Ngoại giao văn hóa nhật bản với Việt Nam thông qua xuất bản phẩm

Tóm tắt Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mục đích của ngoại giao văn hóa Nhật Bản là nhằm tăng cường sự hiểu biết với các quốc gia láng giềng, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của mình tới toàn thế giới, tạo sức mạnh mềm để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị. Xuất bản phẩm được Nhật Bản coi là một công cụ của ngoại giao văn hóa, bên cạnh các công cụ khác như truyền thông đại chúng, nghệ thuật, giáo dục. Cùng với việc chuyển giao các xuất bản phẩm (như: sách giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa; tác phẩm văn học; đặc biệt là truyện tranh), Nhật Bản còn tổ chức các hoạt động bổ trợ: triển lãm sách, các lễ hội văn hóa. Mặt khác, ngoại giao văn hóa còn là hoạt động của các tổ chức phi chính phủ: các nhà xuất bản Nhật Bản hợp tác với các nhà xuất bản Việt Nam và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngoại giao văn hóa nhật bản với Việt Nam thông qua xuất bản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51Số 23 - Tháng 3 - 2018 VĂN HÓA CẬN - HIỆN ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA NGOẠI GIAO VĂN HÓA NHẬT BẢN VỚI VIỆT NAM THÔNG QUA XUẤT BẢN PHẨM PHẠM MINH QUÂN Tóm tắt Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mục đích của ngoại giao văn hóa Nhật Bản là nhằm tăng cường sự hiểu biết với các quốc gia láng giềng, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của mình tới toàn thế giới, tạo sức mạnh mềm để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị. Xuất bản phẩm được Nhật Bản coi là một công cụ của ngoại giao văn hóa, bên cạnh các công cụ khác như truyền thông đại chúng, nghệ thuật, giáo dục. Cùng với việc chuyển giao các xuất bản phẩm (như: sách giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa; tác phẩm văn học; đặc biệt là truyện tranh), Nhật Bản còn tổ chức các hoạt động bổ trợ: triển lãm sách, các lễ hội văn hóa. Mặt khác, ngoại giao văn hóa còn là hoạt động của các tổ chức phi chính phủ: các nhà xuất bản Nhật Bản hợp tác với các nhà xuất bản Việt Nam và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Từ khóa: Ngoại giao văn hóa, xuất bản phẩm, Nhật Bản Abstract In the current trend of globalization, the purpose of Japanese cultural diplomacy is to enhance understanding with neighboring countries, introduce and promote their traditional cultural values to the world, create soft power to achieve economic and political goals. The publication is considered as a tool of cultural diplomacy, along with others such as media, arts, and education. In addition to the distribution of publications (such as introductory books on the country, people, culture, literary works, especially comics), Japan also organizes the following activities: books exhibition, cultural festivals. On the other hand, cultural diplomacy is also the activity of non-governmental organizations: Japanese publishers cooperate with Vietnamese publishers and the Japan Foundation Center for Cultural Exchange in Vietnam. Keywords: Cultural diplomacy, publication, Japan 1. Đặt vấn đề Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã lựa chọn ngoại giao văn hóa để thay đổi và cải thiện hình ảnh quốc gia của mình – từ một nước theo chủ nghĩa quân phiệt tham gia chiến tranh trở thành một quốc gia dân chủ yêu hòa bình, phát triển mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mục đích của ngoại giao văn hóa Nhật Bản là nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia láng giềng; giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của mình tới toàn thế giới; phát huy vai trò sức mạnh mềm, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua một chặng đường lịch sử khá dài. Nhật Bản đã coi sự hợp tác với Việt Nam như là một nhiệm vụ chiến lược. Năm 2006 được đánh dấu bởi sự kiện nguyên thủ hai quốc gia ra tuyên bố chung hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình Số 23 - Tháng 3 - 201852 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA và phồn vinh của châu Á .1 Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, mục đích chính của bài viết này là khẳng định xuất bản phẩm như một công cụ của ngoại giao văn hóa Nhật Bản, bên cạnh các công cụ khác như truyền thông đại chúng, các loại hình nghệ thuật, trao đổi về văn hóa và giáo dục. Ngoại giao văn hóa Nhật Bản được thể hiện qua nội dung các xuất bản phẩm nhằm giới thiệu giá trị văn hóa Nhật Bản; qua tác phẩm văn học và truyện tranh; đồng thời qua các hoạt động bổ trợ như tổ chức triển lãm sách và các lễ hội. Mặt khác, Nhật Bản còn coi trọng ngoại giao văn hóa gắn liền với ngoại giao nhân dân với sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước. 2. Ngoại giao văn hóa Nhật Bản xét trên quan điểm ngoại giao nhân dân Ngoại giao văn hóa (cultural diplomacy) là một thuật ngữ chỉ một loại sức mạnh mềm, bao gồm “trao đổi những tư tưởng, thông tin, nghệ thuật và các khía cạnh khác của văn hóa giữa các quốc gia và người dân của họ để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.” (4, tr.1) Ngoại giao văn hóa trên thế giới hiện nay được các học giả khái quát thành ba trường phái chính. Trường phái thứ nhất đặt ngoại giao văn hóa trong mối quan hệ với tuyên truyền (propaganda). Minh chứng điển hình nhất cho trường phái này là xu hướng ngoại giao văn hóa của Liên Xô từ thập niên 20 của thế kỷ XX. Ở đây, ngoại giao văn hóa được đặt trong hoạt động tuyên truyền văn hóa: tổ chức các chuyến lưu diễn của các nghệ sĩ, học giả Liên Xô, các buổi trưng bày nghệ thuật ở nước ngoài, đón chào các nhà báo nước ngoài và đại diện của các tổ chức nhân quyền quốc tế đến Liên Xô. Đối với các nhà lãnh đạo Liên Xô, văn hóa nghệ thuật đóng vai trò quyết định trong chính sách đối ngoại và là một công cụ quan trọng để truyền bá tư tưởng cũng như những giá trị văn hóa của đất nước. Trong thời gian xảy ra chiến tranh lạnh, các vở diễn ballet kinh điển của nhà hát Bolshoi như Romeo và Juliet, Hồ thiên nga, Giselle đã được tổ chức tại Mỹ, bắt đầu từ năm 1959, như một cách để cải thiện quan điểm của người dân Mỹ về Liên Xô. Ba nhà nghiên cứu Jean-François Fayet, Rósa Magnúsdóttir và James R. Vaughan đánh giá: trường phái này sử dụng văn hóa như một “công cụ của chính sách nhà nước” với sự tham gia hạn chế của các chủ thể tư nhân ngoài nhà nước. Một phái sinh khác của trường phái này diễn ra ở Trung Quốc: ngoại giao văn hóa được thể hiện theo quan điểm hạn chế, chỉ trong khuôn khổ “ngoại giao nhà nước”. Quan điểm này cho rằng chủ thể của ngoại giao văn hóa phải là nhà nước, các chính sách và hoạt động đối ngoại đều do nhà nước thực hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc không có sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước trong ngoại giao văn hóa. Một học giả Trung Quốc đã viết: “Ngoại giao văn hóa là tổng hòa của quan hệ văn hóa đối ngoại mà chính phủ một nước theo đuổi, nói cách khác, là quan hệ văn hóa chính thức của quốc gia có