quang có quá trình karst phát triển mạnh mẽ, triệt để, tạo nên những dạng địa hình karst mặt và ngầm rất độc đáo ngay trong lòng hồ và ven hồ chứa. Một số hang động đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp Quốc gia từ năm 2009 bao gồm: hang Phia Vài, động Song Long, thác Nặm Me (xã Khuôn Hà); hang Phia Muồn (xã Sơn Phú). Một số hang động khác đã và đang được khảo sát để đưa vào khai thác cho phát triển du lịch bao gồm: hang Nậm Chang (xã Sơn Phú), hang Bản Cài, Phia Vài (xã Xuân Tiến)... Quá trình địa mạo của dòng nước cũng đồng thời tạo nên những thác nước đẹp ven hồ, được gắn liền với những sự tích và truyền thuyết huyền bí, có khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch như thác Pắc Ban, Khuổi Nhi, Nặm Me, Tin Tát, Khuổi Súng, Đầu Đản... trong đó, thác Pắc Ban là di tích thắng cảnh cấp Quốc gia. 2.1.3. Khí hậu Khí hậu khu vực hồ Tuyên Quang mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá phức tạp, có mùa đông lạnh và khô hơn so với các khu vực khác của hệ thống sông Lô - Gâm nhưng ấm và ẩm hơn so với khu Đông Bắc. Tổng nhiệt độ năm dao động từ 7.600 đến 8.6000C. Nhiệt độ trung bình năm ổn định từ 21-240C nhưng biên độ nhiệt năm lớn, trung bình từ 12-140C. Thời gian mùa lạnh kéo dài từ tháng XI đến tháng IV, lạnh nhất là tháng I với nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa hạ kéo dài từ tháng V đến tháng X với nền nhiệt độ từ 26-280C và tương đối đồng nhất. Tháng nóng nhất là tháng VII với nhiệt độ trung bình 27-280C và nhiệt độ tối cao trung bình 32-330C. Vị trí địa lý và cấu trúc địa hình cũng đồng thời tạo điều kiện cho sự xậm nhập thường xuyên trong mùa hạ của hoàn lưu nóng ẩm hướng nam và đông nam, đem đến lượng mưa - ẩm lớn và thời gian mưa kéo dài cho khu vực. Lượng mưa năm trung bình khoảng 2.000mm, dao động từ 1.200-2.500mm. Số ngày mưa trung bình là 90-95 ngày/năm. Mùa mưa ở lưu vực hồ Tuyên Quang dài 6-7 tháng, bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào giữa tháng X, chiếm tới trên 70% tổng lượng mưa năm. Thời gian mưa lớn nhất 160 Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên... là các tháng VI, VIII, tương ứng với thời kỳ gió đông và đông nam cùng với các nhiễu động thời tiết hoạt động mạnh. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng XI và kết thúc vào đầu tháng IV năm sau, chiếm 20-25% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ khô nhất là các tháng XII, I và II với lượng mưa trung bình <50mm/tháng. Độ ẩm trung bình các tháng ở lưu vực hồ Tuyên Quang dao động trong khoảng từ 80-87%. Biên độ dao động năm phổ biến trong khoảng 3-8%, thấp hơn so với các khu vực khác ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên vùng hồ Tuyên Quang có tốc độ gió tương đối nhỏ so với các khu vực liền kề khác. Tốc độ gió trung bình năm tại trạm Na Hang dao động từ 2-3 m/s. Vùng thượng lưu hồ có thể lên đến 3.0-4.5m/s. Xét theo chỉ tiêu sinh học đối với con người của các học giả Ấn Độ, hầu hết các yếu tố thời tiết, khí hậu chủ yếu của vùng hồ Tuyên Quang rất thuận lợi đối với con người. Trong đó, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm của vùng hồ Tuyên Quang ở mức khá thích nghi và thích nghi. Theo đánh giá về mức độ tốt - xấu của thời tiết đối với sức khỏe con người của Nguyễn Khanh Vân (2006), các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió đều thuộc mức tốt đến rất tốt [7]. Tuy nhiên, do tính phân mùa sâu sắc của nhiệt độ và lượng mưa nên không phải thời gian nào trong năm