TÓM TẮT
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ diễn ra trong hội thoại do các nhân vật hội thoại
thực hiện. Lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê bao gồm: nhóm từ xưng hô chuyên dụng (thường
là đại từ nhân xưng) và nhóm từ xưng hô lâm thời (cỏc danh từ thân tộc, các từ ngữ chỉ quan
hệ xã hội, nghề nghiệp, chức vụ v.v. dùng để xưng hô). Nghiên cứu lớp từ xưng hô trong tiếng
Ê-đê (đối chiếu với tiếng Việt), sẽ thấy đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng của nó,
đồng thời thấy được rõ nét đặc trưng văn hoá của người Ê-đê và người Việt qua giao tiếp
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người Ê đê dùng lớp từ xưng hô như thế nào ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI Ê ĐÊ DÙNG LỚP TỪ XƯNG HÔ NHƯ THẾ NÀO ?
NGUYỄN MINH HOẠT
(*)
TÓM TẮT
Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ diễn ra trong hội thoại do các nhân vật hội thoại
thực hiện. Lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê bao gồm: nhóm từ xưng hô chuyên dụng (thường
là đại từ nhân xưng) và nhóm từ xưng hô lâm thời (cỏc danh từ thân tộc, các từ ngữ chỉ quan
hệ xã hội, nghề nghiệp, chức vụ v.v. dùng để xưng hô). Nghiên cứu lớp từ xưng hô trong tiếng
Ê-đê (đối chiếu với tiếng Việt), sẽ thấy đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và cách sử dụng của nó,
đồng thời thấy được rõ nét đặc trưng văn hoá của người Ê-đê và người Việt qua giao tiếp.
ABSTRACT
Addressing is an action of language happening in a conversation and is practiced by
speakers. Addressing words in the Ede is divided into two groups : words of special
addressing (personal pronouns),words of temporary addressing (kinship nouns, social
relationship words, promotion, jobs,are used to address). Reasearching addressing words
in Ede language, comparing to Vietnamese, helps us understand its characteristics,
semantics, and use of addressing words. Moreover, it also helps us understand cultural
features of the Ede and Vietnamese in communication.
1. MỞ ĐẦU
Tiếng Ê đê thuộc nhóm Chamic, những ngôn ngữ Nam Đảo ở lục địa Đông Nam Á,
nhánh Indonesia phía Tây của ngữ hệ Nam Đảo. Việc nghiên cứu từ xưng hô tiếng Ê đê (so
sánh với tiếng Việt) có thể góp phần cung cấp tư liệu cho việc tổng kết các đặc trưng chung
và xác định mối quan hệ cội nguồn, loại hình cũng như tiếp xúc ngôn ngữ - văn hoá giữa nó
với ngôn ngữ các dân tộc khác ở Việt Nam, trong đó có tiếng Việt.
Bài viết sẽ giới thiệu về lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê, so sánh chúng với lớp từ
xưng hô trong tiếng Việt để làm rõ những đặc điểm của lớp từ này. Đồng thời, làm rõ các hình
thức dùng từ xưng hô của người Ê đê, từ đó thấy được nét đặc trưng văn hoá của người Ê đê
trong giao tiếp.
2. NỘI DUNG
Lớp từ xưng hô trong tiếng Ê đê bao gồm: nhóm từ xưng hô chuyên dụng (thường gọi
là đại từ nhân xưng - ĐTNX) và nhóm từ xưng hô lâm thời (các danh từ thân tộc, các từ ngữ
chỉ quan hệ xã hội, nghề nghiệp, chức vụ,dùng để xưng hô).
2.1. Nhóm từ xưng hô chuyên dụng
Tuy có một vài sự khác biệt nhất định về tiếng nói, nhưng sự khác nhau về ĐTNX
trong tiếng Ê đê ở các nhóm, ngành người Ê đê là không đáng kể. Trong tiếng Ê đê có 15
ĐTNX được phân bố ở các ngôi, số cụ thể như sau:
(*) ThS, Bộ môn Ngữ văn, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên.
2.1.1. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
ĐTNX ngôi thứ nhất (chỉ người nói) có 5 từ, gồm:
- ĐTNX số ít chỉ có 01 từ duy nhất có nghĩa trung tính: kâo (tôi).
