Tóm tắt
Người cao tuổi (NCT) là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm khi quá trình già hóa dân số đang
diễn ra với tốc độ “phi mã”. Ngoài những khó khăn chung của những người ở nhóm tuổi này, người cao
tuổi Việt Nam còn đối diện với một số vấn đề có tính đặc thù, trong đó có yếu tố văn hóa. Nhiều người
gặp cú sốc tâm lý khi chứng kiến sự biến đổi giá trị: từ chỗ đề cao giá trị cộng đồng - người già gắn
bó suốt đời với con cái, đến việc khẳng định giá trị cá nhân, cổ vũ lối sống độc lập. Một trong những
nguyên nhân của hiện trạng này đến từ việc biến đổi cấu trúc gia đình. Trên cơ sở phân tích mô hình
cấu trúc gia đình xưa và nay, bài viết nhấn mạnh tính khách quan của sự biến đổi và xã hội cần thiết có
chiến lược thích ứng đối phó để đảm bảo cuộc sống người cao tuổi.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người cao tuổi ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi cấu trúc gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77Số 24 - Tháng 6 - 2018
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
1. Người cao tuổi trong cơ cấu dân số quốc gia
1.1. Cơ cấu dân số là một trong những dữ
liệu quan trọng làm tiền đề cho việc hoạch
định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia: Đó là tổ hợp của nhiều thông số:
lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ học vấn và
nghề nghiệp, tộc người, địa bàn cư trú... Trong
đó, cơ cấu độ tuổi có ý nghĩa rất đặc biệt. Căn
cứ vào tỷ lệ độ tuổi, người ta xếp hạng quốc
gia có Dân số Trẻ, Dân số Già hay Dân số Vàng
- như chỉ báo hàng đầu về tiềm lực phát triển
kèm theo những cơ hội và thách thức đối với
quốc gia đó. Cũng dựa trên số liệu này, các nhà
kinh tế học sẽ thống kê được nhóm người ở
tuổi lao động (từ 15 đến 65) và tuổi phụ thuộc
(dưới 15 và trên 65), còn các nhà xã hội học
thường tiếp cận khía cạnh “thế hệ” với độ tuổi
linh hoạt hơn. Độ ngắn dài của mỗi thế hệ (trẻ
- trung niên - cao tuổi) có thay đổi trong các
bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau, thí dụ so với
thời kỳ trước đây, khoảng tuổi của ba thế hệ
hiện nay đều kéo dài hơn (7, tr. 29).
NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC GIA ĐÌNH
NGUYỄN HỒNG MAI
Tóm tắt
Người cao tuổi (NCT) là nhóm đối tượng được đặc biệt quan tâm khi quá trình già hóa dân số đang
diễn ra với tốc độ “phi mã”. Ngoài những khó khăn chung của những người ở nhóm tuổi này, người cao
tuổi Việt Nam còn đối diện với một số vấn đề có tính đặc thù, trong đó có yếu tố văn hóa. Nhiều người
gặp cú sốc tâm lý khi chứng kiến sự biến đổi giá trị: từ chỗ đề cao giá trị cộng đồng - người già gắn
bó suốt đời với con cái, đến việc khẳng định giá trị cá nhân, cổ vũ lối sống độc lập. Một trong những
nguyên nhân của hiện trạng này đến từ việc biến đổi cấu trúc gia đình. Trên cơ sở phân tích mô hình
cấu trúc gia đình xưa và nay, bài viết nhấn mạnh tính khách quan của sự biến đổi và xã hội cần thiết có
chiến lược thích ứng đối phó để đảm bảo cuộc sống người cao tuổi.
