Tóm tắt: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số ngày nay đã
góp phần tạo nên sự thuận tiện và nhanh chóng trong hoạt động
giao tiếp học thuật. Hầu hết các quy trình giao tiếp học thuật đều
có thể diễn ra đồng thời trên môi trường mạng Internet. Người
dùng tin có thể vừa là người nghiên cứu, người đệ trình xuất bản
nghiên cứu vừa có thể là người thực hiện vai trò bình duyệt. Tất cả
họ đều có thể thực hiện vai trò của mình đồng thời ngay trên môi
trường mạng Internet. Có thể thấy, người dùng tin ngày nay không
chỉ thể hiện có kỹ năng sử dụng công nghệ số khai thác tri thức mà
còn có khả năng thẩm định các nguồn tri thức trên môi trường số
một cách hiệu quả. Thư viện xưa nay vẫn thực hiện tốt vai trò phát
triển và cung cấp nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu nghiên cứu của
người dùng tin. Song với xu thế người dùng tin có nhu cầu khai
thác tri thức số đa dạng và tức thời thì thư viện không chỉ là nơi
sưu tầm nguồn tài liệu gốc mà thư viện còn có thể là Trung tâm Tri
thức số. Bài viết chỉ ra xu thế nhu cầu khai thác tri thức số của người
dùng tin là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự
phát triển thư viện trở thành Trung tâm Tri thức số.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người dùng tin thông minh là nhân tố góp phần phát triển Trung tâm tri thức số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH
LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Nguyễn Hoàng Vĩnh Vương*1- Bùi Thị Phượng**
Tóm tắt: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số ngày nay đã
góp phần tạo nên sự thuận tiện và nhanh chóng trong hoạt động
giao tiếp học thuật. Hầu hết các quy trình giao tiếp học thuật đều
có thể diễn ra đồng thời trên môi trường mạng Internet. Người
dùng tin có thể vừa là người nghiên cứu, người đệ trình xuất bản
nghiên cứu vừa có thể là người thực hiện vai trò bình duyệt. Tất cả
họ đều có thể thực hiện vai trò của mình đồng thời ngay trên môi
trường mạng Internet. Có thể thấy, người dùng tin ngày nay không
chỉ thể hiện có kỹ năng sử dụng công nghệ số khai thác tri thức mà
còn có khả năng thẩm định các nguồn tri thức trên môi trường số
một cách hiệu quả. Thư viện xưa nay vẫn thực hiện tốt vai trò phát
triển và cung cấp nguồn tài liệu phục vụ nhu cầu nghiên cứu của
người dùng tin. Song với xu thế người dùng tin có nhu cầu khai
thác tri thức số đa dạng và tức thời thì thư viện không chỉ là nơi
sưu tầm nguồn tài liệu gốc mà thư viện còn có thể là Trung tâm Tri
thức số. Bài viết chỉ ra xu thế nhu cầu khai thác tri thức số của người
dùng tin là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự
phát triển thư viện trở thành Trung tâm Tri thức số.
Từ khóa: Người dùng tin thông minh; Tri thức số; Kĩ năng thông tin;
Trung tâm Tri thức số.
1. GIỚI THIỆU
Xã hội tri thức dựa trên nhu cầu tiếp cận thông tin, phân phối
thông tin và khả năng chuyển thông tin thành tri thức. Ở một góc
* Thạc sĩ, Trung tâm học liệu, Đại học Cần Thơ.
** Trung tâm học liệu, Đại học Cần Thơ.
158
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
độ nào đó, thư viện đại học đang giữ “chìa khóa” của nền kinh tế
tri thức và góp phần hình thành xã hội tri thức. Một câu hỏi quan
trọng đặt ra với các thư viện đại học là làm thế nào để cung cấp các
nguồn tài nguyên tri thức một cách hiệu quả nhất cho người dùng
tin. Những điều kiện thích hợp để tài nguyên tri thức được phát
huy hiệu quả hơn trong bối cảnh xã hội tri thức ngày càng năng
động và đổi mới. Một phương thức kết nối mới giữa người dùng tin
“thông minh” và thư viện đại học đó chính là Trung tâm Tri thức số.
