Tóm tắt
Mô hình chất lượng nước mặt có thể xem là công cụ hữu ích để mô phỏng và dự
báo mức độ, sự phân bố và sự nguy hại của các chất ô nhiễm trong môi trường nước.
Kết quả từ mô hình theo các kịch bản ô nhiễm khác nhau là những cơ sở khoa học
trong việc đánh giá tác động môi trường, từ đó có thể đưa ra những giải pháp cũng
như hỗ trợ các cơ quan quản lý môi trường để đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp
lý. Kết quả mô hình ảnh hưởng đến tính hợp lý, tính khoa học của các dự án xây dựng
và của các biện pháp kiểm soát ô nhiễm của chính quyền. Bài báo này xem xét sự
phát triển, phân loại và sự chuẩn hóa của mô hình chất lượng nước mặt. Kết quả của
nghiên cứu có thể giúp các cơ quan quản lý môi trường đảm bảo tính nhất quán trong
việc lựa chọn áp dụng mô hình chất lượng nước phù hợp cho các mục đích cụ thể.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tổng quan về các mô hình chất lượng nước mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trao đổi, Tin tức & Sự kiện
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
105
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔ HÌNH
CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
Nguyễn Thị Thủy1; Nguyễn Thành Luân2
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Quốc gia về Động lực học Sông biển
Tóm tắt
Mô hình chất lượng nước mặt có thể xem là công cụ hữu ích để mô phỏng và dự
báo mức độ, sự phân bố và sự nguy hại của các chất ô nhiễm trong môi trường nước.
Kết quả từ mô hình theo các kịch bản ô nhiễm khác nhau là những cơ sở khoa học
trong việc đánh giá tác động môi trường, từ đó có thể đưa ra những giải pháp cũng
như hỗ trợ các cơ quan quản lý môi trường để đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp
lý. Kết quả mô hình ảnh hưởng đến tính hợp lý, tính khoa học của các dự án xây dựng
và của các biện pháp kiểm soát ô nhiễm của chính quyền. Bài báo này xem xét sự
phát triển, phân loại và sự chuẩn hóa của mô hình chất lượng nước mặt. Kết quả của
nghiên cứu có thể giúp các cơ quan quản lý môi trường đảm bảo tính nhất quán trong
việc lựa chọn áp dụng mô hình chất lượng nước phù hợp cho các mục đích cụ thể.
Từ khóa: Mô hình toán, chất lượng nước, phân loại mô hình, chuẩn hóa mô hình.
Abstract
Surface water quality models can be seen as a useful tool to simulate and
forecast the levels, distributions, and risks of chemical pollutants in water
environment. The modelling results under different pollution scenarios are scientific
bases in environmental impact assessment and may provide solutions as well as
supports for environmental management agencies to make right decisions. The
modelling results will impact the reasonability and scientificity of the construction
projects and pollution control measures of the government. This study reviewed the
development, classification and standardization of surface water quality models.
The research results can help the environmental management agencies ensure the
consistency in application of water quality models for the specified purposes.
Keywords: Numerical modeling, water quality, models classification, model
standardization
1. Đặt vấn đề
Chất lượng nước là một chủ đề
nghiên cứu rộng và rất phức tạp. Thông
thường để định nghĩa khái niệm chất
lượng nước thường đề cập tới một vài
thông số như vật lý, hóa học và sinh
học. Sự suy giảm chất lượng nước mặt,
nước dưới đất và nước vùng cửa sông,
ven biển chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cấu
tạo địa chất, thạch học và các phản ứng
hóa học diễn ra trong phạm vi lưu vực
hoặc tầng chứa nước. Thêm vào đó, chất
lượng nước cũng bị ảnh hưởng bởi các
hoạt động nhân sinh do việc đưa vào
môi trường nước các nguồn thải công
nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi.
