Nguyễn Công Trứ- Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể

Cái Tôi - cá thể, hay là con người - cá nhân, hay con người - cá thể, hay cái Thằng Tôi tương ứng trong tiếng Pháp I'individu, Le Moi, là vấn đề, là đối tượng nhận thức của triết học và đối tượng khám phá của văn học vốn đã diễn ra không đơn giản, không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vực, giữa phương Tây và phương Đông trong lịch sử nhân loại. Có thể nói, ở nước ta, cho đến hôm nay, vấn đề rất có ý nghĩa này trong sự sống, về cơ bản, chưa được nhận thức ở độ tường minh cần thiết, không chỉ với số đông, mà ngay ở nhiều bậc thức giả. Mặc dù, trong một số văn kiện gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được quan niệm "Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội"(1). Sự nhận thức về cái tôi - cá thể bao gồm hai trạng thái: tự phát và tự giác, vô thức và hữu thức. Hữu thức phiến diện và hữu thức toàn diện. Với trạng thái tự phát, vô thức thì hễ có loài người và có ngôn ngữ là có cái Tôi, từng được thể hiện trong từ vựng của mọi ngôn ngữ trên thế giới, bằng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. Trong tiếng Việt của ta các từ: tôi, ta, tớ, tao, mình và các từ Hán Việt: "ngô", "ngã", đều thuộc cái Tôi tự phát này. Chúng chưa thuộc vấn đề cái Tôi cá thể của triết học và văn học đang được nói đến. Chỉ với cái Tôi được nhận thức tự giác, hữu thức mới là vấn đề của triết học và văn học. Ở đây, cái Tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong nhận thức. Cái Tôi không chỉ thuộc cá thể mình mà còn là cá thể người khác. Nó là một khách thể cần được nhận thức, khám phá. Quan trọng nữa là cần được tôn trọng, tạo mọi điều kiện cho nó phát triển để trở thành tế bào khoẻ cho mọi cơ thể khoẻ. Tình trạng nhận thức, phát hiện về cái Tôi mang tính khách thể này trong lịch sử thế giới đã diễn ra không đồng bộ. Có thể nói phương Tây đã đi trước phương Đông ở sự nhận diện cái Tôi - cá thể. Trong văn học La Mã cổ đại, thấp thoáng đã thấy bóng dáng cái Tôi - cá thể. Đặc biệt, đến thời đại Phục hưng của phương Tây, cái Tôi - cá thể, con người - cá thể đã trỗi dậy một cách bề thế, trong đó cái Tôi - trí tuệ, lý trí, sáng tạo trở thành điểm nhấn, từ đó đã tạo nên một nền văn hoá Phục hưng vĩ đại được nhân loại muôn đời bái phục. Mệnh đề "Tồn tại hay không tồn tại" (To be or not to be) mà nhân vật Hamlet của Shakespeare phát ngôn từng được coi là lời tuyên ngôn có ý nghĩa triết học về cái Tôi - cá thể, về con người - cá thể, của thời đại Phục hưng. Sau thời Phục hưng, với các nhà tư tưởng của công cuộc cách mạng tư sản phương Tây. cái Tôi - cá thể lại thêm một lần được khẳng định. Mệnh đề "Tôi tư duy ấy là tôi tồn tại" (Je pense donc je suis) của Descartes cũng được coi là lời tuyên ngôn triết học thứ hai về sự có mặt của cái Tôi - cá thể, với ý nghĩa nhân văn cao cả, vĩnh hằng. Sự xuất hiện của cái Tôi - cá thể ở phương Tây, từng được cắt nghĩa từ nguồn gốc là vai trò của tầng lớp chủ nô công thương ở thời cổ đại và vai trò của tầng lớp thị dân tiền tư bản chủ nghĩa và tiếp đó là vai trò của giai