Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập là xu thế tất yếu của tất cả quốc gia trên thế giới. Song ở mỗi
nước, giáo dục hòa nhập được tiến hành theo các phương thức cũng như các giai đoạn khác
nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Giáo dục hòa nhập ở Việt
Nam với mô hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được coi là yếu tố góp
phần quan trọng vào việc thúc đẩy chất lượng giáo dục hòa nhập người khuyết tật. Bài viết
tập trung vào một số nội dung cơ bản: (i) Khái niệm trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập; (ii) Một số thông tin nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ và trung tâm hỗ trợ trên thế
giới; (iii) Tại sao nước ta lại xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; (iv)
Một số giải pháp quản lý xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở nước ta
giai đoạn hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0135
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 260-267
This paper is available online at
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC HÒA NHẬP NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM
Nguyễn Đức Hữu
Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập là xu thế tất yếu của tất cả quốc gia trên thế giới. Song ở mỗi
nước, giáo dục hòa nhập được tiến hành theo các phương thức cũng như các giai đoạn khác
nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Giáo dục hòa nhập ở Việt
Nam với mô hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được coi là yếu tố góp
phần quan trọng vào việc thúc đẩy chất lượng giáo dục hòa nhập người khuyết tật. Bài viết
tập trung vào một số nội dung cơ bản: (i) Khái niệm trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục
hòa nhập; (ii) Một số thông tin nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ và trung tâm hỗ trợ trên thế
giới; (iii) Tại sao nước ta lại xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; (iv)
Một số giải pháp quản lý xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở nước ta
giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, hỗ trợ, người khuyết tật, trung tâm hỗ
trợ.
1. Mở đầu
Từ thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, thế giới đã có nhiều phong trào về quyền của người khuyết
tật (NKT). Sang thập kỉ 80, 90 có những cam kết toàn cầu về sự bình đẳng cơ hội của NKT,... Các
tuyên bố, tuyên ngôn quốc tế đã lần lượt ra đời, ghi nhận quyền của NKT về cơ hội bình đẳng giáo
dục.
Hiệp ước Quốc tế các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (1966) đề cập đến nguyên tắc công
bằng, nhấn mạnh đến trách nhiệm của các Chính phủ trong việc đảm bảo cho mọi trẻ em được
tiếp cận giáo dục với một chất lượng có thể chấp nhận. Hiệp ước chỉ rõ, Quyền được giáo dục là
một điều tiên quyết để phát triển con người và cơ bản cho phẩm chất con người. Tất cả mọi người,
không kể là có khả năng lĩnh hội học tập hay không đều có quyền được hưởng một nền giáo dục.
Các trích dẫn trong tuyên bố Salamanca đã chỉ ra xu thế phát triển cơ bản của giáo dục NKT
đó là: 1) Giáo dục phải hướng tới cơ hội bình đẳng cho NKT trong các lớp học chính qui, thông
qua phát triển các trường hoà nhập NKT; 2) Trường chuyên biệt đã hình thành cần thiết phát triển
và mở rộng chức năng hỗ trợ chuyên môn cho các trường phổ thông; 3) Chú trọng hình thành các
Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập NKT và phát triển các trường hoà nhập [6].
Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 16/8/2015.
Tác giả liên lạc: Nguyễn Đức Hữu, địa chỉ e-mail: ndhuu@moet.edu.vn
260
Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam
Ba xu thế trên thể hiện rõ định hướng của UNESCO đó là (i) không khuyến khích phát triển
hình thức giáo dục chuyên biệt; (ii) tăng cường phát triển giáo dục hòa nhập (GDHN); (iii) xây
dựng mới các Trung tâm hỗ trợ GDHN NKT. Đồng thời, mở rộng, chuyển trọng tâm chức năng hỗ
trợ giáo dục cho các trường phổ thông về giáo dục NKT cho các trung tâm hỗ trợ.
