ục đích của nghiên cứu là: hệ thống hóa các vấn đề chung về xuất nhập khẩu, trình
bày tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 một cách cập nhật và đầy đủ
nhất có thể.
Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến lĩnh vực
xuất nhập khẩu dịch vụ. Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân
tích một số vấn đề chủ yếu: tốc độ tăng trƣởng và qui mô xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng
xuất nhập khẩu, cơ cấu thị trƣờng xuất nhập khẩu, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh
vực xuất nhập khẩu, các điều kiện ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp phân tích, thống kê.
5 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2448 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
314
NGHIÊN CỨU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2007
A RESEARCH ON THE IMPORT-EXPORT BUSINESS OF VIETNAM IN THE
STAGE OF 2001-2007
SVTH: PHẠM THẾ VŨ
Lớp 06CNQT01, khoa Quốc tế học, trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: THS. DƢƠNG THỊ HẰNG
Khoa Quốc tế học, trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN
TÓM TẮT
Xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, những thông tin về hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam được công bố vẫn còn rời rạc, thiếu chi tiết, thiếu cập
nhật. Bài báo sẽ cố gắng giải quyết những vấn đề trên bằng cách: khái quát tương đối họat
động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 một cách cập nhật và đầy đủ nhất.
SUMMARY
Import-export business is an important and determining factor in the success of the
industrialization and modernization of the whole country. However, the information made public
on this field is still desultory, insufficient and out-of-date. The article is in an effort to solve the
above matter by providing an updated and detailed description of the import-export business of
Viet Nam in the stage of 2001 – 2007.
1. Mở đầu
Mục đích của nghiên cứu là: hệ thống hóa các vấn đề chung về xuất nhập khẩu, trình
bày tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 một cách cập nhật và đầy đủ
nhất có thể.
Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, không đề cập đến lĩnh vực
xuất nhập khẩu dịch vụ. Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, nghiên cứu cũng chỉ đi sâu vào phân
tích một số vấn đề chủ yếu: tốc độ tăng trƣởng và qui mô xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng
xuất nhập khẩu, cơ cấu thị trƣờng xuất nhập khẩu, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh
vực xuất nhập khẩu, các điều kiện ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp phân tích, thống kê.
Nghiên cứu sử dụng rất nhiều số liệu từ các nguồn khác nhau. Các số liệu dùng để
phân tích tình hình xuất nhập khẩu đƣợc tổng hợp từ nguồn đã đƣợc Tổng cục thống kê, Bộ
Công thƣơng, Bộ Ngoại giao công bố. Các số liệu phục vụ cho các lập luận đƣợc tổng hợp từ
những tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, các trang web chính thức của WTO, IMF.
Trong phạm vi cho phép hạn hẹp, bài báo này chỉ có thể nêu lên các vấn đề đƣợc
nghiên cứu; những kết quả khái quát nhất từ việc phân tích, thống kê số liệu; hạn chế tối đa số
lƣợng các bảng, biểu đồ.
2. Nội dung
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn
2001-2007
2.1.1. Nhân tố khách quan:
Những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới, Trung Quốc gia nhập WTO
2.1.2. Nhân tố chủ quan:
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
315
Việt Nam gia nhập WTO, các Hiệp định Thƣơng mại, kết quả họat động xuất nhập
khẩu giai đoạn 1986-2000, định hƣớng chiến lƣợc phát triển Ngoại thƣơng Việt Nam, mục tiêu
chung của xuất khẩu Việt Nam thời kì 2006-2010
2.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007
2.2.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trƣởng xuất nhập khẩu không ổn định. Năm 2001,
tăng trƣởng xuất nhập khẩu chỉ đạt 3,7% do tình tình kinh tế - chính trị thế giới biến động. Chỉ
số này đã đƣợc cải thiện vào năm 2002, và bứt phá trong hai năm 2004-2005. Sau khi suy
giảm nhẹ vào năm 2005, tốc độ tăng trƣởng tiếp tục giữ ở mức cao, đặc biệt năm 2007 là
28,9%, cao nhất trong 7 năm của giai đoạn 2001–2007. Tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng
năm là 20,5%.
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 109.217 triệu USD, gấp 3,5 lần so với
31.247 triệu USD của năm 2001
2.2.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
a. Nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu:
Năm 2007 chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Sản lƣợng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trƣởng không ổn định.
Khối lƣợng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn 2001-2007 rồi
giảm dần. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn kiệt trong khi công tác thăm
dò và mua lại mỏ dầu mới của các nƣớc khác không đạt nhiều tiến triển.
Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, trong những năm tới kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng này sẽ giảm dần. Trong đề án xuất khẩu 2006-2010, Bộ thƣơng mại đã điều
chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu xuống còn 9,6% vào năm 2010, trong đó giá
trị xuất khẩu dầu thô còn 6,1 tỷ USD và than đá còn 325 triệu USD.
b. Nhóm hàng nông lâm thủy sản
Trong vòng 7 năm 2001-2007, giá trị xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng lên gần gấp 3
lần. Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trƣờng thế giới. Trong những năm
2001-2003, do ảnh hƣởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu về nông sản, thủy sản giảm
làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng
rất chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại của giai đoạn 2001-2007, do tình hình kinh
tế thế giới phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã tăng
nhanh.
Trong năm 2007, khối lƣợng xuất khẩu các mặt hàng nông sản có phần giảm hoặc tăng
không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân là giá
nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Đầu năm 2008, thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng
lƣơng thực khi giá hầu hết các nông sản chính nhƣ: bắp, lúa mì, gạo đều tăng gấp 2-3 lần trong
vòng chƣa đầy hai năm.
*Tóm lại, do đã có quá trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên hoạt động
xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu hƣớng tăng trƣởng chậm
lại về khối lƣợng, nhƣng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có xu hƣớng tăng lên.
Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trƣớc những thời cơ
và thách thức mới.
Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về lâu dài
cần phát triển theo hƣớng: nâng cao dần chất lƣợng sản phẩm, gia tăng hàm lƣợng chế biến,
đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, phát triển hạ tầng pháp lý.
c. Nhóm hàng chế biến:
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
316
Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhƣ: dệt may, giày dép, sản
phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ công mỹ nghệ… Có thể phân chia các
mặt hàng này thành hai nhóm
+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, hóa phẩm
tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ.
+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.
(1) Dệt may, da giày:
Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam 7 năm qua luôn ổn định. Tốc độ
tăng trƣởng bình quân của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này có chung
đặc điểm là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những
hạn chế của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nƣớc ngoài (60%-70%),
hao phí điện năng lớn.
(2) Sản phẩm gỗ
Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn trong giai đoạn 2001-
2007. Trong vòng 7 năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 7 lần. Năm 2004 có tốc độ tăng trƣởng kỉ
lục 81%, qua đó đƣa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Gia nhập WTO mở
ra những thuận lợi và cả khó khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
(3) Máy tính và linh kiện điện tử:
Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trò quan
trọng trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu nhƣ không tính năm 2002 xuất khẩu mặt
hàng này giảm đi do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu
bình quân của mặt hàng này giai đoạn 2003-2007 đạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng
chủ lực
*Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, sản
phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Do vậy, giá
trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chƣa cao, các doanh nghiệp chƣa thực sự chủ động trong
việc kí kết các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến còn mang tính chất gia công.
2.2.3. Các thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu
a. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu
Các thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam theo thứ tự là: Mỹ, EU, ASEAN,
Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, Kim ngạch xuất khẩu vào tất cả
các thị trƣờng trọng điểm đều tăng trƣởng ấn tƣợng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vào Nhật
tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị
trƣờng Mỹ. Nếu nhƣ năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trƣờng lớn nhất thế giới này chỉ là
1065,3 triệu USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp xỉ 10 lần
năm 2001. Kết quả này có đƣợc là nhờ Hiệp định Thƣơng mại Việt-Mỹ kí kết vào năm 2000
và có hiệu lực vào cuối năm 2001.
Định hƣớng xuất khẩu của Việt Nam là đa dạng hóa thị trƣờng, gia tăng xuất khẩu sang
các nƣớc châu Âu, châu Mỹ và giảm xuất khẩu sang các nƣớc châu Á.
b. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu
Các đối tác Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất đều thuộc khu vực Đông Á: Trung Quốc,
Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông. Năm 2001, Việt
Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nƣớc trên; đến 11 tháng đầu năm 2007, con số này
là 76,3%. Trong chính sách về cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu, định hƣớng đƣa ra là giảm tỷ
trọng nhập khẩu từ các nƣớc châu Á xuống còn 55% vào năm 2010. Chiến lƣợc phát triển xuất
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
317
nhập khẩu thời kì 2001-2010 còn đề cập tới việc gia tăng nhập khẩu từ các thị trƣờng công
nghệ nguồn nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản lên 40% vào năm 2010. Tuy nhiên, đến thời điểm này có
thể thấy mục tiêu này hoàn toàn không khả thi.