- ĐTNX số nhiều có 04 từ, gồm 02 ĐTNX ngôi thứ nhất, số nhiều hmei (chúng tôi) và
phung hmei (bọn chúng tôi). Hai ĐTNX này có ý nghĩa loại trừ và giữa chúng có một vài nét
khác biệt nhất định về sắc thái. Còn 02 ĐTNX số nhiều drei (mình, chúng mình) và phung
drei (bọn mình, bọn chúng mình) lại có nghĩa bao gộp. Giữa hai ĐTNX này, cũng giống như
trường hợp hmei và phung hmei, chúng có sự khu biệt nhất định về nghĩa. Drei mang sắc thái
nghĩa trung tính. Còn phung drei lại mang sắc thái nghĩa hơi suồng sã, thông tục, làm cho
người nghe (ở trong cuộc) có cảm giác gần gũi và thân mật hơn.
2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai
ĐTNX ngôi thứ hai (chỉ người đối thoại) có 4 từ, gồm:
+ ĐTNX số ít gồm: ih (anh, chị,), o\ng (mày, mi).
Ih chỉ người nghe nhưng có sắc thái nghĩa trung tính, không thể hiện sắc thái biểu cảm
một cách rõ rệt. Nó chỉ thể hiện nét nghĩa tôn trọng hay suồng sã nhờ vào ngữ cảnh và lời
thoại trước nó.
O|ng chỉ người nghe nhưng có sắc thái nghĩa hơi thân mật, suồng sã, thậm chí đôi khi
có nét nghĩa chỉ sự cáu giận, tức tối của người nói (dĩ nhiên có kèm theo ngữ điệu). Chẳng
hạn trong câu: Si ngă o\ng dôk ]ho\ mro\ si anei he\? (Tại sao mày ăn ở bẩn thỉu thế này?). Ở
đây, người nói muốn biểu thị sự bực bội. ĐTNX này thường chỉ dùng để đối thoại với những
người ngang vai, ngang hàng hoặc những người ít tuổi hơn (mà người nói biết chắc chắn về
điều đó).
+ ĐTNX số nhiều gồm: di ih / phung di ih
Cả hai ĐTNX di ih (các anh, các chị,) và phung di ih (bọn các anh, bọn các chị,)
cùng có nét nghĩa trỏ người nghe, số nhiều. Trong các ĐTNX di ih hay phung di ih có một
yếu tố di mang nét nghĩa chỉ số nhiều. Cũng giống như trường hợp hmei và phung hmei ở
trên, giữa di ih và phung di ih cũng có sự phân biệt nhất định về nghĩa trong sử dụng. Khi
người nói dùng di ih đã hàm chỉ số đông thuộc về phía người nghe và mang sắc thái trung
hoà. Nhưng khi người nói sử dụng phung di ih thì chúng lại kèm theo sắc thái thân mật hơn,
thậm chí có nét nghĩa hơi suồng sã. Điều này là hết sức quan trọng trong giao tiếp của người
Ê đê. So sánh các ví dụ:
Hruê anei, ya di ih ngă? (Hôm nay các anh / các chị làm gì?) với Hruê anei, ya phung
di ih ngă ? (Hôm nay bọn các anh / các cậu làm gì ?)
2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba
ĐTNX ngôi thứ ba (chỉ người được nói tới) gồm:
+ ĐTNX số ít: `u (nó - chỉ đối tượng 1), gơ\ (nó - chỉ đối tượng 2). Thông thường, hai
đại từ này có thể thay thế nhau trong nhiều trường hợp, và chúng có nghĩa tương tự nhau.
Song nhiều khi khi sử dụng gơ\ thì người nói muốn biểu thị sự thân mật, yêu thương và có thể
cả sự đồng cảm nhất định với đối tượng được nói đến. Hãy so sánh hai câu:
Hđeh hdi\p knap m`ai s'năk. Pap m`ai kơ `u. (Đứa trẻ sống khổ cực quá. Khổ thân nó) với:
Hđeh hdi\p knap m`ai s'năk. Pap m`ai kơ gơ\. (Đứa trẻ sống khổ cực quá. Thật là tội nghiệp
nó.)