cấp tư sản đang ở giai đoạn cách mạng. Vận mệnh của cái Tôi - cá thể đúng là gắn liền với nền sản xuất kinh tế hàng hoá, công thương, với giai cấp tư sản thế giới ở cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, ngoài ý nghĩa phần nào là sản phẩm của nhân tính, còn là đặc sản của chủ nghĩa tư bản sau thời kỳ cách mạng. Tất nhiên, tại các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa hiện tại cái Tôi - cá thể mang giá trị nhân văn cao cả vẫn tồn tại, bởi đó là sản phẩm tinh thần đã trở thành truyền thống, có độ bền của nhân dân, của các dân tộc đó, nhất là ở những nước đang đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ.

docx6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyễn Công Trứ- Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể Cái Tôi - cá thể, hay là con người - cá nhân, hay con người - cá thể, hay cái Thằng Tôi tương ứng trong tiếng Pháp I'individu, Le Moi, là vấn đề, là đối tượng nhận thức của triết học và đối tượng khám phá của văn học vốn đã diễn ra không đơn giản, không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vực, giữa phương Tây và phương Đông trong lịch sử nhân loại. Có thể nói, ở nước ta, cho đến hôm nay, vấn đề rất có ý nghĩa này trong sự sống, về cơ bản, chưa được nhận thức ở độ tường minh cần thiết, không chỉ với số đông, mà ngay ở nhiều bậc thức giả. Mặc dù, trong một số văn kiện gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có được quan niệm "Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội"(1)... Sự nhận thức về cái tôi - cá thể bao gồm hai trạng thái: tự phát và tự giác, vô thức và hữu thức. Hữu thức phiến diện và hữu thức toàn diện. Với trạng thái tự phát, vô thức thì hễ có loài người và có ngôn ngữ là có cái Tôi, từng được thể hiện trong từ vựng của mọi ngôn ngữ trên thế giới, bằng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. Trong tiếng Việt của ta các từ: tôi, ta, tớ, tao, mình và các từ Hán Việt: "ngô", "ngã", đều thuộc cái Tôi tự phát này. Chúng chưa thuộc vấn đề cái Tôi cá thể của triết học và văn học đang được nói đến. Chỉ với cái Tôi được nhận thức tự giác, hữu thức mới là vấn đề của triết học và văn học. Ở đây, cái Tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong nhận thức. Cái Tôi không chỉ thuộc cá thể mình mà còn là cá thể người khác. Nó là một khách thể cần được nhận thức, khám phá. Quan trọng nữa là cần được tôn trọng, tạo mọi điều kiện cho nó phát triển để trở thành tế bào khoẻ cho mọi cơ thể khoẻ. Tình trạng nhận thức, phát hiện về cái Tôi mang tính khách thể này trong lịch sử thế giới đã diễn ra không đồng bộ. Có thể nói phương Tây đã đi trước phương Đông ở sự nhận diện cái Tôi - cá thể. Trong văn học La Mã cổ đại, thấp thoáng đã thấy bóng dáng cái Tôi - cá thể. Đặc biệt, đến thời đại Phục hưng của phương Tây, cái Tôi - cá thể, con người - cá thể đã trỗi dậy một cách bề thế, trong đó cái Tôi - trí tuệ, lý trí, sáng tạo trở thành điểm nhấn, từ đó đã tạo nên một nền văn hoá Phục hưng vĩ đại được nhân loại muôn đời bái phục. Mệnh đề "Tồn tại hay không tồn tại" (To be or not to be) mà nhân vật Hamlet