Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán – Việt

1. Nguồn gốc của thanh Ngang Thanh ngang trong cách đọc Hán-Việt có 3 nguồn gốc chính: - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh (toàn thanh): 730 trường hợp; - Thanh "bình" sau phụ âm vô thanh bật hơi (thứ thanh): 350 trường hợp; - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 500 trường hợp; + nguồn gốc khác (huyền, thứ, thượng): chiếm 15% trong tổng số 1700 trường hợp.

pdf12 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán – Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán–Việt 1. Nguồn gốc của thanh Ngang Thanh ngang trong cách đọc Hán-Việt có 3 nguồn gốc chính: - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh (toàn thanh): 730 trường hợp; - Thanh "bình" sau phụ âm vô thanh bật hơi (thứ thanh): 350 trường hợp; - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 500 trường hợp; + nguồn gốc khác (huyền, thứ, thượng): chiếm 15% trong tổng số 1700 trường hợp. 1.1. Bình, toàn thanh > NGANG 歌 Ca (Kiến khai nhất) 多 Đa (Đoan khai nhất) 知 Tri (Tri khai tam) 災 Tai (Tinh khai nhất) 三 Tam (Trâm khai nhất) 爭 Tranh (Trang khai nhị) 山 Sơn (Sinh khai nhị) 枝 Chi (Chương khai tam) 詩 Thi (Thư khai tam) 冰 Băng (Bang khai tam) 方 Phương (Phu hợp tam) 污 Ô (Ảnh hợp nhất) 1.2. Bình, thứ thanh > NGANG 開 Khai (Khai khai nhất) 呑 Thôn (Thấu khai nhất) 超 Siêu (Triệt khai tam) 秋 Thu (Thanh khai tam) 抄 Sao (Sơ khai nhị) 川 Xuyên (Xương hợp tam) 托 Phê (Bàng khai tứ) 妃 Phi (Phu hợp tam) 香 Hương (Hiểu khai tam) 1.3. Bình, thứ trọc > NGANG 鵝 Nga (Nghi khai nhất) 南 Nam (Nê khai nhất) 盟 Minh (Minh khai tam) 無 Vô (Vi hợp tam) 勞 Lao (Lai khai nhất) 人 Nhân (Nhật khai tam) 為 Vi (Vân hợp tam) 移 Di (Dương khai tam) 2. Nguồn gốc của thanh Huyền Thanh huyền có nguồn gốc duy nhất: bình thanh của âm tiết mở đầu bằng phụ âm hữu thanh (toàn trọc), khoảng 560 trường hợp. Ngoài ra, còn khoảng 120 trường hợp (17,5%) bắt nguồn từ nguồn gốc khác: - ngang lẫn sang: 10%; - khứ: 5%; - thượng: 2,5%. Bình, toàn trọc > HUYỀN 旗 Kì (Quần khai tam) 頭 Đầu (Định khai nhất) 茶 Trà (Trừng khai nhị) 才 Tài (Tùng khai nhất) 詳 Tường (Tà khai tam) 愁 Sầu (Sùng khai tam) 船 Thuyền (Thuyền hợp tam) 時 Thì (Thường khai tam) 貧 Bần (Tịnh khai tam) 房 Phòng (Phụng hợp tam) 河 Hà (Hạp khai nhất) 3. Nguồn gốc của thanh SẮC NHẬP Thanh sắc nhập Hán-Việt có hai nguồn gốc chuyển thành: - Thanh "nhập" Hán ở sau các thanh mẫu toàn thanh: 330 trường hợp; - Thanh "nhập" Hán ở sau các thanh mẫu thứ thanh: 120 trường hợp Các trường hợp ngoại lệ chỉ có 6,5%, nhưng cũng đều từ thanh "nhập" (do sự phân biệt cao độ không rõ, đáng lẽ chuyển vào "NẶNG" lại chuyển vào "SẮC"). 