Ngũ hành và khoa học

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐƯỜNG TỐI ƯU Trong thực tế chúng ta thường gặp vấn đề tìm đường tối ưu. Ví dụ: nhân viên chuyển phát nhanh phải tìm được con đường ngắn nhất, ít ùn tắc nhất để đến một số địa điểm trong thành phố nhận thư từ, bưu kiện, mang về trung tâm, sau đó thuê các phương tiện vận chuyển phát tới các địa điểm ở xa, sao cho bảo đảm được thời gian nhanh nhất. Các hãng vận tải cũng vậy. Bài toán tìm đường tối ưu được gọi là bài toán qui hoạch. Ở mức độ đơn giản ta có bài toán qui hoạch tuyến tính, ở mức độ phức tạp hơn ta có bài toán qui hoạch phi tuyến. Động từ “qui hoạch” theo định nghĩa đơn giản là phóng tầm nhìn về tương lai, tìm ra con đường tới đích một cách nhanh chóng, tốn ít năng lượng, không gây các phản ứng phá hoại sự bền vững của hệ thống. Bài toán qui hoạch đơn giản nhất là qui hoạch chuyển phát nhanh thư tín. Bài toán qui hoạch phức tạp là bài toán tìm con đường phát triển bền vững của cộng đồng xã hội (một tỉnh, một nước, một khu vực và cả toàn cầu). Các bài toán vật lý, hoá học, sinh học, giao thông, xây dựng, phát triển đô thị, kinh tế, ngân hàng, là các bài toán qui hoạch bậc trung. Các bài toán qui hoạch nhỏ thường do một người tìm lời giải và được thực hiện bởi chính người đó. Trong quá trình thực hiện lời giải họ sửa chữa các sai sót, hòan chỉnh lời giải. Đó chính là quá trình tích lũy kinh nghiệm cá nhân. Các kinh nghiệm ấy đúng với hòan cảnh của chính cá nhân đó, và cũng chỉ đúng với những điều kiện ban đầu (điều kiện biên) cụ thể. Khi mở rộng lời giải và phương pháp giải, người sâu sắc thường thường có thái độ rất thận trọng.

doc45 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngũ hành và khoa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngũ hành và khoa học 1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM ĐƯỜNG TỐI ƯU Trong thực tế chúng ta thường gặp vấn đề tìm đường tối ưu. Ví dụ: nhân viên chuyển phát nhanh phải tìm được con đường ngắn nhất, ít ùn tắc nhất để đến một số địa điểm trong thành phố nhận thư từ, bưu kiện, mang về trung tâm, sau đó thuê các phương tiện vận chuyển phát tới các địa điểm ở xa, sao cho bảo đảm được thời gian nhanh nhất. Các hãng vận tải cũng vậy. Bài toán tìm đường tối ưu được gọi là bài toán qui hoạch. Ở mức độ đơn giản ta có bài toán qui hoạch tuyến tính, ở mức độ phức tạp hơn ta có bài toán qui hoạch phi tuyến. Động từ “qui hoạch” theo định nghĩa đơn giản là phóng tầm nhìn về tương lai, tìm ra con đường tới đích một cách nhanh chóng, tốn ít năng lượng, không gây các phản ứng phá hoại sự bền vững của hệ thống. Bài toán qui hoạch đơn giản nhất là qui hoạch chuyển phát nhanh thư tín. Bài toán qui hoạch phức tạp là bài toán tìm con đường phát triển bền vững của cộng đồng xã hội (một tỉnh, một nước, một khu vực và cả toàn cầu). Các bài toán vật lý, hoá học, sinh học, giao thông, xây dựng, phát triển đô thị, kinh tế, ngân hàng, là các bài toán qui hoạch bậc trung. Các bài toán qui hoạch nhỏ thường do một người tìm lời giải và được thực hiện bởi chính người đó. Trong quá trình thực hiện lời giải họ sửa chữa các sai sót, hòan chỉnh lời giải. Đó chính là quá trình