Người kể chuyện đa tầng trong một anh hùng thời đại của M.J.Lermontov

Tóm tắt. Trong Một anh hùng thời đại, Lermontov đã sáng tạo được hình tượng người kể chuyện đa tầng. Đây là bằng chứng thú vị về hình thức “truyện lồng trong truyện” với tầng bậc người kể chuyện không hề giản đơn, mà khá phức tạp. Tác phẩm có tới năm “cái tôi”, năm người kể chuyện xưng “tôi”, tạo thành bốn bậc trần thuật. Với hình tượng người kể chuyện đa tầng, nhà văn sẽ gia tăng điểm nhìn trong tác phẩm, do vậy sẽ khám phá được nhiều phương diện đời sống con người, nhất là đời sống tâm hồn của nhân vật. Sáng tạo nghệ thuật này làm nên tính hiện đại và sức hấp dẫn của Một anh hùng thời đại.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người kể chuyện đa tầng trong một anh hùng thời đại của M.J.Lermontov, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 70-75 This paper is available online at NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐA TẦNG TRONGMỘT ANH HÙNG THỜI ĐẠI CỦAM.J.LERMONTOV Trần Thúy Hoàn Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang Tóm tắt. TrongMột anh hùng thời đại, Lermontov đã sáng tạo được hình tượng người kể chuyện đa tầng. Đây là bằng chứng thú vị về hình thức “truyện lồng trong truyện” với tầng bậc người kể chuyện không hề giản đơn, mà khá phức tạp. Tác phẩm có tới năm “cái tôi”, năm người kể chuyện xưng “tôi”, tạo thành bốn bậc trần thuật. Với hình tượng người kể chuyện đa tầng, nhà văn sẽ gia tăng điểm nhìn trong tác phẩm, do vậy sẽ khám phá được nhiều phương diện đời sống con người, nhất là đời sống tâm hồn của nhân vật. Sáng tạo nghệ thuật này làm nên tính hiện đại và sức hấp dẫn củaMột anh hùng thời đại. Từ khóa:Một anh hùng thời đại, Lermontov, người kể chuyện đa tầng. 1. Mở đầu Mikhain Iurevich Lermontov (1814 - 1841) là một đại diện của văn học Nga thế kỉ XIX. Kế thừa Pushkin, cùng với Gogol, Tolstoy, Dostoievsky, Chekhov... Lermontov đã góp phần tạo dựng những trang huy hoàng cho văn xuôi Nga thế kỉ XIX [1, 3]. Những đóng góp trên nhiều lĩnh vực thơ, trường ca, kịch, văn xuôi đã đưa tên tuổi ông vào hàng những tác giả lớn của nền văn học cổ điển Nga. Tiểu thuyết Một anh hùng thời đại của Lermontov là kiệt tác của văn học Nga thế kỉ XIX, tác phẩm đặt nền móng vững chắc cho văn xuôi Nga non trẻ sẽ phát triển rực rỡ ở những chặng sau [2]. Tác phẩm thể hiện tài năng của nhà văn trên nhiều phương diện nghệ thuật. Một trong những thành công nổi bật của Lermontov ở phương diện tổ chức trần thuật là sáng tạo được hình tượng người kể chuyện đa tầng. 2. Nội dung nghiên cứu “Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại [4;116]. Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện có nhiều chức năng, được phân thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí khác nhau. Người kể chuyện lộ diện hay ẩn tàng; rõ ràng hay tiềm ẩn; đáng tin cậy hay không đáng tin cậy; người kể chuyện kể từ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba... là những cách định danh hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm. Trong một tác phẩm có thể có một, hay hơn một người kể chuyện; người kể chuyện có thể đứng ngoài hoặc thâm nhập vào câu chuyện được Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Trần Thúy Hoàn, e-mail: tthoan@bacgiang.edu.vn 70 Người kể chuyện đa