Với tài trợ của Quỹ A.W. Mellon Foundation, Dự án Tương lai của Truyền
thông Tri thức do Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học (GDĐH) của Đại
học UC Berkeley (CSHE) thực hiện từ năm 2005 đến 2011 đã tìm hiểu xem
các giá trị học thuật—bao gồm bình duyệt đồng nghiệp, công bố khoa
học, tinh thần chia sẻ và hợp tác—đã ảnh hưởng đến thực tiễn giao tiếp truyền thông tri thức
như thế nào, cũng như đã ảnh hưởng đến việc gắn kết với khả năng của công nghệ, với ấn bản
mở và lợi ích công của xã hội ra sao. Bài này trình bày về bình duyệt đồng nghiệp trong giới
hàn lâm, qua đó nhấn mạnh nhu cầu có một hệ thống khích lệ học thuật tinh tế hơn và ít phụ
thuộc hơn vào chỉ số trích dẫn, bớt tuân thủ một cách nô lệ những quy định của các nhà xuất
bản và các tập san; đồng thời trình bày một xu hướng đang ngày càng mạnh của các trường,
là chuyển việc đánh giá tri thức cho những cơ chế bên ngoài và xem đó như những tiêu chí đề
bạt mặc định. Khảo sát việc này trở thành một nhu cầu cấp thiết là vì việc bình duyệt đồng
nghiệp trong phạm vi nhà trường ngày càng khó khăn hơn do tính chất liên ngành hay lai
ghép của nghiên cứu, do sự phát triển các hình thức biên tập trực tuyến, do việc hợp tác thu
thập dữ liệu, liên kết nghiên cứu quy mô lớn, ngày càng nhiều đồng tác giả, ngày càng tràn
ngập những công bố khoa học kém chất lượng, và sự kêu gọi của nhà nước, các tổ chức tài trợ,
các trường đại học, các nhà khoa học về việc thúc đẩy những ấn bản - kể cả dữ liệu nguyên
với việc đề bạt chức danh khoa học
và công bố kết quả nghiên cứuwww.cheer.edu.vn 5
thủy- có thể tiếp cận miễn phí đối với những
nghiên cứu được thực hiện bằng tiền ngân sách,
tức là tiền của người đóng thuế.
Những khó khăn trong việc đánh giá thực trạng
hiện nay và tương lai của hoạt động bình duyệt
đồng nghiệp còn bị làm trầm trọng hơn bởi áp lực
của câu hỏi làm thế nào chi phí khổng lồ của việc
in ấn xuất bản những ấn phẩm khoa học chất
lượng cao có thể chịu đựng nổi trước lời kêu gọi
thực hiện một mô hình xuất bản khác cả đối với
sách và tập san khoa học, một mô hình mở dựa
trên cơ sở các trường đại học mà ai cũng có thể
tiếp cận. Thêm vào đó còn có một thực trạng có
tính chất phá hủy âm thầm, là sự nhỏ giọt về biên
chế và những yêu cầu để được đề bạt ở những
trường ĐH nghiên cứu tinh hoa, kể cả ở những
trường ít danh giá hơn và ít định hướng nghiên
cứu hơn. Toàn bộ hệ thống GDĐH còn bị áp lực
thêm bởi đòi hỏi ngày càng tăng – và thường là
phi thực tế- của nhà nước đối với các nhà khoa
học ở những nước đang phát triển và những nền
kinh tế mới nổi trong việc công bố kết quả nghiên
cứu của họ trên những
tập san chọn
lọc bậc
nhất, là để phân phối ngân quỹ
nghiên cứu của nhà nước thông qua đánh
giá kết quả của hoạt động nghiên cứu một
cách rất bề ngoài; và cũng là để đáp ứng đòi hỏi
của các nước trong việc có những nghiên cứu đạt
được phẩm chất quốc tế. Ảnh hưởng trên phạm vi
tòan cầu của sự tràn ngập những ấn phẩm chất
lượng kém khiến hiệu quả của bình duyệt càng bị
hạn chế. Thực tiễn đó, bản thân nó về cơ bản là do
các trường bao cấp cho hoạt động bình duyệt
dưới hình thức lương giảng viên. Ngân sách cho
thư viện và dịch vụ bảo quản những ấn phẩm có
bình duyệt này đã cạn. Thời giờ mà giảng viên
dành cho công việc bình duyệt dưới mọi chiêu bài
khác nhau, đã khiến họ bị vắt kiệt. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tổ chức hai
cuộc thảo luận về vấn đề quan hệ giữa hoạt động
bình duyệt và việc đề bạt chức danh khoa học hay
biên chế. Đề tài được thảo luận là: (i) Hệ thống
thống trị của bình duyệt: Các hình thức và tiêu
chuẩn bình duyệt, việc sử dụng và lạm dụng, cũng
như chi phí của bình duyệt; (ii) Hệ thống bình
duyệt hiện nay: Một mớ lộn xộn; (iii)Tạo ra một mô
hình đánh giá mới: vai trò của các hiệp hội chuyên
môn, báo chí truyền thông, thư viện, các tổ chức
công nghệ thông tin, các doanh nghiệp xuất bản,
và các bên liên quan khác; và (iv) Các giải pháp bắt
buộc cho tiếp cận miễn phí và việc xây dựng
những mô hình đánh giá tri thức mới.