Các chỉ dẫn này của UNESCO cùng với nhu cầu chăm sóc, giáo dục ngày càng cao của
NKT thông qua việc xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển
GDHN đang được Việt Nam áp dụng vào thực tiễn và đã có chuyển biến tích cực trong thời gian
qua. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn mười trung tâm hỗ trợ được thành lập và hầu hết các
trường chuyên biệt đang chuyển dần từ phương thức chuyên biệt sang phương thức hỗ trợ NKT
trong cả nước.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thế nào là trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN
Có nhiều cách hiểu khác nhau về trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trên thế giới và ở Việt
Nam. Theo nghiên cứu của các tác giả S.M Naicker [2], Lê Văn Tạc [5], Nguyễn Xuân Hải và các
tác giả [3], tên gọi phổ biến của trung tâm hỗ trợ là trung tâm nguồn (được dịch từ thuật ngữ tiếng
Anh là Resource Center) và tên gọi này được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước
ta, thuật ngữ trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN lần đầu tiên xuất hiện tại Quyết định số 23 ngày
20/5/2006 của Bộ GD&ĐT và sau đó là ở các văn bản pháp quy của nước ta, cao nhất là được quy
đinh tại Điều 31 của Luật Người khuyết tật.
Cũng theo các tác giả trên, có các loại trung tâm hỗ trợ khác nhau dựa trên những căn cứ
khác nhau:
- Căn cứ vào chức năng, (i) Trung tâm hỗ trợ chỉ thực hiện duy nhất chức năng hỗ trợ cho
NKT và các đối tượng liên quan đến NKT như gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội. Trung
tâm hỗ trợ hoàn toàn không có chức năng chuyên biệt (chăm sóc, giáo dục NKT tại trung tâm);
(ii) Trung tâm hỗ trợ vừa thực hiện chức năng hỗ trợ (như trên), đồng thời lại thực hiện chức năng
chuyên biệt (chăm sóc, giáo dục NKT ở mức độ rất nặng tại trung tâm).
- Căn cứ vào đối tượng thụ hưởng trực tiếp (NKT): (i) Trung tâm hỗ trợ cho NKT các
dạng khuyết tật khác nhau (khuyết tật nhìn; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật vận
động;...); (ii) Trung tâm hỗ trợ chuyên ngành, tức là chỉ hỗ trợ cho những NKT có một dạng khuyết
tật duy nhất.
Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận, thực tiễn xây dựng và vận hành một số trung tâm hỗ trợ
trong giai đoạn vừa qua, khái niệm Trung tâm hỗ trợ ở nước ta thống nhất được hiểu theo Luật
Người khuyết tật 2010, Điều 31: “Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở cung cấp
nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức
giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của NKT” [4].
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN và hệ
thống hỗ trợ giáo dục NKT trên thế giới
Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN và hệ thống hỗ trợ giáo dục NKT đã được nghiên
cứu, xây dựng và vận hành trong thực tiễn ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới như Thái Lan,
Phillipines, Nam Phi,... [1].
261
Nguyễn Đức Hữu
* Trung tâm Giáo dục đặc biệt ở Thái Lan
Theo Báo cáo của Benja Chonlatanon, Chánh thanh tra Bộ Giáo dục Thái Lan vào ngày
25/6/2006, Thái Lan có 13 trung tâm giáo dục đặc biệt khu vực thuộc sự quản lý của Vụ Giáo dục
phổ thông, Bộ Giáo dục và 63 Trung tâm giáo dục đặc biệt cấp tỉnh.
Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm khu vực gồm: i) Lập kế hoạch, thực hiện Kế hoạch
giáo dục đặc biệt dựa trên Kế hoạch giáo dục quốc gia; ii) Tuyên truyền và thông tin về Trung tâm
giáo dục cho NKT và gia đình NKT, đồng thời, tư vấn hỗ trợ cho các lĩnh vực khác thuộc giáo
dục đặc biệt; iii) Xây dựng và cung cấp chương trình, tài liệu về giáo dục đặc biệt; iv) Bồi dưỡng
giáo viên, nhân viên chăm sóc, nhân viên hỗ trợ, cán sự xã hội và những người liên quan khác; v)
Can thiệp sớm, trang bị kiến thức và kỹ năng tiền học đường cho NKT trước khi đi học phổ thông;
vi) Giám sát và đánh giá các dịch vụ giáo dục đặc biệt thuộc địa bàn phụ trách của Trung tâm;
vii) Huy động nguồn lực và ngân sách để hỗ trợ Trung tâm thực hiện nhiệm vụ thuộc địa bàn phụ
trách; viii) Hợp tác với các tổ chức thuộc lĩnh vực giáo dục NKT.