Người dùng tin “thông minh” có khả năng thích ứng tốt với những
thay đổi, phát huy hữu hiệu các kiến thức kỹ năng thông tin trong
việc khai thác nguồn tài nguyên thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu
thông tin của cá nhân. Trung tâm Tri thức số cung cấp nguồn tài
nguyên thông tin đa dạng, tức thì thông qua kho “siêu dữ liệu” cho
người dùng tin một cách đầy đủ và toàn vẹn hơn. Như vậy, Trung
tâm Tri thức số vừa thúc đẩy ứng dụng đổi mới về truyền thông học
thuật vừa đem đến những giá trị lợi ích cho người dùng tin “thông
minh” trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập với các
nhu cầu khác nhau.
2. CÁC KHÁI NIỆM
2.1. Người dùng tin thông minh
Kỷ nguyên số đã mang đến cho người dùng tin nguồn tài nguyên
thông tin “khổng lồ”. Việc tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin đa dạng,
phong phú đó dần dần giúp người dùng tin hình thành kĩ năng tìm
kiếm thông tin hữu hiệu. Thêm vào đó, nhu cầu về thông tin và cách
thức tiếp cận, khai phá nguồn tài nguyên thông tin của người dùng
tin ngày càng đi vào chiều sâu và họ đang trở thành những người
dùng tin “thông minh”. Họ không chỉ khai thác thông tin hữu ích có
giá trị, mà họ còn tham gia phản biện và đánh giá chất lượng nguồn
tài nguyên thông tin, loại bỏ những thông tin thừa, không phù hợp.
Người dùng tin “thông minh” sử dụng nguồn tài nguyên thông tin
hiệu quả hơn, tuân thủ tốt bản quyền và tái tạo ra tri thức mới. Người
dùng tin ngày nay không chỉ là người am hiểu mạng máy tính hay
159
NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
công nghệ số mà họ có thể được gọi là “siêu thông thạo” (metaliteracy).
Theo định nghĩa của Jacobson và Mackey (2013) cho rằng: “Siêu thông
thạo được hình dung như một mô hình toàn diện về kiến thức để nâng
cao tư duy phản biện và phản ánh trong phương tiện truyền thông xã
hội, phần mềm học tập mở và cộng đồng trực tuyến”[6]. Người dùng tin
“thông minh” hay người dùng tin “siêu thông thạo” không chỉ có kiến
thức về kỹ năng thông tin (information literacy) như: tiếp cận, khai
thác, đánh giá, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin. Mà
còn có năng lực thích ứng với những thay đổi liên tục trong các công
nghệ mới và phát triển tư duy phản biện. Người dùng tin tích cực
tham gia vào hoạt động kết nối và phân phối thông tin như người học
độc lập và hợp tác. Tác giả Mackey và Jacobson (2014) đã chỉ ra rằng:
“Những cá nhân “siêu thông thạo” là những người có khả năng thích
nghi với những công nghệ đang thay đổi và môi trường học tập, kết
hợp và thấu hiểu mối quan hệ với kiến thức liên quan. Nó đòi hỏi mức
độ tư duy và phân tích cao về cách mà chúng ta phát triển khả năng
tự tiếp nhận thông tin như những người học siêu nhận thức trong môi
trường truyền thông xã hội mở” [8]. Người dùng tin “thông minh” thu
thập kiến thức nhiều hơn, đầy đủ hơn. Họ chủ động ứng dụng các kỹ
thuật công nghệ trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thông tin
phục vụ cho mục tiêu của họ. Họ dễ dàng nhận ra được mối liên quan
giữa các kiến thức. Họ hiểu chính xác nhu cầu họ cần gì? Họ cần sử
dụng công cụ tìm kiếm nào và khai thác nguồn tài nguyên thông tin ở
đâu để thỏa mãn nhu cầu đó.
Sự thay đổi về cách tiếp cận về nguồn tài nguyên thông tin của
người dùng tin “thông minh” là nhân tố tác động đòi hỏi các thư viện
đại học nhanh chóng phát triển để đáp ứng kịp thời nhu cầu người
dùng tin. Giá trị của thư viện thể hiện không chỉ ở cách tìm thấy nguồn
tài nguyên thông tin mà còn là sự sẵn có bộ sưu tập liên quan đến nhu
cầu người dùng tin. Trung tâm Tri thức số với nguồn tài nguyên thông
tin đảm bảo chất lượng, sự liên thông giữa các hệ thống tri thức và
nguồn nhân lực thư viện sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của người
dùng tin “thông minh”.