Bài viết này bao gồm (1) tổng quan về thực trạng
bình duyệt trong giới hàn lâm, (2) một số đề xuất
để tiến về phía trước, (3) đề xướng một lịch trình
nghiên cứu để khảo sát sâu việc tìm kiếm danh
phận khoa học đã ảnh hưởng như thế nào đến
toàn bộ hoạt động học thuật. Một cách cụ thể, bài
viết sẽ trình bày hiện tượng đan quyện vào nhau
chặt chẽ giữa hoạt động bình duyệt các công bố
khoa học và việc đề bạt chức danh khoa học,
những giá trị và cái giá giới hàn lâm phải trả trong
hệ thống bình duyệt hiện nay; những hình thức
thử nghiệm đối với bình duyệt liên ngành, ảnh
hưởng của hệ thống xuất bản hiện nay, khả năng
tạo ra một mô hình xuất bản và bình duyệt mới và
chi phí thực sự của nó, một hệ thống gắn với các tổ
chức chuyên ngành, các thư viện, kho lưu trữ, và
các nhà xuất bản đại học. Bài viết cũng sẽ trình bày
động cơ và các yếu tố trong giải
pháp tiếp cận mở nhắm vào những
tư liệu dưới hình thức bài viết được
bình duyệt.
Trong khi trình bày điều này, bài viết
cũng gợi ý việc tạo ra một hành lang
rộng hơn cho những cách bình duyệt ít tốn kém
chi phí và chấp nhận được về phía nhà trường; để
việc xuất bản các công trình nghiên cứu có thể
duy trì được chất lượng của bình duyệt, hỗ trợ tốt
hơn cho năng suất nghiên cứu, làm giảm sự bùng
nổ ấn phẩm chất lượng kém, tăng sức mua cho
các thư viện, hỗ trợ cho dòng chảy tự do của ý
tưởng, làm giảm gánh nặng của giảng viên phải
đảm nhiệm quá nhiều bình duyệt.
26 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và đánh giá Giáo dục đại học - Số 1/2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm Nghiên cứu & Đánh giá GDĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP. HCM, Việt Nam Số 1-2014
Đo những gì có thể đo và làm
cho những gì không đo được trở
thành có thể đo được
(Measure what is measurable
and make measurable what is
not so) - Galileo Galilei
BÌNH DUYỆT ĐỒNG NGHIỆP
với việc đề bạt chức danh khoa học
và công bố kết quả nghiên cứu
Thông tin
Nghiên cứu & Đánh giá
Giáo dục Đại học
BẢN TIN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ GDĐH – Bộ 1, Số 1-20142
Thư của
ban biên tập
Trung tâm Nghiên cứu & Đánh giá Giáo dục Đại học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được
thành lập nhằm nghiên cứu những vấn đề của GDĐH và có liên quan đến hoạt động đo lường
đánh giá chất lượng của cá nhân, tổ chức, đơn vị, công trình hay hệ thống trong khu vực GDĐH.