3.1. Nhập, toàn thanh > SẮC NHẬP 各 Các (Kiến khai nhất) 答 Đáp (Đoan khai nhất) 謫 Trích (Tri khai nhị) 作 Tác (Tinh khai nhất) 塞 Tắc (Tâm khai nhất) 責 Trách (Trang khai nhị) 殺 Sát (Sinh khai nhị) 質 Chất (Chương khai tam) 設 Thiết (Thư khai tam) 北 Bắc (Bang khai nhất) 沄 Pháp (Phi hợp tam) 屋 Ốc (Ảnh hợp nhất) 3.2. Nhập, thứ thanh > SẮC NHẬP 客 Khách (Khê khai nhị) 脱 Thoát (Thấu hợp nhất) 敕 Sắc (Triệt khai tam) 戚 Thích (Thanh khai tứ) 察 Sát (Sơ khai nhị) 斥 Xích (Xương khai tam) 魄 Phách (Bàng khai nhị) 覆 Phúc (Phu hợp tam) 黑 Hắc (Hiểu khai nhất) 4. Nguồn gốc của thanh NẶNG NHẬP Thanh NẶNG NHẬP Hán-Việt cũng có hai nguồn gốc: - Thanh "nhập" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm hữu thanh (toàn trọc): 200 trường hợp. - Thanh "nhập" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 180 trường hợp. Trường hợp lệ ngoại chiếm 6% (25 trường hợp). Đây là những trường hợp đáng lẽ chuyển sang "SẮC" nhưng lại chuyển sang "NẶNG". 4.1. Nhập, toàn trọc > NẶNG NHẬP 極 Cực (Quần khai tam) 特 Đặc (Định khai nhất) 直 Trực (Trừng khai tam) 疾 Tật (Trùng khai tam) 俗 Tục (Tà hợp tam) 實 Thực (Thuyền khai nhất) 十 Thập (Thường khai) 薄 Bạc (Tịnh khai nhất) 服 Phục (Phụng hợp tam) 鶴 Hạc (Hạp khai nhất) 4.1. Nhập, thứ trọc > NẶNG NHẬP 業 Nghiệp (Nghi khai tam) 納 Nạp (Nê khai nhất) 幕 Mạc (Minh khai nhất) 物 Vật (Vi hợp tam) 樂 Lạc (Lai khai nhất) 熱 Nhiệt (Nhật khai tam) 越 Việt (Vân hợp tam) 藥 Dược (Dương khai tam) 5. Nguồn gốc của thanh Sắc khứ Thanh "Sắc khứ" hiện nay của Hán-Việt có hai nguồn gốc: - Thanh "khứ" Hán trong âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh (toàn thanh): 400 trường hợp. - Thanh "khứ" Hán ở âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh bật hơi (thứ thanh): 170 trường hợp. Ngoại lệ chiếm tỉ lệ khá cao: 21%. Trong đó, đa số là từ thanh "thượng" Hán chuyển sang (11%), ngoài ra do "nặng" lẫn thành "sắc" hoặc do "bình" chuyển sang. 5.1. Khứ, toàn thanh > SẮC KHỨ 句 Cú (Kiến khai nhất) 鬥 Đấu (Đoan khai nhất) 智 Trí (Tri khai tam) 再 Tái (Tinh khai nhất) 散 Tán (Tâm khai nhất) 詐 Trá (Trang khai nhị) 數 Số (Sinh hợp tam) 志 Chí (Chương khai tam) 世 Thế (Thư khai tam) 報 Báo (Bang khai nhất) 放 Phóng (Phi hợp tam) 怨 Oán (Ảnh hợp tam) 5.2. Khứ, thứ thanh > SẮC KHỨ 氣 Khí (Khê khai tam) 痛 Thống (Thấu hợp nhất) 暢 Sướng (Triệt khai tam) 次 Thứ (Thanh khai tam) 創 Sáng (Sơ khai tam) 唱 Xướng (Xướng khai tam) 派 Phái (Bàng khai nhị) 費 Phí (Phu hợp tam) 向 Hướng (Hiểu khai tam) 6. Nguồn gốc của thanh Nặng khứ Thanh "nặng khứ" Hán-Việt bắt nguồn chủ yếu từ: - Thanh "khứ" Hán khi có phụ âm hữu thanh ở trước (toàn trọc) - Thanh "khứ" Hán có phụ âm vang ở trước (thứ trọc) Cả hai loại đều có khoảng 220 trường hợp. Tuy nhiên, ngoại lệ có rất nhiều: 31%, chủ yếu là do thanh "thượng" chuyển sang thanh "khứ". Vì vậy, có thể nói thanh "thượng" là nguồn gốc