Bên cạnh đó, luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm và các trường phổ thông về
khía cạnh tư vấn chuyên môn: nội dung, chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, đào tạo và bồi
dưỡng,... Thực tiễn, hình thức giáo dục chuyên biệt vẫn tồn tại và tương đối phát triển tại các Trung
tâm của Thái Lan, các chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm vùng là những vấn đề cần được cân
nhắc khi vận dụng cho các phương thức hoạt động Trung tâm hỗ trợ ở nước ta.
* Hệ thống hỗ trợ giáo dục NKT của Philippines [3]
Công tác giáo dục NKT ở Philippines đã được pháp quy hoá từ rất sớm so với Việt Nam
như: Luật Batas Pambansa Blg số 344 năm 1984, Đạo luật quốc gia số 6759 năm 1989, Đạo luật
quốc gia số 7277 năm 1991.
Hệ thống hỗ trợ NKT bao gồm: (i) Hội đồng quốc gia vì phúc lợi của NKT; (ii) Bộ Phúc
lợi xã hội và Phát triển; (iii) Bộ Y tế; (iv) Bộ Giáo dục; (v) Nhóm phát triển các kỹ năng giáo dục
kỹ thuật; (vi) Bộ Lao động và Việc làm; (vii) Bộ Công trình công cộng và Bộ Giao thông và Bưu
chính viễn thông; (viii) Bộ Tư pháp.
Là các tổ chức chính trị, những tổ chức này quan hệ chặt chẽ với Hội NKT và các tổ chức
phi chính phủ hướng tới một xã hội dựa trên cơ sở quyền của NKT.
Chính phủ là cơ quan cao nhất và chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động giáo dục NKT.
Đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự vận hành của toàn bộ hệ thống hỗ trợ đối với NKT.
Giáo dục NKT ở Philippines được tổ chức thành hệ thống và phân định chức năng cụ thể
cho các ngành, lĩnh vực có liên quan, không có sự chồng chéo và mang tính phối hợp cao.
* Sự chuyển đổi từ hệ thống các trường chuyên biệt thành trung tâm hỗ trợ phát triển
GDHN ở Nam Phi
Kết quả nghiên cứu về vấn đề này tại Nam Phi do Bộ GD&ĐT nước này tiến hành đã cho
thấy [2], các trường chuyên biệt được coi như là trung tâm hỗ trợ được chỉ rõ trong Điều luật VI
về Giáo dục nhu cầu đặc biệt của Chính phủ: Xây dựng một hệ thống đào tạo và GDHN nhằm tạo
ra một sự biến đổi cơ bản. Rất nhiều đề xuất cần coi các trường chuyên biệt như là trung tâm hỗ
trợ trở thành cơ sở hỗ trợ vững chắc cùng với nhóm hỗ trợ cấp huyện cho các trường phổ thông và
trường nguồn.
Các trường chuyên biệt được coi như là trung tâm hỗ trợ dựa trên 3 sự chuyển giao quan
trọng: (i) Chuyển từ mô hình y tế sang mô hình GDHN; (ii) Chuyển từ sự phân loại mức độ khuyết
tật sang mức độ hỗ trợ và vai trò của trường chuyên biệt thành trung tâm hỗ trợ; (iii) Phát triển tài
262
Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam
liệu nhằm hỗ trợ cho việc học tập và đánh giá nhu cầu.
Điều luật VI cũng đã đưa ra: a) Khung khái niệm; b) Khung hành động; c) Rất nhiều vai trò
mới của trường chuyên biệt như là trung tâm nguồn.
