Cây sống đời, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers, họ
Crassulaceae, có các tên gọi khác nhƯ cây thuốc bỏng, trƯờng sinh, diệp sinh căn.
Nó vừa là cây cảnh, vừa là một cây thuốc đƯợc sử dụng từ lâu đời trong y học cổ
truyền không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Có thể sử dụng tất cả bộ phận của
cây sống đời nhƯng chủ yếu là dùng lá. Cây sống đời phân bố ở khu vực châu Á,
Thái Bình DƯơng, Caribe. Nó cũng phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Cây sống đời dễ
trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là đƯợc.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2239 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xác định axit hữu cơ trong lá cây sống đời (kalanchoe pinnata) ở xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH AXIT HỮU CƠ
TRONG LÁ CÂY SỐNG ĐỜI (KALANCHOE
PINNATA) Ở XÃ HOÀ LIÊN, HUYỆN HOÀ
VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SU PHẠM
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Đào Hùng Cường
Sinh viên thực hiện : Trương Văn Cương – 08SHH
Đà Nẵng - Năm 2012
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây sống đời, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers, họ
Crassulaceae, có các tên gọi khác nhƣ cây thuốc bỏng, trƣờng sinh, diệp sinh căn.
Nó vừa là cây cảnh, vừa là một cây thuốc đƣợc sử dụng từ lâu đời trong y học cổ
truyền không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Có thể sử dụng tất cả bộ phận của
cây sống đời nhƣng chủ yếu là dùng lá. Cây sống đời phân bố ở khu vực châu Á,
Thái Bình Dƣơng, Caribe. Nó cũng phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Cây sống đời dễ
trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là đƣợc.
Cây sống đời có tác dụng chữa các bệnh tiêu thũng, giảm đau, sinh cơ, viêm
phế quản, viêm khớp, bóng nƣớc, bỏng và các công dụng nhƣ kháng khuẩn, làm
lành các vết thƣơng, lỡ loét, viêm tấy, cầm máu, ức chế miễn dịch, bảo vệ gan, thận,
an thần, chống tác nhân gây đột biến, làm thuốc giải độc.
Trên thế giới các loài thuộc chi Kalanchoe rất đƣợc chú trọng nghiên cứu trong
các lĩnh vực: chiết tách, xác định thành phần các hợp chất hữu cơ, nghiên cứu tính
kháng khuẩn chống độc tế bào…[12]. Ở nƣớc ta cho đến nay chƣa có nghiên cứu
nào mang tính cơ bản về thành phần, tính chất, khả năng ứng dụng, công nghệ khai
thác các hợp chất hoá học có trong lá sống đời. Để góp phần vào nguồn tƣ liệu về
loài cây sống đời cũng nhƣ phát triển những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó,
tôi đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xác định axit hữu cơ trong lá cây sống đời
(Kalanchoe pinnata) ở xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần axit hữu cơ trong lá cây sống
đời. Từ đó đóng góp vào nguồn thông tin, tƣ liệu khoa học về cấy sống đời, tạo cơ
sở khoa học phát huy những tác dụng chữa bệnh của nó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: lá cây sống đời hái ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà
Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
3
+ Xác định một số chỉ số nhƣ độ ẩm, hàm lƣợng tro của lá tƣơi.
+ So sánh, xác định tổng lƣợng axit chiết đƣợc bằng các dung môi khác nhau
từ các phƣơng pháp chiết khác nhau.
+ Định danh một số axit bằng phổ GC-MS.
+ Thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa của dịch chiết lá tƣơi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tƣ liệu, sách báo trong và ngoài nƣớc.
- Trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia, thầy cô giáo và đồng nghiệp.