của Shakespeare phát ngôn từng được coi là lời tuyên ngôn có ý nghĩa triết học về cái Tôi - cá thể, về con người - cá thể, của thời đại Phục hưng. Sau thời Phục hưng, với các nhà tư tưởng của công cuộc cách mạng tư sản phương Tây. cái Tôi - cá thể lại thêm một lần được khẳng định. Mệnh đề "Tôi tư duy ấy là tôi tồn tại" (Je pense donc je suis) của Descartes cũng được coi là lời tuyên ngôn triết học thứ hai về sự có mặt của cái Tôi - cá thể, với ý nghĩa nhân văn cao cả, vĩnh hằng. Sự xuất hiện của cái Tôi - cá thể ở phương Tây, từng được cắt nghĩa từ nguồn gốc là vai trò của tầng lớp chủ nô công thương ở thời cổ đại và vai trò của tầng lớp thị dân tiền tư bản chủ nghĩa và tiếp đó là vai trò của giai cấp tư sản đang ở giai đoạn cách mạng. Vận mệnh của cái Tôi - cá thể đúng là gắn liền với nền sản xuất kinh tế hàng hoá, công thương, với giai cấp tư sản thế giới ở cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, ngoài ý nghĩa phần nào là sản phẩm của nhân tính, còn là đặc sản của chủ nghĩa tư bản sau thời kỳ cách mạng. Tất nhiên, tại các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa hiện tại cái Tôi - cá thể mang giá trị nhân văn cao cả vẫn tồn tại, bởi đó là sản phẩm tinh thần đã trở thành truyền thống, có độ bền của nhân dân, của các dân tộc đó, nhất là ở những nước đang đi theo chủ nghĩa xã hội dân chủ.  Còn ở phương Đông, nhìn chung cái Tôi - cá thể đã chậm được phát hiện so với phương Tây. Mặc dù, ở thời cổ đại Trung Hoa, với Lão tử, sự xuất hiện ý tưởng "mỗi con người là một tiểu vũ trụ" (nhân thân tiểu thiên địa). Chỉ tiếc rằng ý tưởng vĩ đại đó đã không được tiếp nối, triển khai mà lại nhường chỗ cho quan niệm vô ngã, phi ngã trong hầu hết các học thuyết, tiêu biểu là Nho giáo, Phật giáo chiếm ngự. Do đó mà cái Tôi - cá thể đã không trỗi dậy được. Có lẽ chính nền văn minh nông nghiệp, trong đó kinh tế hàng hoá, kinh tế công thương chậm phát triển, chính phương thức sản xuất châu Á mà K. Mác nói đã không tạo điều kiện cho cái Tôi - cá thể trỗi dậy. Ở Trung Hoa phải đợi đến thời đại Minh Thanh, một khi nền kinh tế công thương phát triển, các đô thị phát triển, tầng lớp thị dân đông đảo hẳn lên, thì mới thấy cái Tôi - cá thể xuất hiện. Đặc biệt là trong một số tiểu thuyết cổ điển. Ở Việt Nam, tình hình cũng nằm trong tình trạng chung đó của phương Đông. Cứ nhìn vào lịch sử văn học vốn là sinh địa của thế giới con người thì sẽ thấy vấn đề là thế nào. Đến với văn học trung đại trong giai đoạn thượng kỳ (trước thế kỷ XVIII), có người do thấy trong văn chương, đặc biệt là thơ, có nhiều chữ "ngô", chữ "ngã" đã tưởng lầm đó là sự xuất hiện của cái Tôi - cá thể. Cũng như đã lầm lẫn, đồng nhất cái tôi trữ tình vốn là sản phẩm đặc trưng trong thơ ca với vấn đề cái Tôi - cá thể thuộc phạm vi triết học mà cho rằng: hễ có văn học là có cái Tôi. Trong khi vấn đề cái Tôi - cá thể với nội hàm như nói ở trên, thì đến giai đoạn văn học thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX mới có mặt qua tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ và một trường hợp không thể quên là Nguyễn Công