Mục đích của những nghiên cứu này là đem lại công cụ xác định mức độ hiệu quả, đánh giá thực
trạng, phát hiện những điểm có thể cải thiện, nhằm giúp cho giới làm chính sách, giới quản lý
điều chỉnh cách tổ chức và điều hành để tăng cường chất lượng. Nó cho thấy lĩnh vực nào cần
can thiệp và nên can thiệp như thế nào để nâng cao hiệu quả.
Một trong những sứ mạng chủ yếu của Trung tâm là truyền thông khoa học trong những lĩnh
vực liên quan. Bản tin Nghiên cứu & Đánh giá GDĐH được thực hiện nhằm đem lại hiểu biết về
cách thức vận hành của hoạt động đánh giá trong những hệ thống GDĐH khác trên thế giới,
những bài học thành công hay thất bại của họ, và đặc biệt là những tri thức, kinh nghiệm trong
hoạt động đánh giá để vận dụng vào thực tế Việt Nam. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay,
những tri thức và kinh nghiệm ấy có ý nghĩa rất quan trọng.
Hoạt động đánh giá giáo dục, và nghiên cứu về Đánh giá Giáo dục có một vai trò trọng yếu
trong bối cảnh chất lượng GDĐH là mối quan tâm và quan ngại của toàn xã hội. Các trường ĐH
ngoài công lập (NCL) ở Việt Nam đang bị một cái nhìn thành kiến của xã hội về vấn đề chất
lượng. Tuy nhiên, chính các trường ĐH NCL là nơi đang có động lực mạnh mẽ nhất để cải thiện
chất lượng, vì chất lượng liên quan đến vấn đề sinh tồn của họ. Bản tin này trước hết nhằm phục
vụ cho việc mở rộng kiến thức tiến tới chuẩn hóa chất lượng cho giảng viên và cán bộ quản lý
của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, giúp nhà trường có thông tin, dữ liệu và căn cứ để điều chỉnh
chính sách phù hợp, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.
Chúng tôi hy vọng nội dung của Bản tin cũng sẽ mang lại nhiều tư liệu hữu ích cho giới quản
lý, giới nghiên cứu ở các trường ĐH khác và góp phần thúc đẩy văn hóa nghiên cứu ở các trường
viện. Kết quả nghiên cứu về đánh giá GDĐH cũng sẽ giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý
và trách nhiệm giải trình của các trường, khích lệ các trường ĐH Việt Nam hướng tới các chuẩn
mực quốc tế.
Bản tin được phát hành hai tháng một lần, bao gồm bản tiếng Việt, bản tiếng Anh, và được
đưa lên trang web của Trung tâm: www.cheer.edu.vn. Nội dung có thể là bài dịch, hoặc bài
nghiên cứu nguyên thủy (original papers) do Trung tâm thực hiện, hoặc do các đồng nghiệp
trong và ngoài nước thực hiện. Nghiên cứu và đánh giá GDĐH là một lĩnh vực rất rộng, vì vậy
trước mắt chúng tôi tập trung vào việc đánh giá khoa học (research evaluation), đánh giá hoạt
động giảng dạy và quản lý (performance evaluation) và đánh giá năng lực người học (testing) vì
đó là là những nội dung quan trọng cần được chú ý đặc biệt ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến bình luận, góp ý và mọi sáng kiến hợp tác của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước, vì một mục tiêu chung là xây dựng GDĐH Việt Nam ngày càng
phát triển.
BAN BIÊN TẬP
“I
n
Go
d
w
e
tr
us
t,
ot
he
r
m
us
t b
rin
g
da
ta
”
www.cheer.edu.vn 3
Lời giới thiệu
Đánh giá chất lượng của một công trình nghiên cứu khoa học hay năng suất và tầm
ảnh hưởng của một nhà khoa học như thế nào là điều hết sức quan trọng để tạo thành
văn hóa nghiên cứu và kích thích phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học. Bước vào
sân chơi toàn cầu, các trường đại học (ĐH) Việt Nam đã và đang làm quen với luật chơi
của giới hàn lâm quốc tế, trong đó có hoạt động bình duyệt đồng nghiệp.