Trong quá khứ, các nhà lý chất
lượng nước chủ yếu dựa vào các định
hướng chính sách và ít dựa trên các căn
cứ khoa học, dẫn đến yêu cầu khách
quan cần phải xây dựng các mô hình chất
lượng nước để đưa ra được các phân tích,
đánh giá khoa học, chính xác. Hầu hết
các mô hình đều nhằm giải quyết các vấn
đề chất lượng nước trong điều kiện kinh
tế xã hội và môi trường cụ thể. Các mô
hình chất lượng nước có thể được phân
loại theo: 1) Dạng tiếp cận (dựa trên nền
tảng vật lý, khái niệm hoặc thực nghiệm),
2) Loại chất ô nhiễm (chất dinh dưỡng,
Trao đổi, Tin tức & Sự kiện
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
106
trầm tích, muối), 3) Khu vực áp dụng (lưu
vực, nước dưới đất, hệ thống sông, nước
ven biển, khu vực hòa trộn), 4) Bản chất
(xác định hoặc ngẫu nhiên), 5) Trạng thái
phân tích (trạng thái bền hoặc mô phỏng
động lực), 6) Phân tích không gian (tập
trung, phân bố), 7) Chiều tính toán (mô
hình 1 chiều - 1D, 2D, 3D), 8) Yêu cầu
dữ liệu (mô hình với cơ sở dữ liệu lớn,
các mô hình với yêu cầu cơ sở dữ liệu tối
thiểu (minimum requirements models -
MIR) [5]. Khó có thể tổng quan hết được
toàn bộ các mô hình chất lượng nước
dựa theo các tiêu chí trên. Do đó, mục
đích của bài báo này nhằm tổng quan các
mô hình chất lượng nước điển hình đang
được sử dụng rộng rãi và xem xét sự phát
triển của chúng theo ba mức độ: phạm vi
áp dụng, mức độ chính xác và sự chuẩn
hóa cũng như phương pháp được sử dụng
trong các mô hình khác nhau. Bài báo
cho phép các nhà nghiên cứu, cơ quan
quản lý môi trường định hướng, lựa chọn
mô hình chất lượng nước phù hợp, đảm
bảo tính nhất quán trong từng trường hợp
cụ thể.
2. Sự phát triển của các mô hình
chất lượng nước mặt
Các mô hình chất lượng nước đã trải
qua một quá trình phát triển lâu dài kể
từ khi Streeter và Phelps xây dựng mô
hình chất lượng nước đầu tiên (mô hình
S - P) để kiểm soát ô nhiễm nước sông ở
bang Ohio của Mỹ [3]. Các mô hình chất
lượng nước có bước tiến lớn từ việc chỉ
mô phỏng 1 yếu tố chất lượng nước đến
nhiều yếu tố, từ mô hình trạng thái bền
tới mô hình động lực, từ mô hình nguồn
điểm đến mô hình kết hợp giữa nguồn
điểm và nguồn diện và từ mô hình không
chiều tới mô hình một chiều, hai chiều,
và ba chiều. Hơn 100 mô hình chất lượng
nước đã được phát triển cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, mỗi mô hình chất lượng nước
lại có các điều kiện áp dụng riêng. Nhìn
chung, các mô hình chất lượng nước đã
trải qua ba giai đoạn phát triển quan trọng
từ năm 1925 đến nay.
2.1. Giai đoạn đầu tiên (1925 - 1965)
Chất lượng nước nhận được nhiều sự
quan tâm của cộng đồng ở giai đoạn này.
Các mô hình chất lượng nước tập trung
vào sự tương tác giữa các thành phần
chất lượng khác nhau trong các hệ thống
sông khi bị tác động bởi sự ô nhiễm từ các
nguồn thải điểm từ công nghiệp và dân
sinh [1]. Trong quá trình dịch chuyển thủy
động lực học, nhu cầu oxy của trầm tích,
sự quang hợp và hô hấp của tảo được xem
như các số liệu đầu vào của mô hình, trong
khi các nguồn ô nhiễm diện chỉ đóng vai
trò như tải lượng nền.
Vào thời kỳ đầu của giai đoạn này,
mô hình quan hệ BOD - DO dạng tuyến
tính đơn giản được phát triển để dự báo
chất lượng nước đồng thời các mô hình
một chiều bắt đầu được sử dụng để giải
quyết các vấn đề ô nhiễm trên các sông
và cửa sông. Sau đó, hầu hết các hướng
nghiên cứu đã thay đổi và đi xa hơn so
với mô hình ban đầu của Streeter - Phelps
(các mô hình S - P). Ví dụ, Thomas Jr cho
rằng BOD có thể bị giảm đi mà không có
sự tiêu thụ oxy do sự lắng đọng và keo
tụ của trầm tích, tốc độ giảm BOD tỉ lệ
với hàm lượng BOD còn lại; do đó, hệ
số keo tụ được đưa thêm vào mô hình
trạng thái bền S - P để phân biệt hai cách
thức suy giảm hàm lượng BOD kể trên
[6]. O’Connor phân chia thông số BOD
thành BOD carbon hóa và BOD nitrit
hóa, đồng thời bổ sung các ảnh hưởng
của hiện tượng phân tán vào phương
trình của Thomas [4]. Dobbins - Camp
cũng bổ sung hai hệ số vào phương trình
Thomas, bao gồm tốc độ thay đổi BOD
do sự giải phóng của trầm tích và dòng
chảy bề mặt và tốc độ thay đổi DO do sự
quang hợp và hô hấp của tảo.