Nhóm hỗ trợ cấp huỵện hình thành trên cơ sở được tổ chức và đào tạo về chuyên môn hỗ
trợ giáo dục NKT trong các trường phổ thông.
Để hỗ trợ các trường phổ thông, Trung tâm hỗ trợ phối hợp với nhóm hỗ trợ cấp huyện cung
cấp dịch vụ giáo dục đáng kể cho toàn bộ số lượng học sinh có nhu cầu hỗ trợ cao. Hơn nữa, trung
tâm hỗ trợ sẽ cùng với các nhóm hỗ trợ cấp huyện để cung cấp sự hỗ trợ chuyên biệt về chuyên
môn, chương trình, đánh giá, hướng dẫn đối với các trường nguồn và những trường phổ thông
khác.
Hoạt động của Trung tâm hỗ trợ cần dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng. Sự hỗ trợ ở đây được
hiểu bao gồm tất cả các nguồn nhân lực và dịch vụ: Giáo viên, học sinh, cha mẹ trẻ, thành viên
cộng đồng, các nhà tâm lí, cán sự xã hội, trị liệu, các tổ chức xã hội, y tế, tổ chức thanh niên, tôn
giáo, tổ chức phi chính phủ, cũng như các cá nhân khác.
2.3. Sự cần thiết của xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN ở nước ta
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực đã chỉ ra những lí do chủ yếu của
việc xây dựng trung tâm hỗ trợ ở nước ta như sau [3,5]:
* Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giáo dục NKT
⋆ Phương thức giáo dục chuyên biệt đã tồn tại trong một thời gian tương đối dài ở Việt Nam
từ đầu những năm 1905, mặc dù không còn phù hợp với điều kiện lịch sử mới song mô hình này
đã thể hiện được vai trò của mình đối với giáo dục NKT, thể hiện ở những điểm tích cực sau:
- Có một đội ngũ giáo viên có kỹ năng chuyên sâu cho từng dạng NKT, công tác chăm sóc,
giáo dục NKT trong các cơ sở chuyên biệt được thực hiện một cách hết sức cụ thể, chi tiết.
- Được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ nhằm phát triển đến mức tối đa những khả
năng về trí tuệ và thể chất cho NKT.
- Giải quyết được một phần dù nhỏ NKT được chăm sóc, học tập, đặc biệt là những NKT
điển hình (khuyết tật nặng).
- Một số cơ sở chuyên biệt có khả năng đáp ứng nhu cầu học nghề, cơ hội việc làm cho
thanh thiếu niên khuyết tật.
- Đáp ứng nhu cầu một số lượng nhỏ các gia đình có điều kiện kinh tế, mong muốn con
khuyết tật của họ có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, giáo dục chuyên biệt đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế sau:
- NKT được chăm sóc, giáo dục trong môi trường hết sức hạn chế, ít có cơ hội tiếp xúc, giao
lưu với cuộc sống bên ngoài. Đa số NKT sau khi phải rời khỏi cơ sở chuyên biệt không thích ứng
được với cuộc sống thường nhật.
- Chỉ đáp ứng cho một số lượng rất nhỏ NKT được đi học do chi phí lớn cho xây dựng cơ sở
vật chất, đa số gia đình không đủ điều kiện kinh tế cho NKT đi học, NKT phải sống xa gia đình,...
- Một số gia đình coi cơ sở chuyên biệt là nơi gửi NKT, thiếu sự quan tâm và không có sự
phối hợp chăm sóc, giáo dục;
- Khó khăn trong giải quyết cuộc sống sau này sau khi NKT hết thời gian học tập và sinh
hoạt trong cơ sở.
263
Nguyễn Đức Hữu
⋆ GDHN NKT ở Việt Nam được thực hiện từ những năm đầu 90 của thế kỷ XX. Những
thành tựu của GDHN được thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:
- Đáp ứng cho nhu cầu được đi học của phần đông NKT.
- Phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, đặc biệt là phù hợp với điều
kiện kinh tế, sinh hoạt của hầu hết các gia đình có NKT.