Khối lượng tri thức trên thế giới đang tăng theo cấp số nhân, thêm vào đó là sự phát
triển của công nghệ thông tin làm cho bức tranh đánh giá khoa học đã khác đi rất nhiều
so với cách đây chỉ một hai thập kỷ. Áp lực của xếp hạng ĐH toàn cầu, của động lực tìm
kiếm danh phận khoa học và tài trợ nghiên cứu của giới hàn lâm cũng khiến cho ngày
càng nhiều sản phẩm của nghiên cứu khoa học ra đời, trong đó thật giả tốt xấu hay dở
đang lẫn lộn không dễ phân biệt.
Bình duyệt đồng nghiệp từ lâu đã là một hình thức đánh giá học thuật phổ biến và
hữu hiệu. Tuy thế, không phải là nó không có vấn đề. Bản tin Nghiên cứu & Đánh giá
GDĐH số 1-2014 xin giới thiệu một trích đoạn trong bản báo cáo “Bình duyệt đồng
nghiệp với việc đề bạt chức danh khoa học và công bố kết quả nghiên cứu”, một công
trình được thực hiện trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu Tương lai của Truyền thông Tri
thức do Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học (GDĐH) của Đại học UC Berkeley (CSHE)
nhằm tìm hiểu và phân tích xem các giá trị học thuật—bao gồm bình duyệt đồng
nghiệp, công bố khoa học, tinh thần chia sẻ và hợp tác—đã ảnh hưởng đến thực tiễn
giao tiếp truyền thông tri thức như thế nào, và đề xuất những thay đổi nên có để tạo ra
một hệ thống khích lệ học thuật tinh tế hơn và có hiệu quả hơn.
Chúng tôi hy vọng bài viết có nhiều gợi ý hữu ích để cải thiện việc quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH ở Việt Nam. BBT Bản tin Nghiên cứu & Đánh
giá GDĐH xin cảm ơn các tác giả đã cho phép sử dụng bài viết này và xin giới thiệu cùng
bạn đọc.
BẢN TIN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ GDĐH – Bộ 1, Số 1-20144
Với tài trợ của Quỹ A.W. Mellon Foundation, Dự án Tương lai của Truyền
thông Tri thức do Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học (GDĐH) của Đại
học UC Berkeley (CSHE) thực hiện từ năm 2005 đến 2011 đã tìm hiểu xem
các giá trị học thuật—bao gồm bình duyệt đồng nghiệp, công bố khoa
học, tinh thần chia sẻ và hợp tác—đã ảnh hưởng đến thực tiễn giao tiếp truyền thông tri thức
như thế nào, cũng như đã ảnh hưởng đến việc gắn kết với khả năng của công nghệ, với ấn bản
mở và lợi ích công của xã hội ra sao. Bài này trình bày về bình duyệt đồng nghiệp trong giới
hàn lâm, qua đó nhấn mạnh nhu cầu có một hệ thống khích lệ học thuật tinh tế hơn và ít phụ
thuộc hơn vào chỉ số trích dẫn, bớt tuân thủ một cách nô lệ những quy định của các nhà xuất
bản và các tập san; đồng thời trình bày một xu hướng đang ngày càng mạnh của các trường,
là chuyển việc đánh giá tri thức cho những cơ chế bên ngoài và xem đó như những tiêu chí đề
bạt mặc định. Khảo sát việc này trở thành một nhu cầu cấp thiết là vì việc bình duyệt đồng
nghiệp trong phạm vi nhà trường ngày càng khó khăn hơn do tính chất liên ngành hay lai
ghép của nghiên cứu, do sự phát triển các hình thức biên tập trực tuyến, do việc hợp tác thu
thập dữ liệu, liên kết nghiên cứu quy mô lớn, ngày càng nhiều đồng tác giả, ngày càng tràn
ngập những công bố khoa học kém chất lượng, và sự kêu gọi của nhà nước, các tổ chức tài trợ,
các trường đại học, các nhà khoa học về việc thúc đẩy những ấn bản - kể cả dữ liệu nguyên
Tác giả: Diane Harley và Sophia Krzys Acord
Với sự đóng góp của: Sarah Earl-Novell, Shannon Lawrence, và Elise Herrala
Nguồn: Harley, Diane, and Sophia Krzys Acord. 2011. Peer Review in
Academic Promotion and Publishing: Its Meaning, Locus, and
Future. UC Berkeley: Center for Studies in Higher Education.