tích lũy kinh nghiệm cá nhân. Các kinh nghiệm ấy đúng với hòan cảnh của chính cá nhân đó, và cũng chỉ đúng với những điều kiện ban đầu (điều kiện biên) cụ thể. Khi mở rộng lời giải và phương pháp giải, người sâu sắc thường thường có thái độ rất thận trọng. Các bài toán bậc trung, hoặc siêu lớn thường do một tập thể tìm lời giải. Khi đó, vấn đề trở nên ngày càng phức tạp vì các ý kiến và phương pháp mỗi người đưa ra rất khác nhau. Trên thực tế, gần như không tồn tại các bài toán qui hoạch tuyến tính, mà chỉ có các bài toán qui hoạch phi tuyến. Lời giải của bài toán qui hoạch phi tuyến chỉ đúng trong phạm vi hẹp về thời gian và không gian. Lời giải đó được gọi là tối ưu cục bộ (Local optimal solution). Việc tìm ra lời giải đúng của bài toán qui hoạch phi tuyến luôn luôn rất khó khăn. Nhiều vị anh hùng cái thế thường chặc lưỡi khi biết mình đã nhận nhầm một lời giải thoạt nhìn tưởng là đúng. Cái chặc lưỡi của Từ Hải không phát ra thành tiếng kêu “chậc, chậc”. Ông đứng im chịu nhận một lời giải sai lầm trong thực tế. Còn nhiều ví dụ đau lòng khác khi chúng ta nhận nhầm lời giải của bài toán qui hoạch phi tuyến. Cái giá phải trả không chỉ là cái “chết đứng” của một cá nhân, mà đôi khi là sự kéo lùi lịch sử của cả cộng đồng đi một khoảng xa. Vậy có cách thức nào cho phép ta tìm lời giải tối ưu, khả dĩ đúng được không? Đó là nội dung của nghiên cứu này. 1.2. PHÉP BIỆN CHỨNG Phép biện chứng là nền tảng tư duy của nhiều thế hệ đương đại. Trong thực tế phép biện chứng đã đạt được các kết quả rất tốt. Có thể nói sự thành công của cách mạng tháng 10 Nga, mở ra một kỷ nguyên cách mạng sau năm 1917 là kết quả của tư duy biện chứng của Lê Nin. Về mặt kinh điển, phép biện chứng có hai nguyên lý cơ bản: - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, - Nguyên lý về sự phát triển. Diễn giải một cách dễ hiểu ra thì hai nguyên lý ấy như sau: Mọi sự trên đời này có liên quan trực tiếp xa gần với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau. Ảnh hưởng ấy có thể gián tiếp hoặc trực tiếp, mạnh hoặc yếu, nhưng nhất thiết không có một vật nào, một hệ thống nào có thể hoàn toàn độc lập tồn tại một mình. Có nó thì luôn có cái gì đó đối lập với nó. Hơn nữa mọi hệ thống đều trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Sự vận động ấy là do mâu thuẫn và thống nhất giữa các mặt đối lập trong hệ thống thúc đẩy. Những thúc đẩy ấy tạo ra những thay đổi nhỏ về lượng. Khi tích lũy về lượng đạt ngưỡng thì xảy ra những thay đổi lớn, đột biến về chất. Đó gọi là sự phát triển. Sự phát triển ở giai đoạn sau phủ định giai đoạn trước. Đó gọi là qui luật phủ định của phủ định. Sự diễn nôm hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng cho thấy phép biện chứng chính là trường hợp riêng biệt của một học thuyết cổ hơn: Thuyết Âm Dương – Ngũ Hành. Khoa học luôn có tính kế thừa và phát triển. Vì vậy để tìm hiểu sâu hơn về phép biện chứng trước hết chúng ta thử gạn những tinh hoa của học thuyết cổ Âm Dương – Ngũ Hành. Sau đó tích hợp với những tiến bộ mới trong thời đại ngày nay để cho học thuyết cổ kia đỡ mang màu sắc mê tín dị đoan. 1.3. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH 1.3.1. Thuyết âm dương Theo học thuyết âm dương thì mọi sự vật trên đời, từ vật chất đến tinh thần, từ hữu hình đến vô hình, từ hữu hạn đến vô hạn đều bao gồm hai mặt âm và dương. Hai mặt ấy tương sinh và tương khắc nhau. Trong Âm có Dương, trong dương có âm. Âm và Dương luôn trong quá trình vận động và chuyển hoá lẫn nhau. Âm và Dương chỉ là cách nói cổ điển của danh từ mới “các mặt đối lập”. Nhưng sự chuyển hoá và vận động của hai mặt âm dương xảy ra như thế nào? Có nhất thiết xảy ra theo hình thái phủ định của phủ định hay không? Câu trả lời là không luôn luôn. Mọi sự phủ định đều có tính kế thừa. Nói rộng ra, sự phủ định chỉ là một hình thức chuyển hoá. Vậy sự chuyển hoá xảy ra như thế nào? Cổ nhân, hay nói cách khác là sự tích luỹ kiến thức góp nhặt của nhiều bộ óc siêu việt trong hàng ngàn năm, đã tổng kết sự chuyển hoá ấy trong học thuyết Âm dương - Ngũ Hành. Theo đó, Âm chuyển hóa dần thành Dương theo quá trình 5 bước, gọi là Ngũ Hành. Nắm vững học thuyết Âm Dương Ngũ Hành chúng ta có thể suy đoán, luận giải, chiêm nghiệm về con đường và động lực của sự phát triển. Nếu coi âm dương chính là các các mặt đối lập, thì các mặt đối lập ấy có thể là nam nữ, nóng lạnh, trên dưới, trong ngoài,... Khi xem xét mọi đối tượng và quá trình đều có thể nhìn thấy âm dương. Còn Ngũ Hành chính là cách thức vận động, là cái biểu hiện ra ngoài của quá trình vận động, đồng thời cũng là bản chất của động lực tạo ra sự phát triển. Ngũ Hành có thể được xem là biểu tượng không gian, cũng có thể được xem là thời gian, có thể là vật chất, cũng có thể là tinh thần. Tuy vậy, cách giải thích về Ngũ Hành thường có những ý kiến khác nhau đến mức đôi khi trái ngược hẳn với nhau. Hơn nữa, các sách vở nói về Ngũ Hành gốc thường bằng chữ Hán. Khi dịch ra đôi khi không hết nghĩa, hoặc thậm chí bị méo mó. Mà người ngày nay phàm cái gì của xưa đều cho là cổ hủ, không thèm nhếnh mắt nhìn, chứ chưa nói đến để tâm xem xét. Đó cũng có thể là cội nguồn của sự đánh giá chưa thống nhất về Ngũ Hành. Cho nên để lột cái áo mê tín của Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành, khoác cho nó các danh từ khoa học, đặng dễ đồng ý với nhau trong các thảo luận dưới về sau, chúng tôi sẽ trình bày cội nguồn sâu xa của Ngũ Hành bằng nhãn quan khoa học hiện đại. 1.3.2. Lý thuyết big bang trong vật lý học Ngày nay các nhà khoa học đã xây dựng thuyết big bang về những giai đoạn đầu tiên nhất của vũ trụ. Theo học thuyết đó, tại khoảng thời gian vô cùng bé nhỏ (10-43s đầu tiên của vũ trụ) thì cả vũ trụ ngày nay của chúng ta chỉ bé tí xíu, rất đặc và rất nóng, đó là lúc cả vũ trụ bùng nổ. Vụ nổ khai sáng đó được khoa học gọi là vụ nổ lớn, big bang. Sau thời điểm vụ nổ lớn đó, vật chất, năng lượng thoát ra từ vụ nổ được phóng ra vô cùng mạnh mẽ, tạo thành các dòng thác hạt và sóng năng lượng toả ra mọi hướng. Rồi thì toàn không gian nguội dần, tạo thành các đám tinh vân. Các đám tinh vân tạo thành các ngôi sao, các hành tinh, các ngân hà và thiên hà. Trong đó có rất nhiều hệ mặt trời như chúng ta. Tại một hành tinh đặc biệt, nơi có các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm,... thích hợp thì một số nguyên tử và phân tử đã xoắn