160
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
2.2. Trung tâm Tri thức số
Tác giả Lifer và Rogers (1998) đã chỉ ra mục tiêu của Trung tâm
Tri thức số: “là tạo dựng mối quan hệ hợp tác với các chương trình học thuật;
trở thành trung tâm sáng tạo, quảng bá, phân phối và xây dựng thông tin
truyền thông đa phương tiện và nguồn tài nguyên thông tin cho trường đại
học; hoạt động như trung tâm ứng dụng những công nghệ mới vào giảng
dạy, học tập, và sáng tạo tri thức; cung cấp khả năng lãnh đạo và hướng dẫn
để thích nghi và sử dụng các tiêu chuẩn truy cập và kỹ thuật” [ 7 ]. Trung
tâm Tri thức số như là một kho lưu trữ tổng hợp các nguồn tài liệu số,
các cơ sở dữ liệu trực tuyến đăng ký quyền truy cập, trả phí hay là các
kho lưu trữ mở. Bộ sưu tập “siêu dữ liệu” này được lưu trữ khoa học
và được tạo lập chỉ mục cho từng loại thông tin, cho phép người dùng
tin truy cập qua một công cụ tìm kiếm. Trung tâm Tri thức số ngày
càng phát triển thông qua việc thu hút và tạo điều kiện cho các cộng
đồng nghiên cứu dễ dàng truy cập vào kho lưu trữ. Tài nguyên thông
tin trong kho lưu trữ cho phép người dùng tin tìm kiếm mở rộng kết
quả hay thu hẹp kết quả. Kết quả tìm kiếm có thể kèm theo âm thanh,
hình ảnh cho nội dung. Kho “siêu dữ liệu” với các ứng dụng kỹ thuật
công nghệ hỗ trợ người dùng tin thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một
lúc trong quá trình khai thác nguồn tài liệu. Nguồn tài nguyên thông
tin đa dạng các loại hình từ Trung tâm Tri thức số cung cấp cho người
dùng tin kiến thức phong phú, hỗ trợ tích cực cho hoạt động “sáng
tạo tri thức””.
Hassannuddin, Dahlan và Hussin (2013) cũng xem trung tâm tri
thức như là kho lưu trữ kỹ thuật số, có chức năng phổ biến tri thức đến
người dùng tin và góp phần tạo ra tri thức mới: “Trung tâm tri thức
là một trong những cách để thu thập, chia sẻ thông tin và quản lý tri
thức trong một tổ chức” [4]. Trung tâm Tri thức số cung cấp cho người
dùng tin nguồn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng thông qua
các dịch vụ trực tuyến tiên tiến nhằm thúc đẩy, khuyến khích sự sáng
tạo của người dùng tin trong việc sử dụng và tái tạo ra tri thức mới.
Trung tâm Tri thức số với những điều kiện thuận lợi về quy mô, nguồn
dữ liệu, công nghệ để phát triển các dịch vụ phức hợp cần thiết để đáp
161
NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
ứng các nhu cầu đa dạng của người dùng tin. Tri thức, thông tin là cốt
lõi quan trọng cho sự phát triển của thư viện. Tác giả Nove Eka (2016),
chỉ ra rằng: “Khuôn khổ của một thư viện được coi như là trung tâm tri
thức bao gồm nhân viên thư viện, công nghệ thông tin, nguồn tài liệu, thu
thập, xử lý, trình bày và chia sẻ tài liệu” [9 ]. Thư viện như là một trung
tâm tri thức khi là nơi tập hợp, xây dựng, tổ chức, quản lý và phát triển
nguồn tài nguyên thông tin trong kho “siêu dữ liệu”. Ở đó, Trung tâm
Tri thức số không chỉ phát triển các nguồn tài nguyên thông tin số từ
các cơ sở dữ liệu mà còn thu hút sự tham gia của cộng đồng nghiên
cứu đóng góp vào kho tài nguyên thông tin số. Có những bước tiến về
ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra những dịch vụ trực tuyến tiện
ích đưa nguồn tài nguyên thông tin đến người dùng tin nhanh chóng,
hiệu quả. Cán bộ thư viện cần có những kiến thức, kỹ năng và năng lực
chuyên môn để thích ứng và đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng tin
“thông minh” trong xã hội thông tin ngày nay.