Link:
Người dịch: Phạm Thị Ly
Tóm tắt
BÌNH DUYỆT ĐỒNG NGHIỆP
với việc đề bạt chức danh khoa học
và công bố kết quả nghiên cứu
www.cheer.edu.vn 5
thủy- có thể tiếp cận miễn phí đối với những
nghiên cứu được thực hiện bằng tiền ngân sách,
tức là tiền của người đóng thuế.
Những khó khăn trong việc đánh giá thực trạng
hiện nay và tương lai của hoạt động bình duyệt
đồng nghiệp còn bị làm trầm trọng hơn bởi áp lực
của câu hỏi làm thế nào chi phí khổng lồ của việc
in ấn xuất bản những ấn phẩm khoa học chất
lượng cao có thể chịu đựng nổi trước lời kêu gọi
thực hiện một mô hình xuất bản khác cả đối với
sách và tập san khoa học, một mô hình mở dựa
trên cơ sở các trường đại học mà ai cũng có thể
tiếp cận. Thêm vào đó còn có một thực trạng có
tính chất phá hủy âm thầm, là sự nhỏ giọt về biên
chế và những yêu cầu để được đề bạt ở những
trường ĐH nghiên cứu tinh hoa, kể cả ở những
trường ít danh giá hơn và ít định hướng nghiên
cứu hơn. Toàn bộ hệ thống GDĐH còn bị áp lực
thêm bởi đòi hỏi ngày càng tăng – và thường là
phi thực tế- của nhà nước đối với các nhà khoa
học ở những nước đang phát triển và những nền
kinh tế mới nổi trong việc công bố kết quả nghiên
cứu của họ trên những
tập san chọn
lọc bậc
nhất, là để phân phối ngân quỹ
nghiên cứu của nhà nước thông qua đánh
giá kết quả của hoạt động nghiên cứu một
cách rất bề ngoài; và cũng là để đáp ứng đòi hỏi
của các nước trong việc có những nghiên cứu đạt
được phẩm chất quốc tế. Ảnh hưởng trên phạm vi
tòan cầu của sự tràn ngập những ấn phẩm chất
lượng kém khiến hiệu quả của bình duyệt càng bị
hạn chế. Thực tiễn đó, bản thân nó về cơ bản là do
các trường bao cấp cho hoạt động bình duyệt
dưới hình thức lương giảng viên. Ngân sách cho
thư viện và dịch vụ bảo quản những ấn phẩm có
bình duyệt này đã cạn. Thời giờ mà giảng viên
dành cho công việc bình duyệt dưới mọi chiêu bài
khác nhau, đã khiến họ bị vắt kiệt. Trong quá trình
nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tổ chức hai
cuộc thảo luận về vấn đề quan hệ giữa hoạt động
bình duyệt và việc đề bạt chức danh khoa học hay
biên chế. Đề tài được thảo luận là: (i) Hệ thống
thống trị của bình duyệt: Các hình thức và tiêu
chuẩn bình duyệt, việc sử dụng và lạm dụng, cũng
như chi phí của bình duyệt; (ii) Hệ thống bình
duyệt hiện nay: Một mớ lộn xộn; (iii)Tạo ra một mô
hình đánh giá mới: vai trò của các hiệp hội chuyên
môn, báo chí truyền thông, thư viện, các tổ chức
công nghệ thông tin, các doanh nghiệp xuất bản,
và các bên liên quan khác; và (iv) Các giải pháp bắt
buộc cho tiếp cận miễn phí và việc xây dựng
những mô hình đánh giá tri thức mới.
