Người lữ hành dũng cảm

TÓM TẮT Bài viết bước đầu giới thiệu chân dung và sự nghiệp của A.N.Radisev (1749 – 1802), nhà tư tưởng, nhà văn, người tiền trạm của phong trào Tháng Chạp và Cách mạng dân chủ Nga những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, người dũng cảm tuyên truyền cách mạng, ca ngợi tự do dân chủ, công khai kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh lật đổ ách áp bức chuyên chế, thủ tiêu chế độ nông nô. Radisev cũng là người mở ra một con đường hoàn toàn mới cho sự phát triển của thơ ca cách mạng Nga. Cống hiến của Radisev có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sáng tác của A.X. Puskin và nhiều nhà thơ Tháng Chạp khác.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Người lữ hành dũng cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011 96 NGƯỜI LỮ HÀNH DŨNG CẢM TRẦN THANH BÌNH (*) TÓM TẮT Bài viết bước đầu giới thiệu chân dung và sự nghiệp của A.N.Radisev (1749 – 1802), nhà tư tưởng, nhà văn, người tiền trạm của phong trào Tháng Chạp và Cách mạng dân chủ Nga những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, người dũng cảm tuyên truyền cách mạng, ca ngợi tự do dân chủ, công khai kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh lật đổ ách áp bức chuyên chế, thủ tiêu chế độ nông nô. Radisev cũng là người mở ra một con đường hoàn toàn mới cho sự phát triển của thơ ca cách mạng Nga. Cống hiến của Radisev có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sáng tác của A.X. Puskin và nhiều nhà thơ Tháng Chạp khác. ABSTRACT This article introduces the life and works of A.N. Radisev (1749 – 1802) – the thinker, writer and pioneer of December movement and Russian democratic revolution during the end of 18th century and the beginning of 19th century – who bravely propagandized revolution in favor of democratic freedom and publicly summoned people to fight against oppressive dictatorship which eliminated serfdom. Radisev also paved the way for the complete innovation of Russian revolutionary poetry. His devotion had a strong influence on the works of A.X.Puskin as well as of many other poets of the December movement. (*)Trong công cuộc đấu tranh cải tạo xã hội Châu Âu thế kỉ XVIII, triết học khai sáng được coi là trào lưu tư tưởng có vai trò quan trọng hàng đầu. Chứng kiến sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng của chế độ phong kiến Châu Âu khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang tỏ ra thắng thế, các nhà khai sáng tiêu biểu như Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Diderot v.v. đã kịch liệt chỉ trích mọi trật tự lỗi thời của chính quyền phong kiến, lên án tôn giáo, nhà thờ, kêu gọi xoá bỏ mọi áp bức, bất công xã hội và đòi quyền tự do, giải phóng cho nhân dân. Tuy nhiên, trong khát vọng thực hiện những lí tưởng cao đẹp ấy, các nhà khai sáng Châu Âu lại (*) TS, Nhà Xuất bản Giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh trông chờ sự nhượng bộ của chính quyền phong kiến, đặt hi vọng vào những cải cách hoà bình, vào sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau giữa giai cấp thống trị và những tầng lớp bị trị v.v. Còn ở Nga, chính trong thời kì chế độ chuyên chế nông nô phát triển đến mức cao nhất dưới triều đại Ekaterina II (1762-1796), một đại biểu ưu tú của tư tưởng khai sáng đã dũng cảm tuyên truyền cách mạng, công khai kêu gọi nhân dân vùng lên đấu tranh, lật đổ ách áp