Nguồn gốc của Thần Tài

ục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Trong các hộ tiểu thương Nam Bộ, Thần Tài được thờ trong gia đình và trở nên gần gũi, thân thiết với mọi người.

pdf10 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc của Thần Tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn gốc của Thần Tài Nguồn gốc của Thần Tài Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Trong các hộ tiểu thương Nam Bộ, Thần Tài được thờ trong gia đình và trở nên gần gũi, thân thiết với mọi người. Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ. Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác. Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (thổ địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, vai mang cái tủi vải thật to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công. Hình tượng Thần Tài trong tín ngưỡng dân tộc Tranh, tượng Thần Tài từ những năm giữa thế kỷ XX đã có tại Hà Nội, các hình ảnh này vẫn chịu ảnh hưởng hình ảnh Thần Tài của Trung Quốc: tư thế ngồi (đứng), đội mũ cánh chuồn, tay phải vuốt râu 3 chòm, tay trái cầm cây gậy như ý, mặc y phục như quan văn, thêu vàng trên nền vải đỏ rực, thắt lưng trễ ngang gối với hai đồng điếu xâu vào chiếc túi mang chữ Tăng Phúc Thần Tài. Người ta không làm bàn thờ Thần Tài quá to, bên trong thường dán bài vị của Thần Tài được viết trên giấy đỏ: “Ngũ phương ngũ thổ Long Thần – Tiền hậu địa chủ Tài Thần”. Hai bên bài vị thường có câu đối: “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất vàng ròng”. Cũng có gia đình khắc thêm những chữ đại tự với nội dung ca ngợi sự giúp đỡ của Thần Tài hoặc tâm ý nguyện cầu của gia chủ. Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng tựu chung cả 2 vẫn mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, “tài lai lộc tấn” cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa). Trong những gia đình làm ăn buôn bán, người ta thờ cúng Thần Tài quanh năm, sáng sớm khi mở cửa bán hàng họ thường thắp hương cầu xin “mua may bán đắt”. Việc thờ cúng Thần Tài là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hoá.