tầng trongMột anh hùng thời đại của M.J.Lermontov kể, có thể là một nhân vật giấu mình toàn tri, hoặc là một nhân vật tham gia vào truyện kể và bị giới hạn bởi trường nhìn của nhân vật; và truyện có thể được kể từ một hay nhiều điểm nhìn, điểm nhìn cố định hay điểm nhìn dịch chuyển. Nói tóm lại, hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn, một sự đánh giá, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm sâu sắc. Hình tượng người kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, vừa đóng vai trò tổ chức tác phẩm, dẫn dắt câu chuyện được kể, miêu tả, bình luận, vừa trình bày những quan điểm của nhà văn về thế giới. Sau một thời gian sáng tác thơ và trường ca, Lermontov bắt đầu đến với những thử nghiệm văn xuôi, nghiên cứu những vấn đề xã hội lớn lao, tìm cách diễn tả đầy đủ, chi tiết về hiện thực xã hội Nga đương thời. Chặng đường mười năm văn xuôi của Lermontov từ khoảng 1832 đến 1841 thường được các nhà nghiên cứu xác định mở đầu với tác phẩm Vadim (1833-1834), tiếp sau đó là Công tước phu nhân Ligovskaya (1836) và Một anh hùng thời đại (1838-1839). Nhưng trong các tài liệu để lại của Lermontov, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một số tác phẩm và phác thảo chưa hoàn thành như Ashik Kerib (1837, truyện dân gian), Người Caucuses (1841, bút kí), Tôi muốn kể cho bạn... (1836, truyện), Stoss (1841, truyện) và bài văn Phong cảnh Moscow (1834) cùng rất nhiều kế hoạch, cốt truyện, phác thảo dự kiến. Nhưng chỉ với bấy nhiêu thôi Lermontov cũng đủ được giới phê bình Nga đánh giá là văn hào vĩ đại, “có đóng góp lớn lao cho văn xuôi Nga thế kỉ XIX [1;113], thậm chí Lermontov – nhà văn xuôi sẽ cao hơn Lermontov – nhà thơ như nhận định của Gogol. Văn xuôi của Lermontov không nhiều, và hầu hết chưa được hoàn thành, chỉ có bốn tác phẩm trọn vẹn kết cấu. Dù được viết với những hình thức thể loại khác nhau (bút kí, truyện, tiểu thuyết), nhưng bất cứ tác phẩm nào cũng phải có một nhân vật làm nhiệm vụ kể lại câu chuyện. Từ góc độ ngôi kể, văn xuôi Lermontov có hai dạng thức người kể chuyện: người kể chuyện từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Bảy trong số tám tác phẩm văn xuôi của Lermontov (ngoại trừ Một anh hùng thời đại) đều xuất hiện một người kể chuyện đóng vai trò dẫn truyện, tổ chức mạch truyện và thay nhà văn phát biểu quan điểm của mình. Dễ nhận thấy điều ấy bởi người kể chuyện trong văn xuôi Lermontov thường xưng “tôi”, đối diện trực tiếp, trò chuyện với bạn đọc. Có những tác phẩm tưởng như được kể từ ngôi thứ ba, nhưng chúng tôi cũng nhận thấy có lúc người kể chuyện xuất hiện trực tiếp trò chuyện với bạn đọc, hướng lời nói tới bạn đọc (Vadim, Công tước phu nhân Ligovskaya, Ashik Kerib, Stoss). Chúng tôi gọi đó là “người kể chuyện truyền thống”, tức là người kể chuyện có xu hướng hướng tới bạn đọc, hay hình tượng người kể chuyện lộ diện (để phân biệt với người kể chuyện ẩn tàng) nhưng không tham gia trực tiếp vào sự kiện được kể. Trong những trường hợp này, người kể chuyện đóng vai trò trần thuật, dẫn dắt câu chuyện, tạo dựng không gian cuộc sống, con người và đôi khi phát biểu những suy nghĩ, quan điểm của nhà văn. Sự xuất hiện hình tượng người kể chuyện này trong văn xuôi Lermontov khiến tất cả các câu chuyện đều được kể từ ngôi thứ nhất. Nhưng đến Một anh hùng