bức chuyên chế, thủ tiêu chế độ nông nô để giành lại hạnh phúc và quyền tự do thiêng liêng cho con người. Đó là Alechsandr Nikolaevich Radisev, nhà tư tưởng, đồng thời là nhà văn – chiến sĩ, người tiền trạm của phong trào Tháng Chạp và cách mạng dân chủ Nga những năm sau này. A.N.Radisev sinh ngày 20/8/1749 trong 97 một gia đình địa chủ thuộc vùng Xaratôp. Năm 1766, sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Pagiexki (Matxcơva), Radisev cùng một số học viên xuất sắc được đích thân Nữ hoàng Ekaterina II gửi sang Đức tu nghiệp tại Trường Đại học Tổng hợp Laixich. Chính thời gian này, Radisev bắt đầu làm quen với trước tác của các nhà khai sáng châu Âu, trong đó cuốn sách Về trí tuệ của nhà triết học duy vật người Pháp Henvetxi – tác phẩm mà Diderot đánh giá là “đòn chí tử giáng vào mọi thứ định kiến” – được chàng sinh viên Nga đặc biệt yêu thích. Tháng 11/1771, Radisev trở về Tổ quốc và được bổ nhiệm vào Ban thư kí của Viện Tham chính (Xenat) – cơ quan lập pháp cao nhất nước Nga thời bấy giờ. Những năm tháng làm việc tại đây, tiếp xúc trực tiếp với các điều luật, văn bản, Nghị định, chỉ thị v.v. của chính quyền Nga hoàng, Radisev ngày càng thấu hiểu thực trạng bất bình đẳng ghê gớm đang đè nặng lên xã hội và nhân dân Nga: luật pháp hiện hành chỉ là phương tiện bảo vệ quyền lợi của giai cấp quý tộc địa chủ, còn nông dân thì chỉ có thứ “pháp luật của thần chết” mà thôi. Năm 1773, cả nước Nga rung chuyển với cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất lịch sử do E.I.Pugatsov cầm đầu. Bùng lên từ vùng Vonga và sông Đông, ngọn lửa khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng đến tận Trung và Nam Uran, Tây Xibir, Basokiria, Perm v.v., đe doạ nghiêm trọng sự tồn tại của chính quyền phong kiến. Cùng năm đó, Radisev cũng chính thức bắt đầu con đường đấu tranh xã hội của mình bằng việc xuất bản bản dịch tác phẩm Những suy nghĩ về lịch sử Hi Lạp của nhà sử học nổi tiếng người Pháp Mabli. Trong công trình này, Radisev không chỉ dịch Mabli mà còn diễn giải và trình bày nhiều quan điểm, nhận xét về các vấn đề tự do, dân chủ, bình đẳng xã hội v.v., thể hiện rõ bản lĩnh và tầm nhìn của một nhà tư tưởng. Với kết luận: “Chế độ chuyên chế là hình thái mâu thuẫn gay gắt nhất với bản chất con người”, Radisev được coi là người đầu tiên trên văn đàn Nga xác lập những tiền đề cơ bản cho một cuộc cách mạng giải phóng. Năm 1782, tượng đài Kị sĩ Đồng – một công trình điêu khắc nổi tiếng kỉ niệm Piot Đại đế – được long trọng khánh thành tại Sant Peterburg. Nhân sự kiện đó, Radisev đã viết Thư gửi người bạn ở Tobonsk. Nội dung tư tưởng của tác phẩm chính luận này là quan niệm sáng tạo của Radisev về vai trò cá nhân trong lịch sử: một cá nhân chỉ trở thành vĩ nhân nếu sự nghiệp người đó gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, phân tích hình tượng Piot Đại đế, Radisev đã nhìn thấy ở đó, một mặt là nhân cách một quân vương – nhà cải cách vĩ đại, “người thợ mộc” kiên quyết xây dựng lại nước Nga từ đổ nát, hoang tàn; mặt khác lại là kẻ độc tài chuyên chế, luôn gây chiến để bành trướng lãnh thổ, “người thủ tiêu những dấu hiệu cuối cùng của tự do nguyên thuỷ trên đất nước”. Từ thực tế đau xót ấy, Radisev khẳng định: một chính quyền mà nếu không ai, không có gì kiểm soát được nó thì chính quyền ấy tất yếu sẽ chuyển thành chế độ chuyên chế, khi đó “Không, và có lẽ là không bao giờ Nga hoàng lại tự nguyện