Bài viết này bao gồm (1) tổng quan về thực trạng
bình duyệt trong giới hàn lâm, (2) một số đề xuất
để tiến về phía trước, (3) đề xướng một lịch trình
nghiên cứu để khảo sát sâu việc tìm kiếm danh
phận khoa học đã ảnh hưởng như thế nào đến
toàn bộ hoạt động học thuật. Một cách cụ thể, bài
viết sẽ trình bày hiện tượng đan quyện vào nhau
chặt chẽ giữa hoạt động bình duyệt các công bố
khoa học và việc đề bạt chức danh khoa học,
những giá trị và cái giá giới hàn lâm phải trả trong
hệ thống bình duyệt hiện nay; những hình thức
thử nghiệm đối với bình duyệt liên ngành, ảnh
hưởng của hệ thống xuất bản hiện nay, khả năng
tạo ra một mô hình xuất bản và bình duyệt mới và
chi phí thực sự của nó, một hệ thống gắn với các tổ
chức chuyên ngành, các thư viện, kho lưu trữ, và
các nhà xuất bản đại học. Bài viết cũng sẽ trình bày
động cơ và các yếu tố trong giải
pháp tiếp cận mở nhắm vào những
tư liệu dưới hình thức bài viết được
bình duyệt.
Trong khi trình bày điều này, bài viết
cũng gợi ý việc tạo ra một hành lang
rộng hơn cho những cách bình duyệt ít tốn kém
chi phí và chấp nhận được về phía nhà trường; để
việc xuất bản các công trình nghiên cứu có thể
duy trì được chất lượng của bình duyệt, hỗ trợ tốt
hơn cho năng suất nghiên cứu, làm giảm sự bùng
nổ ấn phẩm chất lượng kém, tăng sức mua cho
các thư viện, hỗ trợ cho dòng chảy tự do của ý
tưởng, làm giảm gánh nặng của giảng viên phải
đảm nhiệm quá nhiều bình duyệt.
BẢN TIN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ GDĐH – Bộ 1, Số 1-20146
Tầm quan trọng của bình
duyệt đồng nghiệp, cũng được
biết tới dưới tên gọi tham
chiếu chuyên môn, là một dải
rộng nhiều mức độ, từ chỗ
đánh giá đến chỗ kiểm soát
chất lượng trong thế giới học
thuật. Bình duyệt đồng nghiệp
có nhiều hình thức và nơi
chốn. Nó vận hành như là một
cách đánh dấu chất lượng của
một công trình nghiên cứu. Nó
cũng đồng thời có chức năng
“giữ cửa”, tức là quyết định xem
liệu một ý tưởng mới nào đó
có được gia nhập vào kho tàng
tri thức chuyên ngành hay
không. Nó duy trì chuẩn mực
học thuật nói chung cũng như
ghi nhận những cá nhân xuất
sắc (Becher and Trowler 2001,
61).
Hơn thế nữa, nó điều chỉnh cơ
hội trong sự nghiệp của một
nhà khoa học. Nó gắn chặt với
uy tín, danh tiếng và là dấu
hiệu cho giá trị của nhà khoa
học trên thị trường hàn lâm
đầy cạnh tranh. Quá trình bình
duyệt và khối lượng công việc
bình duyệt khác nhau nhiều
tùy theo lĩnh vực chuyên
ngành, sự đa dạng và linh hoạt
này nhằm thích ứng với nhu
cầu các chuyên ngành hẹp,
trong lúc vẫn bảo toàn những
chuẩn mực học thuật nghiêm
ngặt, là thế mạnh của bình
duyệt đồng nghiệp (cf. Kling
and Spector 2004).
Cần làm rõ sự khác nhau giữa
các hình thức bình duyệt:
Bình duyệt trong quá trình
phát triển của công trình
nghiên cứu: Các nhà khoa học
thu lượm những góp ý của
đồng nghiệp về công việc
nghiên cứu mà họ đang thực
hiện, thông qua những kênh
không chính thức như thảo
luận trong phòng thí nghiệm,
chia sẻ bản thảo với đồng
nghiệp, viết blog.