- NKT được học tập, hoạt động, vui chơi trong môi trường ít hạn chế nhất, được phát triển
đầy đủ không chỉ về kiến thức mà còn phát triển về các kỹ năng sống.
- Quan điểm về khả năng phát triển của NKT dần thay đổi theo hướng tích cực, NKT ngày
càng được thừa nhận và được xã hội quan tâm, tạo cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận một số những mặt còn hạn chế qua hơn 20 năm thực hiện
GDHN NKT ở Việt Nam.
- Trước hết, đội ngũ giáo viên dạy học hoà nhập chưa thực sự có được những kiến thức và
kỹ năng chuyên sâu. Điều này có thể do những nguyên nhân khác nhau, giáo viên chưa được đào
tạo cơ bản, không có đủ thời gian, chưa có được chính sách khuyến khích đủ mạnh tạo động lực,
các điều kiện đảm bảo cho tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học hoà nhập NKT,...
- Mặc dù có nhiều cơ hội phát triển về mặt xã hội, một số lượng lớn được đi học, song rõ
ràng NKT còn bị hạn chế lớn về kiến thức, chất lượng GDHN chưa cao.
- Đến nay, GDHN mới chỉ giải quyết tập trung vào đối tượng NKT cấp tiểu học trong khi
đối tượng thanh thiếu niên khuyết tật hiện đang tồn tại và số lượng NKT sẽ lớn lên chưa có cơ hội
để học tập ở bậc cao hơn.
Việt Nam đang đứng trước một thời đại nhiều cơ hội cũng như thách thức, nhưng xu thế là
tiến tới mục tiêu giải phóng con người, làm cho mọi năng lực trong mỗi con người được phát huy
tối đa, sự tự do phát triển của mỗi người và của toàn xã hội. Một xã hội học tập được thể hiện bằng
hình thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời không chỉ còn là khẩu hiệu mà đã đi vào thực
tiễn.
GDHN là sự lựa chọn tối ưu và xu thế tất yếu không chỉ đối với NKT. Sự hình thành và ra
đời của Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN sẽ tận dụng các yếu tố tích cực của giáo dục chuyên
biệt, khắc phục hạn chế và hỗ trợ hiệu quả cho GDHN.
* Tạo sự hợp tác giữa các ban ngành trong giáo dục NKT
Thực hiện mục tiêu giáo dục NKT không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục, điều này còn
đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình và sự tham gia của cộng đồng, của các ban ngành
đoàn thể xã hội cũng như những người tình nguyện và sự hỗ trợ của mọi người dân.
Thái độ tích cực của cha mẹ trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục ở nhà trường và
ngoài xã hội. Vai trò của gia đình và cha mẹ NKT được tăng cường khi họ được cung cấp đầy đủ
thông tin đơn giản, dễ hiểu về cách chăm sóc, giáo dục con họ.
Sự phối hợp của cán bộ quản lý nhà trường, cha mẹ trẻ và giáo viên phải thực hiện trên cơ
sở hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, coi cha mẹ trẻ là đối tác tích cực đưa ra quyết định.
Vai trò tích cực của nhóm hỗ trợ cộng đồng thể hiện bằng những công việc cụ thể như: hỗ
trợ NKT học tập ở nhà, luyện tập phục hồi chức năng, bù đắp cho sự thiếu hỗ trợ NKT từ phía gia
đình và phát triển những khả năng còn lại của NKT,...
Các tổ chức và cá nhân tình nguyện có vai trò hết sức to lớn trong hỗ trợ về tinh thần và vật
chất cho NKT và gia đình NKT; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về vấn đề chăm sóc,
264
Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam
giáo dục NKT; đề xuất những nhu cầu của gia đình NKT với các cơ quan chức năng để có những
chính sách ưu đãi, hỗ trợ,...