Từ khóa: Người cao tuổi, cấu trúc gia đình, biến đổi gia đình
Abstract
The elderly is particularly concerned when the aging process of the population is occurring at the
speed of “galloping”. In addition to the common difficulties of people at this age group, Vietnamese
elderly people have to face a number of specific issues, including cultural aspects. Many people
experience psychological shock when they witness the change of values: from the dignification of
community values, the old continue all the rest of lives with their children, to the affirmation of personal
values, the promotion of independent living. One of the causes of this state comes from the changing
in family structure. Based on the analysis of the past and present family structure model, the article
emphasizes the objectivity of change and the social need to have adaptive coping strategies to ensure
the well-being of the elderly.
Keywords: Elderly, family structure, family change
Số 24 - Tháng 6 - 201878
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Theo quy định của luật pháp Việt Nam,
người cao tuổi là khái niệm chỉ nhóm người ở
độ tuổi trên 60, những người đang bước vào
giai đoạn cuối của cuộc đời. Kết quả Điều tra
dân số năm 2006, nước ta còn ở nhóm quốc gia
có Dân số Vàng (2 người lao động/ 1 người phụ
thuộc), nhưng chỉ sau 5 năm đã chính thức
đứng trên ngưỡng Dân số Già với tỷ lệ 11% là
NCT (trong 10,1 triệu NCT có 2 triệu người trên
80). Già hóa dân số tuy được coi là xu hướng
phổ biến trên thế giới, nhưng ở nước ta, hiện
tượng này có hai điểm khác biệt cơ bản. Trước
hết, quá trình này diễn ra quá nhanh (có nghiên
cứu dùng từ “phi mã”). Ở các nước khác, quá
trình già hóa thường kéo dài gần thế kỷ (Pháp
100 năm, Thụy Điển 85 năm, Mỹ 69 năm,)
còn ở nước ta, con đường đi từ Dân số Trẻ đến
Dân số Già chỉ khoảng 20 - 22 năm. Hội thảo
quốc tế “Thích ứng với xu hướng già hóa dân số”
tổ chức ở Hà Nội tháng 7/2017 còn đưa ra dự
báo: mỗi giây có hai người Việt Nam bước vào
tuổi 60 và tỷ lệ NCT trong tổng dân số có thể là
18% vào năm 2030 và 26% ở giữa thế kỷ. Mặt
khác, nếu các quốc gia trên thế giới chuyển
sang giai đoạn già hóa thường ở thời điểm
phát triển cao của nền kinh tế, thì Việt Nam lại
đón nhận xu hướng này khi nền kinh tế mới
đạt mức trung bình thấp. Điều này có nghĩa,
hiện nay nước ta còn thiếu rất nhiều điều kiện
để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ
cuộc sống NCT.
1.2. Không thể phủ nhận, già hóa dân số
là dấu hiệu tích cực, thành quả khách quan của
cuộc vận động hạ tỷ suất sinh trong vài thập
kỷ qua, cũng như những đóng góp quan trọng
của y học hiện đại nhằm giảm tỷ suất tử vong
và nâng cao tuổi thọ. Nhờ nâng tuổi thọ trung
bình lên 73, cùng với cải thiện mức thu nhập
quốc dân và trình độ học vấn, mà Chỉ số Phát
triển con người (HDI) của nước ta đã vượt qua
một số quốc gia có chỉ số GDP cao hơn. Tuy
nhiên, do hai điểm khác biệt kể trên, NCT ở
Việt Nam cũng đang đối diện với một số thách
thức mang tính đặc thù so với nhóm người
cùng tuổi trong các quốc gia phát triển.