Trứ. Sự xuất hiện cái Tôi - cá thể đã là một thành tố đặc sắc làm nên đặc trưng của chủ nghĩa nhân bản của văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Bộ mặt của cái Tôi - cá thể trong buổi đầu này khá xinh xắn, hấp dẫn, có giá trị nhân văn rất mực cao cả. Ở đây có sự kết hợp khá hài hoà giữa cái Tôi - cá thể và cái Ta. Thuý Kiều của Nguyễn Du là một biểu tượng nghệ thuật kết tinh tuyệt vời của cái Tôi - cá thể mang ý nghĩa nhân bản cao đẹp đó. Từ giữa thế kỷ XIX, đất nước bị xâm lăng, vấn đề cái Tôi - cá thể nói chung đã phải nhường chỗ cho vấn đề số phận dân tộc. Mãi sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau 1930, trong điều kiện xã hội thực dân nửa phong kiến đã định hình, ảnh hưởng ý thức hệ tư sản phương Tây đã tràn ngập ở tầng lớp trí thức tân học, cái Tôi - cá thể lại xuất hiện, chủ yếu là qua sáng tác của Tư lực văn đoàn và phong trào Thơ mới. Sự tái xuất hiện cái Tôi - cá thể ở đây đã mang ý nghĩa giải phóng, giành lại quyền sống cho con người - cá thể trước sự kìm hãm, chiết toả của lễ giáo phong kiến và những hủ tục cổ truyền. Nó cũng là sự giải phóng cho cái Tôi sáng tạo, cái Tôi cảm xúc trữ tình trong văn học nói chung, trong thơ ca nói riêng. Trong phê bình văn học, Hoài Thanh có được tác phẩm Thi nhân Việt Nam mà ngày nay qua những bước thăng trầm do thời tiết nhận thức văn học gây nên, đã trở lại bình yên để được phong thánh - xét cho cùng chính là thành tựu của công việc đỡ đẻ cho cái Tôi - cá thể, vốn là cơ sở tạo nên phong trào Thơ mới, được coi là một cuộc cách mạng của thơ ca Việt Nam. Tất nhiên, cái Tôi - cá thể trong văn học thời kỳ này đã không tránh khỏi hạn chế bởi thiếu một trình độ nhận thức triết học vững chãi, và cũng thiếu một độ kết hợp hài hoà tối ưu với cái Ta. Có thể nói: cái Tôi - cá thể ở giai đoạn văn học này tuy bề thế hơn nhưng không bằng giai đoạn văn học cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX do thiếu độ cao kết hợp hài hoà giữa cái Tôi với cái Ta. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đất nước chưa kịp hưởng cảnh thanh bình, kiến thiết thì đã đương đầu với hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Trong hoàn cảnh đó, theo quy luật Việt Nam, cái Tôi - cá thể lại phải nhường chỗ cho vấn đề số phận dân tộc. Nhưng từ sau 1975, chiến tranh đi qua, đặc biệt từ khi có không khí đổi mới toàn diện của đất nước, trong văn học, cái Tôi - cá thể lại tái xuất. Trong đó, phần thuộc về giá trị nhân văn chân chính không phải không có, nhưng phần phi nhân bản cũng không phải không rõ. Bởi lẽ, ở đây, với những người cầm bút, sự hạn chế trong nhận thức về vấn đề cái Tôi - cá thể trong sự sống loài người theo yêu cầu triết học đã là một sự thật đáng suy nghĩ. * Những gì trình bày trên đây về cái Tôi - cá thể, con người - cá thể có thể nói là vừa thừa vừa thiếu. Thừa là với ai không muốn, không quen nghĩ đến vấn đề. Còn thiếu là với ai đã thấy vấn đề là phức tạp. Dầu vậy, đây vẫn là điều cần thiết cho việc nhận diện Nguyễn Công Trứ: sự lên ngôi của cái Tôi - cá thể, một hiện tượng nổi trội, hiếm lạ so với lịch sử đương thời, kể