* Phù hợp với xu thế thời đại
Cương lĩnh hành động về nhu cầu giáo dục đặc biệt được phê chuẩn tại Hội nghị Thế giới
về Giáo dục cho mọi người tại Salamanca từ 7-10/6/1994 mà Việt Nam là thành viên, đã nêu rõ
[6]:
“Đưa trẻ vào các trường chuyên biệt, hay vào các lớp học chuyên biệt trong thời gian dài là
trường hợp bất đắc dĩ và chỉ nên thực hiện khi có bằng chứng rõ ràng là việc học tập ở trong các
lớp chính quy không có khả năng đáp ứng nhu cầu giáo dục và xã hội của trẻ và khi cần thiết cho
lợi ích của trẻ đó hay trẻ khác”.
“ Các trường chuyên biệt có thể trở thành những nguồn lực có giá trị cho việc xây dựng,
phát triển trường học hoà nhập,... Đầu tư vào các trường chuyên biệt phải hướng vào vai trò mới và
mở rộng, đó là thực hiện hỗ trợ về mặt chuyên môn cho các trường phổ thông trong việc đáp ứng
nhu cầu đặc biệt của trẻ”.
“ Các nước có ít hoặc không có trường chuyên biệt, thì nên tập trung nỗ lực của mình vào
việc phát triển các trường hoà nhập và hỗ trợ chuyên môn cần thiết để giúp các trường này có thể
đáp ứng các nhu cầu của đại đa số trẻ em, đặc biệt là bồi dưỡng giáo viên cho giáo dục theo nhu
cầu giáo dục đặc biệt và hình thành các trung tâm hỗ trợ có đầy đủ cán bộ và trang thiết bị cần
thiết để các trường có thể tìm đến khi cần giúp đỡ,...”.
2.4. Một số giải pháp quản lý xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN
Thực hiện định hướng của Bộ GD&ĐT, đến năm 2020 mỗi tỉnh có ít nhất một trung tâm hỗ
trợ phát triển GDHN cấp tỉnh và cùng với kết quả nghiên cứu này, chúng tôi có một số đề xuất cho
các tỉnh/thành trong cả nước khi thành lập và tổ chức hoạt động của trung tâm hỗ trợ sau đây:
* Thực hiện nội dung các văn bản quy định về thành lập và tổ chức hoạt động của Trung
tâm hỗ trợ phát triển GDHN
Quyết định số 23/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
Quy định về GDHN dành cho người tàn tật, khuyết tật. Đây được coi là văn bản pháp quy đầu tiên
của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện GDHN NKT ở các nhà trường mầm non, phổ thông.
Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành
Quy định GDHN cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. GDHN không chỉ dành riêng cho NKT mà
còn được mở rộng đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác.
Luật NKT số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010 do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban
hành và có hiệu lực chính thức vào ngày 01/01/2011. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị
định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Người khuyết tật.
Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH ban hành Quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình
chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN.
Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTHXH-BTC ngày 31/12/2013 quy định
chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.
Hệ thống các văn bản pháp quy của Việt Nam đến nay đã tương đối hoàn thiện, đủ tạo môi
trường pháp lý thúc đẩy hơn nữa việc thành lập và tổ chức hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển
265
Nguyễn Đức Hữu
GDHN ở nước ta.
* Thực hiện một số các giải pháp quản lý thúc đẩy việc thành lập và tổ chức hoạt động của
trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN
(i) Sở GD&ĐT và Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của
Sở cần coi Trung tâm hỗ trợ là một đơn vị chuyên môn của Sở GD&ĐT thực hiện chức năng tham
mưu, tư vấn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, hỗ trợ trong giám sát hoạt động chăm sóc,
giáo dục TKT trên toàn địa bàn tỉnh/thành phố.
(ii) Trên thế giới và ở Việt Nam đã có kinh nghiệm trong thành lập và tổ chức hoạt động
mô hình trung tâm hỗ trợ, các tỉnh đã có và chưa có trung tâm hỗ trợ đều cần tổ chức các chuyến
học tập kinh nghiệm về vấn đề này ở Việt Nam (cả nước ngoài nếu điều kiện cho phép) và bám sát
thực hiện các văn bản pháp quy, đặc biệt là Điều 31 của Luật Người khuyết tật 2010 và Thôn