+ Việc làm của người cao tuổi. Vấn đề này
đặt ra như một nghịch lý. Trên lý thuyết, ở tuổi
này, họ đã hoàn thành các nghĩa vụ đối với
gia đình và xã hội. Họ cần thiết và được quyền
nghỉ ngơi thụ hưởng thành quả do chính mình
tạo ra trong quá khứ. Nhưng trong thực tế, họ
vẫn có nhu cầu lao động cũng như gặp không
ít khó khăn khi tìm việc. Số liệu năm 2014 cho
biết, vẫn còn trên 50% nam giới và 36% phụ nữ
là NCT đang lao động kiếm sống, chủ yếu trong
lĩnh vực kinh tế tư nhân. Nhu cầu này xuất phát
từ cả khía cạnh kinh tế và khía cạnh văn hóa. Về
mặt kinh tế, đại bộ phận NCT ở nước ta ở trong
hoàn cảnh “già mà chưa giàu”, không có nguồn
tích lũy nào để dưỡng già. Trên 70% - chủ yếu
ở nông thôn và vùng cao - không có lương hưu
hay trợ cấp xã hội, phải tự kiếm sống và trông
chờ vào sự cấp dưỡng của con cái. Lương hưu
và trợ cấp của nhóm 30% còn lại cũng rất thấp,
trung bình chỉ từ 3 - 4 triệu đồng. 95% cho biết
khoản trợ cấp đó không đáp ứng được nhu
cầu chi dùng cơ bản trong tình huống vật giá
leo thang từng ngày. Vì vậy, mong muốn tiếp
tục làm việc có thu nhập trước hết bắt nguồn
từ nhu cầu để tồn tại của chính họ. Cũng cần
phải nhắc thêm một nguyên nhân nữa mang ý
nghĩa văn hóa. NCT ở nước ta muốn làm việc
để giảm bớt gánh nặng cho con cháu khi hằng
ngày chứng kiến chúng đang rất vất vả mưu
sinh. Luôn mang tâm lý “nước mắt chảy xuôi”,
thương con xót cháu, với thói quen cần cù chịu
khó, họ vẫn muốn tìm mọi cách giúp đỡ thêm
cho chúng, bất kể sức khỏe đã suy yếu. Đặc
biệt, với nhóm người tuổi sơ lão (từ 61 đến 70)
- chủ yếu là trí thức và doanh nhân - nhu cầu có
việc làm lại càng lớn. Đây là những người còn
sức khỏe, có trình độ học vấn cao, bề dày kinh
nghiệm chuyên môn nên rất muốn tiếp tục
đóng góp cho xã hội. Với họ, được hoạt động
(lao động và giao tiếp) là nhu cầu sống và chỉ
có cảm giác sống thực sự khi còn làm việc. Hơn
nữa, khi được làm công việc yêu thích, phù hợp
với khả năng, có thêm thu nhập, họ có điều
kiện khẳng định vai trò “có ích” của mình trước
gia đình và xã hội. Do đó, nếu phát triển được
nguồn việc làm phù hợp với NCT, một mặt sẽ
đáp ứng được mong muốn chính đáng, đem
79Số 24 - Tháng 6 - 2018
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
lại cho họ niềm vui sống, góp phần đảm bảo
an sinh xã hội; mặt khác, xã hội có thêm một
nguồn lực đáng kể vào công cuộc phát triển
đất nước. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước
còn chưa có đủ việc làm cho cả nhóm tuổi lao
động (nhất là khi cuộc Cách mạng 4.0 đang
đến gần) thì nhu cầu này của NCT vẫn đang là
một thách thức.
+ Sức khỏe của người cao tuổi. NCT ở nước
ta không chỉ mang đặc điểm “già mà chưa
giàu” mà còn là những người “thọ nhưng không
khỏe”. Tuy tuổi thọ cao hơn nhưng trung bình
mỗi người mang trong mình 2,7 bệnh (chủ yếu
bệnh về tim mạch, tiểu đường, xương khớp,
suy giảm về trí nhớ, thị giác, thính giác và năng
lực vận động). Hiện trạng này là hệ quả tất
yếu của những giai đoạn lịch sử khó khăn của
đất nước. Họ đã trải qua hai cuộc kháng chiến
khốc liệt để bảo vệ Tổ quốc, những năm tháng
vất vả phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thời kỳ
bao cấp thiếu thốn với chế độ lương thực, thực
phẩm tem phiếu hạn hẹp. Do tận sức cống
hiến thời tuổi trẻ, lại thêm lối sống tiết kiệm
đến mức khắc kỷ, họ bước vào tuổi già trong
trạng thái sức khỏe kém. Hơn thế, theo truyền
thống, người Việt Nam không có thói quen
kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm
những điều bất thường trong cơ thể. Cho nên,
khi tuổi cao, sức đề kháng giảm, bệnh tật dễ
bùng phát, việc điều trị trở nên khó khăn và
chi phí tốn kém hơn. Nhà nước ta đã ban hành
một số chính sách tích cực trong việc chăm
sóc, điều trị cho nhóm đối tượng này. Trung
tâm lão khoa của các bệnh viện đã được thành
hình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể đáp
ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của NCT.