4.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
- Phƣơng pháp lấy mẫu, thu hái và xử lý mẫu;
- Phƣơng pháp xác định các chỉ số vật lý và hóa học: xác định độ ẩm bằng
phƣơng pháp trọng lƣợng, xác định hàm lƣợng tro bằng phƣơng pháp tro hóa mẫu;
- Phƣơng pháp chiết: ngâm kiệt, chƣng ninh, chiết soxhlet bằng các dung môi
có độ phân cực khác nhau;
- Phƣơng pháp chuẩn độ axit – bazơ để định lƣợng các axit hữu cơ phân cực;
- Phƣơng pháp xác định thành phần hóa học, định danh và xác định cấu trúc
các cấu tử chính bằng phƣơng pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS);
- Thử hoạt tính kháng khuẩn và kháng oxi hóa của dịch chiết lá tƣơi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về thành phần axit và công dụng phối hợp của nó
trong lá cây sống đời góp phần nâng cao giá trị sử dụng của cây sống đời và làm tƣ
liệu cho những nghiên cứu sau này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cho việc ứng dụng lá cây sống đời ở phạm vi rộng một cách khoa học
hơn.
- Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm, bài thuốc dân gian, ứng
dụng của lá cây sống đời.
4
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn này có 46 trang trong đó phần mở đầu 3 trang, kết luận kiến nghị 1
trang, tài liệu tham khảo có 3 trang. Luận văn có 7 bảng, 28 hình và đồ thị. Nội
dung chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan (12 trang)
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu (5 trang)
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận (22 trang)
5
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU CÂY SỐNG ĐỜI
- Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, lá bông, trƣờng sinh, diệp sinh căn, đà
bất tử..., vừa là cây cảnh, vừa là một cây thuốc chữa bệnh hàng ngày đơn giản và
hiệu quả.
- Tên Khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers. 1805 (CCVN, 1:967) [2]
- Cây sống đời thuộc:
+ Lớp: Magnoliopsida
+ Bộ: Saxifragales
+ Họ: thuốc bỏng (Crassulaceae)
+ Chi: Kalanchoe. Bao gồm khoảng 33 chi chứa khoảng 1.400 loài
Hình 1.1. Cây sống đời
1.2. PHÂN BỐ
Cây sống đời là một loại cây tự nhiên ở khu vực của châu Á, Thái Bình
Dƣơng và vùng Caribe. Nó cũng phân bố rộng rãi ở Việt Nam[12]. Lí do chủ yếu
mà nó đƣợc phân bố rộng rãi nhƣ vậy là nó có khả năng sống ở nhiều vùng khí hậu
khác nhau và chúng ta có thể dễ dàng trồng nó trong vƣờn.
1.3. ĐẶC ĐIỂM CÂY SỐNG ĐỜI
Cây sống đời dễ trồng, là cây mọc hoang dã, chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già
cắm xuống đất là đƣợc và hoa của cây sống đời màu tím hồng khá đẹp nên sống đời
đƣợc trồng nhiều làm cây cảnh và đƣợc trồng trong chậu hoa nhỏ và dùng để trang
trí trong nhà.
6
Cây sống đời có thân thảo rỗng, cao 0,5-1 mét; có hai loại lá: một loại lá to và
một loại lá nhỏ. Lá mọc đối thành hình chữ thập, lá dày có khí nguyên; mép lá có
răng cƣa tù, to, mặt lá bóng có cuống dài từ 2-5 cm. Hoa mọc ở ngọn hoặc kẽ lá,
màu tím hồng, rủ chúc xuống nhƣ đèn lồng. Hoa nở vào tháng 3-5, có quả vào tháng
4-6. [28]
Cây sống đời có vị nhạt, hơi chua chua, chát chát, rất dễ uống khi ốm đau lại
có tính mát, rất tốt dùng trong tiêu thũng, chỉ thống, sinh cơ. Sống đời còn dùng làm
thuốc giải độc và chữa bỏng.