+ ĐTNX số nhiều: di `u / phung di `u (họ, bọn họ, bọn nó), di gơ\ / phung gơ\\ (bọn
họ, bọn nó). Giữa di `u với phung di `u cũng có sự phân biệt nghĩa trung tính với thân mật,
suồng sã. Còn với di gơ\ và phung di gơ\ thì cũng có nét nghĩa cảm thông, thương xót giống
như gơ\ ở trên.
2.1.4. Đại từ lưỡng ngôi
Arăng (người ta) là một đại từ lưỡng ngôi, vừa chỉ ngôi I và vừa chỉ ngôi III. Nó có
nghĩa gần với "người ta" trong tiếng Việt.
Nhận xét chung: ĐTNX trong tiếng Ê đê không trực tiếp có nghĩa biểu vật mà nó chỉ
có nghĩa chiếu vật. Trong mỗi lần giao tiếp, từng ĐTNX sẽ chiếu ứng với từng nhân vật cụ
thể. Mỗi cặp ĐTNX đều có những nét nghĩa khác biệt nhất định.
ĐTNX trong tiếng Ê đê có số lượng ít hơn so với ĐTNX tiếng Việt. Ở tiếng Việt, số
lượng ĐTNX nhiều gấp hơn 3,5 lần số lượng ĐTNX tiếng Ê đê. Nếu mỗi ngôi nhân xưng ở
tiếng Việt có từ 6 đến 12 từ thì trong tiếng Ê đê mỗi ngôi chỉ có 2 đến 6 từ. Tuy vậy, các ngôi
nhân xưng trong tiếng Ê đê mang tính khái quát hơn các ngôi nhân xưng tiếng Việt, không có
các từ chỉ giới tính. Trong tiếng Việt có một số ĐTNX chỉ giới tính, kiểu như: thiếp, nàng,
thị, mụ,... chỉ giới tính nữ; chàng, gã, lão, y, hắn,... chỉ giới tính nam. Chúng ta có thể tham
khảo bảng 1: (trang 4).
Về ngữ nghĩa, các ĐTNX tiếng Việt thường mang nghĩa biểu cảm, tình thái rất rõ rệt.
Ngay ở ĐTNX ngôi thứ nhất, số ít, kiểu như những ví dụ: tôi nói / ta nói / tao nói / tớ nói /
mình nói, thì ta thấy thể hiện rõ nét nghĩa: trung tính (tôi) với trịch thượng (ta), với suồng
sã (tao, tớ), và thân mật, nhẹ nhàng (mình),.
ngôi / số tiếng Ê đê tiếng Việt
I (trỏ người nói)
số ít kâo tôi, tao, tớ, mình, thiếp, người ta
số nhiều drei / phung drei,
hmei / phung hmei
chúng mình, chúng tớ, ta, chúng ta, bọn tôi, bọn
ta.
bọn tớ, bọn chúng ta, bọn chúng mình.
chúng tôi, chúng tao, bọn chúng tôi.
II (trỏ người nghe)
số ít ih, o\ng mày, mi, người, ngươi, ngài, chàng, nàng.
số nhiều di ih, phung ih bay, chúng bay, chúng mày, các ngươi, các
người, các ngài, bọn bay, bọn mày.
III (trỏ người được
nhắc đến)
số ít `u, gơ\ người, nó, hắn, gã, y, thị, lão , mụ.
số nhiều di `u / phung `u, di
gơ\ / phung gơ\
họ, chúng, chúng nó, bọn chúng, bọn họ, bọn
nó.
lưỡng ngôi arăng người ta (ngôi I và ngôi III)
Bảng 1: So sánh ĐTNX tiếng Ê đê với tiếng Việt
2.2. Nhóm từ xưng hô lâm thời
Ngoài các ĐTNX, người Ê đê còn lâm thời dùng nhiều từ, ngữ khác để xưng hô. Tiếng
Ê đê có các tiểu nhóm từ, ngữ xưng hô lâm thời sau:
2.2.1. Danh từ thân tộc
Từ chỉ quan hệ thân tộc là hệ thống từ gọi tên các thành viên có quan hệ họ hàng trong
cùng một gia tộc.