chủ quyền; quốc gia có chủ quyền là chủ thể, thực thi chủ quyền đối ngoại.” (2, tr.76) Trường phái thứ hai nhấn mạnh ngoại giao văn hóa là một công cụ độc lập tương đối với chính trị. Ở trường phái này, ngoại giao văn hóa là một phương tiện xác lập mối quan hệ giữa các quốc gia mà ngoại giao chính trị không thể xâm nhập được vì những lý do tôn giáo hay sắc tộc. Trong trường hợp này, ngoại giao văn hóa đóng vai trò là một “chất xúc tác”, làm mềm mối quan hệ, đặt nền móng cho việc thực hiện ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Các tác giả Jennifer Dueck, James R. Vaughan đã lựa chọn nghiên cứu trường hợp Pháp và Mỹ sử dụng ngoại giao văn hóa để thâm nhập các quốc gia ở khu vực Trung Đông trong thế kỷ XX. Tại các quốc gia vốn là điểm nóng giao tranh và xung đột này, giáo dục, xuất bản phẩm và điện ảnh là những phương tiện đã được dùng để tạo ảnh hưởng và nâng cao vị thế ngoại giao của các thế lực ngoại lai. Trường phái thứ ba: ngoại giao văn hóa 53Số 23 - Tháng 3 - 2018 VĂN HÓA CẬN - HIỆN ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA vượt ra ngoài ranh giới của ngoại giao nhà nước. Nhóm các tác giả Maki Aoki-Okabe, Toichi Makita và Yoko Kawamura đã phân chia hoạt động ngoại giao văn hóa thành hai loại: hoạt động thúc đẩy, xúc tiến quảng bá “văn hóa quốc gia” (hay bản sắc văn hóa) ra nước ngoài và hoạt động trao đổi văn hóa quốc tế. Nói cách khác, ngoại giao văn hóa theo quan điểm này chính là “ngoại giao nhân dân” – với sự tham gia của các chủ thể dân sự ngoài nhà nước, không chịu sự chi phối của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO – non-governmental organization) là một ví dụ tiêu biểu. Đại diện điển hình nhất cho trường phái ngoại giao văn hóa này chính là Nhật Bản. Tuy vậy, các tổ chức phi chính phủ, khi tham gia hoạt động ngoại giao văn hóa, đều được thúc đẩy và tài trợ chủ yếu từ chính phủ Nhật Bản. Khi chiến tranh lạnh kết thúc vào năm 1989 – 1990, Liên Xô tan rã, chấm dứt trật tự lưỡng cực Yalta, quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi nhanh chóng và sâu sắc, đồng thời là sự xuất hiện và bùng nổ của xu thế toàn cầu hóa. Chính xu thế toàn cầu hóa đã có một ảnh hưởng đáng kể đến định hướng ngoại giao văn hóa (ngoại giao công chúng) của Nhật Bản. Ở khu vực Đông Nam Á, xuất hiện một cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc với tham vọng thúc đẩy hình thành trật tự thế giới đa cực, muốn biến Đông Nam Á trở thành “sân sau,” làm bàn đạp để vươn ra toàn cầu. Còn Nhật Bản đã nhận thức được vị trí địa chính trị quan trọng của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, muốn xây dựng một Đông Nam Á hòa bình ổn định, dưới sự ảnh hưởng của Nhật để kiềm chế Trung Quốc. Vận dụng học thuyết Fukuda, Nhật Bản củng cố, mở rộng quan hệ của mình sang các nước Đông Nam Á thông qua hỗ trợ, giúp đỡ tái thiết kinh tế, vận hành các chính sách ngoại giao trên các phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa. Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên của nhóm ASEAN + 3. Nhật Bản chia sẻ với Việt Nam nhận thức “Cần tăng cường tăng trưởng kinh tế để xóa đói giảm nghèo” (1, tr.5) và hỗ trợ Việt Nam theo ba trụ cột kinh tế: Thương mại - Đầu tư - ODA. Từ 1995 đến nay, Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh kinh tế, Nhật Bản cũng chú trọng thúc đẩy ngoại giao văn hóa: thực hiện giao lưu văn hóa giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Takeo Fukuda đã nói đến “sự cần thiết của việc hiểu biết lẫn