+ Tâm lý truyền thống của người cao tuổi.
Ở bất kỳ quốc gia nào, NCT cũng là nhóm
người bảo lưu bền bỉ và sâu đậm nhất những
giá trị truyền thống của nền văn hóa mà mình
sinh trưởng. Ở phương Tây, nền văn hóa công
nghiệp thành hình hàng trăm năm đã giúp con
người quen thuộc với lối tư duy phân tích - duy
lý, đề cao giá trị cá nhân và lối sống độc lập.
Còn ở phương Đông, bao gồm Việt Nam, nền
văn hóa nông nghiệp (dạng tiểu nông) lại bồi
đắp một lối tư duy khác: tư duy tổng hợp biện
chứng - duy tình, luôn coi trọng các mối quan hệ,
đề cao giá trị cộng đồng, trước hết là cộng đồng
gia đình. Tính phong phú của hệ thống đại từ
nhân xưng trong ngôn ngữ tiếng Việt là một ví
dụ cho tư duy trọng quan hệ. Khi giao tiếp, tuỳ
theo tương quan độ tuổi, địa vị xã hội và bối
cảnh cụ thể, người ta sử dụng linh hoạt các đại
từ “chú khi ni, mi khi khác”. Ngay khi tự vấn bản
thân, người Việt cũng thường dùng từ “mình”
thay cho từ “tôi”. Người Việt Nam thường tâm
niệm: mỗi người chỉ là một mắt xích nhỏ trong
đường dây lịch sử gia đình - bên trên là tổ tiên,
phía dưới là hậu duệ - với những nghĩa vụ,
trách nhiệm cụ thể. Họ không chỉ cầu mong
bình an, may mắn trong hiện tại mà còn luôn
khắc sâu ơn nghĩa với quá khứ và chuẩn bị hết
lòng cho tương lai. Việc thờ cúng tổ tiên nhiều
đời một cách quy củ, chặt chẽ trong mỗi gia
đình là một ví dụ rõ rệt cho điều này. Con cháu
phải thực hiện phận sự lâu dài với cha mẹ, cả
khi sống lẫn khi qua đời và bậc bề trên, dù đã
khuất, vẫn tiếp tục ở bên con cháu, dõi theo
và phù trợ bí ẩn cho chúng! Vùng tâm thức trở
thành nền tảng cho quy ước tự nhiên: những
người ruột thịt phải cùng chung sống và gắn
bó, nương tựa nhau suốt đời.
“Trẻ cậy cha, già cậy con”, vì vậy, đã trở
thành nguyên lý sống của mỗi người Việt Nam.
Mối liên hệ hai chiều trong tâm thức còn được
ủng hộ, bảo trợ bằng cả hai công cụ quản lý xã
hội: hương ước của làng xã và pháp luật của
Nhà nước. Trong các giá trị tinh thần mà người
ta hướng tới, phúc và hiếu được coi là những
giá trị thiêng liêng. “Vô phúc” đối với người già
là nỗi bất hạnh lớn nhất và tội “bất hiếu” của
con cháu cũng xếp hàng đầu trong “thập ác”.