Nếu xét theo thế hệ và lấy ego (tôi) làm trung tâm, thì đối với người Ê đê sẽ có hệ
thống từ thân tộc cơ bản như sau:
- Theo quan hệ hàng ngang, cùng thế hệ với ego sẽ có: ayo\ng (anh), amai (chị), adei
(em),...
- Theo quan hệ hàng dọc, mà ego là thế hệ thứ nhất thì có:
+ Thế hệ trên (trước) liền kề của ego sẽ có: ama (bố), ami\ (mẹ), amiêt (anh / em trai
mẹ), aneh (em gái bố; em gái mẹ; em dâu bố (thím), mneh (em trai bố; bố dượng), awa (anh
trai bố), apro\ng (chị gái mẹ).
+ Thế hệ trên thứ hai của ego là: aê (ông), aduôn (bà).
+ Thế hệ trên thứ ba của ego là: aê pro\ng (cụ).
Trong hệ thống từ thân tộc trên ego của người Ê đê chỉ có tới thế hệ thứ tư. Người Ê
đê không có danh từ để chỉ thế hệ trên đời thứ tư kị (người sinh ra cụ) của ego. Ngoài những
từ cơ bản trên, trong tiếng Ê đê còn một loạt những từ thân tộc phụ khác, kiểu: amiêt mniê
(thím, mợ); êkei apro\ng (bác - ego gọi anh rể của mẹ); ama aneh, ama da (chú, dượng - ego
gọi em rể của mẹ).
+ Thế hệ sau liền kề (tức thế hệ thứ hai) của ego sẽ có các từ: anak (con), dam/êdam
(con trai - một cách gọi trìu mến), abu\ /bu\ (con gái - một cách gọi trìu mến), amuôn (cháu -
chú, bác).
+ Thế hệ thứ ba của ego là: ]ô (cháu - ông).
+ Thế hệ thứ tư của ego là: ]e\ (chắt - cụ).
+ Thế hệ thứ năm của ego là: re\ (chút).
+ Thế hệ thứ sáu của ego là: rai (chít).
+ Thế hệ thứ bảy của ego là: ring rai (con của chít).
Do đó, trong hệ thống từ thân tộc của người Ê đê ở sau ego có tới 6 thế hệ: anak - ]ô -
]e\ - re\ - rai - ring rai.
Như vậy, tiếng Ê đê có 21 danh từ thân tộc trong đó có 14 từ được sử dụng như những
yếu tố thay thế đại từ vừa dùng để gọi vừa dùng để giới thiệu như: aê apro\\ng (cụ), aê (ông),
aduôn (bà), ama (bố), ami\ (mẹ), awa, apro\ng (bác), amiêt (chú, cậu), aneh (dì, cô), ama
aneh (dượng), ayo\\ng (anh), amai (chị), adei (em), anak (con), c\ô, amuôn (cháu). Còn 7 từ
chỉ dùng để giới thiệu như: c\e\ (chắt), re\ (chút), rai (chít), mô| (vợ), ung (chồng), mtâo mniê
(dâu), mtâo êkei (rể). Tiếng Ê đê có các từ gọi chung cho hai ngôi như: amiêt (chú, cậu), aneh
(dì, cô) và phân biệt người trong gia đình và người ngoài xã hội qua từ xưng hô như: awa (bác
- quan hệ trong gia đình), apro\ng (bác - quan hệ trong gia đình), c\ô (cháu - quan hệ trong gia
đình, dòng họ), amuôn (cháu - quan hệ trong gia đình).
Ở tiếng Việt, trước ego (tôi) có 4 thế hệ (kị, cụ, ông bà, cha mẹ) và sau ego có 5 thế
hệ (con, cháu, chắt, chút, chít). Còn người Ê đê trước ego chỉ có 3 thế hệ (không có từ chỉ đời
kị), và sau tôi cũng có 6 thế hệ.
Trong tiếng Việt, các từ chỉ người, chỉ quan hệ thân tộc chiếm một số lượng khá lớn
và có một vai trò quan trọng trong việc xưng hô khi giao tiếp. Các từ xưng hô thân tộc phần
lớn đều có thể chuyển thành từ xưng hô ngoài xã hội, điều đó phản ánh rõ nét tính chất "gia
đình hoá" trong phạm vi giao tiếp của người Việt.