nhau bằng trái tim”. Về bản chất, đây chính là vấn đề của văn hóa. Ngoại giao văn hóa, đối với Nhật Bản, dù nói theo một cách nào đó, vẫn là chủ nghĩa toàn cầu mới, thể hiện sự thay đổi của Nhật Bản, cải thiện hình ảnh của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, hòa nhập với thế giới, “tạo ra một Nhật Bản cống hiến cho thế giới”. Mặt khác, ngoại giao văn hóa Nhật Bản còn nhằm thúc đẩy quảng bá các thiết chế, hệ giá trị, bản sắc của “văn hóa Nhật Bản” tới các quốc gia khác, điển hình là cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hay ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. 3. Các hoạt động ngoại giao văn hóa Nhật Bản ở Việt Nam Cho tới nay, mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã trải qua chặng đường hơn 40 năm, kể từ khi hai nhà nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Nhưng nếu nhìn từ góc độ lịch sử, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ước tính đã có thời gian kéo dài tới hơn 1200 năm, bắt đầu từ khi Abe no Nakamaro (A Bội Trọng Ma Lữ, 698 – 770, tên tiếng Trung là “Triều Hành”) - người Nhật đầu tiên đến Giao Châu - được bổ nhiệm chức Tiết độ sứ An Nam vào khoảng niên hiệu Thượng Nguyên (760 - 761) đời Đường Túc Tông, đánh dấu khởi đầu sự tiếp xúc giao lưu giữa hai nền văn hóa. Sự phát triển của quan hệ mậu dịch bang giao trong quá khứ và quan hệ ngoại giao ngày nay giữa Việt Nam và Nhật Bản được xây dựng dựa trên nền tảng là những nét tương đồng về địa lý tự nhiên, các điều kiện lịch sử, con người và văn hóa. Về vị trí địa lý, Nhật Bản và Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đối với quan điểm thông thường của người Việt, thì Nhật Bản “gần mà ngỡ xa,” khi Nhật Bản là Số 23 - Tháng 3 - 201854 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA một quốc đảo nằm trong tiểu khu vực Đông Bắc Á, cách Việt Nam (nằm trong tiểu khu vực Đông Nam Á) 3,685 km về phía Bắc. Tuy vậy, cả hai quốc gia đều có vị trí chiến lược của mình, là nơi giao kết giữa các vùng biển và đóng vai trò địa chiến lược (geostrategy) quan trọng trong việc khai thác tiềm năng biển cũng như giao thương đường biển. Chính điều kiện địa lý này góp phần tạo nên tính chủ động của Nhật Bản trong việc tìm kiếm các mối giao lưu quốc tế, dẫn tới việc từ thời trung đại, người Nhật đã bắt đầu giao thương buôn bán với Việt Nam. Bắt đầu từ thế kỷ XV cho tới thời Châu ấn thuyền (thời kỳ thuyền buôn được chính quyền Mạc Phủ Tokugawa cấp giấy phép cho ra nước ngoài thực hiện buôn bán, đầu thế kỷ XVII), rất nhiều thuyền buôn Nhật Bản đã cập bến tại Hội An để trao đổi hàng hóa (mặt hàng chủ yếu là tơ lụa), lấy nước ngọt và tránh bão. Thông qua con đường buôn bán trao đổi, người Việt cũng được tiếp xúc với những sản vật cũng như những giá trị văn hóa Nhật Bản và ngược lại, tạo sự hiểu biết giữa hai dân tộc. Bên cạnh đó, dưới góc độ văn hóa, Nhật Bản và Việt Nam cùng nằm trên ngoại vi (periphery) của văn minh Trung Quốc, cùng tiếp thu lĩnh hội nhiều yếu tố văn hóa Trung Hoa như “chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo” (3, tr.9). Điều này dẫn đến ý thức “đồng văn đồng chủng” (cùng chung một nền văn hóa chữ Hán và cùng chung một chủng tộc da vàng) chi phối quan niệm của người Việt khi tiếp xúc với Nhật Bản, góp phần làm cho những yếu tố văn hóa Nhật Bản dễ dàng thâm nhập vào đời sống văn hóa người Việt. Xuất bản phẩm, đặc biệt là sách, là một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy quan hệ ngoại giao văn hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác. Điều này bắt nguồn từ việc nhận thức lại vai trò và tầm quan trọng của xuất bản phẩm. Với bối cảnh thế giới toàn cầu hóa hiện nay, ngoại giao văn hóa chính là sức mạnh mềm (soft power), được giáo sư Joseph S. Nye Jr. của đại học Harvard (Mỹ) đưa ra và định nghĩa từ những năm cuối thập niên 80, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa để chi phối quan hệ quốc tế. Ngày nay, để phát huy sức mạnh mềm, các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tập trung xây dựng hình ảnh đất nước, con người và văn hóa của mình (các cuộc chấn hưng văn hóa - nghệ thuật) và dùng các yếu tố này để thâm nhập vào các quốc gia khác. Điển hình như làn sóng điện ảnh, âm nhạc, thời trang và ẩm thực Hàn Quốc đã tạo nên những cơn sốt ở nhiều nước trên thế giới. Làn sóng này mang tính nhất thời, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, thâm nhập ở mức độ trên bề mặt, trong tiếng Anh được thể hiện bằng một thuật ngữ là “trend” (trào lưu, xu hướng). Xuất bản phẩm cũng là một hình thức quảng bá các giá trị văn hóa vượt qua biên giới như vậy. Trước đây, đơn thuần, chúng ta nhìn nhận xuất bản phẩm, cụ thể hơn là sách, chỉ là một kênh thông tin và hình thức lưu trữ thông thường. Nhưng ngày nay, xuất bản phẩm đã được nhận thức lại: là một sản phẩm xã hội, là công cụ tích lũy, truyền bá tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác; quan trọng hơn, xuất bản phẩm mang một hệ thống giá trị giàu có và bất biến về văn hóa tinh thần, lịch sử và tri thức nhân loại. Đó chính là một yếu tố để minh chứng rằng: xuất bản phẩm đã trở thành công cụ ngoại giao văn hóa hiệu quả, có thể thâm nhập vào chiều sâu của một cộng đồng. Thông qua xuất bản phẩm, hình ảnh đất nước con người cũng như các giá trị văn hóa in sâu ở các nước sở tại, tạo nên một mối thiện cảm, từ đó, dần dần mở đường “xâm nhập” cho hàng hóa và đầu tư vào các nước này. Nhật Bản chính là một trong những quốc gia chú trọng và chủ động thực hiện ngoại giao văn hóa đối với Việt Nam thông qua xuất bản phẩm nhiều nhất, bởi lẽ bên cạnh chủ trương ngoại giao văn hóa thì Nhật Bản cũng là nước có ngành công nghiệp xuất bản tồn tại lâu đời và phát triển bậc nhất trên thế giới. Những điều kiện về bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội đã đặt tiền đề cho quan hệ ngoại giao văn hóa Nhật Bản đối với Việt Nam (thông qua xuất bản phẩm) được hoàn thiện và nở rộ. Một minh chứng là từ năm 55Số 23 - Tháng 3 - 2018 VĂN HÓA CẬN - HIỆN ĐẠI NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA 2006 đến nay, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản được nâng tầm “hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh của Châu Á” (tuyên bố chung Nhật Bản - Việt Nam ngày 23/10/2006 của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng). Trong tuyên bố chung này, nội dung thứ 5 (tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước) đã tạo một động lực thúc đẩy xuất bản phẩm từ Nhật Bản vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu về nước Nhật và văn hóa Nhật của người Việt Nam. Xuất bản phẩm Nhật Bản tại Việt Nam hiện đang tác động rất lớn vào đời sống văn hóa của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Số lượng người học tiếng Nhật ở Việt Nam ngày một tăng lên, kéo theo việc phổ cập những giáo trình tiếng Nhật. Việc các nhà xuất bản Việt Nam triển khai ký kết hợp tác xuất bản, giao dịch bản quyền với các nhà xuất bản Nhật Bản cũng góp phần giới thiệu nhiều tác