Không biết tục cúng Ông Táo đã có từ bao giờ nhưng theo
các vị cao niên kể lại thì đây là phong tục đã có từ rất lâu và
có rất nhiều điển tích về sự tích ông Công ông Táo. Nhân
ngày 23 tháng Chạp sắp tới, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc
một số điển tích được lưu truyền cho đến ngày nay và phong
tục thờ cúng Táo Quân của người Việt.
13 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguồn gốc Tết ông Công ông Táo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn gốc Tết ông Công
ông Táo
Không biết tục cúng Ông Táo đã có từ bao giờ nhưng theo
các vị cao niên kể lại thì đây là phong tục đã có từ rất lâu và
có rất nhiều điển tích về sự tích ông Công ông Táo. Nhân
ngày 23 tháng Chạp sắp tới, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc
một số điển tích được lưu truyền cho đến ngày nay và phong
tục thờ cúng Táo Quân của người Việt.
Tranh thờ dân gian
Tích 1
Truyền thuyết xưa kể lại có hai vợ chồng nghèo khổ quá,
phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau
đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào
ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy
một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên
người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho.
Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm
khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau
xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận,
lao vào lửa nốt! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên
phong cho làm "vua bếp". Và từ đó, dân gian mới có câu ca
rằng:
Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà
Tích 2
Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết
với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay
kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn,
đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ
khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết
thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá
ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và hối hận, Cao lên
đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải
làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ
tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng.
Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là
người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời
Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan,
nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy
tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao
mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa,
Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong
đám lửa.
Ngọc Hoàng hượng đế thương tình thấy 3 người sống có
nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định
phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công
trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi
việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ
búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ,
các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ
cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Tích 3
Hai vợ chồng nghèo, chồng đi buôn, vợ làm ruộng nên chồng
thường xa nhà thỉnh thoảng mới về, đôi khi đi suốt năm mới
về. Rồi một chuyến đi biền biệt không tin tức, không tiền bạc
gởi về. Người vợ chờ cả 10 năm vẫn biệt tích. Sau đó người
vợ lấy một người chồng khác làm nghề săn bắn; người này
nuôi một đầy tớ tên là Lốc.
Một hôm chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người
chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc
bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ
chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời
ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống
rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng
giục vợ đi sắm mọi thứ để làm một bữa.
Trong khi người vợ đi vắng, người chồng và đầy tớ đốt đống
rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ
đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy thế, rất đau đớn,
tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào
đống lửa chết theo.
Người chồng mới thương tiếc vợ, cũng đâm đầu vào lừa.
Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình
châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông
đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống
nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân,
thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.
Phong tục thờ cúng Táo Công
Phong tục thờ cúng Táo Công cũng từ đấy mà có. Thường thì
bắt đầu từ chiều 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp, các gia đình
làm lễ để ông Táo lên chầu trời (Tiễn Táo) để tấu trình mọi
việc của gia chủ với Ngọc Hoàng Thượng Đế, đến trưa 30
Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.
Lễ vật cúng Ông Táo
Lễ vật cúng Ông Táo được chuẩn bị vô cùng chu đáo và
trang trọng thể hiện sự thành kính của các gia chủ. Lễ vật
gồm có: mũ Táo Quân thường có 3 cỗ (chiếc) gồm một của
nữ thần không có cánh chuồn, 2 của nam thần có cánh chuồn,
kèm theo áo quan, hia (hài), tiền vàng, tiền bạc cùng bệ bằng
giấy. Nhưng để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng
tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm
theo một chiếc áo và một đôi hia. Theo sách "Nam Định địa
dư chí" của tiến sĩ đốc học Khiếu Năng Tĩnh thế kỷ XIX, thì
mũ, áo, hia của Táo Quân màu vàng. Nhưng có sách lại nói
màu sắc tùy thuộc từng năm, ứng với các hành Kim (vàng),
Mộc (trắng), Thủy (xanh), Hỏa (đỏ), Thổ (đen).
Ngoài những đồ “vàng mã” sẽ được hóa vàng sau lễ cúng
ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ để lập
bài vị mới thì lễ vật còn có hoa quả (chuối, bưởi, quất vàng,
hoa cúc), trầu cau, hương đèn, cỗ mặn (xôi, thịt, rượu), và
cá chép sống ở miền Bắc, ngựa với đầy đủ dây cương, yên ở
miền Trung. Theo quan niệm của người miền Bắc thì ông
Công, ông Táo khi đi lên thiên đình phải cưỡi cá chép vì chỉ
có cá chép mới có thể vượt vũ môn hóa rồng bay lên trời. Cá
chép được mua thường là chép nhỏ màu đen tuyền hoặc vàng
đỏ khỏe mạnh, sau đó được bỏ vào trong chậu xinh xinh để
lên trên bàn thờ cúng cùng các lễ vật khác. Đến chiều thì
phóng sinh cá ra ao hồ, sông suối
Đồ cúng lễ
Phóng sinh cá chép
Cùng với các lễ vật chay thì mâm cỗ mặn để cúng tiễn ông
Táo đi nhanh về sớm cũng được các gia chủ chuẩn bị rất chu
đáo. Dù khó khăn hay khá giả, các gia đình vẫn cố gắng sắm
một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn truyền thống để tỏ lòng
biết ơn với các vị Định phúc Táo Quân. Mâm cỗ cúng ông
Táo truyền thống gồm có: Xôi gấc, thịt nấu đông, nem rán,
giò nạc, cá chép rán, thịt lợn luộc, lòng gà nấu măng, món
xào, dưa cải, rượu trắng, chè sen ở miền Bắc còn trong Nam
có thêm xôi chè, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, dưa kiệu
Đặc biệt, theo tục xưa còn truyền thì mâm cỗ cúng không thể
thiếu một con gà luộc ngậm hoa hồng, nhưng gà cúng ông
Táo phải là gà cồ mới gáy bởi các gia chủ muốn cầu xin Táo
Quân lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho con trẻ sau
này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con
gà cồ vậy!
Ngày nay, phong tục cúng ông Táo, ông Công không được tổ
chức chu đáo và nhiều nghi lễ như xưa. Chỉ một chậu cá, một
mâm cỗ đơn giản với gà luộc, xôi gấc, chè kho mua sẵn và
một vài món mặn là xong mâm cỗ để nhớ ơn đến tổ tiên và
các vị thần đã bảo vệ cho gia đình mình một năm an bình,
thịnh vượng.