Số lượng các từ thân tộc như những yếu tố thay thế đại từ tham gia vào lối xưng hô xã
hội của tiếng Ê đê ít hơn tiếng Việt. Ở ngôi thứ III, các danh từ thân tộc tiếng Ê đê hầu như
không tham gia biểu thị các sắc thái biểu cảm của phạm trù lịch sự như tiếng Việt.
Ở ngôi I do thiếu vắng những ĐTNX có sắc thái biểu cảm lịch sự nên ở các danh từ
thân tộc được sử dụng để biểu thị sắc thái này. Đôi khi chúng cũng được dùng để ghi nhận sắc
thái biểu cảm thô tục, rất thô tục.
Ở ngôi II, mức độ tham gia của các danh từ thân tộc vào ngôi nhân xưng này lớn hơn
ngôi nhân xưng thứ nhất do chỗ ở ngôi nhân xưng thứ II thiếu hẳn các ĐTNX biểu thị nét
nghĩa tình thái (lịch sự / không lịch sự, trang trọng / trung hoà). Số lượng ĐTNX ngôi này
quá ít .
Ở ngôi III, các danh từ thân tộc tham gia vào đây chủ yếu biểu thị các sắc thái ý nghĩa
lịch sự, trang trọng hay trung hoà và thông thường phải đi kèm với các từ xác định: ấy, ta.
Đem ra xưng hô ngoài xã hội, các danh từ thân tộc được phân bố theo những cặp xưng
hô tương ứng chính xác và không chính xác, nghĩa là đi liền với những ý nghĩa xã hội của
danh từ thân tộc, thì lối xưng hô có phần lỏng lẻo hơn giữa hai ngôi nhân xưng.
Số lượng từ thân tộc trong tiếng Việt là 25, trong đó các từ dùng để xưng hô là 19, các
từ còn lại dùng để giới thiệu.
Theo thống kê, đối chiếu của chúng tôi, ở tiếng Việt có tất cả 18 trường hợp xưng hô
tương ứng chính xác, trong khi có tới 45 trường hợp xưng hô tương ứng không chính xác. Có
2 yếu tố đặc biệt con và tôi là hai đơn vị làm nên một số lượng đáng kể các trường hợp tương
ứng không chính xác. Con – 14 trường hợp, tôi – 9 trường hợp. Con là danh từ gia đình trong
lối xưng hô tương ứng chính xác (ngoài xã hội) không có hình thái đối lập tạo thành cặp
chuyển dịch nghĩa.
Các trường hợp xưng hô tương ứng chính xác và xưng hô tương ứng không chính xác
trong tiếng Ê đê phần lớn như tiếng Việt. Chỉ có một số trường hợp khác biệt đó là: Ở tiếng Ê
đê từ thân tộc amiêt dùng để gọi chung cho hai danh từ thân tộc cô và chú theo nghĩa tiếng
Việt. Từ anak (con) không được sử dụng như một yếu tố thay thế đại từ trong lối xưng hô
ngoài xã hội. Đại từ kâo (tôi) được phép xưng hô tương ứng chính xác với các ngôi. Còn tôi
trong tiếng Việt là ĐTNX duy nhất biểu thị sắc thái trung hoà trong lối xưng hô ngoài xã hội,
thường tạo thành cặp với những danh từ thân tộc ở ngôi nhân xưng thứ II (trong các trường
hợp xưng hô tương ứng không chính xác). Hình thái tương ứng kâo trong tiếng Ê đê không có
đặc điểm sử dụng như thế. Để hiểu rõ hơn, xin xem Bảng 2 a và Bảng 2 b: (trang 7 - 8)
Ngôi II
Ngôi I
Con cháu em Chị anh cô Cậu chú bác ông Bà Cụ
Con - - - - - - -
Cháu + + + + + + +
Em + + - - - - - - -
Chị + - - -
Anh + - - -
Cô - + - - - -
Cậu - + -
Chú - + -
Bác - + -
Ông - + -
Bà - + -
Cụ - +
tôi - - - - - - - - -
Bảng 2 a: Khả năng xưng hô tương ứng chính xác và không chính xác ở tiếng Việt
Ngôi II
Ngôi I an
ak
,d
am
]ô
a
m
u
ô
n
ad
ei
A
m
ai
A
y
o
\n
g
A
n
eh
am
iê
t
A
w
a,
a
p
ro
\n
g
aê
ad
u
ô
n
A
ê
p
ro
\n
g
anak, êdam - - - - - -
]ô + + + + + +
amuôn + + + + + +
edei + + - - - - - -
amai + - -
ayo\ng + - -
aneh - + + - - -
amiêt - + + -
awa, apro\ng - + + -
aê - + + -
aduôn - + + -
Aê pro\ng - + +
kâo + + + + + + + + + + + +
Bảng 2 b: Khả năng xưng hô tương ứng chính xác và không chính xác ở tiếng Ê đê
Kí hiệu : +: xưng hô tương ứng chính xác
-: xưng hô tương ứng không chính xác.