US Fed News Service (2008) viết về Trung tâm Tri thức số của Texas
đã nêu lên lợi ích mà Trung tâm Tri thức số đem lại cho người dùng tin,
đặc biệt là các nhà nghiên cứu, giảng dạy: “Có thể tự do truy cập và sử
dụng các tài liệu ở Trung tâm Tri thức số để phát triển và nâng cao kiến
thức của người dùng tin (người học) thông qua hoạt động học kết hợp
giữa phương pháp giảng dạy truyền thống với công nghệ” [11 ]. Các
nguồn tài nguyên thông tin ở Trung tâm Tri thức số góp phần nâng cao
hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu, học tập của người dùng tin. Kho
lưu trữ của Trung tâm Tri thức số cho phép người dùng tin chia sẻ thông
tin đến cộng đồng nghiên cứu và ngược lại họ cũng có thể tiếp cận được
nguồn tài liệu của cộng đồng nghiên cứu. Nghĩa là cả hai đều có thể tìm
kiếm được tài liệu và xác định được nguồn tài nguyên thông tin cần thiết
cho hoạt động học tập, nghiên cứu thông qua Trung tâm Tri thức số.
Các góc nhìn, các quan điểm về người dùng tin “thông minh” hay
người dùng tin “siêu thông thạo” có nét tương đồng về kiến thức thông
tin, kỹ năng thông tin. Người dùng tin “thông minh” được coi như là
người có khả năng “siêu thông thạo” trong việc khai thác các nguồn
tài nguyên thông tin. Mặt khác, họ tích cực tham gia vào quá trình sản
162
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
xuất thông tin mới. Và Trung tâm Tri thức số là một kho “siêu dữ liệu”
liên thông, liên kết các nguồn tài nguyên thông tin được thiết lập một
cách khoa học với ứng dụng tích cực của công nghệ. Trung tâm Tri thức
số thông qua các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến đáp ứng tốt nhu cầu người
dùng tin “thông minh” trong xã hộ tri thức ngày nay.
Người dùng tin “siêu thông thạo” hay người dùng tin “thông
minh” và Trung tâm Tri thức số không độc lập mà chúng ảnh hưởng
và tác động mạnh mẽ lẫn nhau. Nhu cầu người dùng tin “thông minh”
tạo động lực để thư viện có những bước chuyển về công nghệ, nguồn
tài liệu, nguồn nhân lực để trở thành Trung tâm Tri thức số. Ngược
lại, Trung tâm Tri thức số đem lại nhiều nguồn tài nguyên thông tin,
thúc đẩy sự sáng tạo, sản xuất ra thông tin của người dùng tin “thông
minh”. Trong kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức, thư viện đại học
trở thành Trung tâm Tri thức số là một xu thế cần thiết.
3. XU HƯỚNG KHAI THÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN SỐ
CỦA NGƯỜI DÙNG "TIN THÔNG MINH"
Người dùng tin “thông minh” ngày nay có xu hướng tiếp cận
nguồn dữ liệu số ngày càng nhiều. Nguồn tài nguyên thông tin số trở
thành sự lựa chọn phổ biến nhờ vào đặc tính nhanh và tiện lợi trong
đối chiếu đánh giá. Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, Internet đã
bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, là điều kiện thuận lợi để thư
viện đưa nguồn tài nguyên thông tin số đến với người dùng. Đến
cuối năm 2019 “Dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với 64
triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017” [1]. Theo
Nguyễn Thị Trường Giang (2017): “Hơn 1/3 số người dùng Internet di
động có trình độ đại học và sau đại học, hơn 70% người dùng có nghề
nghiệp chuyên môn. Đó là các học giả, doanh nhân, công chức, giáo
viên, sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng, người làm công tác
xã hội” [3] Hơn 1/3 số người dùng Internet di động có trình độ đại
học và sau đại học, cho thấy mạng Internet đã trở thành một phương
tiện hỗ trợ tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin không thể thiếu trong
nghiên cứu, học tập.