từ bỏ, dù chỉ một chút, quyền lực của mình”. Tự do – bài thơ nổi tiếng của Radisev (viết năm 1783) – có thể được coi là bản trường ca đầu tiên của dòng văn học cách mạng Nga thế kỉ XVIII. Ra đời trong bối cảnh cuộc đấu tranh vì độc lập của mười ba nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ vừa giành được thắng lợi, bài thơ – như nhan đề của nó – là khúc hát ngợi ca những giá trị thiêng 98 liêng của tự do, “báu vật vô giá”, “ngọn nguồn của mọi sự nghiệp vĩ đại”, là cảm hứng lãng mạn thể hiện khát vọng các dân tộc đang đứng lên chống lại ách áp bức của chế độ chuyên chế phong kiến: Ôi các anh, những con người hạnh phúc Có nơi đâu tự do được ban phát ngẫu nhiên Hãy gìn giữ tự do như báu vật Và khắc sâu mãi mãi trong tim. Không dừng lại ở đó, với nội dung chính trị – xã hội sâu sắc, Tự do còn là bản tuyên ngôn trình bày những lí luận cơ bản về đường lối của một cuộc cách mạng nhân dân, khác hẳn với tư tưởng cải lương của các nhà khai sáng châu Âu. Chẳng hạn, G.Rousseau trong Khế ước xã hội chỉ đề nghị: nếu một bậc quân vương do xã hội lựa chọn lại không xứng đáng với ngôi vị của mình thì xã hội sẽ có quyền huỷ bỏ sớm hơn khế ước đã kí với quân vương đó, nhưng điều quan trọng nhất: phải thực hiện việc huỷ bỏ khế ước như thế nào thì Rousseau im lặng. Còn Radisev, với quan điểm biện chứng: lịch sử không đứng yên, và chế độ chuyên chế không phải là vĩnh viễn, ông nhấn mạnh đến sự phẫn nộ của nhân dân đối với chính quyền phong kiến: Vua chễm chệ nắm trong tay quyền trượng Đám lâu la khúm núm trước ngai vàng Nhưng trước mắt nhân dân chỉ thấy Bọn người kia như một lũ thú hoang, Và khẳng định: một khi sự phẫn nộ đã dồn nén đến cực điểm, nhân dân tất yếu sẽ đứng lên khởi nghĩa vũ trang, dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực chuyên chế: Quân khởi nghĩa khắp nơi nổi dậy Tất cả đều chung một khát vọng sục sôi Kẻ bạo ngược phải chết trong vũng máu Ta mau mau rửa nỗi nhục muôn đời. Hãy vui lên, khối toàn dân đoàn kết Thuộc về ta quyền báo thù thiêng liêng Đoạn đầu đài đã sẵn sàng rồi đấy Hãy lôi ra xét xử cả quân vương. Trong dư âm thắng lợi của cách mạng nhân dân các nước Bắc Mĩ, Radisev đã viết những dòng thơ tươi sáng, lạc quan, động viên nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách, vững tin vào thắng lợi cuối cùng: Chúng ta không quên quy luật của muôn đời Từ đổ nát, tối tăm, từ máu lửa Sẽ bừng lên những tinh cầu rạng rỡ Kết vòng hoa dâng thế giới đại đồng. Khi thử nghiệm bút lực của mình trong thơ ca, Radisev đã mở ra con đường hoàn toàn mới cho sự phát triển một nền thơ cách mạng. Khác với các tác giả của chủ nghĩa cổ điển như M.Lomonosov, B.Trediakov, A.Sumarokov, G.Dergiavin v.v., Radisev đã quan niệm về phạm trù cái cao cả trong thơ một cách đầy sáng tạo. Ở đây, cao cả không phải là chủ đề về Chúa trời, về quân vương hay các bậc công hầu, khanh tướng mà là khát vọng tự do, là cuộc đấu tranh sống mái vì tự do của con người. Trong một đất nước mà nhân dân còn đau khổ, chìm đắm dưới ách thống trị của chế độ chuyên chế, người nghệ sĩ phải thực hiện sứ mệnh cao cả của mình: “nhà tiên tri” tiên đoán và khẳng định thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng. Trong cảm hứng sáng tác của Radisev, chủ đề lịch sử chiếm một vị trí quan trọng. Với ông, lịch sử không chỉ là bài học xương máu góp phần soi sáng hiện tại, dự báo tương lai mà còn là một hình thức tuyên truyền cách mạng