1.4. CÔNG DỤNG CÂY SỐNG ĐỜI
Các nƣớc trên thế giới đã sử dụng cây sống đời từ lâu với nhiều mục đích
phong phú. Tại Brazil sử dụng chữa áp-xe, các bệnh vòm họng, viêm phế quản,
viêm khớp, bóng nƣớc, bỏng, những cục chai, viêm kết mạc, ho, viêm da, bệnh da
liễu, đau tai, eczema, phù, sốt, bệnh tăng nhãn áp, nhức đầu, nhiễm trùng, viêm, côn
trùng đốt, các vấn đề đƣờng ruột, ngứa, sỏi thận, rối loạn bạch huyết, lở loét miệng
căng thẳng, nhiễm trùng hô hấp, bệnh thấp khớp, vấn đề về da, đau răng, bệnh lao,
ung thƣ, loét, suy tiết niệu, mụn cơm, ho gà, vết thƣơng, và sử dụng nhƣ thuốc an
thần. Tại Ecuador ngƣời bản địa sử dụng nƣớc tách từ lá cho xƣơng bị gãy, vết bầm
tím bên trong, sử dụng chữa nhức mỏi, tiêu chảy, các vấn đề về da. Tại Ấn Độ sử
dụng chữa cảm giác khó chịu bụng, sôi, vết bầm tím, bệnh tả, cầm máu sát trùng vết
cắt, bệnh tiểu đƣờng, tiêu chảy, kiết lỵ, đầy hơi, nhức đầu, sỏi thận, khó tiêu, côn
trùng cắn, ghẻ, lở loét, suy tiết niệu, vết thƣơng. Tại Mexico sử dụng chữa các bệnh
nhiễm trùng mắt, nhức đầu, viêm nhiễm, rối loạn kinh nguyệt, nổi mụn, vết thƣơng.
Tại Nicaragua sử dụng chữa đau nhức, bỏng, cảm lạnh, ho, sốt, nhức đầu, đau,
nhiễm trùng đƣờng hô hấp. Tại Nigeria sử dụng chữa ho, đau tai, eczema, viêm, nổi
mụn. Tại Peru sử dụng chữa các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bóng nƣớc, gãy
xƣơng, viêm phế quản, ung thƣ (ung thƣ hạch), viêm kết mạc, ho, đau tai, nhiễm
trùng mắt, động kinh, viêm quầng, sốt, khí đốt, nhức đầu, ợ nóng, viêm, các vấn đề
đƣờng ruột, đau nửa đầu, buồn nôn, vấn đề về da, lở loét, viêm niệu đạo. Tại Nam
Mỹ sử dụng chữa bệnh suyễn, đau tai, đau đầu, ức chế các khối u. Tại Mỹ sử dụng
chữa thủy đậu, sốt, đau bụng… Những loài khác nhau của cây sống đời đƣợc sử
7
dụng nhiều trong y học tại Đông Dƣơng và quần đảo Philippines. Lá và vỏ cây là
thuốc bổ đắng, chất làm se cho ruột, giảm đau, tống hơi trong ruột, hữu ích trong
điều trị tiêu chảy và ói mửa. Nó đƣợc ứng dụng để chữa trị bên ngoài lẫn bên trong,
điều trị cho tất cả các loại đau và viêm, nhiễm vi khuẩn, virus và bệnh nấm, nhiễm
trùng, leishmaniasis, đau tai, nhiễm trùng hô hấp trên, viêm loét dạ dày, cảm cúm,
sốt, điều trị vết cắt, vết thƣơng, trĩ, chứng rong kinh, sự đổi màu của da, bóng nƣớc,
loét tróc vảy, mắt, bỏng, tiêu chảy, kiết lỵ, đau đầu, ói mửa, viêm cấp tính và viêm
phế quản...[15]
Ở Việt Nam, lá cây sống đời cũng đƣợc sử dụng trong nhiều bài thuốc dân
gian:
- Say rƣợu: Ăn 10 lá sống đời, sau 10 phút sẽ khỏi say.
- Viêm họng: Ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều
4 lá, tối 2 lá). Nên nhai ngậm và nuốt cả bã. Dùng trong 3 ngày là khỏi.
- Mất sữa: Sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời, sau 2 ngày sẽ có sữa.
- Mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, giấc ngủ sẽ đến sớm.
- Viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá sống đời, lấy nƣớc thấm vào bông, nút hố
mũi bên viêm. Ngày làm 4-5 lần. Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút
một bên.
- Trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá sống đời (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá) nhai
nuốt bớt nƣớc, bã bỏ vào gạc vải, đắp lên hậu môn. Trƣớc khi đắp thuốc phải làm vệ
sinh hậu môn bằng nƣớc pha muối. Sau 20-45 ngày sẽ khỏi.
- Kiết lỵ (viêm đại tràng): Mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá,
tối 4 lá). Trẻ 5-10 tuổi dùng liều bằng nửa ngƣời lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.
1.5. CÁC TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA CÂY SỐNG ĐỜI
Cây sống đời từ lâu đã đƣợc biết đến nhƣ cây thuốc và đƣợc đánh giá cao trên
thế giới nhƣ là một nguồn phong phú của khả năng trị bách bệnh. Phần lá và phần rễ
đều có tác dụng chữa trị cao [20]. Sống đời Kalanchoe giàu ancaloit, triterpenes,
glycosides, flavonoid, steroid và chất béo. Đặc biệt lá có chứa một nhóm các hóa
chất gọi là bufadienolides. Nó có cấu trúc và hoạt động tƣơng tự nhƣ hai glycosides
tim khác, digoxin và digitoxin (thuốc dùng để điều trị lâm sàng của suy tim sung
8
huyết và điều kiện liên quan). Gần đây các nhà hóa học Nhật Bản phát hiện khả
năng kháng khuẩn gây bệnh sốt rét ở lá sống đời tuy nhiên vẫn chƣa chứng minh
thành phần nào có tác dụng chính trong công dụng này.
Nhiều bài thuốc cổ truyền của Kalanchoe Pinnata đã đƣợc giải thích bởi các
nghiên cứu lâm sàng đƣợc tiến hành cho đến nay. Nó đƣợc sử dụng làm thuốc giảm
đau, chống dị ứng, chống phản vệ (làm giảm phản ứng dị ứng), chống viêm,
antitumorous, antiulcerous, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng histamine, kháng siêu
vi, trầm cảm hệ thần kinh trung ƣơng, giải nhiệt (giảm sốt) gastroprotective (bảo vệ
dạ dày), ức chế miễn dịch (ngăn chặn một số tế bào miễn dịch), immunomodulator
(điều biến một số tế bào miễn dịch overactive), vết thƣơng do côn trùng, giãn cơ,
thuốc an thần [27].
1. Kháng khuẩn: Sự hiện diện của các hợp chất phenolic chỉ ra rằng cây sống
đời có khả năng chống vi khuẩn. Lá và nƣớc ép lá tƣơi đã đƣợc chứng minh vai trò
quan trọng trong hoạt động kháng khuẩn đối với Staphylococcus, E. coli, Shigella,
Bacillus và Pseudomonas [11];
2. Chống ung thƣ: Các lá có chứa một nhóm chất gọi là bufadienolides. Nó
có cấu trúc và tác động tƣơng tự nhƣ hai glycoside tim khác là digoxin và digitoxin
(thuốc đƣợc sử dụng để điều trị lâm sàng của suy tim sung huyết và một số bệnh
liên quan).