các chỉ tiêu trên cũng thuận lợi cho sức khỏe con người và hoạt động du lịch. Những bất lợi của điều kiện khí hậu dễ nhận thấy là biên độ nhiệt trong năm quá lớn (12-140C) và nền nhiệt độ trung bình mùa đông thấp. Lượng mưa lớn lại tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hạ là tác nhân quan trọng dẫn đến lũ lụt, trượt lở đất đá liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi trên lưu vực hồ trong thời gian từ tháng VI đến tháng IX. Trong mùa mưa cũng đồng thời xuất hiện những nhiễu động thời tiết như dông, lốc xoáy, áp thấp, bão nhiệt đới... Những khó khăn trên đã phần nào làm ảnh hưởng và chi phối tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với hình thức thăm quan bằng thuyền trên hồ chứa trong mùa mưa lũ. 2.1.4. Thủy văn và tài nguyên nước Khi chưa hình thành hồ chứa, điều kiện thủy văn và tài nguyên nước sông Gâm nhìn chung không thuận lợi cho hoạt động du lịch do sự tương phản về lưu lượng dòng chảy theo mùa và sự hạn chế về diện tích mặt nước cũng như độ sâu tầng nước. Trong điều kiện tự nhiên, chế độ dòng chảy và mực nước sông Gâm tại tuyến đập Tuyên Quang chỉ phụ thuộc vào diễn biến lượng mưa và các yếu tố mặt đệm của lưu vực nên có sự phân mùa sâu sắc. Mùa lũ từ tháng V đến tháng IX, X, chiếm 70-80% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa cạn từ tháng XI đến tháng V, trong đó từ tháng I đến tháng III là thời gian có lượng dòng chảy nhỏ nhất, với khoảng 7.8% tổng lượng dòng chảy năm. Cùng với sự phân hóa lưu lượng dòng chảy, mực nước sông Gâm tại tuyến đập luôn duy trì ở mức thấp, diện tích mặt nước nhỏ hẹp, đặc biệt là trong các tháng mùa kiệt. Do sự tương phản lớn về lưu lượng dòng chảy giữa mùa lũ và mùa cạn nên biên độ dao động mực nước trong năm phổ biến từ 5-10m (cực đại có thể lên trên 10m), chênh lệch giữa lưu lượng dòng chảy lũ cực 161 Nguyễn Quyết Chiến đại với lưu lượng dòng chảy kiệt trong năm dao động từ 10 tới 200 lần. Trong các trận lũ, mực nước có thể tăng từ 6-7m so với trước lũ kèm theo sự gia tăng đột ngột của lưu lượng dòng chảy [4]. Từ năm 2008, sau khi thủy điện Tuyên Quang đi vào hoạt động, lưu lượng dòng chảy và mực nước mặt sông Gâm tại tuyến đập Tuyên Quang có sự khác biệt lớn so với trước đó. Ở thượng lưu đập, một đoạn sông dài khoảng 75km theo cả 2 nhánh sông Gâm và sông Năng được mở rộng để tạo thành hồ chứa. Diện tích mặt nước mở rộng trung bình gấp 3 lần so với mực nước sông thời kì cao nhất trước khi tích nước, đồng thời mực nước hồ dâng cao trên 25m so với mực nước sông tự nhiên. Tuỳ thuộc vào tổng lượng dòng chảy và phân phối dòng chảy theo thời gian từng năm và nhiều năm, chế độ làm việc của nhà máy sẽ quyết định mực nước trong hồ [1], [3], với mức dao động trong năm từ 95m (mực nước chết) đến 120m (mực nước dâng bình thường). Bên cạnh mục tiêu chính là phát điện, điều tiết lũ và cung cấp nguồn nước tưới trong mùa cạn cho vùng hạ lưu, việc hình thành hồ chứa Tuyên Quang đã tạo ra những lợi thế lớn về điều kiện thủy văn và nguồn nước cho mục đích phát triển du lịch. Một mặt, diện tích mặt nước được mở rộng do mực nước được dâng cao đã tạo nên không gian cần thiết cho các hoạt động thăm quan, khám phá vùng lòng hồ. Việc hình thành hồ chứa cùng với những ưu thế về điều kiện địa chất - địa hình của khu vực đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên có sức hấp dẫn lớn đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là hướng phát triển du lịch sinh thái (DLST) vùng lòng hồ. Mặt khác, sự tăng lên