Các danh từ thân tộc trong tiếng Ê đê có mặt ở cả ba ngôi. Cũng như người Việt khi
lâm thời dùng danh từ thân tộc để xưng hô, người Ê đê tạo ra các cặp từ xưng hô theo kiểu: aê
pro\ng (cụ)/c\e\ (chắt), aduôn (bà)/c\ô (cháu), aê (ông)/c\ô (cháu), apro\ng (bác)/amuôn
(cháu), ama (cha)/dam; êdam (con), ami\ (mẹ)/ dam; êdam (con), ayo\ng (anh)/adei (em),
amai (chị)/adei (em)
Ngoài ra, người Ê đê còn sử dụng các cặp từ xưng hô có sự kết hợp giữa danh từ thân
tộc và ĐTNX. Hình thức xưng hô như thế mang sắc thái trung hoà, bình thường chứ không
coi là hỗn láo như xưng hô trong tiếng Việt. Chẳng hạn: kâo (tôi) có thể dùng để xưng hô với
aê pro\ng (cụ), êa (ông), ami\ (mẹ), ama (cha), ayo\ng (anh), amai (chị), adei (em). Là hết
sức bình thường và được coi là chuẩn mực.
Như vậy mức độ sử dụng các danh từ thân tộc như là những yếu tố thay thế đại từ của
tiếng Ê đê thấp hơn tiếng Việt.
2.2.2. Các từ ngữ khác
a) Các từ chỉ quan hệ xã hội
Người Ê đê cũng sử dụng các từ chỉ quan hệ xã hội để xưng hô với các thành viên
trong cộng đồng dân tộc. Các từ này hình thành và phát triển cùng với tổ chức đời sống xã hội
ngày càng đi lên của người Ê đê. Đó là: [i\ng (bạn), [i\ng kna (đồng chí), nai, nai knua\, kăn
[ô| (cán bộ) Những từ này thường chỉ ngôi thứ II hoặc ngôi thứ III số ít.
b) Các từ, ngữ chỉ chức vụ xã hội
Các từ, ngữ chỉ chức vụ xã hội cũng được dùng để xưng hô trong giao tiếp quy thức,
như: khua êpul (đội trưởng), khua păn ko\ (chủ tịch), khua păn bruă (chủ nhiệm), khua phu\n
(bí thư), khua knơ\ng bruă (giám đốc), khua mil c\hil (tổng thống), khua adu\ bruă (trưởng
phòng), khua [uôn (trưởng thôn). Những từ, ngữ này thường trỏ ngôi II và ngôi III số ít. Tuy
nhiên do thói quen, tính bình đẳng trong giao tiếp và coi trọng họ hàng, dòng tộc, vị thế trong
gia đình, trong giao tiếp có quy thức ngoài xã hội nên người Ê đê thường dùng cặp ĐTNX kâo
(ngôi I) - ih (ngôi II) để giao tiếp, không kể người đó ở cương vị nào. Hoặc với những người
thân thiết, hiểu về gia đình của nhau thì họ có thể gọi nhau nơi công sở bằng vị thế trong gia
đình, chứ không phải bằng vị thế xã hội, kiểu: aê Wal (ông (của) Wal) ama Đoan (bố (của)
Đoan), ami\ H'Juaih (mẹ (của) H'Juaih), ami\ H'Wer (mẹ (của) H'Wer). Những từ này thể
hiện sắc thái gần gũi, thân mật hơn trong giao tiếp của người Ê đê. Song cách sử dụng này chỉ
dùng đối với những người có quan hệ trực tiếp với người thuộc thế hệ sau. Nhưng người ta
không thể nói: Awa Đoan (bác (của) Đoan), apro\ng H'Juaih (bác gái (của) H'Juaih).