2.2. Giai đoạn phát triển (1965 - 1995)
Từ năm 1965 đến 1970, các mô hình
chất lượng nước được phân chia thành 6
dạng và phát triển nhanh chóng dựa trên
các nghiên cứu sâu hơn về các hệ số đa
chiều trong các mô hình BOD - DO. Mô
hình một chiều được cải tiến thành mô
Trao đổi, Tin tức & Sự kiện
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
107
hình hai chiều để mô phỏng chất lượng
nước hồ và vịnh. Các mô hình phi tuyến
được phát triển trong suốt thời kỳ từ năm
1970 tới 1975. Những mô hình này gồm
chu trình N và P, hệ thực vật phù du và
động vật nổi, tập trung vào mối liên hệ
giữa tốc độ phát triển của sinh vật và các
chất dinh dưỡng, ánh sáng mặt trời và
nhiệt độ, thực vật phù du và tốc độ phát
triển của động vật nổi [7]. Phương pháp
sai phân hữu hạn và phương pháp phần
tử hữu hạn được áp dụng cho các mô
hình các mô hình một hoặc hai chiều do
các mối liên hệ phi tuyến trong mô hình.
Sau năm 1975, số lượng các biến số
ổn định trong các mô hình tăng lên đáng
kể, các mô hình ba chiều cũng được phát
triển trong giai đoạn này, mô hình thủy
động lực học và ảnh hưởng của trầm tích
được đưa vào mô hình chất lượng nước.
Trong khi đó, các mô hình chất lượng
nước được kết hợp với các mô hình lưu
vực sông coi đầu vào nguồn ô nhiễm diện
như là một biến của mô hình. Do đó các
chính sách về quản lý chất lượng nước
đã thay đổi đáng kể khi các mô hình tập
trung vào mô phỏng các điều kiện ràng
buộc và xem xét các nguồn ô nhiễm diện
theo lưu vực sông. Các mô hình chất
lượng nước điển hình gồm có các mô
hình QUAL, mô hình MIKE11 và các
mô hình WASP đã được phát triển và
ứng dụng ở giai đoạn này. Bên cạnh đó,
mô hình OTIS một chiều cũng được phát
triển bởi Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ
(USGS) để mô phỏng chất lượng nước.
2.3. Giai đoạn nghiên cứu chuyên
sâu (sau năm 1995)
Các nguồn ô nhiễm diện giảm đi do
sự kiểm soát chặt chẽ ở các quốc gia phát
triển. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng tới chất
lượng nguồn nước của các hợp chất độc
hại bị tích tụ trong khí quyển như các hợp
chất hữu cơ, kim loại nặng, và các hợp
chất của Nito lại ngày một tăng. Mặc dù
các chất dinh dưỡng và các chất hóa học
độc hại lắng đọng lại trên bề mặt nước đã
được tính đến trong phạm vi mô hình, tuy
nhiên các chất này không chỉ lắng đọng
trực tiếp trên mặt nước mà còn có thể bị
lắng đọng lại trên bề mặt lưu vực và được
vận chuyển vào sông tạo ra một nguồn
chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Từ khía
cạnh quản lý, mô hình ô nhiễm không
khí đã được phát triển để đưa các diễn
biến này vào trong mô hình, cho thấy sự
lắng đọng các chất thải độc hại trong khí
quyển tĩnh hoặc động có thể ảnh hưởng
tới chất lượng nước tại lưu vực [8]. Do
đó, ở thời kỳ này, một số các mô hình ô
nhiễm không khí được tích hợp vào các
mô hình chất lượng nước để đánh giá
trực tiếp sự đóng góp của hiện tượng lắng
đọng chất ô nhiễm trong khí quyển [10].