Người làm cha mẹ có phúc khi sinh được đông
con nhiều cháu (đặc biệt là con trai) và chúng
ngoan ngoãn, hiếu thảo, tạo ra một đường dây
thế hệ trường tồn. Trách nhiệm (kể cả quyền
uy) của cha mẹ với con cháu là mãi mãi, ngay
khi chúng đã trưởng thành. Có thể nhắc tới
những câu thơ hiện đại nhưng phản ánh rất
đúng tâm lý truyền thống này:
Số 24 - Tháng 6 - 201880
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
“Cha mẹ là lá chắn che chở suốt đời con”
hay
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Nhìn chung, người làm cha mẹ không bao
giờ đo đếm công sức của mình đối với con
cái, thậm chí chắt chiu dành dụm tài sản bồi
đắp cho con, mong con sung sướng (Con hơn
cha là nhà có phúc), không loại trừ cả niềm hy
vọng vào sự đền đáp của chúng khi mình vào
tuổi “chân yếu, tay run” (Có lẽ đây là điểm khác
biệt trong tâm lý NCT thuộc hai nền văn hóa
Đông - Tây). Ngược lại, chính lòng hiếu thảo
của những đứa con sẽ xây thành lũy vững chắc
cho chữ phúc của cha mẹ. Đạo làm con là đạo
lý cơ bản nhất của Đạo làm Người. “Làm con
trước phải đền ơn sinh thành”.
Lòng biết ơn đối với cha mẹ vốn đã có cội rễ
trong nền văn hóa bản địa Đông Nam Á (Văn
hóa thờ Mẫu), nhưng nhờ quá trình giao lưu,
tiếp biến, các dòng văn hóa ngoại lai như Phật
giáo, Kitô giáo, đặc biệt là Nho giáo, đã cung
cấp thêm lý thuyết và lễ thức để nó trở thành
Đạo Hiếu. Con cái phải có bổn phận tôn kính,
vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ suốt đời. Ai
vi phạm, không những bị pháp luật kết tội mà
còn bị tòa án của cộng đồng lên án, chối bỏ.
Phân tích yếu tố tâm lý truyền thống mà
hầu hết NCT ở nước ta đang lưu giữ chính để
lý giải hiện trạng tại sao những xúc cảm tiêu
cực (thất vọng, buồn bã) lại chiếm ưu thế trong
tâm trạng họ khi đối diện với sự khủng hoảng
đang diễn ra trong các mối quan hệ gia đình
cũng như sự biến đổi mô hình cấu trúc gia
đình. Đây là vấn đề thuộc khía cạnh văn hóa,
một thách thức không nhỏ đối với những NCT
ở nước ta hiện nay.
2. Người cao tuổi trong cấu trúc gia đình
xưa và nay
Cấu trúc gia đình là thuật ngữ khoa học chỉ
các yếu tố hợp thành chỉnh thể gia đình (số thế
hệ, số thành viên trong mỗi thế hệ) cũng như
mối tương tác giữa các yếu tố ấy với nhau. Mỗi
kiểu loại gia đình có một dạng thức cấu trúc -
được kiến tạo nhằm thực hiện các chức năng
xã hội mà người chủ gia đình mong muốn. Cấu
trúc gia đình, do đó được hình thành và biến
đổi trên nền tảng của nhiều yếu tố khách quan
cũng như ý thức chủ quan của con người. Nó
có ảnh hưởng to lớn tới vai trò, vị trí của mỗi
gia đình trong xã hội, cũng như tác động sâu
sắc tới đời sống vật chất và tinh thần của các
thành viên, bao gồm cả người cao tuổi.