cả với hôm nay, vẫn còn nhiều điều làm chúng ta phải suy nghĩ trước vấn đề: CON NGƯỜI LÀ GÌ vốn là vấn đề lớn nhất của triết học, dù đã có bao nhiêu sự khám phá, nhưng vẫn mãi mãi không bao giờ có sự chấm dứt khám phá. Nguyễn Công Trứ quả không phải là một anh hùng cứu quốc lớn như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...; một nhà tư tưởng lớn như Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông...; một học giả lớn như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú...; một nhà văn thiên tài cỡ Nguyễn Du... nhưng Nguyễn Công Trứ là sự lên ngôi của cái Tôi - cá thể hiếm và trội mà khoa học nhân văn, khoa học về con người cần khám phá. Và muốn khám phá, trước hết phải có triết học, phải vượt qua những giới hạn ít nhiều đã định hình từng cản trở cách nghĩ về thế giới con người, về bảng giá nhân cách.  Ở Nguyễn Công Trứ, người với văn là một - Trông văn càng thấy người. Hiểu người càng hiểu văn. Với Nguyễn Công Trứ, vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” đã có đáp án dõng dạc: "Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng", có nghĩa đã tuyên bố: tôi tồn tại. Tôi có kiếp đời của tôi, cũng như người khác có kiếp đời của người khác bởi "Kết cục lại một người riêng một kiếp" (Nghĩa người đời) và "Người có biết ta hay thì chớ/ Chẳng biết ta, ta vẫn là ta" (Thích chí ngao du) và"Thiên phú ngô, địa tái ngô/ Thiên địa sinh ngộ nguyên hữu ý" (Trời che ta, đất chở ta/ Trời đất sinh ta là có ý - (Nợ công danh). Trong văn thơ của Nguyễn Công Trứ (Được in trong "Thơ văn Nguyễn Công Trứ" - Trương Chính biên soạn và giới thiệu - NXB Văn học 1983) có 34 đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: ngô, ngã, mình, ta, tao... Có thể nói không đâu trong phạm vi văn thơ của các tác giả trung đại có mật độ cao về từ đại nhân xưng ngôi thứ nhất như thế. Điều đó, chứng tỏ ở Nguyễn Công Trứ, nội hàm của các từ đó đã khác trước. Khác ở chỗ nhận thức tự phát chuyển lên nhận thức tự giác, tự ý thức về cái Tôi - cá thể của chính mình giữa cõi nhân gian. Mà sự tồn tại của cái Tôi - cá thể ở đây là sự tồn tại ra tồn tại. Tồn tại hết mình - hết mình trong phận sự của một cá thể sống với cuộc đời, với nhân quần, hoàn toàn khác về bản chất của cái Tôi - cá thể vị kỷ: "Vũ trụ chi gian giai phận sự"(Giữa vũ trụ này đều có phận sự - Luận kẻ sĩ), "Vũ trụ chức phận nội, "Đấng trượng phu một túi kinh luân" (Việc trong vũ trụ đều là chức phận của ta - Gánh trung hiếu), "Vũ trụ nội mạc phi phận sự" (Trong vũ trụ không có chuyện gì là không phải phận sự - Bài ca ngất ngưởng). Phận sự trên cương vị một kẻ sĩ: "Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt/ Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên/ Có giang san thì sĩ đã có tên/ Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quý!" (Luận kẻ sĩ). Là kẻ sĩ lại muốn thành trượng phu thì với Nguyễn Công Trứ trước hết vẫn phải học hành để thi cử. Thi thì phải đậu. Dù đã 36 tuổi mới đậu tú tài. Nhưng tú tài rồi còn phải cử nhân dù tuổi đã 42. Mà cử nhân lại phải giải nguyên. Đâu chịu thua ai. Nguyễn Công Trứ làm quan, thăng