phẩm, tác giả kinh điển của Nhật Bản tới bạn đọc Việt Nam. Hoặc ở một khía cạnh khác, tại các lễ hội văn hóa Việt - Nhật được tổ chức tại Việt Nam, rất nhiều bạn trẻ đã tham gia cosplay (hóa trang thành một nhân vật trong truyện tranh manga hoặc phim hoạt hình anime của Nhật). Trong lĩnh vực xuất bản, Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền xuất bản phát triển nhất. Theo số liệu 2015 của Hiệp hội các nhà xuất bản Nhật Bản (Japan Book Publishers Association - JBPA) thì có khoảng 3,700 doanh nghiệp xuất bản ở Nhật Bản, trong đó 80 phần trăm đóng tại Tokyo, hàng năm trung bình tạo ra 1,7 nghìn tỷ Yên (tương đương khoảng 361 nghìn tỷ đồng Việt Nam). Truyện tranh (manga) chiếm 80% xuất bản phẩm của Nhật Bản. Ba nhà xuất bản lớn nhất Nhật Bản là Kodansha, Shogakukan và Shueisha. Năm 1953, Hiệp hội Các nhà xuất bản trao đổi văn hóa (Publishers Association for Cultural Exchange - PACE) được thành lập với tư cách là một tổ chức phi chính phủ. Các thành viên của hiệp hội là đại diện của các nhà xuất bản ở Nhật Bản. Mục đích chính của PACE là thông qua việc trao đổi các xuất bản phẩm, đóng góp vào sự hình thành và phát triển văn hóa xuất bản ở Nhật Bản và ở các quốc gia khác trên thế giới. PACE đã đóng vai trò làm sâu sắc và thúc đẩy tình bạn chung giữa Nhật Bản với nhiều quốc gia. Tổ chức này chú trọng vai trò làm trung gian cho việc xúc tiến mua bán bản quyền, dịch thuật giữa các nhà xuất bản Nhật Bản và các nhà xuất bản nước ngoài. Ngày 1/11/1992 tại Ikebukuro Sunshine City (Tokyo), trong khuôn khổ Hội chợ sách quốc tế Tokyo, ý tưởng thành lập Hiệp hội xuất bản châu Á - Thái Bình Dương (Asian Pacific Publishers Association – APPA) đã được đề xuất. Thành viên ban đầu của APPA bao gồm Nhật Bản, Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổ chức này được thành lập nhằm đáp ứng các mục đích hợp tác, tiến tới đảm bảo quyền lợi của các nhà xuất bản (được tự do xuất bản với sự tôn trọng luật pháp ở mỗi quốc gia), đồng thời thúc đẩy việc bảo vệ bản quyền tác giả. Ngày 26/1/1994, phiên họp đầu tiên của APPA đã được tổ chức tại Tokyo. Chủ tịch đầu tiên của APPA là ông Toshiyuki Hattori, lúc bấy giờ kiêm giữ chức chủ tịch của JPBA. Tổ chức APPA đánh dấu sự hợp tác đầu tiên giữa hai nền xuất bản Nhật Bản và Việt Nam. Đại diện của ngành xuất bản Việt Nam tham gia APPA lúc đó là công ty xuất nhập khẩu sách báo Việt Nam. Trước thời điểm 26/10/2004, nghĩa là trước khi công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật có hiệu lực thì tình trạng dịch lậu, in lậu các xuất bản phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy vậy, khi công ước Berne có hiệu lực, các nhà xuất bản Việt Nam cũng như các đơn vị liên kết xuất bản đã có ý thức chủ động liên hệ với các nhà xuất bản nước ngoài để thực hiện thương lượng và mua bản quyền xuất bản phẩm. Hiện nay ở Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Trẻ là hai trong số những nhà xuất bản thực hiện trao đổi bản quyền có số lượng lớn nhất và hiệu quả nhất với các nhà xuất bản Nhật Bản, đặc biệt là truyện tranh. Những bộ truyện tranh thuộc hàng ăn khách ở Nhật Bản như One Piece, Số 23 - Tháng 3 - 201856 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Naruto, Doraemon, Dragon Ball (Bảy viên ngọc rồng), Thám tử Conan đều đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt và phát hành ở Việt Nam. Bên cạnh truyện tranh, các tác phẩm nghiên cứu chuyên khảo và văn học nghệ thuật Nhật Bản cũng được dịch và được độc giả Việt Nam đón nhận