Ngoại trừ các mô hình kinh điển như
QUAL 2K, WASP 6, QUASAR, SWAT
và MIKE 21 và MIKE 3, các mô hình chất
lượng nước khác cũng được phát triển để
mô phỏng các điều kiện môi trường nước
trong các trường hợp phức tạp. Ví dụ,
Whitehead và cộng sự đã phát triển mô
hình Nito tích hợp đa phân bố (INCA)
dựa trên các ảnh hưởng của khí quyển với
số liệu đầu vào là Nito đất, sử dụng đất,
và thủy văn. Gần đây, Fan và cộng sự đã
tích hợp mô hình chất lượng nước QUAL
2K và mô hình HEC-RAS để mô phỏng
tác động của thủy triều ảnh hưởng lên sự
phân bố chất lượng nguồn nước [2]. Đối
với sự tích hợp các nguồn ô nhiễm phân
tán và tập trung, Cơ quan Bảo vệ Môi
trường Hoa Kỳ (USEPA) đã phát triển hệ
thống phân tích môi trường đa mục tiêu
(BASINS), đem lại khả năng đánh giá số
lượng lớn các nguồn ô nhiễm diện và điểm
một cách nhanh chóng. Trong đó, USEPA
cũng đề xuất mô hình EFDC nên được sử
dụng như một công cụ hữu hiệu nhất cho
quản lý chất lượng nước.
Trong số các mô hình chất lượng nước
mặt, các mô hình mô hình Streeter - Phelps,
QUASAR, QUAL, WASP, CE-QUAL-W
2, BASINS, MIKE, EFDC đã được áp dụng
rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Gần đây,
Kannel và cộng sự đã khẳng định, các mô
hình phổ biến như QUAL2EU, WASP7, và
Trao đổi, Tin tức & Sự kiện
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
108
QUASAR là phù hợp nhất để mô phỏng
oxy hòa tan dọc các sông, suối [10] Nhìn
chung, tại các quốc gia phát triển, đặc biệt
Hoa Kỳ và các nước châu Âu đã phát triển
và cải tiến mô hình chất lượng nước mặt tốt
hơn so với các nước khác. Một vài mô hình
chất lượng nước mặt cũng được thiết lập tại
một số trường đại học và các viện nghiên
cứu ở Trung Quốc trong các năm qua, tuy
nhiên các mô hình này hiện vẫn chưa được
sử dụng rộng rãi so với các mô hình MIKE,
EFDC và WASP [1].
3. Phân loại mô hình chất lượng nước
Các mô hình chất lượng nước được
phân loại dựa trên các loại chất ô nhiễm
khác nhau, bản chất của nguồn ô nhiễm
(tập trung hoặc phân tán), và đặc điểm của
sông như hình thái, thủy lực và sinh thái
học. Các mô hình này dự đoán các thay đổi
trong nồng độ chất ô nhiễm của một đoạn
sông đã biết, kết hợp với khả năng hòa trộn
của sông do các phản ứng vật lý, hóa học
và sinh học xảy ra trong cùng hệ thống.
Tùy thuộc vào mục đích, các mô hình chất
lượng nước nhìn chung có thể được phân
loại thành các mô hình mô phỏng (để dự
đoán các thay đổi trong chất lượng nước do
ô nhiễm) và các mô hình tối ưu (để phân bổ
tối ưu các nguồn tài nguyên) Hình 1.
Hình 1. Các dạng mô hình chất lượng nước
Các mô hình tối ưu có thể được
phân loại chi tiết hơn thành mô hình quy
hoạch tuyến tính, mô hình quy hoạch phi
tuyến và mô hình quy hoạch động. Mô
hình vật lý được thiết lập để thu được
các kết quả liên quan đến hệ thực theo
một tỷ lệ nhất định, trong khi mô hình
toán dựa trên các phương trình toán học
để mô phỏng chất lượng nước.
Các mô hình toán cũng có thể được
phân loại chi tiết hơn dựa trên cơ sở mô
tả các quá trình mô phỏng theo phương
pháp thống kê hoặc kinh nghiệm hoặc cơ
học; theo loại dữ liệu gồm hồi quy và ngẫu
nhiên; phân loại theo giải pháp mô hình
gồm mô hình số học và mô hình phân tích;
phân loai theo mức độ biểu diễn chia làm
mô hình phân bố và mô hình tập trung.