c) Các từ, ngữ chỉ người làm một số nghề đặc biệt
Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, người Ê đê có những phong tục,
tập quán, tín ngưỡng trong việc cúng bái, cưới xin, ma chay, kiêng cữ, v.v. Trong vốn từ ngữ
của người Ê đê có những từ, ngữ dùng để xưng hô như: phung mtâo (thầy bói), pô riu yang
(thầy cúng), phung ngă mjâo (thầy lang, thầy mo), nai drao (thầy thuốc), phung hriăm klei
đao\ (thầy tu), nai mtô (giáo viên) Các từ, ngữ này trỏ ngôi I và ngôi III số ít.
d) Các ngữ danh từ
Một số danh từ thân tộc kết hợp với đại từ chỉ thị anăn (ấy). Chẳng hạn: ayo\ng anăn
(anh ấy), amai anăn (chị ấy), amiêt anăn (chú ấy), awa anăn (bác ấy), mduôn anăn ((ông, bà)
lão ấy), êkei anăn ((thằng) gã ấy), pô mniê anăn (mụ ấy, mụ đàn bà ấy), anak anăn (đứa con
ấy), hđeh anăn (đứa bé ấy), mtâo mniê anăn (đứa con dâu ấy).
Có cả trường hợp danh từ chỉ bộ phận cơ thể kết hợp với anăn, như: kngan anăn (tay
ấy) để trỏ ngôi III số ít. Cũng còn có cả từ chỉ địa điểm kết hợp với anăn (ấy), như: nah anăn
(đằng ấy) để trỏ ngôi II số ít.
e) Các đại từ chỉ định anei (đây)
Các đại từ chỉ định anei (đây) được dùng biểu thị cho ngôi I (kể cả số ít và số nhiều); còn adih
(đó) lại chỉ được dùng biểu thị cho ngôi II (kể cả số ít và số nhiều).
f) Họ và tên riêng
Khi chưa có con hoặc đã có gia đình và có con, người Ê đê dùng Y (đối với nam), H'
(đối với nữ) trước tên riêng và họ để xưng hô. Ví dụ: Y Dhăm Niê, Y Kla Buôn Yă, H'Bí Niê
Ksơr, H'Lan Mlô. Nhưng khi đã có gia đình và đã có con, cháu (thế hệ dưới), người Ê đê
thích được gọi mình là bậc trên, kiểu như: ami\ / ama hay aduôn / aê kết hợp với tên đứa con /
cháu đầu (con của người con cả). Các từ ngữ xưng hô lâm thời họ và tên riêng chỉ dùng cho
ngôi II và ngôi III số ít.
g) Kết hợp từ xưng hô lâm thời với tên riêng
Người Ê đê cũng có cách dùng kết hợp từ xưng hô lâm thời với tên riêng. Đó là việc
dùng những từ thân tộc + tên riêng. Chẳng hạn: mduôn Thoan ((ông, bà) lão Thoan), ayo\ng
Tru (anh Tru), amai H’Ner (chị H’ Ner), adei Un (em Un). Các từ này chỉ ngôi II và III số ít.
h) Kết hợp từ, ngữ chỉ chức danh với tên riêng
Kiểu như: khua păn ko\ Hồ Chí Minh (chủ tịch Hồ Chí Minh), khua gi\t gai knu\k kna
Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Phạm Văn Đồng), khua mil c\hil Bus (tổng thống Bus) Các từ
này được dùng để chỉ ngôi III số ít.
Như vậy, trong tiếng Ê đê, các từ xưng hô lâm thời trực tiếp chỉ nhân vật giao tiếp, tức
chúng có nghĩa biểu vật. Còn các ĐTNX thì chỉ có nghĩa chiếu vật. Nhìn chung, nhóm từ
xưng hô lâm thời trong tiếng Ê đê khá đa dạng, phong phú về kiểu loại cấu tạo và số lượng,
đáp ứng nhu cầu xưng hô trong cá