Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục

Câu 1: Nêu những đặc điểm cần lưu ý của người lớn và biện pháp nâng cao tính tích cực trong quá trình giáo dục đào tạo ? Trả lời: * Khái niệm người lớn: - Là ngời trưởng thành, có nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân trước pháp luật - Từ 18 tuổi trở lên, tự lập trong cuộc sống. - Có nghĩa vụ lao động, có quyền bầu cử, ứng cử; Là nam giới phải làm nghĩa vụ quan sự. - Đã học một nghề để có thể tự lao động kiếm sống. * Những đặc điểm của người lớn: - Người lớn có bản tính được giáo dục từ tuổi niên thiếu nên khó biến đổi.(?) - Người lớn là không thể thay đổi (?) - Người lớn về nguyên tắc là có thể thay đổi khi được giáo dục một cách đúng đắn (!) Theo thuyết “Nhân bản X-Y” của Nhà xã hội học tư bản McGregor

doc6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Trịnh Thanh Tuấn SHHV: CB090832 CÂU HỎI THẢO LUẬN Môn :Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục Câu 1: Nêu những đặc điểm cần lưu ý của người lớn và biện pháp nâng cao tính tích cực trong quá trình giáo dục đào tạo ? Trả lời: * Khái niệm người lớn: - Là ngời trưởng thành, có nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân trước pháp luật - Từ 18 tuổi trở lên, tự lập trong cuộc sống. - Có nghĩa vụ lao động, có quyền bầu cử, ứng cử; Là nam giới phải làm nghĩa vụ quan sự. - Đã học một nghề để có thể tự lao động kiếm sống. * Những đặc điểm của người lớn: - Người lớn có bản tính được giáo dục từ tuổi niên thiếu nên khó biến đổi.(?) - Người lớn là không thể thay đổi (?) - Người lớn về nguyên tắc là có thể thay đổi khi được giáo dục một cách đúng đắn (!) Theo thuyết “Nhân bản X-Y” của Nhà xã hội học tư bản McGregor: Quan điểm tiêu cực (thuyết X) Quan điểm tích cực (thuyết Y) Trong lao động - Khiên cưỡng trong công việc. - Trốn tránh nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong công việc. - Chỉ lo đối phó với giám sát kiểm tra. - Tìm cách an thân - Chỉ phấn đấu khi bị ép buộc - Tự giác trong công việc. - Có ý thức trách nhiệm cao. - Muốn tìm tòi, sáng tạo, phát minh. - Tìm cách tự khẳng định mình. - Có ý trí phấn đấu, vươn lên. Trong đào tạo liên tục - Chỉ dành cho người đang hoặc sẽ quản lý. - Chỉ vì lương bổng, chức vụ. - Chỉ khi có nhu cầu rất thực tế trong công việc. - Chỉ vì bằng cấp. - Là khiên cưỡng, bắt buộc. - Dành cho mọi người. - Không chỉ vì lương bổng, chức vụ. - Nhằm nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn. - Không chỉ vì bằng cấp. - Là mong muốn, tự nguyện. * Biện pháp nâng cao tính tích cực trong quá trình giáo dục đào : Để nâng cao tính tích cực trong quá trình giáo dục đào tạo, trước hết ta phải xác định được cơ cấu nhiệm vụ, nhu cầu của việc giáo dục đào tạo người lớn + Về văn hóa xà hội chung: Nhằm trang bị và nâng cao tri thức cơ bản về văn hóa, xã hội , kinh tế, môi trường, ngoại ngữ, nghệ thuật v.v. + Về chính trị: Nhằm trang bị và nâng cao hiểu biết về ý thức chính trị trong đời sống chính trị xã hội. + Về nghề nghiệp bao gồm: - Đào tạo nghề mới cho người muốn biết thêm nghề, người thất nghiệp, tù nhân chưa được từng học nghề. - Đào tạo lại nghề cho quân nhân hết nghĩa vụ, cho tù nhân mãn hạn tù, cho phụ nữ sau khi nghỉ đẻ. - Đào tạo nghề tiếp tục: Để nâng cao trình độ tay nghề lên bậc lên chức. Do cần đổi mới công nghệ máy móc, dây truyền thiết bị. - Đào tạo về khoa học: Nhằm nâng cao trình độ, bổ xung các kiến thức khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội phục vụ mọi mặt đời sống Xuất phát từ cơ cấu nhiệm vụ nói trên ta sẽ xác định được nhu cầu của giáo dục đào tạo người lớn là: Với khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của Lê Nin, “học suốt đời, học mọi nơi, học mọi lúc”, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, “vừa làm, vừa học”, “ vừa chơi, vừa học”, “học ăn học nói, học