quyện vào với nhau tạo ra các ADN. Đó là bước đầu của sự hình thành sự sống. Dần dà phát triển đến bây giờ thành một xã hội văn minh. Trong đó con người là sinh vật bậc cao nhất. Họ là những hậu duệ xa vời của bụi tinh vân và ánh sáng sau 15 tỉ năm vận động của vũ trụ. Quá trình vận động và phát triển của vũ trụ luôn có các chuyển động quay. Trái đất quay quanh mặt trời với quĩ đạo hơi méo so với đường tròn Euclit. Hệ mặt trời quay trong Ngân hà với quĩ đạo méo nhiều. Cả dải Ngân hà lại quay trong Thiên hà với quĩ đạo méo hơn nữa. Nhiều Thiên hà cũng đang vận động vô cùng mãnh liệt. Như vậy thuyết big bang là một thuyết duy vật. Thuyết đó nói rằng vật chất có trước rồi đến ADN, rồi đến sinh vật, xã hội loài người và các ý thức xã hội khác. Một điểm trong thuyết big bang chưa được sáng cho lắm là thời điểm trước vụ nổ lớn thì toàn vũ trụ là cái gì? Thực tế, thuyết big bang chấp nhận vũ trụ là một quá trình vận động và phát triển không ngừng. Biên dạng của sự phát triển ấy là dãn nở theo các vòng xoáy. Mỗi cung trong các vòng xoáy phát triển ấy có cái vỏ khác nhau. Nhiệm vụ của khoa học ngày nay là nhận chân các cung đó để phán đoán về cung bậc phát triển tiếp theo. Những chuyển động ấy luôn phải qua các trạng thái quay, như hình 1 dưới đây. Hình 1. Chuyển động xoay trong vũ trụ - Spiral Galaxy M81 Trong hình trên ta thấy chuyển động xoay của tinh vân. Trong quá trình đó, các phân tử hydro bị cuốn đi với vận tốc cao, chúng va chạm, dính kết, phân rã, tạo nên các phân tử nặng hơn, dần dà thành các hạt bụi tinh vân. Sự tương tác giữa các hạt bụi ấy tạo nên các khối nặng hơn, quá trình cứ như thế tiếp tục, dần dần các ngôi sao mới được sinh ra. Đây chính là giai đoạn đầu tiên của sự phát triển. Quan sát quá trình này sẽ vô cùng có ích cho chúng ta trong các luận giải về sau. 1.4. KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG VỀ NGŨ HÀNH 1.4.1.Ngũ Hành là biểu tượng Nhờ quan sát bầu trời, vũ trụ, quan sát những thay đổi trong xã hội về vật và về tình mà người xưa đã xây dựng nên học thuyết Âm dương – Ngũ hành. Họ không có các bức ảnh chụp về vận động vũ trụ, nhưng mô hình tượng trưng trong Ngũ Hành rất giống với bức ảnh trên. Người xưa chưa có biện pháp ký hiệu các giai đoạn kế tiếp nhau của sự vận động nên đã lấy các chữ Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ để diễn tả vận động. Những khái niệm về Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ không khác gì cách thức các nhà toán học sáng tạo ra các ký hiệu toán học ngày nay. Chúng không đơn thuần: Kim = kim khí, Thuỷ = nước, Mộc = gỗ, Hoả = lửa, Thổ = đất. Chúng chỉ là các cách gọi mang tính biểu tượng. Nhưng các biểu tượng ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau, tương sinh, tương khắc, ủng hộ kìm hãm, thúc đẩy ức chế nhau. Trong mấy ngàn năm qua, học thuyết Ngũ Hành không ngừng được bổ sung phát triển, không ngừng mở rộng lĩnh vực ứng dụng. Từ cấy cày, chăn nuôi đến chữa bệnh, soạn nhạc, vẽ tranh, thi cử, dùng binh, đánh trận, xây dựng, quản lý đất nước,..., tất thảy trên mọi lĩnh vực người ta đều dùng Ngũ Hành để tìm hiểu quá trình, phán đoán sự vận động, ra quyết định và sửa chữa sai lầm. Nội