sinh động và thuyết phục. Trường ca Những khúc hát lịch sử mà Radisev viết những năm cuối đời có thể được coi là điển 99 hình cho loại sáng tác này. Trong trường ca, từ những sự kiện tiêu biểu của lịch sử phương Đông, Hi Lạp và La Mã cổ đại, Radisev đã khái quát lịch sử thế giới theo những quy luật chính trị đanh thép và rõ ràng: thứ nhất, không thể có sự thoả hiệp giữa tự do của nhân dân với quyền lợi của chính quyền chuyên chế; thứ hai, sự thay đổi các triều đại phong kiến thực chất chỉ là sự thay đổi bạo chúa này bằng bạo chúa kia; và thứ ba, mọi hi vọng vào một chính thể phong kiến “vua sáng tôi hiền” suy cho cùng cũng chỉ là ảo vọng. Mặc dù chưa hoàn thành nhưng với nội dung tư tưởng sâu sắc và tính chiến đấu mãnh liệt, Những khúc ca lịch sử, cùng với tụng ca Tự do, xứng đáng được coi là tượng đài ghi nhận chặng đường đầu phát triển của thơ ca cách mạng Nga. Suốt một thời gian dài, Radisev kiên trì xây dựng hệ thống từ vựng và xác định phong cách mới cho thơ ca cách mạng Nga. Cống hiến của Radisev đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sáng tác của A.Puskin và nhiều nhà thơ Tháng Chạp khác như K.Ryleev, A.Odoevski, A.Bestugiev v.v. Chính vì vậy mà sau này, vào năm 1790, khi Radisev bị chính quyền Ekaterina II kết án đày đi Sibir, trên đường đến Ilimsk – nơi đày ải, ông đã tự hào thừa nhận: Tôi khai phá dòng văn học mới Cho những con người dũng cảm, thông minh. Tiểu thuyết Cuộc đời của Phedo Vasilievich Usakov (1787) được Radisev sáng tác dựa trên những sự kiện có thật xảy ra trong thời gian ông theo học tại Trường Đại học Tổng hợp Laixich (Đức). Khi đó, trực tiếp quản lí nhóm sinh viên Nga ở trường là Bokum, một thiếu tá giám thị độc ác và thô lỗ, gian trá và tham lam, hống hách và ti tiện. Dựa vào quyền lực của mình, hắn đã ngang nhiên chiếm đoạt phần lớn số tiền học bổng cấp cho sinh viên, khiến mọi người phải ăn đói, mặc rách, sống chui rúc trong những căn phòng ổ chuột. Quá bất bình trước hành vi trắng trợn đó, nhóm sinh viên Nga do Usakov dẫn đầu đã kéo lên gặp Bokum, bắt hắn ta phải trả lại số tiền chiếm đoạt. Không những không trả lại tiền, Bokum còn lớn tiếng thách thức, dọa nạt và thậm chí, tát thẳng vào mặt Nasakin – một sinh viên trong nhóm tranh đấu. Thế là giọt nước cuối cùng đã làm tràn li. Usakov cùng nhóm sinh viên lập tức vây lấy viên thiếu tá, dùng sức mạnh tập thể buộc hắn ta phải chấp nhận một trong hai điều kiện: hoặc quyết đấu với Nasakin, hoặc sẽ bị ăn đòn. Dĩ nhiên, gã Bokum hèn nhát kia không bao giờ dám chọn phương án thứ nhất. Thế là Nasakin và một sinh viên khác đã giáng cho Bôkum những cái tát nảy lửa, khiến tên này phải nhục nhã bỏ chạy tháo thân. Dễ dàng nhận thấy đằng sau những sự kiện miêu tả trong tiểu thuyết, Radisev đã có ý thức phát triển chủ đề tác phẩm lên tầm khái quát mới. Ở đây, chủ đề sinh hoạt đời thường đã chuyển biến thành chủ đề chính trị – xã hội: thiếu tá Bokum chính là hiện thân của những hôn quân, bạo chúa; và cuộc đấu tranh của tập thể sinh viên chính là hình ảnh tượng trưng cho phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân. Đặc biệt, qua tính cách của nhân vật chính Usakov – một trí thức Nga trẻ tuổi đầy tài năng, người luôn hướng lòng mình về Tổ quốc đau thương và nhận thức sâu sắc được sứ mệnh của mình trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công – tác phẩm đã đóng góp cho phong trào đấu tranh xã hội Nga hình tượng