Bufadienolides của Kalanchoe đã chứng minh trong nghiên cứu lâm sàng có
tính kháng khuẩn, phòng ngừa ung thƣ [21]. Bersaldegenin-1,3,5-orthoacetate ức
chế sự tăng trƣởng một số tế bào ung thƣ;
3. Chống giun kí sinh: Trích xuất nƣớc ép lá Kalanchoe đã đƣợc chứng minh
ngăn ngừa và điều trị leishmaniasis (một bệnh ký sinh trùng phổ biến ở các nƣớc
nhiệt đới đƣợc truyền qua vết thƣơng hở) ở cả ngƣời và động vật [16];
4. Chống côn trùng: Bryophyllin A cho thấy hoạt động mạnh mẽ chống lại ấu
trùng côn trùng của tằm [22];
5. Chống dị ứng: Công dụng truyền thống của Kalanchoe trong trị bệnh hô
hấp và ho có thể đƣợc giải thích bằng các nghiên cứu chứng minh rằng nƣớc ép lá
có tiềm năng chống histamine và chống dị ứng. Trong một nghiên cứu (với chuột và
9
lợn guinea) nƣớc ép lá đã có thể bảo vệ chống lại các chất hóa học gây ra phản ứng
phản vệ và tử vong do chọn lọc ngăn chặn các thụ thể histamine trong phổi;
6. Chống viêm: Các nghiên cứu trên cơ thể đã khẳng định rằng Kalanchoe có
thể làm giảm sốt, kháng viêm, giảm đau và tác dụng giãn cơ. Hiệu ứng chống viêm
của nó đã đƣợc giải thích một phần do tăng khả năng hệ miễn dịch [24];
7. An thần: Trong các nghiên cứu trên động vật kalanchoe cung cấp trích xuất
an thần. Công dụng này do một phần trích xuất lá làm tăng nồng độ của một chất
truyền thần kinh trong não gọi là GABA (gamma aminobutyric axit) [13];
8. Phòng, chống loét: Trích xuất lá bảo vệ chuột khỏi loét, gây cảm ứng nhƣ
căng thẳng, aspirin, ethanol và histamine và giảm căng thẳng Hyper [16]. Các lá cây
có chứa hydroxyproline chữa lành những vết thƣơng [18];
9. Chất chống oxi hóa: Lá cây có chứa hợp chất phenolic nhƣ axit phenolic
và Quercetin là chất chống oxy hóa [9], [24];
10. Chống kí sinh trùng sốt rét: Những nghiên cứu gần đây tập trung làm
sáng tỏ khả năng chữa bệnh sốt rét của lá sống đời, tuy nhiên vẫn chƣa cho kết quả
rõ ràng nhất thành phần nào có công dụng chính cho tác dụng này [8], [23].
11. Chống tác nhân gây đột biến: Obaseiki-et al Ebor điều tra rằng lá chiết
bằng dung môi hữu cơ đã hoạt động ức chế đột biến gây ra bởi hoạt động của ethyl
methanesulfonate TA100 S. typhimurium hoặc TA1002 và cũng hoạt động chống
lại tác động ngƣợc gây ra bởi 4nitro-phenylenediamine-o và 2-aminofluorene tại
TA98.
12. Bảo vệ gan và thận: Nƣớc ép của lá tƣơi đƣợc sử dụng rất hiệu quả để
điều trị vàng da ở khu vực Bundelkhand của Ấn Độ. Có tác dụng bảo vệ hiệu quả
trong việc giảm gentamicin gây ra ở thận chuột, nó có thể bao gồm chất chống oxy
hóa và các hoạt động khử các gốc oxi hoá.
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÓA HỌC THỰC VẬT CỦA CHI
KALANCHOE
Cho đến nay trên thế giới tìm ra khoảng 33 chi Kalanchoe trong đó có gần
1400 loài. Riêng Việt Nam có trên 10 loài thuộc chi Kalanchoe. Toàn cây đƣợc sử
dụng nhƣng lá đƣợc dùng phổ biến hơn cả.
10
Thành phần hóa học của lá có các hợp chất phenolic bao gồm axit p-cumaric,
syringic, axit caffeic, p-hydroxybenzoic. Các axit nhƣ axit malic, isocitric, citric,
succinic, fumaric, pyruvic, oxalacetic, lactic, oxalic và một số axit hữu cơ khác.
Ngoài ra còn có các glucosid flavonoic nhƣ quercetin 3-diarabinosid, kaempferol 3-
glucosid... [27].
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả làm rõ thành phần cách trích xuất
và công dụng một số axit có trong lá cây sống đời.