việc nó trở thành nền tảng không thể thiếu của bất cứ ai theo nghề y cổ truyền đã là một minh chứng cho tính đúng đắn của học thuyết này. Tiếc thay, từ vài chục năm nay, Ngũ Hành bị bỏ rơi, ít nhất là trên nước Việt nam. Lúc quá khích người ta coi nó là mê tín dị đoan, lúc yêu mến nó thì lại không đọc được nó. Vì phần lớn các trước tác kinh điển của Ngũ Hành được viết bằng chữ Hán. Những người lưu giữ cái tính hoa của Ngũ Hành lại không diễn giải nó dưới ánh sáng của ngôn từ mới. Do đó, có thể nói rằng chúng ta đang thực sự quay lưng lại với di sản văn hóa bậc nhất của tổ tiên mà trong khi đang kêu gọi hãy bảo tồn tinh hoa văn hóa cổ truyền. Để phần nào bổ khuyết sai sót đó chúng tôi xin trình bày cách hiểu mới của của mình về Ngũ Hành, cố gắng hiểu đúng cái tinh hoa cốt tuỷ của Ngũ Hành bằng cách diễn đạt hiện đại, không bóp méo nó. Cơ sở quan trọng nhất trong phương pháp của chúng tôi xuất phát từ việc xem Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ chính là các biểu tượng về các giai đoạn kế tiếp nhau không ngừng của quá trình vận động phát triển. 1.4.2 Sơ đồ biểu tượng cổ về Ngũ Hành Sơ đồ truyền thống diễn tả Ngũ Hành như hình 2 (có trong tất cả các sách nói về Ngũ Hành). Hình 2. Sơ đồ truyền thống diễn tả Ngũ Hành. Trong sơ đồ truyền thống này có 5 đối tượng, được đặt tên là Kim - Thuỷ - Mộc - Hoả - Thổ. Ta quan sát thấy một đối tượng có hai mũi tên đi vào và hai mũi tên đi ra. Hai mũi tên liền vạch và hai mũi tên đứt nét. Cặp mũi tên liền vạch được gọi là quan hệ tương sinh, cặp mũi tên đứt nét được gọi là quan hệ tương khắc. Ví dụ xét đối tượng HOẢ, nó là con của Mộc, và là mẹ của Thổ. Mối quan hệ mẹ con đó được hiểu là một đối tượng sẽ sinh ra đối tượng ngay sau nó trong vòng Ngũ Hành và lại là con đẻ của đối tượng ngay phía trước. Đồng thời trong quá trình sinh trưởng và vận động ấy nó sẽ làm phiền phức đối tượng khác (Kim), làm mất cơm ăn áo mặc của đối tượng đó. Ngược lại cũng còn một đối tượng khác nữa (Thuỷ) khắc chế quá trình sinh trưởng của nó. Đó gọi là quan hệ tương khắc. Ta diễn tả mối quan hệ sinh khắc đó bằng hình 3. Hình 3. Quan hệ tương sinh - tương khắc Như vậy, nếu xem đối tượng Hoả là lửa đang cháy thì một cách trực quan ta thấy các quan hệ sinh - khắc trên rất hợp lý: Muốn có lửa cháy phải có gỗ (Mộc, quan hệ mẹ con), lửa cháy sẽ đẻ ra than tro (Thổ). Nhưng trong quá trình lửa cháy nó sẽ làm phiền đối tượng Kim, làm Kim bị nóng, biến dạng, chảy thành nước. Trong khi lửa (Hoả) đang tập trung tác động lên một đối tượng khác thì nó hòan toàn có thể bị nước (Thuỷ) khắc hại, có thể còn bị dập tắt, nếu nước mạnh và nhiều. Các hành khác cũng có quan hệ sinh khắc tương tự. Nhưng vấn đề đặt ra, là tại sao chỉ có 5 hành, không phải 4 hay 6, hay nhiều hơn nữa. Liệu 5 hành đó đã có thể mô tả muôn hình vạn trạng của tự nhiên và xã hội hay chưa. Do vậy, để giải mã Ngũ Hành trước hết không thể quan niệm nó như là các đối tượng vật chất thuần tuý, mà phải xem các hành là biểu tượng của các quá trình, các cung đoạn của vòng xoáy phát triển. 