4. Chuẩn hóa các mô hình chất
lượng nước mặt
Để sử dụng các mô hình mô phỏng
và dự báo chất lượng nước trong các
Trao đổi, Tin tức & Sự kiện
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
109
báo cáo quan trọng (ví dụ, báo cáo đánh
giá tác động môi trường nước) cần đảm
bảo chúng đã được chuẩn hóa, sẵn có và
đáng tin cậy. Do vậy, các cơ quan quản
lý môi trường cần lập danh sách các mô
hình chất lượng nước để đảm bảo tính
nhất quán. Các mô hình này có thể được
phổ biến, điều chỉnh và chuẩn hóa thông
qua các chỉ số đánh giá và hệ thống tiêu
chuẩn quốc gia, hoặc bằng cách xuất bản
các bài báo, tổ chức các hội thảo, hoặc
trao đổi làm việc cộng đồng địa phương.
Ví dụ, USEPA giữ vai trò tổ chức các hội
thảo khoa học thường niên để xác nhận
và cập nhật các mô hình quản lý [9].
Hội đồng châu Âu tổ chức các hội thảo
thường niên để đánh giá tính nhất quán
của các mô hình chất lượng nước. Ngoài
ra, các mô hình được chuẩn hóa có thể
được tải miễn phí và có mã nguồn mở.
Các viện nghiên cứu chuyên sâu về
các mô hình chất lượng nước đã và đang
được xây dựng để tiến hành nhiều nghiên
cứu để điều chỉnh và chuẩn hóa các mô
hình chất lượng nước ở một số khu vực
hoặc quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa
học đã đề xuất một số mô hình dự báo
dựa trên các yêu cầu quản lý môi trường.
So với các quốc gia khác, hầu hết các mô
hình môi trường nước đều được chuẩn
hóa ở Mỹ. Các trung tâm nghiên cứu về
nước trực thuộc USEPA tập trung vào các
nghiên cứu liên quan tới công tác quản lý
và bảo vệ tài nguyên nước, các nguyên lý
và các phương pháp được áp dụng trong
thực tiễn, các mô hình toán, các công cụ
tính toán, và cơ sở dữ liệu. Trong khi đó,
USEPA cũng cung cấp cơ sở lý thuyết,
quy trình áp dụng mô hình cho một số
dự án cụ thể và kèm theo những lưu ý
trong quá trình áp dụng cho các đơn vị có
nhu cầu. Bên cạnh đó, quá trình này cũng
luôn được cải tiến kèm theo việc liên tục
đánh giá mức độ tin cậy của các mô hình.
Bên cạnh đó, USEPA cũng cho phép tập
đoàn Tetra Tech Inc thực hiện dự án đánh
giá khả năng mô phỏng, tính hiệu dụng
và phạm vi sử dụng của hơn 60 mô hình.
Đến năm 2009, USEPA đã xuất bản được
các hướng dẫn cải tiến, đánh giá và ứng
dụng các mô hình môi trường. Bên cạnh
bộ tài liệu hướng dẫn, hội đồng kiểm
soát mô hình hóa môi trường của USEPA
cũng cung cấp các nền tảng mô hình trên
website. Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ,
cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên
bang và công binh lục quân Hoa Kỳ cũng
phát triển các mô hình chất lượng nước
cùng các hướng dẫn chi tiết.
Tương tự, Viện nghiên cứu chuyên
sâu về sự phát triển và đánh giá mô hình
được thành lập bởi Cơ quan môi trường
Liên hiệp Anh (UKEA) đã giúp UKEA
hoàn thiện khung cơ chế đánh giá tác
động của sự ô nhiễm đất tới nước dưới
đất và nước mặt, từ đó đề xuất các giải
pháp phù hợp, cũng như kiến nghị các
phương pháp và các mô hình dự báo chất
lượng nước mặt. Nhóm thanh tra ô nhiễm
của Her Majesty ở Anh (HerMajesty’s
Inspectorate of Pollution - HMIP) đã đề
xuất 54 mô hình chất lượng nước mặt
và các điều kiện áp dụng cho sự đánh
giá ô nhiễm sông, hồ, cửa sông và biển.