chức cũng nhanh và làm đủ loại quan. Nhưng thăng trầm thì chẳng có ai như Nguyễn Công Trứ. Những 5, 6 lần bị tố cáo, bị giáng chức. Thảm nhất là đã leo đến Tham tri bộ Hình, Tổng đốc Hải An, Thượng thư bộ Hình mà bị án "trảm giam hậu", mà bị cách tuột làm lính thú. Với người khác, gặp cảnh ngộ đó sẽ thế nào. Với Nguyễn Công Trứ, vẫn không nản, vẫn không chịu nằm bẹp xuống giữa cuộc đời. Đó là gì? Nếu không nhờ có cái Tôi tự tin, cái Tôi đã sống quyết ra sống, đã "vào lồng" quyết vào đến nơi đến chốn. Cái Tôi Nguyễn Công Trứ là cái Tôi hành động. Trong hành động, có sai, có đúng. Nhưng động cơ chỉ một: cống hiến cho đất nước, cho đời. Trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ, có hai hành động nổi trội, đầu bảng. Một là khẩn hoang trong vai trò một ông quan doanh điền sứ, dựng lên hai huyện Kim Sơn, Tiền Hải và mấy xã thuộc Nam Định. Xong chuyện, phủi tay ra đi, không mảy may tơ vương. Nhưng được nhân dân ở đây muôn đời thờ cúng. Không chỉ với người bên lương, mà cả người bên giáo vốn không có việc thờ cúng này. Còn sau này thì cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng suy tôn là một nhà "khẩn hoang lỗi lạc". Hai là làm ông tổ và cũng là ông vua của thể loại hát nói trong lịch sử văn học dân tộc, một khi nó đã có mầm mống từ trước nhưng phải đến cái tài, cái tình, cái triết lý nhân sinh của Nguyễn Công Trứ, nó mới định hình, mới có giấy chứng sinh. Trong hành động của Nguyễn Công Trứ có chuyện đàn áp các cuộc nông dân khởi nghĩa của Lê Duy Lương, của Phan Bá Vành, của Nùng Văn Vân, mà đến thời đại Mác Xít, đã coi đó là sai lầm, tội lỗi. Nhưng sự lên án này đã là tiếng nói cuối cùng chưa một khi có thể nghĩ khác, nghĩ đến yêu cầu ổn định của đất nước, của cuộc sống xã hội, tựa như những chuyện đã xảy ra và cách giải quyết của Chính phủ ta từng xảy ra trên đất nước hôm nay, trong đó có chuyện ở Thái Bình, cách đây chưa lâu. Rõ ràng là con người - cá thể Nguyễn Công Trứ đã tự ý thức về mình rằng: đã sống là phải ra sống. Không làng nhàng, không nhợt nhạt, không nửa vời, không uể oải, không chán chường, không cầm chừng... Kể cả không "độc thiện kỳ thân", không là "xuất xử, hành tàng" mà Nho giáo đã dạy. Nguyễn Công Trứ là một nho sĩ nên vẫn phải "Thượng vi đức hạ vi dân/ Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác/ Có trung hiếu nên đứng trong trời đất..." (Gánh trung hiếu) nhưng là có triết lý. Trong triết lý, có lý tưởng. Với Nguyễn Công Trứ, lý tưởng đó là chí làm trai, là chí và nợ tang bồng: "Thông minh nhất nam tử/ Yếu vi thiên hạ kỳ/ Trót sinh ra thời phải có chi chi/ Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu/ Đố kỵ sá chi con tạo/ Nợ tang bồng quyết trả cho xong/ Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung/ Làm cho rõ tu mi nam tử...". (Nam nhi). Chí nam nhi, hay nợ tang bồng vốn là sản phẩm của học thuyết Nho giáo. Ở Việt Nam, từ thời nhà Trần, Phạm Ngũ Lão đã thẹn về nợ làm trai của mình: "Nam nhi vĩ liễu công danh trái/ Tu thỉnh nhân gian thuyết Vũ hầu" (Công danh nam tử còn vương nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu). Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu trong buổi lưu biệt xuất dương Đông du cứu nước cũng nói đến chí nam nhi, nam tử: "Sinh vi nam tử yếu hi kỳ/ Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di" (Làm trai phải lạ ở trên đời/ Há để càn khôn tự chuyển dời). Đều là chí nam nhi cả, nhưng điều kiện đất nước và cá nhân đã hướng mỗi cá nhân tới một nội dung khác nhau. Với Nguyễn Công Trứ từ chí nam nhi đó mà có cuộc đời với những hành động như mọi người đã thấy. Trong đó có chuyện khẩn hoang để được tôn vinh là "lỗi lạc", có chuyện sáng tác thể thơ hát nói để được mệnh danh là ông tổ, ông vua.  Ở Nguyễn Công Trứ, chí nam nhi còn được đẩy lên cao thành "chí anh hùng"! "Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc/ Nợ tang bồng vay trả trả vay/ Chí làm trai nam bắc đông tây/ Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể/ Nhân sinh thế thượng thùy vô tử/ Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh/ Đã chắc rằng ai dại, ai khôn/ Mấy kẻ biết anh hùng thời vĩ ngộ/ Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ/ Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong/ Chí những toan xé núi lấp sông/ Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ" (Chí khí anh hùng).  Ở Nguyễn Công Trứ chí nam nhi, chí anh hùng gắn với chữ danh: "Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông" (Đi thi tự vịnh), "Không công danh thời nát với cỏ cây". Điều cần nói là ở đây, chữ "danh" gắn liền với chữ "thân", với chữ "công", "Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp/ Xuất mẫu hoài tiện thi hữu quân thân/ Mà chữ danh liền với chữ thân/ Thân đã có ắt danh âu phải có" (Nghĩa người đời). Với ông, "danh" không đi liền với "lợi". Bởi "Ra trường danh lợi vinh liền nhục" (Tình cảnh làm quan), "Lợi danh đường nhục cũng nên kinh" (Vui cảnh nghèo). Tốt nhất là phải xa lợi danh, danh lợi: "Chẳng lợi danh chi lại hoá hay" (Tự thuật), mặc cho người đời vẫn bám lấy lợi danh: "Thuỳ năng thế thượng vong danh lợi/ Tiên thị nhân gian nhất hoá công" (Ở đời ai mà quên được danh lợi. Ấy bởi ông trời sinh ra loài người là thế -Quân tử cố cùng). Quả là ở Nguyễn Công Trứ, chữ "danh" có nội hàm riêng và tầm vóc riêng gắn với núi sông, với đất trời, với "công nghiệp" - với sự cống hiến, với sự lên ngôi của cái Tôi - cá thể Nguyễn Công Trứ. Ở Nguyễn Công Trứ, còn một điều đáng nói lại bởi nó cũng là điều hiếm. Đó là ý thức "cậy tài", "khoe tài", "Trời đất cho ta một cái tài/ Giắt lưng dành để tháng ngày chơi" (Cầm kỳ thi tửu),"Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài" (Con tạo ghét ghen). Tài là một giá trị nhân bản cao quý và hiếm. Nhưng thái độ người xưa đối với chữ "tài"cũng thành vấn đề. Thường là có hiện tượng dấu tài vì sợ nói ra bị cho là kiêu ngạo, tự cao, tự đại. Ngay với Nguyễn Du thì chữ "tài" vẫn đặt thấp dưới chữ "tâm": "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" và sợ cho chuyện tài mệnh tương đố: "Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau", "Có tài mà cộng chi tài/ Tài tình chi lắm cho trời đất ghen". Với Nguyễn Công Trứ thì khác. Có