1.4.3. Trạng thái vận động của một đối tượng theo Ngũ Hành Trước hết chúng ta thống nhất chữ trạng thái trong các thảo luận dưới đây không đồng nhất với trạng thái vật chất của vật lý học (rắn, lỏng, khí, plasma). Trạng thái sẽ được hiểu một cách rộng rãi hơn, mang tính biểu tượng hơn. Ta trực tiếp bàn luôn vào biểu hiện của 5 hành (Hỏa, Thổ, Kim, Thuỷ, Mộc) dưới dạng các trạng thái. Mỗi trạng thái là một cung đoạn của sự phát triển. Mỗi cung đoạn đó có thể phân ra thành nhiều giai đoạn nhỏ. Để tránh trừu tượng hoá ta sẽ lấy ví dụ về một đối tượng nào đó, có thể là một người, một thành phố, một đất nước, cũng có thể là một đối tượng vật chất,... Tất nhiên, các thảo luận dưới đây mang tính khái quát rất cao, không sa đà cụ thể vào một trường hợp chuyên biệt. Khi đã nắm được phương pháp phân tích trạng thái của Ngũ hành, chúng ta có thể chiêm nghiệm nó sang các đối tượng và quá trình khác, dần dần làm phong phú thêm kiến văn của chính mình. Các phân tích trạng thái giản lược nhất về Ngũ Hành như sau: Kim: hành Kim là trạng thái đầu tiên của một chu trình phát triển. Trong thời Kim đối tượng đang rèn luyện, tích luỹ năng lượng (năng lực), đang kết khối các thành phần mới vào hàng ngũ của nó. Sự kết khối ấy rất chặt chẽ, như thêm một nguyên tử vào mạng của một khối kim loại. Học tập kiến thức mới cũng là trạng thái Kim, vì mỗi khi ta thêm một kiến thức mới thì kiến thức ấy phải thích ứng chặt chẽ logic với toàn bộ các nguyên lý cơ sở đã có. Đặc trưng cơ bản của Kim là tích luỹ, tất nhiên tích luỹ phải có chọn lọc. Hành Kim có tính chất cơ bản là thu vào. Thuỷ: Sau hành Kim là hành Thuỷ. Đó là quá trình mang cái đã được tích luỹ trong thời gian của Kim len lỏi vào môi trường xung quanh. Lúc đầu sự phát triển của Thuỷ âm thầm như nước thấm, như sự rò rỉ. Người ta gọi quá trình thấm ra môi trường đó là khai Thuỷ. Nó như manh nha của sự phát triển. Mới đầu thì nhỏ bé, mềm yếu, dễ thích ứng với môi trường xung quanh, dần dần Thuỷ có thể mạnh lên thành sông thác. Thuỷ mang cái năng lượng của nó thấm sâu, tưới nhuần, kết hợp với Kim để tạo ra một mô hình mới, một thành tố mới. Các ý tưởng mới nảy sinh chính là Thủy. Các ý tưởng đó đôi khi chưa rõ hình hài. Người phát sinh ra ý tưởng đôi khi còn phải đắn đo, suy luận, thẩm định để dần dần làm cho một mạch ý tưởng trở nên dứt khoát. Vậy Thuỷ có tính chất cơ bản là tản ra. Mộc: Hết thời Thuỷ thì sang giai đoạn Mộc. Mộc là trạng thái sáng tạo mạnh mẽ, thử nghiệm cái mới, nuôi dưỡng, chăm sóc cái mới, tạo lập mô hình. Trong quá trình sáng tạo thử nghiệm Mộc thường gặp các khó khăn cản trở. Do đó, Mộc cần có sức mạnh phi thường, có Đức (không phải đạo đức theo nghĩa thông thường) lớn, rất dũng cảm. Khi đã thành mô hình ổn định Mộc bắt đầu lan toả cái mẫu mực ra xung quanh. Khác với Thuỷ, chỉ len lỏi đưa cái hay của Kim đi xa, có tính ngấm ngầm, âm nhu, Mộc hiển lộ ra, mọi người đều thấy nó, có thể Mộc sẽ được ủng hộ, cũng có thể bị ngăn chặn. Tính của Mộc là cứng rắn, trái với tính của Thuỷ là mềm mại. Tính chất cơ bản của Mộc là sáng tạo mô hình mới, như ta trồng một cây mới. Hoả: là giai đoạn phát triển kế tiếp của Mộc. Đó là trạng thái của một đối tượng đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, bừng bừng như lửa, đang biến đổi rất nhanh. Khi biến đổi vận động, đối tượng