Aspinwall và Company đã đề xuất 11 mô
hình áp dụng cho các điều kiện khác nhau
bao gồm 1 mô hình một chiều, 4 mô hình
hai chiều, và 6 mô hình ba chiều. Ở Hàn
Quốc, Bộ Môi trường đã đưa ra một kế
hoạch tổng thể cho công tác quản lý môi
trường nước vào năm 2006, Bộ này đưa ra
6 mô hình dự báo chất lượng nước, trong
đó mô hình QUAL2E và EFDC được
sử dụng rộng rãi. Các mô hình MIKE
và TUFLOW cũng được ứng dụng rộng
rãi để dự báo chất lượng nước bề mặt ở
Australia. Bộ mô hình MIKE được ứng
dụng ở Đan Mạch để giải quyết các vấn
đề về sinh thái, và hóa học môi trường.
Ở Trung Quốc, mô hình chất lượng nước
DELFT 3D được sử dụng để mô phỏng
chất lượng môi trường nước ở Hongkong
từ những năm 1970 và hiện đã trở thành
mô hình chuẩn của Cơ quan môi trường
Hồng Kông. Cục bảo vệ môi trường Đài
Loan đã ban hành văn bản hướng dẫn
các phương pháp đánh giá tác động môi
trường và đưa ra danh sách các mô hình
Trao đổi, Tin tức & Sự kiện
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 16 - năm 2017
110
chất lượng nước với những điều kiện áp
dụng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các
mô hình như các mô hình MIKE, mô hình
EFDC, và mô hình Deft 3D được áp dụng
để mô phỏng chất lượng môi trường nước
ở các viện nghiên cứu môi trường. Hiện
nay, có các báo cáo đã chỉ ra sự khác biệt
giữa các kết quả giữa các mô hình khác
nhau, cũng như tính phù hợp và độ nhạy
thông số của những mô hình này.
Vai trò của việc chuẩn hóa các mô
hình chất lượng nước mặt là:
(1) Nghiên cứu các mô hình chất
lượng nước đang được sử dụng để đánh
giá hiện trạng môi trường. Hiểu rõ các
cơ chế của mô hình, các điều kiện và
phạm vi áp dụng phù hợp, các thông số
mô hình, tính ổn định, và các khác biệt
trong kết quả mô hình.
(2) Xây dựng cơ sở dữ liệu và các
kịch bản cho các mô hình thông qua thực
nghiệm, đo đạc và hoạt động quan trắc.
(3) So sánh kết quả trong các mô
hình khác nhau nhằm giải quyết, phân
tích các dữ liệu đầu vào và đầu ra, các
phương trình, các nguyên lý và các
phương pháp tính toán của các mô hình
dựa trên việc nghiên cứu một số kịch
bản sẵn có.
(4) Cung cấp các chỉ số sàng lọc và
các phương pháp thẩm định cho các mô
hình. Thiết lập hệ thống thẩm định cho
mô hình và chuẩn hóa các hình thức dữ
liệu đầu vào và đầu ra. Chuẩn hóa một
số các mô hình và lập danh sách các
mô hình đã chuẩn hóa từ đó giải quyết
các bài toán quản lý môi trường tại mỗi
quốc gia.
(5) Đưa ra các phương pháp hiệu
chỉnh và kiểm định, quản lý truy cập các
mã nguồn, đề xuất ý nghĩa của các thông
số trong mô hình và đề nghị các khoảng
giá trị cho các thông số theo từng vùng.
(6) Cung cấp giao diện sử dụng mô
hình bằng ngôn ngữ quen thuộc và xuất
bản sổ tay sử dụng mô hình gồm dữ liệu
đầu vào mô hình (truy cập dữ liệu, xử lý
số liệu), cấu trúc mô hình, hiệu chỉnh mô
hình, kiểm định mô hình, đánh giá các
thông số và kết quả đầu ra của mô hình.
5. Xu hướng phát triển mô hình
chất lượng nước
Cùng với sự phát triển của các mô
hình chất lượng nước, công tác quản lý
chất lượng nước cũng sẽ ngày một được
cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách
thức. Các mô hình luôn cần bộ số liệu
đầu vào lớn và ổn định, các số liệu cần
đảm bảo độ chính xác, tính đại diện, và
có tính hệ thống. Các mô hình không mô
phỏng cơ chế ô nhiễm và cũng không
chỉ ra sự xâm nhập của các chất ô nhiễm
trong quá trình vận động, do đó có thể
có khoảng cách lớn giữa thực tế và kết
q