thứ 3 – nguồn gốc thứ yếu – của thanh "nặng khứ" Hán- Việt. 6.1. Khứ, toàn trọc > NẶNG KHỨ 競 Cạnh (Quần khai tam) 大 Đại (Định khai nhất) 治 Trị (Trừng khai tam) 贈 Tặng (Tùng khai nhất) 謝 Tạ (Tà khai tam) 事 Sự (Sùng khai tam) 剩 Thặng (Thuyền khai tam) 上 Thượng (Thường khai tam) 病 Bệnh (Tịnh khai tam) 飯 Phạn (Phụng khai tam) 下 Hạ (Hạp khai tam) 6.2. Khứ, thứ trọc > NẶNG KHỨ 驗 Nghiệm (Nghi khai tam) 難 Nạn (Nê khai nhất) 命 Mệnh (Minh khai tam) 望 Vọng (Vi hợp tam) 陋 Lậu (Lai khai nhất) 二 Nhị (Nhật khai tam) 位 Vị (Vân hợp tam) 異 Dị (Dương khai tam) 6.3. Thượng, toàn trọc > NẶNG KHỨ 儉 Kiệm (Quần khai tam) 道 Đạo (Định khai nhất) 兆 Triệu (Trừng khai tam) 在 Tại (Tùng khai nhất) 似 Tự (Từ khai tam) 撰 Soạn (Sùng khai nhị) 市 Thị (Trường khai tam) 倍 Bội (Tịnh khai nhất) 父 Phụ (Phụng hợp tam) 幸 Hạnh (Hạp khai nhị) 7. Nguồn gốc của thanh Hỏi Hai nguồn gốc chính của thanh hỏi Hán-Việt là: - Thanh "thượng" Hán trong các âm tiết có phụ âm đầu vô thanh (toàn thanh): 360 trường hợp; - Thanh "thượng" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh bật hơi (khứ thanh): 130 trường hợp. Ngoại lệ cũng khá nhiều: 22%. Trong đó: + 8,5% do thanh "khứ" tiếng Hán đưa lại; + 6% do lẫn lộn âm vực (đáng lẽ phải chuyển sang "ngã") + 4% do thanh "bình" Hán đưa lại; + 3,5% vừa do thanh "khứ" chuyển sang vừa do chuyển nhầm âm vực. 7.1. Thượng, toàn thanh > HỎI 敢 Cảm (Kiến khai nhất) 黨 Đảng (Đoan khai nhất) 長 Trưởng (Tri khai tam) 酒 Tửu (Tinh khai tam) 省 Tỉnh (Tâm khai tam) 斬 Trảm (Trang khai nhị) 產 Sản (Sinh khai nhị) 只 Chỉ (Chương khai tam) 水 Thuỷ (Thư hợp tam) 版 Bản (Bang khai nhị) 反 Phản (Phi hợp tam) 影 Ảnh (Ảnh khai tam) 7.1. Thượng, khứ thanh > HỎI 可 Khả (Khê khai nhất) 土 Thập (Thấu hợp nhất) 恥 Sỉ (Triệt khai tam) 草 Thảo (Thanh khai nhất) 礎 Sở (Sơ hợp tam) 廠 Xưởng (Xương khai tam) 品 Phẩm (Bảng khai tam) 仿 Phỏng (Phu hợp tam) 海 Hải (Hiểu khai nhị) 8. Nguồn gốc của thanh Ngã Thanh "ngã" Hán-Việt có 1 nguồn gốc chính và một nguồn gốc phụ: - Nguồn gốc chính là thanh "thượng" Hán trong những âm tiết có phụ âm đầu vang (thứ trọc): 180 trường hợp; - Nguồn gốc phụ là thanh "thượng" Hán trong những âm tiết có phụ âm đầu hữu thanh (toàn trọc): 60 trường hợp. Ngoại lệ chiếm 27%, trong đó, đáng chú ý là 15% chuyển từ "khứ" và gần 7% chuyển lầm âm vực (đáng lẽ là chuyển sang hỏi). 8.1. Thượng, thứ trọc > NGÃ 我 Ngã (Nghi khai nhất) 女 Nữ (Nê hợp tam) 母 Mẫu (Minh khai nhất) 武 Vũ (Vi hợp tam) 老 Lão (Lai khai nhất) 忍 Nhẫn (Nhật khai tam) 遠 Viễn (Vân hợp tam) 已 Dĩ (Dương khai tam) 8.1. Thượng, toàn trọc > NGÃ 技 Kĩ (Quần khai tam) 待 Đãi (Định khai nhất) 雉 Trĩ (Trừng khai tam) 靜 Tĩnh (Tùng khai tam) 士 Sĩ (Sùng khai tam) 盾 Thuẫn (Thuyền hợp tam) 罷 Bãi (Tịnh khai nhị) 憤 Phẫn (Phụng hợp tam) 駭 Hãi (Hạp khai nhị)