gói, học mở”, “học đi, học đứng”. Nhất là trong xã hội tri thức, với xu thế toàn cầu hóa ngày nay, học lại càng trở nên cấp thiết. Câu 2: Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục đào tạo người lớn, nhất là trong xã hội tri thức ? Trả lời: Xã hội tri thức là xã hội mà tri thức đóng vai trò trực tiếp và quan trọng nhất vào sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tri thức, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Mọi phát minh khoa học kỹ thuật sẽ được ứng dụng một cách nhanh nhất vào thực tế đời sống sản xuất kinh doanh. Xã hội tri thức phát triển liên tục trong môi trường Multimedia, qua Internet dưới sự tác động sâu sắc của quá trình toàn cầu hóa. Trong xã hội tri thức, nền kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao nhất của nền kinh tế hàng hóa, trong đó công thức hoạt động cơ bản “Tiền - Hàng - Tiền” được thay bằng “Tiền - Tri thức - Tiền” và vai trò quyết định của tri thức được thể hiện qua: - Hàm lượng tri thức chiếm phần quyết định trong quá trình sản xuất. Nó chiếm ít nhất 60% giá thành sản xuất và 35% giá trị sản phẩm. Tri thức trở tành hàng hóa quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế tri thức. - Tri thức vừa được sử dụng để quản lý điều khiển và tham gia vào quá trình sản xuất như: Công cụ sản xuất, vừa trực tiếp là thành tố trong sản phẩm như tư liệu sản xuất. - Tri thức là hàng hóa, và cũng là tư liệu công cụ sản xuất. Tri thức để xử lý tri thức, để tạo ra tri thức cũng trở thành hàng hóa. - Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nên thời gian chọn lọc đánh giá xử lý, sử dụng và phát triển tri thức cuingx như giá trị sử dụng của tri thức bị rút ngắn nhanh chóng. Cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức trước hết là cạnh tranh về thời gian. - Việc tiếp cận và trao đổi tri thức diễn ra trên phạm vi toàn cầu, vượt ra khỏi biên giới từng quốc gia và có ý nghĩa quyết định trong kinh tế tri thức. - Do tích chất đặc biệt của hàng hóa tri thức, không chỉ các nghành sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học mà cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội – chính trị cũng đan quyện vào một cách hết sức chặt chẽ trong xã hội tri thức. - Kinh tế tri thức với sản phẩm là tri thức sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc kinh tế - xã hội và chính trị trên phạm vi toàn cầu. Cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các nước với các lợi thế khác nhau về chế độ xã hội, luật pháp, thuế quan diễn ra gay gắt . Ai tái cấu trúc nhanh sẽ giành phần thắng! Thế giới ngày nay đang chứng kiến một cuộc đại cách mạng có thể so sánh với cuộc đại cách mạng công nghiệp. Kỹ thuật số mang lại cho sự thay đổi lớn lao trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, nhân loại. Công nghệ sinh học thậm chí còn có thể thay đổi chính cuộc sống của chúng ta. Sự toàn cầu hóa mở rộng bầu trời văn hóa nhân loại, làm thay đổi cả nhân sinh quan, văn hóa nghệ thuật và lối sống. Cuộc sống hiện đại không chỉ mang lại những cơ hội lớn lao mà còn đem đến cả những mạo hiểm và thách thức mới cho nhân loại. Trung tâm của xã hội tri thức chính là con người có khả năng đêm tri thức phục vụ sản xuất một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh các điều kiện khách quan thường xuyên thay đổi. Để phát triển khả năng đó một cách toàn diện, con người phải vươn tới khả năng làm chủ vận mệnh của mình. Việc học tập suốt đời sẽ là biện pháp tôt nhất để thực hiện điều đó. Việc học tập suôt đời đóng vai trò then chôt trong xã hội tri thức. Động cơ cho quá trình này là công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông ngày nay đóng có vai trò lớn hơn trong lao động và cuộc sống. Do đó mọi tầng lớp xã hội cần phải thấu hiểu và ủng hộ tích cực việc đào tạo liên tục, nhằm mục đích để mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ được đào tạo liên tục một cách toàn diện. Việc thảo luận về đào tạo liên tục trong tương lai cần tập trung vào việc tìm ra giải pháp cho sự đóng góp của đào tạo liên tục vào việc phát triển kinh tế xã hội, sinh thái trong quá trình toàn cầu hóa, về vai trò tác động của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông tới việc đào tạo liên tục, tới quá trình học tập cũng như tới việc xác định cấu trúc cho các cơ sở đào tạo. Để đáp ứng được nhu cầu xã hội tri thức ngày nay, việc giáo dục đào tạo người lớn đóng vai trò hết sức quan trọng, do vậy nó có một số nhiêm vụ quan trọng như sau: - Phải đảm bảo chất lượng đào tạo cao hơn, toàn diện hơn. - Tăng cường hỗ trợ học tập thường xuyên qua Internet, Multimedia, và các phương tiện thông tin đại chúng khác. - Tư vấn rộng rãi và thường xuyên việc học và tự học cho mọi người. - Xây dựng các trung tâm tư vấn học tập thường xuyên với mục đích lấy người học làm trung tâm. Câu 3: Nêu các nhiệm vụ cụ thể của giáo viên trong giáo dục đào tạo người lớn và liên hệ bản thân nếu có ? Trả lời: * Các nhiệm vụ cụ thể của giáo viên trong giáo dục đào tạo người lớn. “Người ta chỉ học thực sự khi khi có lòng yêu nghề và yêu thầy. Phải làm cho học viên tìm được niềm vui trong học tập. Không có chuyện người ta phải biết mà chỉ có thể là người ta muốn biết” - Hans-Georg Godamer - Nhà sư phạm học người Đức. Từ đó, trong giáo dục đào tạo người lớn, người giáo viên có một số nhiệm vụ như sau: a. Tổ chức, giới thiệu quảng bá: - Trong các nhà trường: + Tổ chức, giới thiệu, quảng cáo các chương trình đào tạo. + Giới thiệu tìm kiếm, thu nhận, tư vấn, hướng dẫn học viên. + Tự giới thiệu trình độ, năng lực, kinh nghiệm đội ngũ giáo viên. - Trong các hãng, công ty, nhà máy, doanh nghiệp: + Nêu rõ ảnh hưởng tích cực của các biện pháp đào tạo. + Chứng minh việc đào tạo là việc đầu tư của doanh nghiệp. + Tiến hành kiểm tra chất lượng đào tạo. + Giới thiệu các công nghệ mới với các biện pháp đào tạo kèm theo. + Phát triển việc đào tạo tiếp tục như nền văn hóa của doanh nghiệp. + Hỗ trợ, khuyến khích, giới thiệu cho người lao động về quyền được học thêm, được đào tạo tiếp tục. + Giới thiệu, quảng cáo các chương trình đào tạo. b. Trong quá trình đào tạo: - Xây dựng và đánh giá chương trình, biện pháp đào tạo. - Nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp học tập và hiểu biết xã hội của học viên. - Hướng dẫn và dạy cách học theo nhóm. c.Trong lập kế hoạch, tư vấn: - Nắm bắt, đón đầu được nhu cầu đào tạo. - Thực hiện việc đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và công nhân. - Thông tin về chất lượng, hiệu quả của biện pháp đào tạo. - Tổ chức, tính toán việc thực hiện biện pháp đào tạo. - Sắp xếp các biện pháp đào tạo riêng cho từng nhóm đối tượng. - Chuẩn bị, lập cơ sở để quyết định các biện pháp đào tạo thích hợp. - Làm chủ và áp dụng các phương pháp dạy và học, phương pháp quản lý. - Tổ chức các quá trình trao đổi thông tin theo phương pháp học tập tích cực. - Hỗ trợ sự phát triển nhân cách và tính tự giác của học viên. * Liên hệ bản thân: Là một cán bộ đang công tác tại phòng Đào tạo trường Trung cấp nghề Hưng yên. Với mục tiêu hướng tới sự phát triển toàn diện của nhà trường, tôi luôn luôn: - Biết về hoàn cảnh xã hội, xuất thân của học viên (lý lịch gia đình, nguồn gốc văn hoá xã hội). - Nắm được hoàn cảnh xã hội hiện tại (công tác, nghề nghiệp, cuộc sống riêng như gia đình, thời gian nghỉ ngơi). - Biết các cá tính riêng (các thói quen thường nhật, năng lực hành động, mẫu hình tương lai, nguyện vọng mơ ước). Từ đó tôi sẽ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, hướng dẫn tư vấn, đánh giá kết quả một cách linh hoạt, thấu hiểu vai trò hướng dẫn tư vấn học tập để định hướng việc học tập tự giác, sáng tạo cho học sinh.
Tài liệu liên quan