Công dụng nhóm axit trong bảo quản thực phẩm và diệt khuẩn bởi vì các
hiệu ứng của chúng với vi khuẩn. Nguyên tắc cơ bản quan trọng về cơ chế hoạt
động của các axit hữu cơ với vi khuẩn là axit hữu cơ không phân li có thể xâm nhập
vào thành tế bào vi khuẩn và làm gián đoạn sinh lý bình thƣờng của một số loại vi
khuẩn mà chúng ta gọi là nhạy cảm với pH, có nghĩa là chúng không thể chịu đƣợc
một sự thay đổi pH lớn bên trong và ngoài cơ thể. Trong số đó có vi khuẩn
Escherichia coli, Salmonella spp. C.perfringens, Listeria monocytogenes, và
Campylobacter. Khi khuếch tán thụ động của các axit hữu cơ vào các vi khuẩn, nơi
mà độ pH là gần hoặc trên trung tính, các axit sẽ phân li và giảm pH bên trong vi
khuẩn, sẽ làm giảm hoặc ngừng sự phát triển của vi khuẩn. Mặt khác, phần anion
của các axit hữu cơ không thể thoát khỏi các vi khuẩn trong mẫu phân ly của nó sẽ
tích tụ trong các vi khuẩn và phá vỡ nhiều chức năng trao đổi chất, dẫn đến tăng áp
suất thẩm thấu, không tƣơng thích với sự tồn tại của vi khuẩn.
Dựa vào cấu tạo gốc R gắn vào -COOH có thể chia axit thành các nhóm sau:
1.6.1. Nhóm axit phenolic
Hợp chất phenolic là một lớp các hợp chất hữu cơ bao gồm một nhóm
hidroxyl (-OH) gắn với một nhóm hydrocacbon thơm. Mặc dù tƣơng tự nhƣ các hợp
chất ancol nhƣng lớp phenol có các thuộc tính duy nhất chỉ chúng có do nhóm
hidroxyl không liên kết với nguyên tử cacbon no. Chúng có tính axit tƣơng đối cao
do vòng thơm kết hợp mạnh với nguyên tử ôxy và liên kết tƣơng đối lỏng lẻo giữa
nguyên tử ôxy này với nguyên tử hiđrô trong nhóm hidroxyl. Tính axit của nhóm
hidroxyl trong các phenol nói chung nằm trong khoảng trung gian giữa các rƣợu và
các axit cacboxylic (pKa của chúng thông thƣờng nằm trong khoảng 10 - 12).
11
Axit phenolic bao gồm nhóm hydroxyl gắn trực tiếp trên cacbon thơm và gốc
axit cacboxylic. Trong thực vật nó tồn tại dạng đơn chất, este, ete… Chúng tạo
thành một nhóm đa dạng bao gồm các axit hydroxybenzoic phân phối rộng rãi và
hydroxycinnamic. Hợp chất axit hydroxycinnamic dạng thƣờng gặp nhất là este đơn
giản với hydroxy axit cacboxylic hoặc glucose. Hợp chất axit hydroxybenzoic có
mặt chủ yếu ở các hình thức glucosides.
Axit phenolic là chất chuyển hóa thực vật. Hợp chất phenolic rất cần thiết
cho sự tăng trƣởng và sinh sản của thực vật, và đƣợc sản xuất nhƣ một phản ứng
bảo vệ thực vật “bị thƣơng” chống lại tác nhân gây bệnh. Gần đây các nhà khoa học
quan tâm đến axit phenolic bắt nguồn từ vai trò bảo vệ tiềm năng của nó, thông qua
uống nƣớc ép trái cây và rau quả tƣơi, chống lại các bệnh gây ra bởi tác nhân oxy
hóa nhƣ: bệnh tim mạch vành, đột quỵ, và ung thƣ [9].