Bình duyệt trước khi công
bố: các nhà khoa học trình bày
và phổ biến những công trình
đã phát triển tương đối hoàn
thiện hơn tại những buổi nói
chuyện, hội thảo mọi loại để
mời gọi những ý kiến bình luận
hay trích dẫn. Lời mời trình bày
bản thân nó đã được điều tiết
bởi một mức độ bình duyệt bổ
sung rồi). Đưa những công
trình đã được góp ý lên web-
site cá nhân và các trang mạng khác, là
cách làm ngày càng phổ biến hơn mặc
dù việc chia sẻ những công trình chưa
công bố chính thức như thế khác nhau
rất nhiều tùy theo lĩnh vực chuyên
ngành.
Bình duyệt nhằm công bố trên các
ấn phẩm khoa học: Ấn phẩm khoa
học có nhiều loại: sách, bài báo khoa
học trên các tập san, kỷ yếu hội thảo,
các tuyển tập, và trải qua những hình
thức bình duyệt khác nhau qua đó
biên tập viên và người bình duyệt sẽ
đưa ra những quyết định có tính chất
đánh giá. Các mô hình biên tập và bình
duyệt có thể là bình duyệt kín đơn
hoặc kép, có khi chỉ là bình duyệt sơ
như trường hợp thực hiện các tuyển
tập.
Bình duyệt sau khi xuất bản: Chỉ
báo cho tầm quan trọng, mức độ tác
động và sự đón nhận của giới học
thuật đối với một công trình nghiên
cứu là: được nêu lên trong những bài
giới thiệu sách hoặc giới thiệu công
trình nghiên cứu, hay thư gửi ban biên
tập; số lượng trích dẫn (ngành trắc
lượng thư mục có nhiều cách tính
khác nhau); được bố trí những phiên
họp riêng trong các hội thảo, được giải
thưởng dành cho sách hay hoặc bài
báo hay; kể cả việc được đưa vào đề
cương bài giảng, câu lạc bộ tập san, tin
tức hay bìa báo, blog, v.v.
Bình duyệt về dữ liệu hay những
sản phẩm tri thức khác: Trong một số
lĩnh vực chuyên ngành, bình duyệt là
tiêu chí chủ yếu để đánh giá; ví dụ như
đối với cơ sở dữ liệu, phim tài liệu,
website và phần mềm. Bình duyệt dữ
liệu diễn ra ngày càng nhiều và gây ra
những trở ngại về mặt kinh tế cho cả
các tác giả và các nhà xuất bản.
Bình duyệt cấp trường/viện trong
trường hợp đề bạt chức danh khoa
học và xét biên chế: Trong việc xét đề
bạt chức danh khoa học và xét biên
chế, việc bình duyệt do đại diện của
nhà trường thực hiện cùng với một số
người ngoài trường được mời tham
chiếu. Ở hầu hết các trường ĐH nghiên
Bình duyệt đồng nghiệp
nghĩa là gì?
www.cheer.edu.vn 7
cứu, sự xuất sắc trong nghiên cứu của các
học giả được đánh giá dựa trên ba lãnh vực:
công bố khoa học, phục vụ cộng đồng, và
giảng dạy. Hai lĩnh vực sau chiếm trọng số
thấp; quan trọng hơn vẫn là hồ sơ công bố
khoa học và những minh chứng cho thấy
tác phẩm của họ được biết đến rộng rãi,
được các nhà bình duyệt trong và ngoài
trường đánh giá cao, và mở rộng biên giới
kiến thức của chuyên ngành.
Bình duyệt đối với việc xét tài trợ
nghiên cứu: trong trường hợp này là đánh
giá ý tưởng ban đầu (và cả năng lực thể hiện
trong quá khứ) của nhà khoa học. Có sự
khác biệt rất rõ giữa các lĩnh vực khác nhau.
Nhiều trường chuyên ngành như trường
luật, trường báo chí, kiến trúc, thiết kế môi
trường, xây dựng những tiêu chí đánh giá
đặc thù của riêng họ để đánh giá kết quả
của hoạt động sáng tạo tri thức, cũng như
bề dày nghiên cứu của ứng viên, để xét xem
ứng viên có thể nhận tài trợ cho một
chương trình hay hoạt động nào đó hay
không (cf. Lamont 2009; National Institutes
of Health 2008; Weale et al.2007).
