Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán – Việt

1. Nguồn gốc của thanh Ngang Thanh ngang trong cách đọc Hán-Việt có 3 nguồn gốc chính: -Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh (toàn thanh): 730 trường hợp; -Thanh "bình" sau phụ âm vô thanh bật hơi (thứ thanh): 350 trường hợp; -Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 500 trường hợp; + nguồn gốc khác (huyền, thứ, thượng): chiếm 15% trong tổng số 1700 trường hợp.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán – Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán–Việt 1. Nguồn gốc của thanh Ngang Thanh ngang trong cách đọc Hán-Việt có 3 nguồn gốc chính: - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh (toàn thanh): 730 trường hợp; - Thanh "bình" sau phụ âm vô thanh bật hơi (thứ thanh): 350 trường hợp; - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 500 trường hợp; + nguồn gốc khác (huyền, thứ, thượng): chiếm 15% trong tổng số 1700 trường hợp. 1.1. Bình, toàn thanh > NGANG Ca (Kiến khai nhất) Đa (Đoan khai nhất) Tri (Tri khai tam) Tai (Tinh khai nhất) Tam (Trâm khai nhất) Tranh (Trang khai nhị) Sơn (Sinh khai nhị) Chi (Chương khai tam) Thi (Thư khai tam) Băng (Bang khai tam) Phương (Phu hợp tam) Ô (Ảnh hợp nhất) 1.2. Bình, thứ thanh > NGANG Khai (Khai khai nhất) Thôn (Thấu khai nhất) Siêu (Triệt khai tam) Thu (Thanh khai tam) Sao (Sơ khai nhị) Xuyên (Xương hợp tam) Phê (Bàng khai tứ) Phi (Phu hợp tam) Hương (Hiểu khai tam) 1.3. Bình, thứ trọc > NGANG Nga (Nghi khai nhất) Nam (Nê khai nhất) Minh (Minh khai tam) Vô (Vi hợp tam) Lao (Lai khai nhất) Nhân (Nhật khai tam) Vi (Vân hợp tam) Di (Dương khai tam) 2. Nguồn gốc của thanh Huyền Thanh huyền có nguồn gốc duy nhất: bình thanh của âm tiết mở đầu bằng phụ âm hữu thanh (toàn trọc), khoảng 560 trường hợp. Ngoài ra, còn khoảng 120 trường hợp (17,5%) bắt nguồn từ nguồn gốc khác: - ngang lẫn sang: 10%; - khứ: 5%; - thượng: 2,5%. Bình, toàn trọc > HUYỀN Kì (Quần khai tam) Đầu (Định khai nhất) Trà (Trừng khai nhị) Tài (Tùng khai nhất) Tường (Tà khai tam) Sầu (Sùng khai tam) Thuyền (Thuyền hợp tam) Thì (Thường khai tam) Bần (Tịnh khai tam) Phòng (Phụng hợp tam) Hà (Hạp khai nhất) 3. Nguồn gốc của thanh SẮC NHẬP Thanh sắc nhập Hán-Việt có hai nguồn gốc chuyển thành: - Thanh "nhập" Hán ở sau các thanh mẫu toàn thanh: 330 trường hợp; - Thanh "nhập" Hán ở sau các thanh mẫu thứ thanh: 120 trường hợp Các trường hợp ngoại lệ chỉ có 6,5%, nhưng cũng đều từ thanh "nhập" (do sự phân biệt cao độ không rõ, đáng lẽ chuyển vào "NẶNG" lại chuyển vào "SẮC"). 3.1. Nhập, toàn thanh > SẮC NHẬP Các (Kiến khai nhất) Đáp (Đoan khai nhất) Trích (Tri khai nhị) Tác (Tinh khai nhất) Tắc (Tâm khai nhất) Trách (Trang khai nhị) Sát (Sinh khai nhị) Chất (Chương khai tam) Thiết (Thư khai tam) Bắc (Bang khai nhất) Pháp (Phi hợp tam) Ốc (Ảnh hợp nhất) 3.2. Nhập, thứ thanh > SẮC NHẬP Khách (Khê khai nhị) Thoát (Thấu hợp nhất) Sắc (Triệt khai tam) Thích (Thanh khai tứ) Sát (Sơ khai nhị) Xích (Xương khai tam) Phách (Bàng khai nhị) Phúc (Phu hợp tam) Hắc (Hiểu khai nhất) 4. Nguồn gốc của thanh NẶNG NHẬP Thanh NẶNG NHẬP Hán-Việt cũng có hai nguồn gốc: - Thanh "nhập" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm hữu thanh (toàn trọc): 200 trường hợp. - Thanh "nhập" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 180 trường hợp. Trường hợp lệ ngoại chiếm 6% (25 trường hợp). Đây là những trường hợp đáng lẽ chuyển sang "SẮC" nhưng lại chuyển sang "NẶNG"