luôn cần bổ sung thêm năng lượng từ bên ngoài, và huy động tối đa năng lượng bên trong nữa. Ở trạng thái Hoả, đối tượng sẵn sàng tiếp thu các phần tử mới, nhưng các phần tử mới phải chấp nhận chép gần như nguyên bản phương cách hoạt động của hệ thống. Các phần tử của hệ thống có tính cách gần giống nhau. Trạng thái Hoả có tính chất phong trào. Hoả được Mộc sinh ra theo vòng Ngũ Hành thuận, đôi khi nó cũng được tạo thành do sự vận động trực tiếp theo chiều ngược của hành Kim mà ra. Tính chất cơ bản của Hỏa là sao chép mô hình một cách nhanh chóng. Thổ: Khi hết thời của Hoả thì kế tiếp ngay sau là Thổ. Đó là trạng thái tất yếu của một đối tượng sau khi đã mang hết hoặc gần hết năng lượng của minh để phát sinh Hỏa. Thổ là đang nghỉ ngơi, biến đổi rất chậm, gần như không quan sát thấy bằng mắt thường. Trong thời gian Thổ, đối tượng tê liệt, chậm chạp, thường là hơi nhúc nhích. Những thay đổi bên trong lòng của trạng thái thổ rất âm ỉ, liên kết của các phần tử trong Thổ rất lỏng lẻo. Ở trạng thái Thổ, đối tượng dễ tiếp thu các thành phần mới, như ta ném bất cứ vật gì xuống mặt đất thì đất cũng nhận nó. Thổ không phản ứng mạnh mẽ lại với các phần tử mới gia nhập. Thổ học tập các phần tử mới một cách từ từ, có thể đồng hoá cái mới nhập vào cũng có thể bị thay đổi theo cái mới, nếu quán tính của Thổ nhỏ, hoặc nếu thành phần mới có sức mạnh lớn, khả năng cảm hoá lớn. Kim kế tiếp: Kim kế tiếp là hậu quả của Thổ ở vòng sau của quá trình phát triển vĩnh hằng, nó là con đẻ của sau một thời nghi ngơi của Thổ. Lúc này, Kim dần dần hình thành trong trạng thái thu tĩnh của Thổ. Kim là bước khởi đầu của một quá trình mới, nhiều khi chỉ là các ý tưởng, và Kim mới chính là phôi thai của vòng Ngũ Hành sau. Nhiều khi Kim kế tiếp là ngoại lai đưa tới, vì trên khuôn vi của Thổ cũ năng lượng hoạt động đã cạn kiệt rồi. Như vậy chúng ta đã thảo luận sơ bộ về vòng tương sinh của Ngũ Hành, của 5 giai đoạn vận động phát triển của một đối tượng riêng biệt. Đó là 5 trạng thái, 5 giai đoạn mà đối tượng nhất định sẽ phải trải qua. Cái khó của người học Ngũ Hành là đoán định xem trạng thái hiện thời của một đối tượng đang diễn biến trước mắt là thuộc hành nào. Bởi vì không có đối tượng nào độc lập tồn tại, hơn nữa trong mỗi thành phần cấu tạo của một đối tượng lại có nhiều đối tượng con. Các đối tượng con đó lại đang vận động theo Ngũ Hành con. Mà các Ngũ Hành con đó cũng rất chênh lệch nhau. 1.4.4. Vài ví dụ đơn giản về Ngũ hành Ví dụ 1. Nước Việt Nam vào hồi đầu thế kỷ 20 thuộc hành Thổ. Lúc ấy các phong trào kháng Pháp đã bị dập tắt. Cả nước gần như im lặng chịu sự khai phá thuộc địa. Khoảng năm 1925 có phong trào thanh niên cách mạng đồng chí hội. Hành Kim đang dần dà được khởi động. Đó là trạng thái của quá trình thu luyện năng lượng, tìm tòi phương pháp đấu tranh mới. Lúc đó, có sự tích tụ âm thầm các cá nhân yêu nước thành các tổ chức đấu tranh mới. Tiếp theo, là hành Thuỷ, khi mà các chi bộ dần dần phát triển, cấy sâu vào các khu vực, các vùng nông thôn và thành thị. Khi các chi bộ đã lớn dần thì tạo thành mạng lưới, các khu uỷ, các vùng an toàn khu, dần dần có các lực lượng vũ trang nhỏ (Ba tơ, B
Tài liệu liên quan