về mẫu người lí tưởng của thời đại mới: những nhân vật tích cực, giác ngộ cao, sẵn sàng dấn thân vì tự 100 do, hạnh phúc nhân loại. Từ giã cuộc đời ở tuổi 23, Usakov không thể tiếp tục đồng hành cùng thế hệ mình trên những bước đường tranh đấu, song hình ảnh của anh sống mãi trong tâm trí bạn bè. Khi viết về Usakov với niềm tiếc thương sâu sắc, Radisev không phải ngẫu nhiên đã chọn thể loại “truyện các thánh” (gitie) chứ không chọn các thể loại truyện thông thường. Không chỉ viết văn, làm thơ, Radisev còn là một cây bút chính luận sắc sảo, luôn quan tâm đến những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc. Một trong những tác phẩm chính luận điển hình mà ông viết thời kì này là công trình Đối thoại về việc ai xứng đáng mang danh người con của Tổ quốc. Từ xuất phát điểm: danh hiệu “người con của Tổ quốc” chỉ xứng đáng với những công dân có lòng nhiệt tình yêu nước, luôn hành động vì lợi ích chung của xã hội, Radisev đã quan sát toàn bộ đời sống đất nước và nghiêm khắc đưa ra nhận xét: ở nước Nga hiện nay, khi ách chuyên chế nông nô đang đè nặng lên tất cả thì không một ai xứng đáng với danh hiệu cao quý trên bởi vì khi đó, giai cấp quý tộc địa chủ tất yếu biến thành lớp người ăn bám, bóc lột, còn nông dân bị tước đoạt quyền con người, bị coi như “súc vật” hay những “công cụ biết nói”. Mặc dù trong công trình này, Radisev chưa trực tiếp phát biểu công khai kết luận cuối cùng: để nước Nga thực sự có những người con chân chính, dứt khoát phải thủ tiêu chế độ chuyên chế nông nô, song tinh thần ấy sẽ được ông thể hiện trong tác phẩm quan trọng nhất đời mình: Hành trình từ Peterburg đến Moskva (từ đây viết gọn: Hành trình). Ngay từ giữa những năm 80, Radisev đã bắt tay khởi thảo tác phẩm này. Được viết theo thể loại du kí, ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe qua những cuộc tiếp xúc, trò chuyện với đủ loại người có nghề nghiệp, địa vị xã hội, tuổi tác khác nhau, Hành trình là tác phẩm hiện thực mang tính khuynh hướng rõ rệt. Theo bước chân người lữ hành trên con đường ngàn dặm từ Peterburg đến Moskva, người đọc nhìn thấy cả nước Nga những năm cuối thế kỉ XVIII hiện lên vô cùng sống động với tất cả những mâu thuẫn của nó; trong đó hình ảnh người nông dân đối lập gay gắt, quyết liệt với mức độ khủng hoảng trầm trọng của chế độ chuyên chế nông nô đã trở thành cảm hứng phê phán chủ đạo xuyên suốt tác phẩm. Đặc biệt, trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc hiện thực ngổn ngang, đa dạng của cuộc sống xã hội Nga sau khởi nghĩa Pugasov, nhà văn đã đúc kết và dũng cảm đặt ra những vấn đề cốt yếu nhất của một cuộc cách mạng cho tương lai nước Nga. Như đã biết, dưới chính thể của Ekaterina II, chế độ nông nô được coi là một hình thái kinh tế – xã hội cần thiết và được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Số phận phụ thuộc hoàn toàn vào địa chủ, người nông nô không chỉ bị bóc lột tàn tệ đến tận xương tuỷ mà còn bị tước đoạt cả quyền sống, quyền làm người. Trước Radisev, văn học Nga đã có những tác phẩm của Kantemir, Sumarokov, Phonvigin v.v. phê phán, đả kích chế độ chuyên chế nông nô nhưng phải đến Hành trình, hình thái phản động ấy mới bị vạch trần đầy đủ như một “tập tục man rợ” cần phải đấu tranh xoá bỏ ngay lập tức. Xuất phát từ một luận điểm cơ bản của thuyết khai sáng: mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng, Radisev đã phẫn nộ vạch trần tội ác ghê tởm của chế độ nông nô khi chế độ ấy ngang nhiên bóc lột và tước đoạt quyền công dân của hàng chục triệu người. “Lẽ nào một quốc gia có tới hai phần 101 ba dân số bị tước quyền công dân, và một phần trong đó thậm chí còn bị pháp luật coi như đã chết, lại là một quốc gia thịnh vượng? Lẽ nào tình cảnh của nông dân Nga hiện nay lại được coi là sáng sủa?”