của diện tích và độ sâu tầng nước sau khi tích nước tạo hồ chứa và thời gian mực nước ổn định kéo dài do sự điều tiết của đập Tuyên Quang không những tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn mà còn cho phép phát triển đa dạng các loài thủy sản thích nghi với các tầng nước trong thủy vực. Các chỉ tiêu hóa học phản ảnh chất lượng nguồn nước hồ Tuyên Quang mặc dù có sự tăng lên trong những năm gần đây nhưng vẫn hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về nguồn nước mặt tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt QCVN 08:2008 B1). Chính sự phát triển của hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản dựa trên những thuận lợi về các ĐKTN, sự phong phú về nguồn lợi thủy sản tự nhiên và nguồn thức ăn sẵn có cũng đồng thời là một trong những lợi thế quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch vùng hồ Tuyên Quang. Một yếu tố không thể tách rời khỏi cảnh quan tự nhiên vùng hồ Tuyên Quang chính là công trình thủy điện Tuyên Quang. Vị trí của tuyến công trình đặt tại khu vực giáp ranh giữa xã Vĩnh Yên và thị trấn Na Hang, cách trung tâm thị trấn Na Hang 2km về phía Bắc. Công trình thủy điện Tuyên Quang gồm có 3 hạng mục chính là: đập chính cao 97,3m; đập tràn xả lũ và nhà máy thủy điện với 3 tổ máy. Trong đó, đập chính là loại đập đá đầm nện bản mặt bê tông đầu tiên của Việt Nam. Công trình có nhiệm vụ chính là phòng lũ cho thành phố Tuyên Quang, kết hợp phát điện với công suất thiết kế 342MW và là góp phần duy trì dòng chảy mùa kiệt cho vùng đồng bằng sông Hồng [1]. Mặc dù công trình thủy điện Tuyên Quang là một yếu tố nhân tác nhưng sự xuất hiện của nó không những tạo nên vùng hồ với những đặc trưng sinh thái độc đáo mà còn là một điểm nhấn quan 162 Nghiên cứu tiềm năng du lịch tự nhiên nhằm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên... trọng không thể bỏ qua trong hành trình thăm quan, khám phá vùng lòng hồ. 2.1.5. Sinh vật Tác động của điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm cùng với sự phân hóa đa dạng, phức tạp của địa hình, thổ nhưỡng đã tạo nên sự đa dạng của cấu trúc thảm thực vật hồ chứa Tuyên Quang với những đặc trưng đại diện cho thảm thực vật vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trên lưu vực hồ có mặt hầu hết các kiểu và phụ kiểu thảm thực vật điển hình của vùng núi cao, núi trung bình, núi thấp và đồi gò ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Kết quả tổng hợp từ [1], [2] và [4] cho thấy: Về thành phần loài thực vật, lưu vực sông Gâm chiếm khoảng 34% tổng số loài thực vật Việt Nam. Trong số 3.551 loài thực vật của LVS Gâm, khu vực hồ thủy điện Tuyên Quang có khoảng 1.159 loài thuộc 5 ngành thực vật, bao gồm: thông đất, cỏ tháp bút, dương xỉ, thông và ngọc lan. Những họ thực vật đóng vài trò quan trọng nhất trong cấu trúc thành phần loài thực vật lưu vực là: đậu, dẻ, re, thị, thầu dầu, xoan, cúc, na, cà phê, mộc lan. Trong hệ thực vật trên có khoảng 470 loài cây trồng, 75 loài cây tự nhiên có giá trị như cây lâm nghiệp, cây cảnh, dược liệu và trên 50 loài cây trồng bị hoang dại hoá. Về thành phần loài động vật, theo thống kê bước đầu, lưu vực sông Gâm có khoảng 840 loài động vật bậc cao. Riêng khu vực hồ Tuyên Quang, ước tính có khoảng 344 loài động vật rừng thuộc 4 lớp, bao gồm 48 loài thú, 226 loài chim, 50 loài bò sát và 20 loài ếch nhái. Đây là những nơi có sự phong phú về thành phần loài và trữ lượng sinh học, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có giá trị