thời đại, Lermontov đã thể hiện sự độc đáo trong tổ chức truyện kể và người kể chuyện. Ở đây, không chỉ có một, mà có nhiều người kể chuyện theo tầng bậc trần thuật khác nhau, chúng tôi gọi là “người kể chuyện đa tầng”. Một anh hùng thời đại được bố cục thành hai phần với năm truyện: Phần thứ nhất gồm ba truyện Bela, Maxim Maximyt và Taman - phần đầu Nhật kí của Pechorin (kèm theo Lời nói đầu của nhật kí). Phần thứ hai là phần cuối Nhật kí của Pechorin gồm hai truyện Công tước tiểu thư Meri và Người theo thuyết định mệnh. Trong tiểu thuyết xuất hiện nhiều người kể chuyện được tác giả tổ chức theo từng tầng bậc trần thuật gắn với hệ thống sự kiện được tổ chức lớp lang rất chặt chẽ. Trong phần thứ nhất của tiểu thuyết, có một người kể chuyện xưng “tôi”, đồng thời là người 71 Trần Thúy Hoàn tham gia vào truyện, thành một nhân vật trong truyện, đóng vai trò trần thuật chính. Mở đầu Bela: “Tôi tới Tiphliz bằng xe trạm” [2;11]; mở đầu Maxim Maximyt: “Sau khi từ giã Maxim Maximyt, tôi vui vẻ phi ngựa qua những ải đạo Terech và Darian, tôi ăn cơm sáng ở Kazobech” [2;77]... Người kể chuyện vô danh này đồng hành cùng Maxim Maximyt trong suốt quãng đường qua xứ Gruzi, nhà văn cố ý giấu tên và lai lịch của anh ta, nhưng qua cách quan sát, mô tả núi non và những độc thoại nội tâm: “Tôi thầm nghĩ: và cả mi, kẻ tha phương khóc thương miền thảo nguyên bao la, rộng lớn. Đấy là nơi mi tự do tung cánh lạnh lùng, còn ở đây, mi cảm thấy chật chội, ngột ngạt như con đại bàng hét vang đập đầu vào song sắt giam cầm” [2;55], hay qua lời trò chuyện với độc giả: “các bạn có muốn biết đoạn cuối câu chuyện về Bela? Trước hết, tôi không viết truyện mà viết bút kí” [2;52]; và hành lí mang theo của anh ta là một chiếc va li “phần nửa là những tập bút kí hành trình qua xứ Gruzi đại” [2;9] chúng ta có thể phỏng đoán người kể chuyện ở đây là một nhà du hành, rất có thể là một nhà thơ, nhà văn, một người hứng thú viết bút kí, đi qua vùng núi phương Nam, say mê cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và khao khát cuộc sống tự do. Người kể chuyện – nhà du hành còn xuất hiện trực tiếp một lần nữa ở phần thứ hai, trong Lời nói đầu của Nhật kí của Pechorin, nói lí do vì sao cho xuất bản những trang nhật kí: “Gần đây tôi được biết Pechorin đã qua đời khi ở Ba Tư về. Tin này làm cho tôi rất vui: tôi được quyền công bố những trang kí này, và lợi dụng cái chết ấy để kí tên mình vào một tác phẩm không phải của tôi” [2;95]. Nhân vật người kể chuyện này có lúc xuất hiện như người trong cuộc, người chứng kiến câu chuyện, có lúc lại đứng ở đường viền của cốt truyện; lại có lúc xuất hiện như người trò chuyện, đối thoại với bạn đọc và chú giải từ vị thế của người xuất bản. Bởi, điều đáng lưu ý là, người kể chuyện này đã công bố nhật kí của Pechorin như những trang tạp chí (trong nguyên bản tiếng Nga, Lermontov dùng chữ “zurnal” - tạp chí, mà không phải “zapick” - nhật kí). Điều đó có ý nghĩa là tác giả này đã có ý thức sắp xếp lại những trang nhật kí của Pechorin theo dụng ý của mình: “Tôi chỉ đưa vào cuốn sách này cái phần liên quan đến Pechorin lúc anh ta ở Caucues” [2;97]. Việc viết thêm Lời nói đầu nhật kí Pechorin, người kể chuyện tác giả - nhà du hành này dường như mong muốn được nói, được thể hiện quan điểm của mình với cuộc đời. Nhưng