*Tuy hàng hóa của chúng ta xuất khẩu sang khoảng 200 nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣng kim
ngạch xuất khẩu sang 40 thị trƣờng lớn nhất đã chiếm đến 97% giá trị xuất khẩu, 20 thị trƣờng
lớn nhất chiếm đến 90% giá trị xuất khẩu. Trong nhập khẩu, Việt Nam mua đến 76,3% hàng
hóa từ 8 đối tác lớn nhất.
Các đối tác xuất khẩu chủ yếu là các thị trƣờng có công nghệ nguồn, trong khi các đối
tác nhập khẩu chủ yếu lại là các thị trƣờng không có công nghệ nguồn.
2.2.4. Xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế và theo nhóm hàng
a. Theo khu vực kinh tế
Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có giá trị xuất khẩu thấp hơn khu vực kinh
tế trong nƣớc vào những năm 2001-2002, xấp xỉ trong năm 2003 và vƣợt lên trong những năm
sau của giai đoạn 2001-2007. Điều này cho thấy khu vực sử dụng vốn FDI có tốc độ tăng
trƣởng xuất khẩu hàng năm cao hơn khu vực trong nƣớc.
Giai đoạn này còn chứng kiến sự xuất siêu của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài và nhập siêu của khu vực kinh tế trong nƣớc. Năm 2007, khu vực kinh tế trong nƣớc đã
nhập siêu gần 19 tỷ USD và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xuất siêu hơn 6 tỷ USD.
b. Theo nhóm hàng
(1) Xuất khẩu
Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2001-2006 nhóm hàng công nghiệp
nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản lần
lƣợt là 18,4%; 22,2% và 15,2%. Nhƣ vậy, nhóm hàng Công nghiệp nhẹ và Tiểu thủ công
nghiệp gia tăng nhanh về giá trị và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu
quốc gia. Vai trò của nhóm hàng nông, lâm thủy sản giảm đáng kể.
(2) Nhập khẩu
Tốc độ tăng trƣởng nhập khẩu bình quân của ba nhóm hàng: máy móc, thiết bị, dụng
cụ, phụ tùng; nguyên, nhiên vật liệu; hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2001-2006 lần lƣợt là
17,4%; 25,9% và 19,3%. Sau 5 năm 2001-2006, cơ cấu nhập khẩu đã có thay đổi theo hƣớng
tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, giảm tỉ trọng hai nhóm hàng máy móc,
thiết bị và hàng tiêu dùng.
2.2.5. Tình trạng nhập siêu:
Nhập siêu xảy ra liên tục trong cả giai đoạn 2001-2007. Ngoại trừ năm 2005 có giá trị
nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại giá trị nhập siêu tăng liên tục, đặc biệt năm 2007 vừa qua
tăng gần 2,5 lần. Đây là mức tăng kỉ lục trong thời gian qua. Tỉ lệ nhập siêu trên tổng kim
ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng cao kỉ lục: 25,82%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Tình hình 2 tháng đầu năm 2008 đã cho thấy nhập siêu đến gần 4,3 tỷ USD, bằng 49,2% kim
ngạch xuất khẩu
3. Kết luận
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2007 dù gặp không ít
khó khăn nhƣng vẫn đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên nhiều mặt. Ngay cả những nhà
hoạch định chính sách khi công bố “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu 2001-2010” có lẽ
cũng không thể ngờ đƣợc nhiều mục tiêu họ đề ra cho năm 2010 đã đƣợc hoàn thành, thậm chí
vƣợt xa trong năm 2007.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
318
Bên cạnh thành công, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tồn tại một số hạn chế,
thậm chí rất gay gắt và cần đƣợc khắc phục kịp thời. Những hạn chế nhƣ: thị trƣờng xuất khẩu
chƣa đa dạng, cơ cấu xuất nhập khẩu chậm biến đổi, khu vực kinh tế trong nƣớc hoạt động
chƣa hiệu quả nhƣ kì vọng, hiện tƣợng nhập siêu… là những thách thức to lớn đối với ngành
Ngoại thƣơng Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Đức Bình (2002), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội
[2] Đỗ Đức Minh (2006), Tài chính Việt Nam 2001-2010, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội
[3] Bùi Xuân Lƣu (2002), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
[4] Nguyễn Thị Kim Thúy (2006), Nguyên lý Thống kê, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, TP
Hồ Chí Minh
[5] Bộ Thƣơng mại (2000) Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001 – 2010
[6] Bộ Thƣơng mại (2005), Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010