163
NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Mô hình “siêu thông thạo” của các tác giả Mackey và Jacobson (2014)
đã mô phỏng lại khả năng hiểu thông tin của người dùng tin thông qua
các vòng tròn đồng tâm có liên quan. Trung tâm của mô hình này là
“siêu thông thạo” hay “siêu kiến thức”. Vòng tròn bên trong được bao
quanh bởi “siêu nhận thức” thể hiện mức độ quan trọng liên quan đến
hiểu biết thông tin. Đường tròn đứt nét bao quanh siêu nhận thức minh
họa ảnh hưởng của cách tiếp cận phản chiếu này trong các không gian
khác. Mô hình “siêu kiến thức” biểu thị một cách tiếp cận cộng tác để
hiểu biết về thông tin. Di chuyển ra ngoài lõi “siêu kiến thức” tiếp theo là
khả năng xác định, truy cập, đánh giá và hiểu thông tin. Tất cả các khía
cạnh của định nghĩa theo tiêu chuẩn ACRL (2000): xác định, đánh giá,
hiểu, truy cập, kết hợp và sử dụng là thành phần của mô hình này. Tuy
nhiên, mở rộng những đặc điểm này bao gồm bốn yếu tố cần thiết trong
môi trường truyền thông xã hội: cộng tác, tham gia, sản xuất, chia sẻ.
Bên cạnh đó, người dùng tin tham gia với tư cách là nhà sản xuất, cộng
tác viên và nhà phân phối nội dung số với nhiều hình thức khác nhau.
Hình 1: Mô hình “siêu thông thạo” của Mackey và Jacobson (2014)
Người dùng tin ngày nay tiếp cận tốt các nguồn tài nguyên thông
tin từ Internet. Họ biết cách chọn lựa, khai thác và sử dụng những nguồn
tài liệu có giá trị và uy tín học thuật để phục vụ cho hoạt động nghiên
164
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
cứu, học tập. Họ biết điểm mạnh của từng nguồn tri thức học thuật.
Ví dụ, SpringerLink có trên 2.700 tên tạp chí khoa học và công nghệ
thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy
tính, y học. CSDL Hinari là CSDL chuyên về lĩnh vực y học, sinh học và
các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. AGORA cung cấp các tạp chí
khoa học về nông nghiệp, thực phẩm, khoa học môi trường, và các lĩnh
vực khoa học xã hội có liên quan. Hơn thế nữa, người dùng tin ngày nay
còn đóng góp vào sự phát triển nguồn tài nguyên thông tin số thông
qua việc tham gia vào các kho lưu trữ tài nguyên thông tin truy cập mở.
Ví dụ Sherpa Romeo là một nguồn tài nguyên thông tin trực tuyến tổng
hợp và phân tích các chính sách truy cập mở của nhà xuất bản từ khắp
nơi trên thế giới và cung cấp tóm tắt về bản quyền của nhà xuất bản và
các chính sách lưu trữ truy cập mở trên từng tạp chí [5].
Theo xu hướng phát triển học thuật ngày nay, uy tín hay mức độ
ảnh hưởng của bài viết được đánh giá thông qua các hệ số học thuật.
Người dùng tin biết lựa chọn tạp chí xuất bản phù hợp với chuyên
ngành, lĩnh vực nghiên cứu. Họ cũng am hiểu về các chỉ số đánh giá
học thuật của tạp chí. Ví dụ, hệ số tác động (Impact factor). IF được
dùng như là thông tin tham khảo mức độ quan trọng của một tạp chí
này so với các tạp chí khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Các tạp chí
có IF cao thường được coi là có uy tín hơn so với các tạp chí có IF thấp.
Hay chỉ số H để đánh giá tầm ảnh hưởng của tạp chí hay uy tín của
nhà khoa học. Khi chỉ số H càng cao thì uy danh nhà khoa học càng
khẳng định.
Người dùng tin ngày nay thể hiện là những người có kiến thức về
kỹ năng thông tin, am hiểu về các chỉ số học thuật, chia sẻ tài nguyên
thông tin qua các kho lưu trữ mở để kết nối với cộng đồng học thuật
và họ đang dần dần trở thành người dùng tin “siêu thông thạo” hay
người dùng tin thông minh.
4. PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra lượng thông tin số “khổng lồ”
cùng với các phần mềm thông minh cho phép người dùng tin tìm kiếm và
165
NGƯỜI DÙNG TIN THÔNG MINH LÀ NHÂN TỐ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ
truy xuất một cách hiệu quả. Nền tảng Internet hỗ trợ chia sẻ và tiếp cận
các nguồn tài nguyên số một cách dễ dàng. Cuộc cách mạng này đã làm
thay đổi hành vi tiếp cận thông tin và chia sẻ thông tin của người dùng
tin cũng như các dịch vụ cung cấp thông tin ở các thư viện. Người dùng
tin không đơn giản là người tìm kiếm và sử dụng mà còn là người tham
gia vào quá trình đánh giá chất lượng nguồn tài nguyên thông tin. Và họ
cũng góp phần sản xuất các nguồn tài nguyên thông tin đóng góp vào bộ
sưu tập số thông qua việc kí gửi hoặc công bố các công trình nghiên cứu
khoa học. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra vấn đề về việc
tổng hợp dữ liệu, kiến thức thành những bộ sưu tập chung có giá trị phục
vụ chung cho lợi ích xã hội. Trung tâm Tri thức số phản ánh một bước
phát triển mới của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu người dùng “siêu
thông thạo”. Trung tâm Tri thức số là một sự liên kết giữa công nghệ và
nguồn lực thư viện; giữa nguồn tài nguyên thông tin số và dịch vụ cung
cấp tri thức đến người dùng tin. Trung tâm tri thức là không gian mà mọi
người giao tiếp, chia sẻ, tạo ra sản phẩm tri thức mới. Trung tâm Tri thức số
phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực thư viện trong việc cung cấp tài
liệu đến người dùng tin và khả năng khai thác nguồn tài nguyên thông tin
học thuật của người dùng tin. Tác giả Chowdhury và Chowdhury (2003)
đã chỉ ra những đặc điểm của thư viện số và đó cũng chính là những đặc
điểm của Trung tâm Tri thức số [2]:
• Đa dạng nguồn thông tin số;
• Thư viện số giảm nhu cầu về không gian thực tế;
• Người dùng từ xa;
• Người dùng tự xây dựng bộ sưu tập với tiện ích từ thư viện số;
• Thư viện số cung cấp quyền truy cập nguồn thông tin phân án;
• Nhiều người dùng cùng lúc chia sẻ cùng thông tin;
• Chuyển đổi mô hình sử dụng và sở hữu;
• Phát triển bộ sưu tập dựa trên tính hiệu quả và bộ lọc thích hợp;
• Khả năng xử lý nội dung đa ngôn ngữ;
• Thư viện số bỏ qua sự có mặt của người trung gian;
166
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM
• Cung cấp phương tiện tìm kiếm và truy xuất tốt hơn;
• Thông tin số được sử dụng và xem bởi nhiều người;
• Thư viện số phá vỡ rào cản về thời gian, không gian và ngôn ngữ.
Tác giả Paul Pandian (2008) cho rằng ba yếu tố chính tạo thư viện
số và cũng là ba yếu tố chính hình thành Trung tâm Tri thức số là: con
người, tài nguyên thông tin và công nghệ. [10]
Hình 2: Ba yếu tố tạo nên Trung tâm Tri thức số của Paul Pandian
Trung tâm thông tin tri thức số với những bước tiến về ứng dụng
công nghệ số đã trở thành nơi lưu trữ nguồn dữ liệu lớn ở dạng hình
ảnh, văn bản và video về dữ liệu thư mục, bài báo khoa học, luận án,
đề tài nghiên cứu khoa học, bài hội nghị khoa học và sách. Ngoài ra, nó
còn là công cụ truy cập với nhiều tiện ích như gợi ý tìm kiếm, gợi ý chất
lượng học thuật của tài liệu và gợi ý tác giả uy tín. Hơn thế nữa, nó còn
chứa đựng các bình luận học thuật về các nguồn tri thức số. Điều quan
trọng nữa là, Trung tâm Tri thức số vừa mang đến tiện ích cho các truy
cập riêng tư qua lưu vết và gợi ý tìm kiếm nhưng đảm bảo tính bảo mật
trong quá trình khai thác tri thức số của người dùng tin. Trung tâm Tr