trong Bela, người kể chuyện – nhà du hành này lại khéo chuyển vai kể chuyện sang Maxim Maximyt. Toàn bộ câu chuyện về Bela và Pechorin (sự kiện xảy ra cách đây khoảng năm năm) hiện lên qua lời kể của Maxim Maximyt, được ngắt thành hai nhịp kể giữa hai cơn bão tuyết. Và trong câu chuyện của Maxim Maximyt lại xuất hiện một người kể chuyện phụ nữa là Kazbich khi hắn ta kể về con ngựa quý của mình cho Adamat nghe, làm thành một bậc trần thuật nữa. Và dĩ nhiên, trong Nhật kí của Pechorin, người kể chuyện chính là Pechorin. Lúc này cả người kể chuyện – nhà du hành và Maxim Maximyt đều rút lui để bạn đọc tiếp xúc trực tiếp với nhân vật, lắng nghe anh ta phơi lộ nỗi lòng trên những trang nhật kí. Đúng như nhà phê bình Eikhenbaum cho rằng, Một anh hùng thời đại đặt ra vấn đề trần thuật, một vấn đề trung tâm của văn chương những năm 1830. Trong tiểu thuyết, tác giả vẫn dùng hình thức người kể chuyện truyền thống, nhưng đã đưa vào truyện những người kể chuyện khác, đặc biệt nhấn mạnh lập trường của người kể chuyện tác giả, như là một văn sĩ lãng du, một kiểu người kể chuyện đặc biệt, như là nhân chứng riêng của sự kiện. Và “bằng cách ấy chúng ta có tới ba cái tôi” [5;153]: người kể chuyện – văn sĩ lãng du, Maxim Maximyt và Pechorin; và tác phẩm sẽ có ba tầng trần thuật ứng với ba người kể chuyện. Tuy nhiên, có một điểm mà các nhà nghiên cứu chưa chú ý, theo chúng tôi còn một tầng bậc trần thuật và một người kể chuyện nữa xuất hiện như là người kể chuyện bậc một: tác giả Lời nói đầu của tiểu thuyết. Điểm thú vị rất đáng lưu ý là Lời nói đầu này được viết sau khi tác phẩm đã ra đời, nó xuất hiện trong bản in lần hai năm 1841 với mục đích giải thích ý đồ tác giả và trả lời 72 Người kể chuyện đa tầng trongMột anh hùng thời đại của M.J.Lermontov ý kiến của một số nhà phê bình đương thời: “Mới gần đây, cuốn sách này cũng đã từng nếm trải sự cả tin khốn khổ của một số độc giả và thậm chí của một số báo chí, chỉ tin vào nghĩa đen của câu chữ... bất bình ghê gớm” [2;8]. Lí giải dụng ý của mình, tác giả viết: “Một anh hùng thời đại chúng ta, thưa các ngài kính mến của tôi, quả là một bức chân dung, nhưng không phải của một người: đó là bức chân dung phức hợp những thói hư tật xấu của một thế hệ chúng ta đang ở độ phát triển nhất” [2;9]; và “bấy lâu người ta nuôi sống người bằng bánh kẹo, nên dạ dày họ đâm hư; bây giờ thì phải có những bài thuốc đắng, những sự thật cay nghiệt” [2;9]. Theo chúng tôi, tác giả của Lời nói đầu này sẽ gần hơn cả với nhà văn Lermontov. Nhưng chúng tôi quan niệm vai trò đối thoại của “tác giả” ở đây với các nhà phê bình đương thời không hoàn toàn trùng khớp với vai trò của người sáng tác. “Tác giả” ở đây được hiểu theo nghĩa “tác giả” của toàn bộ tác phẩm, đứng ở đằng sau tác phẩm chứ không xuất hiện trên bề mặt văn bản tác phẩm, là hình tượng tác giả được chiết xuất từ người đọc và toàn bộ tác phẩm. Hiển hiện trên bề mặt tác phẩm chỉ là “hình tượng tác giả”, hay “tác giả trừu tượng”. “Hình tượng tác giả” này xuất hiện không phải đóng vai trò kể chuyện, mà để đối thoại với bạn đọc. Hình tượng người kể chuyện này còn xuất hiện để chú giải cho những chú thích tác phẩm (ba lần tr.14, 23, 32), dù các bản in đều ghi chú rõ: “chú thích của Lermontov”, nhưng chúng tôi vẫn cho rằng đó là kiểu tác giả trừu tượng, là “hình tượng tác giả”. Như vậy, “hình tượng tác giả này tuy ra đời sau (trong bản in lần hai), nhưng thực chất đã xuất hiện trước trong tác phẩm (trong các chú thích). Và như vậy, tiểu thuyết sẽ có không phải một, mà là hai Lời nói đầu (Lời nói đầu của tiểu thuyết và Lời nói đầu của Nhật kí Pechorin) và được viết bởi hai “tác giả”. Đây là bằng chứng thú vị về hình thức “truyện lồng trong truyện” với tầng bậc người kể chuyện không hề giản đơn, mà khá phức tạp, thú vị. Bởi vậy, theo chúng tôi, không phải có ba “cái tôi”, như Eikhenbaum đã phát hiện, mà có tới năm “cái tôi”, năm người kể chuyện xưng “tôi”, tạo thành bốn bậc trần thuật như sau: Người kể chuyện bậc 1: tác giả của Lời nói đầu và những chú thích, chúng tôi gọi là “hình tượng tác giả”, hay “tác giả trừu tượng”. Người kể chuyện bậc 2: tác giả câu chuyện (kể hành trình qua xứ Gruzi gặp MaximMaximyt và Pechorin), chúng tôi gọi là “người kể chuyện – nhà du hành”. Người kể chuyện bậc 3: có hai người kể chuyện: Một, là Maxim Maximyt (kể câu chuyện về Pechorin và Bela). Hai, là Pechorin (kể câu chuyện về chính mình qua nhật kí). Người kể chuyện bậc 4: Kazbich (kể về con ngựa quý). Như vậy, kết nối các vị thế người kể chuyện bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4 lại chúng ta được cấu trúc trần thuật đa tầng. Và sự chuyển đổi mạch truyện từ người kể chuyện này sang người kể chuyện khác tạo ra sự linh hoạt cho mạch kể, và nhìn từ kết cấu tác phẩm, nó thể hiện khuynh hướng đi từ bên ngoài vào bên trong. Chúng tôi gọi cách thức tổ chức người kể chuyện đó là tạo được hình tượng người kể chuyện đa tầng. Có thể quan sát tầng bậc trần thuật và người kể chuyện trong Một anh hùng thời đại qua sơ đồ sau: Nhưng điểm khác biệt củaMột anh hùng thời đại so với những tác phẩm văn xuôi khác của Lermontov là đã xuất hiện người kể chuyện được nhân vật hóa, nghĩa là vừa là người dẫn chuyện, vừa là nhân vật tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Năm phần của tiểu thuyết thực chất là năm câu chuyện đều được kể từ ngôi thứ nhất, bởi ba người kể chuyện chính: người kể chuyện - nhà du hành, Maxim Maximyt và Pechorin. Và như vậy đến Một anh hùng thời đại Lermontov đã đi 73 Trần Thúy Hoàn Hình 1. Người kể chuyện đa tầng trong Một anh hùng thời đại từ hình thức người kể chuyện truyền thống, có xu hướng hướng tới bạn đọc, trò chuyện trực tiếp đến lựa chọn một hình thức người kể chuyện phức tạp hơn: có tầng bậc kể chuyện với nhiều người kể chuyện. Nói cách khác, nhà văn đã đi từ hình thức người kể chuyện truyền thống đến người kể chuyện đa tầng. Điều đó cũng có nghĩa là nhà văn sẽ đặt nhân vật dưới nhiều điểm nhìn khác nhau, gia tăng điểm nhìn trong tác phẩm, và do vậy sẽ khám phá được nhiều phương diện đời sống con người, nhất là con người bên trong, phần đời sống tâm hồn của nhân vật. Có thể hình dung tổ chức điểm nhìn trong Một anh hùng thời đại như sau: Hình 2. Tổ chức điểm nhìn trong Một anh hùng thời đại Trong Một anh hùng thời đại, nhân vật trung tâm Pechorin được đặt dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Bela được kể từ điểm nhìn của người kể chuyện – nhà du hành. Nhưng khi tác giả chuyển vai kể sang Maxim Maximyt thì hình tượng Pechorin vẫn hiện lên gián tiếp, gián cách với người đọc qua người kể chuyện Maxim Maximyt. Trong truyện