2.1. Gia đình Việt Nam trong xã hội nông
nghiệp truyền thống có một đặc điểm khái
quát, đó là tính tương đối thuần nhất về kiểu loại
cấu trúc. Tuyệt đại gia đình kết cấu theo khuôn
mẫu: kết hôn dị tính, đầy đủ vợ chồng - con
cái. Rất hiếm gia đình khác kiểu, vì khi “đi chệch
khỏi truyền thống cũ và đi theo ý tưởng mới có
thể dẫn tới kết quả bị xa lánh, bị tẩy chay, loại
bỏ và đó là điều đáng kinh sợ khủng khiếp đối
với người sống trong làng” (4, tr.194). Tất nhiên,
trong nhóm các gia đình theo đúng khuôn
mẫu, cũng không có duy nhất một cấu trúc. “Ở
nước ta trước năm 1945, tầng lớp quan lại và địa
chủ mới có điều kiện tạo lập gia đình 4 thế hệ với
hàng chục nhân khẩu. Còn gia đình nông dân
lao động thì kết cấu phổ biến là hai hoặc ba thế
hệ - một loại gia đình không lớn lắm” (2, tr.175).
Vậy gia đình truyền thống được bàn luận ở đây
là loại gia đình nào? Xuất phát từ quan niệm
gia đình truyền thống phải là gia đình chiếm
số đông, trên diện rộng, trong một giai đoạn
lịch sử lâu dài, chúng tôi coi cấu trúc của loại
gia đình nông dân - trực canh là cấu trúc gia
đình điển hình mang tính đại diện. Từ đó, có
thể khẳng định: gia đình truyền thống nước ta
thuộc loại gia đình nhỏ, ít thế hệ. Hơn nữa, gia
đình hai thế hệ chiếm tới 2/3, gia đình ba thế
hệ - nơi bố mẹ già sống cùng con - có tỷ lệ thấp
hơn, khác với những ý kiến cho rằng gia đình
mở rộng (3, 4 thế hệ) mới là mô hình điển hình
trong xã hội truyền thống. Vậy nguyên nhân
nào dẫn đến việc gia đình hạt nhân chiếm tỷ lệ
cao trong xã hội trước đây?
Trước hết, “Cây thấp, tán rộng” là hình ảnh
phổ quát được chúng tôi hình dung về gia
đình truyền thống. “Cây thấp” gắn liền với tuổi
thọ của người chủ gia đình. Ở nhiều làng quê,
đàn ông mới 48 - 50 đã được làng mừng thọ với
81Số 24 - Tháng 6 - 2018
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
nghi thức “lên lão”, bắt đầu có “xỉ tước”(khác với
“quan tước” đây là một tước vị mà mọi thường
dân đều có thể có được, “sống lâu lên lão làng”).
Họ luôn được cộng đồng kính trọng (nhường
đường, nhường chỗ) vì gia tài kinh nghiệm
sống và kỹ năng sản xuất. Có lẽ vì lý do “cây
thấp” này nên rất hiếm gia đình song hành bốn
thế hệ. “Tán rộng” vì cây có nhiều cành, cành
có nhiều nhánh, biểu tượng người chủ nhà có
đông con, nhiều cháu. Đó là một ước vọng của
người nông dân. Nó vừa thỏa mãn về mặt tâm
linh (Con cái là “của Trời cho”, là “hồng ân của
Chúa”), đáp ứng nguồn nhân lực trực tiếp trên
mảnh ruộng gia đình (“mỗi con, mỗi của”), vừa
phòng ngừa sa sảy do “hữu sinh vô dưỡng”, tạo
thêm mối liên kết vợ chồng Đặc biệt, sinh
nhiều con là một dạng đầu tư lâu dài cho tuổi
già (Con cái là “của để dành”). Tuy đông con,
nhưng ở nước ta, rất hiếm mô hình “huynh đệ
đồng củ” (anh em đã kết hôn vẫn sống chung
và có kinh tế chung) như ở nước láng giềng
Trung Hoa. Người Việt Nam có phong tục cho
con trai ra ở riêng ngay sau khi kết hôn. Vợ
chồng con trai trưởng (ở miền Bắc) hoặc con
trai út (ở miền Nam) ở lại ngôi nhà của cha mẹ
với trách nhiệm chính trong việc chăm sóc bậc
sinh thành và thờ cúng tổ tiên - bằng nguồn
hoa lợi từ ruộng hương hỏa (Theo qui định của
pháp luật, ruộng hương hỏa chiếm 1/20 tài sản
của gia đình). “Một người con trai, thường là con
trưởng sẽ ở cùng cha mẹ, còn những người con
khác, đặc biệt người đã kết hôn, phải ra xây dựng
hộ riêng và sống cùng vợ con mình” (4, tr.175).