Bình duyệt lũy tiến: Những sản phẩm
của sự sáng tạo được đánh giá qua những
giải thưởng cao nhất, những phần thưởng,
tặng thưởng, và bầu chọn vào những tổ
chức tinh hoa chẳng hạn như Viện Hàn lâm
Quốc gia.
Một vài hình thức bình duyệt có thể cung
cấp thông tin cho những hình thức bình
duyệt khác. Ví dụ, tầm ảnh hưởng của các
ấn phẩm được bình duyệt của một nhà
khoa học thường được đưa vào việc bình
duyệt hồ sơ xin tài trợ cho dự án nghiên
cứu, hay hồ sơ đề bạt chức danh khoa học
của người đó. Những đánh giá không chính
thức đối với một công trình đang thực hiện
có thể ảnh hưởng đến nơi mà nó sẽ được
công bố (ví dụ biên tập viên các tập san có
thể gặp gỡ các nhà khoa học ở các hội thảo
chuyên ngành và mời họ viết bài cho tập
san). Cuối cùng, mặc dù những hình thức
bình duyệt khác nhau có thể có những mục
đích khác nhau, một công trình sáng tạo tri
thức của một nhà khoa học có thể trong
thực tế sẽ được bình duyệt bởi một số
tương đối nhỏ những nhà chuyên môn
trong một lĩnh vực chuyên ngành.
Như Abbott (2008) đã nêu, khoảng đầu thế kỷ XIX,
những chiến lược không chính thức để kiểm soát
việc công bố kết quả nghiên cứu đã tạo ra hệ thống
bình duyệt chuyên nghiệp. Sự hợp nhất giữa bình
duyệt chính thức và cơ quan xuất bản đã dẫn tới việc
cơ quan xuất bản trở thành một nơi được tín nhiệm
vì mức độ bình duyệt mà nó thực hiện. Trong việc xét
duyệt biên chế, đề bạt và tài trợ ở những trường ĐH
có uy tín lớn, ấn phẩm trên những tập san hàng đầu
rất được nhấn mạnh, và điều này được thể hiện qua
rất nhiều tài liệu (e.g., Becher and Trowler 2001; Boyer
1997; Harley et al.2010; L. Waters 2004; Zuckerman
and Merton 1971)1 .Việc dựa dẫm quá đáng vào sự
chuẩn y của các cơ quan xuất bản đã dẫn tới hiện
tượng giao cho bên thứ ba thực hiện bình duyệt,
bằng cách nối kết chất lượng, tính cần yếu và tầm
ảnh hưởng của một công trình nghiên cứu với
thương hiệu mang tính chất biểu tượng của các cơ
1Mặc dù là bài trình bày trong các hội thảo, báo cáo nghiên cứu, blog, và những tác
phẩm không qua bình duyệt khác có thể giúp các nhà khoa học tạo ra địa vị cao hơn
cho những tác phẩm/ công trình của họ, và có thể ảnh hưởng đến quá trình đánh giá
bằng văn bản của các chuyên gia bên ngoài, những thứ đó vẫn không thay thế được
những công bố khoa học có bình duyệt trong quy trình xem xét đề bạt của nhà
trường (tuy cũng có ngoại lệ trong vài lĩnh vực, ví dụ như khoa học máy tính, là nơi
báo cáo tại hội thảo được coi gần như là công bố). Điều này có lẽ là do, như Borgman
(2007) đã nêu, các trường thấy đo lường kết quả đầu ra thì dễ hơn là đo lường đầu
vào (ví dụ thời gian dành cho nghiên cứu, hay những hình thức khác).
Bình duyệt
công bố khoa học
trong mối quan hệ với
bình duyệt
của cấp trường/viện
BẢN TIN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ GDĐH – Bộ 1, Số 1-20148
quan xuất bản (trong đó có chỉ
số tác động của tập san).
Xưa nay vẫn có ít nhiều linh hoạt
trong việc xét biên chế và đề bạt,
“chất lượng quan trọng hơn số
lượng” là lý tưởng được nêu rõ
trong các trường ĐH nghiên cứu
(Harley et al.2010, 7). Những
người có vai trò bình duyệt ở cấp
trường có thể đánh giá khá sâu
sát về một công trình đã đ