Maxim Maximyt, người kể chuyện – nhà du hành được gặp và làm quen với Pechorin trong vài phút, kịp quan sát và cảm nhận ngoại hình anh ta. Nhưng, dù Pechorin được quan sát trực tiếp từ cái nhìn của người kể chuyện – nhà du hành hay qua lời kể của Maxim Maximyt thì đó cũng chỉ là cái nhìn từ bên ngoài, điểm nhìn từ người khác, chân dung tâm hồn anh ta chưa hiện lên thật sâu sắc. Phải sang Nhật kí của Pechorin, 74 Người kể chuyện đa tầng trongMột anh hùng thời đại của M.J.Lermontov người kể chuyện – nhà du hành và Maxim Maximyt đều rút lui để nhường vai người kể chuyện cho chính Pechorin, anh ta tự tổng kết cuộc đời mình qua những dòng nhật kí. Taman, Công tước tiểu thư Meri, Người theo thuyết định mệnh là những đoạn đời của Pechorin được tái hiện qua điểm nhìn của chính Pechorin. Ở đây Pechorin đã dũng cảm, trung thực bóc trần con người thật của mình với những bản tính tốt và cả những khuyết điểm, những thói hư tật xấu của mình, cũng là của cả một thế hệ thanh niên Nga đương thời. Ở đây, Lermontov đã biết kết hợp nhiều điểm nhìn trong khám phá một tính cách; nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ: từ bên ngoài – người khác và từ bên trong – chính mình. Nói cách khác, điểm nhìn của người kể chuyện có sự di chuyển và kết hợp giữa điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Bằng cách này nhà văn sẽ khám phá được chiều sâu thế giới tâm hồn nhân vật với những vận động nội tâm tinh tế và đầy phức tạp; chân dung con người thời đại hiện lên vừa khách quan, trung thực vừa mới mẻ, hấp dẫn. 3. Kết luận Một anh hùng thời đại đã thể hiện những cách tân nghệ thuật của nhà văn trong tổ chức trần thuật, đặc biệt là những sáng tạo trong xây dựng hình tượng người kể chuyện và tổ chức điểm nhìn của người kể chuyện. Hành trình văn xuôi của Lermontov từ Vadim, Công tước phu nhân Ligovskaya đến Một anh hùng thời đại đã thể hiện sự vận động trong tổ chức hình tượng người kể chuyện: từ người kể chuyện truyền thống đến người kể chuyện đa tầng. Sáng tạo nghệ thuật này là một trong những nguyên nhân làm nên tính hiện đại và sức hấp dẫn củaMột anh hùng thời đại cho tới hôm nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên, 2006. Lịch sử văn học Nga. Nxb Giáo dục; Hà Nội. [2] M.J.Lermontov, 2000.Một anh hùng thời đại (tái bản lần 3), Anh Trúc dịch. Nxb Văn học; Hà Nội. [3] Lermontov MY, 1981. Tổng tập. Prose, ed. Len. N (bản tiếng Nga). [4] Trần Đình Sử (chủ biên), 2004. Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Eichenbaum, BM, 1924. Lermontov: Kinh nghiệm đánh giá lịch sử và văn học. L,. Nhà nước, Izdat (bản tiếng Nga). ABSTRACT The multi-layered narrator in A Hero of Our Time by M.J. Lermontov With A Hero of Our Time, Lermontov has written one of the greatest masterpieces of Russian literature. In A Hero of Our Time, the multi-layered narrator is successfully employed by Lermontov, creating ‘a story within a story’ with complex levels of narration. In the novel, there are five ‘I’ corresponding to five narrators to make up four narrative levels. It is the iconic multi-layered narrator that enabled the writer to reach the flexibility of describing angles, presenting the narrators’ points of view, which allows the inner world, especially emotions, to be expressed by the writer. 75
Tài liệu liên quan