1.6.1.1. Axit caffeic
Danh pháp: 3 - (3,4-dihydroxyphenyl 2-
propenoic axit)
Công thức cấu tạo: công thức phân tử
C9H8O4, cấu tạo nhƣ (Hình 1.2) là một
hydroxycinamic axit, một hợp chất hữu cơ tự nhiên, rắn, màu vàng. Nó bao gồm
tính chất nhóm chức phenolic và acrylic. Nó đƣợc tìm thấy trong nhiều thực vật vì
nó là một trung gian quan trọng trong sự sinh tổng hợp lignin, một trong những
nguồn gốc của sinh khối.
Hóa sinh axit caffeic: đƣợc kiểm nghiệm nhƣ một chất có khả năng điều hòa
hệ miễn dịch và khả năng ức chế chất oxi hóa gây ung thƣ. Axit Caffeic tốt hơn các
chất chống oxy hóa khác, bằng chứng việc giảm sản xuất aflatoxin hơn 95 % [16].
Trong nghiên cứu tƣơng tự, khi có liều lƣợng cao chất chống oxy hóa kết hợp với
axit caffeic, cho thấy sự sụt giảm đáng kể trong sự tăng trƣởng của các khối u ruột
kết ở những con chuột đồng [25].
1.6.1.2. Axit ferulic
Danh pháp: 3-(4-hydroxy-3-methoxy-
Hình 1.2. Axit caffeic
Hình 1.3. Axit ferulic
12
phenyl) prop-2-enoic
Công thức cấu tạo: Công thức phân tử C10H10O4. Công thức cấu tạo nhƣ
(Hình 1.3). Axit ferulic tinh khiết là một chất bột màu vàng. Axit Ferulic thuộc về
nhóm axit hydroxycinnamic. Đặc biệt cấu trúc hóa học tƣơng tự curcumin một hợp
chất chiết từ nghệ vàng có hoạt tính chống ung thƣ rất cao.
Hóa sinh axit ferulic: Giống nhƣ nhiều hợp chất phenolic khác nó là một
chất chống oxi hóa đã đƣợc thử nghiệm trong ống nghiệm (nghĩa rằng nó phản ứng
với các gốc tự do ví dụ các gốc tự do chứa oxi (ROS). ROS và các gốc tự do liên
quan đến phá hủy hay thay đổi cấu trúc DNA, ung thƣ, tăng tốc lão hóa tế bào [19].
Axit ferulic có thể có hoạt động kháng u trực tiếp chống lại ung thƣ vú và ung thƣ
gan [6].
Nếu sử dụng kết hợp axit ascorbic, vitamin E và axit ferulic có thể làm giảm
sự lão hóa da do căng thẳng và tái tạo da do tái tạo colagen [10]. Axit ferulic đƣợc
đánh giá cao nhƣ một tiền chất sản xuất hƣơng liệu tổng hợp vanillin.
1.6.1.3. Axit protocatechuic
Danh pháp: Axit 3,4-đihydroxybenzoic.
Công thức cấu tạo: Axit Protocatechuic (PCA)
Công thức phân tử C7H6O4 công thức cấu tạo nhƣ (Hình
1.4). Nó là một loại axit phenolic. Nó có tác dụng lên cả tế
bào bình thƣờng và ung thƣ đƣợc nghiên cứu trong ống
nghiệm [14].
PCA đã đƣợc báo cáo để kích thích quá trình apoptosis của các tế bào bạch
cầu của con ngƣời, cũng nhƣ HSG1 tế bào ác tính từ khoang miệng của con ngƣời
[7]. Nhƣng PCA đƣợc tìm thấy có tác dụng hỗn hợp các khối u da chuột TPA gây ra
[17]. Tùy thuộc vào số lƣợng PCA và thời gian trƣớc khi ứng dụng, PCA có thể làm
giảm hoặc tăng cƣờng khối u phát triển [23]. PCA đã đƣợc báo cáo để tăng sự phát
triển và ức chế quá trình apoptosis của tế bào thần kinh gốc.
1.6.2. Axit béo
Axit béo là axit cacboxylic có mạch d