tài cứ "khoe tài", "cậy tài" để thêm tự tin, thêm quyết tâm vươn tới trong hành động vì mình và cũng vì cuộc đời. Cho nên Nguyễn Công Trứ đã không dấu tài, đã không sợ trời đất ghen tài mà còn gắn tài với tình và dõng dạc tuyên bố: "Thế nhân mạc oán tài tình luỵ/ Không tài tình quang cảnh có ra chi" (Tài tình), "Càng tài tử càng nhiều tình ái" (Vịnh sầu tình). Đúng là dưới chế độ phong kiến Việt Nam xưa, và không khéo cả với thời nay, không ai cậy tài, khoe tay và ngây ngất với tài tình như Nguyễn Công Trứ.  Với Nguyễn Công Trứ, riêng chữ "tình" cũng thành một khoản phong phú, phì nhiêu hiếm có mà bản chất chính là sống theo quy luật tự nhiên mà tạo hoá đã ban cho loài người. Ông định nghĩa, giới thuyết chữ tình: "Cái tình là cái chi chi/ Dẫu chi chi cũng chi chi với tình/ Đa tình là dở/ Đã mắc vào đố gỡ cho ra... Càng tài tình càng ngốc càng si/ Cái tình là cái chi chi" (Vịnh chữ tình). Ông đùa với tình: "Tao ở nhà tao tao nhớ mi/ Nhớ mi nên phải bước chân đi/ Không đi mi nói răng không đến/ Đến thì mi nói đến làm chi/ Làm chi tao đã làm chi được/ Làm được thì tao đã làm đi..." (Bỡn tình nhân). Ông cũng có phen phải sầu tình "Sầu ai lấp cả vòng trời/ Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung/ Xuân sầu mang mang tắc thiên địa/ Giống ở đâu vô ảnh vô hình/ Cứ tò mò quanh quẩn bên mình/ Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng" (Vịnh sầu tình). Nguyễn Công Trứ là con người hành động, chăm lo phận sự, nhưng đồng thời không quên chữ nhàn mà gần ba thế kỷ trước Nguyễn Bình Khiêm đã hăng hái đề xướng. Nay đến ông lại muốn nâng cấp lên tầm triết lý: "Thị tại môn tiền náo/ Nguyệt tại môn hạ nhàn/ So lao tâm lao lực một đàn/ Người nhân thế muốn nhàn sao được/ Nên phải giữ lấy nhàn làm chước/ Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thị nhàn chữ nhàn là chữ làm sao"(Chữ nhàn), "Đoạn tống nhất sinh duy hữu tửu/ Trầm tư bách kế bất như nhàn" (Muốn quên sự đời chỉ có rượu/ Suy nghĩ trăm kế không bằng nhàn - Vịnh Nhàn), "Cơn chếnh choáng vần trời đất lại/ Chốc ngâm nga xáo lộn cổ kim đi/ Cái công danh là cái chi chi/ Quý nhân tướng bất như nhàn nhân quý" (Nhàn nhân với quý nhân). Với Nguyễn Công Trứ, hành lạc cũng đã trở thành triết lý cuồng nhiệt. Ông có một bài thơ không biết nhan đề do ông tự đặt hay do đời sau làm sách đặt là "Đánh thức người đời" trong đó có hai câu mà có lẽ đến hôm nay, không ít thuộc lớp người có tuổi hẳn là phải kinh ngạc. Đó là: "Nhân sinh bất hành lạc/ Thiên tuế diệc vi thương" (Người sống ở đời mà không hưởng lạc - Thì có thọ đến nghìn tuổi cũng coi như chết yểu). Quả là Nguyễn Công Trứ đã say sưa với hành lạc chẳng kém gì say sưa với phận sự, với công nghiệp. Bởi với ông, chuyện gì mà chẳng hết mình. Đến nay, nhiều cụ già ở Kim Sơn, Tiền Hải vẫn còn kể chuyện: Nguyễn Công Trứ hồi làm doanh điền sứ, ngày thì xông pha, năng nổ với công việc khẩn hoang, đêm thì chìm đắm trong điệu phách câu ca với các ả đào non xinh đẹp. Rồi chuyện Nguyễn Công Trứ, lúc tuổi đã ngoài bảy mươi, lên chơi chùa Hương Tích trên núi Ngàn Hống gần nhà, vẫn đem theo "m
Tài liệu liên quan