Có một số lý do dẫn đến việc phát triển các
gia đình hạt nhân. Một là, đặc điểm của quy
trình sản xuất lúa nước (ruộng nhỏ, công cụ
thô sơ) không cần đông người mà phù hợp
với kết cấu gia đình nhỏ (Chồng cày, vợ cấy).
Hai là, các bậc cha mẹ có ý thức tạo lập tài sản
riêng cho từng người con ngay khi mình còn
sống, tránh sự tranh chấp giữa các con. Khi
lấy vợ, người con trai đuợc chia cho một phần
đất làm nhà ở riêng và còn được làng cấp cho
một phần đất công để cấy cày. Những đứa con
ra ở riêng cũng làm giảm sự liên đới của cha
mẹ khi xảy ra sự cố. “Chính sự sở hữu độc lập
đó khiến cha mẹ được miễn giảm trách nhiệm
với những món nợ mà con cái họ mắc phải” (4,
tr.162). Hình ảnh “biển tư hữu ruộng đất” trong
làng xã đã được nhiều nghiên cứu nhắc tới
chính bắt nguồn từ thực tế này, “làng phân
chia ruộng đất cho các thành viên theo định kỳ”.
Sang đầu thế kỷ XIX, số ruộng tư đã nhiều gấp
năm số ruộng công” (6, tr.33). Lý do thứ ba giải
thích hiện tượng gia đình hạt nhân chiếm tỷ lệ
cao trong làng xã, tìm thấy trong quan điểm
ủng hộ, khuyến khích của chính quyền phong
kiến trung ương. Ở Việt Nam, con cái ra ở riêng
khi cha mẹ còn sống không bị coi là phạm tội
“bất hiếu” như những quy ước của Nho giáo.
“Mặc dầu đã Nho giáo hóa pháp luật, vua Việt
Nam vẫn thận trọng không chấp nhận nhũng gì
có thể dẫn tới việc tạo ra những gia đình có thế
lực gây trở ngại cho việc xây dựng và điều hành
chính quyền tập trung. Việc phân chia quyền sở
hữu tài sản và khả năng sống độc lập của con cái
cần phải được hiểu theo quan điểm đó” (4, tr.97).
Tuy nhiên, trước kia, mối quan hệ giữa
những gia đình hạt nhân này với gia đình
gốc - nơi cha mẹ sống cùng vợ chồng người
anh trưởng - vẫn rất mật thiết. Họ sống riêng
nhưng gần kề nhà cha mẹ, họ làm ruộng riêng
nhưng vẫn trong không gian chật hẹp của
làng. Công việc ấy, khoảng cách địa lý ấy giúp
họ dễ dàng thực hiện được các nghĩa vụ của
mình (Sáng viếng, tối thăm). Một khía cạnh nữa
cũng cần lưu ý là vai trò của những người phụ
nữ (con dâu, con gái) trong mối quan hệ với
NCT. Do quan niệm chăm già, chăm trẻ thuộc
việc nhà nên công việc này, người phụ nữ
thường đảm nhiệm chính. Dù cũng phải làm
việc vất vả trên đồng ruộng với vai trò người
cộng sự của chồng, nhưng các nàng dâu (cả và
thứ) đều có ý thức cùng nhau chia sẻ nghĩa vụ.
Những người con gái đã xuất giá cũng thường
xuyên đi lại thăm nom cha mẹ, đây là điểm
khác biệt với xã hội Trung Hoa - nơi mà sau khi
lấy chồng, người con gái phải cắt đứt quan h