khoa học. Đặc biệt, vùng hồ Tuyên Quang còn có Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Na Hang với tổng diện tích gần 40.000 ha. Đây là nơi còn giữ được vẻ hoang sơ, nguyên thủy với hàng nghìn loài thực vật, 370 loài động vật, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm và một số loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như voọc mũi hếch, voọc đen má trắng, gấu ngựa... Mục đích quan trọng của KBTTN Na Hang là bảo vệ và duy trì tính đa dạng của các hệ sinh thái vùng hồ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường. Tuy nhiên, sự có mặt của KBTTN này ở vùng hồ Tuyên Quang có thể cho phép tổ chức các hoạt động DLST mà không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học. Đối với môi trường thủy sinh vật, các tài liệu khảo sát trên dòng chính sông Gâm khu vực hồ Tuyên Quang đã xác định được 47 loài thực vật nổi trong tổng số 105 loài thuộc 6 ngành Tảo của toàn bộ lưu vực sông Gâm. Trong đó, ngành Tảo silic chiếm 53,2%, Tảo lam chiếm 21,3% và Tảo lục chiếm 21,3% tổng số loài. Về động vật thủy sinh, LVS Gâm có 55 loài động vật nổi và 42 loài động vật đáy. Trong đó, khu vực hồ Tuyên Quang có gần 50% tổng số loài động vật thủy sinh toàn lưu vực. Trong thành phần động vật nổi, Giáp xác râu và Giáp xác chân mái chèo chiếm tỷ lệ tương ứng là 40% và 20% tổng số loài. Nhóm động vật đáy phổ biến nhất là tôm, cua, ốc, hến, trai và giun. Hầu hết các loài động vật thủy sinh lưu vực đều đặc trưng cho sông, suối vùng núi và không thuộc nhóm quý hiếm cần bảo vệ. Mặc dù số lượng loài khá phong phú nhưng mật độ động vật thủy sinh LVS Gâm ở mức thấp, tăng lên ở các vùng nước tĩnh và vào mùa kiệt. Hệ động, thực 163 Nguyễn Quyết Chiến vật thủy sinh phong phú của hồ Tuyên Quang là nguồn thức ăn tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên và nuôi trồng. Mặt khác, chính hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng góp phần hạn chế sự phát triển quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hạn chế lượng trầm tích hữu cơ có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước. Khu vực hồ Tuyên Quang có tới 37 loài cá trong tổng số 110 loài cá tự nhiên của LVS Gâm. Cho đến nay đã xác định được 25 loài cá có giá trị kinh tế cao và 9 loài quý hiếm cần bảo vệ đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Các loài cá có giá trị kinh tế cao nhất là Cá sỉnh, Cá đục đanh, Cá hoa, Cá chao, Cá chày đất, Cá mỡ, Cá chiên, Cá bỗng, Cá lăng chấm. Một số loài thuộc nhóm cá quý hiếm là Cá anh vũ, Cá chiên và Cá lăng... Mặc dù khá đa dạng về thành phần loài nhưng sự gia tăng những tác động của người dân và các hoạt động khai thác tài nguyên nên hầu như không thấy xuất hiện các loài thú ăn thịt lớn mà chỉ còn thấy dấu vết hoạt động của các loài thú lớn ở một vài nơi. Nhiều loài đang bị mất dần không gian sinh sống và có nguy cơ tuyệt chủng do việc chặt phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm rừng phi gỗ, săn bắt động vật hoang dã. Trong số các loài đã thống kê có 39 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn. Đây là những loài cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Tiềm năng tài nguyên sinh vật vùng hồ Tuyên Quang không chỉ là nguồn dự trữ sinh quyển quý giá mà còn cùng với các điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn và tài nguyên nước tạo cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học và đặc biệt là DLST. Sự phong phú của các loài động thực vật trên cạn cũng như dưới nước vùng