. Từ Liuban, qua Mednoe, Chudovo, Spaskaia polest, Giaisevo v.v. (các trạm dừng chân của cuộc hành trình, đồng thời cũng là các chương của cuốn sách), đâu đâu tác giả cũng gặp những bộ mặt địa chủ ác bá, điển hình cho chế độ nông nô Nga – “những tên đao phủ”, “những kẻ hút máu người”, “những kẻ tạo dựng cơ nghiệp của mình bằng sự cướp đoạt”. Tên địa chủ ở Giaisevo “chiếm đoạt toàn bộ đất đai, gia súc của nông dân trong vùng, buộc nông dân làm việc quần quật cho mình suốt cả tuần lễ, và để họ không chết đói ngay, hắn hào phóng ban cho họ ăn mỗi ngày một bữa”. Tên địa chủ ở Mednoe nhẫn tâm bán cả người lão bộc trung thành trước đây từng cứu hắn khỏi chết đuối, cả bà vú nuôi từng chăm bẵm hắn suốt thời ấu thơ, bán luôn cả cô gái nông dân mà hắn đã cướp đoạt trinh tiết Còn tên địa chủ ở Liuban, tác giả đã phải căm uất thốt lên khi chứng kiến sự lộng hành, tàn bạo của hắn: “Thật khủng khiếp, hỡi kẻ mất nhân tính, trên thân thể mỗi nông nô của mi, ta đều thấy dấu roi trừng phạt” v.v. Không chỉ có vậy, ở mức độ khái quát hơn, Radisev còn nhận rõ: chế độ nông nô chính là kẻ thù của tinh thần sáng tạo dân tộc, là nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương đạo đức xã hội hết sức nặng nề. Bằng thực tiễn sinh động, ông chứng minh rằng, người nông dân trên thửa ruộng của mình sẽ làm lụng với tất cả “sự cần mẫn và siêng năng, tích cực và sáng tạo”, khác hẳn với người nông nô khốn khổ, bị hành hạ tối tăm mặt mũi, phải vắt kiệt mồ hôi của mình cho ruộng đất chủ nô. Đồng thời, một khi quan hệ chủ nô – nô lệ ngày càng đè nặng lên xã hội, đạo đức xã hội tất yếu sẽ bị phân hoá theo hai hướng: giai cấp quý tộc địa chủ ngày càng trở nên đồi bại, tàn nhẫn; còn giai cấp nông dân, nông nô ngày càng trở nên khiếp nhược, đớn hèn. Hậu quả là cả quốc gia và dân tộc cùng suy yếu. Cùng với chế độ nông nô, nền chuyên chế Nga hoàng và hết thảy bộ máy quan liêu, độc đoán của nó cũng trở thành đối tượng phê phán quyết liệt của Radisev. Trong Hành trình, vầng hào quang giả tạo từng bao trùm lên ngai vàng chuyên chế từ hàng chục thế kỉ nay đã bị xé toạc. Giấc mơ của người lữ hành về một Nga hoàng “hồi tâm phục thiện, ăn năn khiếp sợ vì tội lỗi của mình” (chương Spaskaia polest) thực sự là tiếng cười châm biếm cay độc, cảnh tỉnh mọi người. Sau giấc mơ, người lữ hành thấy rằng: “trên ngai vàng, tất cả những sa hoàng, giáo chủ, lãnh chúa, xuntan hay một danh vị gì đó đều chẳng là gì hết”. Dưới ngòi bút phê phán sắc sảo của Radisev, nền chuyên chế trở thành thể chế nguy hiểm cho xã hội không chỉ vì tất cả đều phụ thuộc vào quyền tối thượng của hoàng đế trên ngai mà còn vì đó là một bộ máy nhà nước độc đoán, bóp nghẹt mọi tư tưởng tự do dân chủ, vì các đại diện lớn nhỏ của nó đều là những hoàng đế không ngai, quan liêu, say sưa quyền lực và mặc sức hành hạ dân lành. Đó là viên quan thản nhiên nhìn những người dân sắp chết đuối mà không thèm động tay cứu giúp vì “điều đó không ghi trong chức danh của mình”, là viên chủ sự bưu điện phung phí tiền nhà nước trả lương cho vô số nhân viên để gửi đi khắp nơi