Nguyên lí hoạt động của các máy trong các dây chuyền

Máy gồm có một khung trên đó lắp trục thẳng đứng 4 quay trong gối đỡ và ổ chắn, được truyền chuyển động quay từ động cơ điện qua puli và cặp bánh răng hình nón. Ở đầu trên của trục thẳng đứng lắp chặt đĩa gang 1 có các cửa khoét để lắp các dao 2. Trên đĩa đặt thùng cung cấp 10, bên trong có các bộ phận đặc biệt như dạng các hốc sâu hay hộp 3 để tránh củ quả không cho quay theo đĩa. Củ quả chất vào thùng, do trọng lượng bản thân ép vào đĩa được bảo đảm tốt và mỗi dao đều làm việc liên tục. Hệ số sử dụng dao k đạt tới 0,8 – 0,9, điều đó có thể xác định năng suất cao của máy tương ứng với các kích thước tương đối nhỏ của bộ phận làm việc.

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 6112 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lí hoạt động của các máy trong các dây chuyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LÝ THUYẾT 1. Các nguyên tắc nghiền Nguyên lý làm việc và nguyên lý kết cấu của máy nghiền búa va đập tư do? Ưng dụng? 2. Các dạng máy khuấy trộn các sản phẩm khô rời; trộn lỏng và trộn dẻo ứng dụng trong bảo quản chế biến thực phẩm 3. Các máy cắt và các nguyên lý cắt bằng lưỡi dao không có tấm kê? Nguyên lý cắt lát, cắt sợi, hạt lựu? 4. Trình bày nguyên lý cắt bằng lưỡi dao có tấm kê, ứng dụng của nó trong các máy chế biến thịt, cá và các đặc điểm kết cấu của các máy? 5: Trình bày nguyên lý làm việc của máy có bộ phận làm việc dạng thùng quay, ứng dụng của nguyên lý này trong các máy trong lĩnh vực BQ, chế biến thực phẩm: sấy, rửa, trộn, ly tâm…. 6. Kế cấu của trục vít và ứng dụng của các loại trục vít trong các máy trong BQ và CBTP: Ép tạo sợi tạo viên, định lương, vận chuyển, rửa, nén ép…. 7. Nguyên lý làm việc và các dạng máy phân ly các sản phẩm lỏng, dẻo, khô rời? 8. Các nguyên tắc sấy Phân biệt sấy thùng quay, sấy phun, sấy tiếp xúc… 9. Các máy vận chuyển trong các dây chuyền chế biến II. CÁC MÁY CỤ THỂ TRONG CÁC DÂY CHUYỀN 3*1.Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền chế biến khoai tây chiên cắt lát: Máy cắt lát Máy chiên Máy đóng gói Đĩa Dao Các hộp Trục truyền thẳng đứng Các bánh răng chuyển động hình nón Trục truyền nằm ngang Puli chạy không và puli làm việc Khung Đế gang của khung Thùng chứa Máy cắt lát KPM: Cấu tạo Nguyên tắc làm việc: Máy gồm có một khung trên đó lắp trục thẳng đứng 4 quay trong gối đỡ và ổ chắn, được truyền chuyển động quay từ động cơ điện qua puli và cặp bánh răng hình nón. Ở đầu trên của trục thẳng đứng lắp chặt đĩa gang 1 có các cửa khoét để lắp các dao 2. Trên đĩa đặt thùng cung cấp 10, bên trong có các bộ phận đặc biệt như dạng các hốc sâu hay hộp 3 để tránh củ quả không cho quay theo đĩa. Củ quả chất vào thùng, do trọng lượng bản thân ép vào đĩa được bảo đảm tốt và mỗi dao đều làm việc liên tục. Hệ số sử dụng dao k đạt tới 0,8 – 0,9, điều đó có thể xác định năng suất cao của máy tương ứng với các kích thước tương đối nhỏ của bộ phận làm việc. Máy chiên Thiết bị chiên liên tục: 1.Thùng rán 2. Băng chuyền dây xích 3. Nắp chóp 4. Bộ phận làm nguội 5. Tiếp nhận nguyên liệu 6. Buồng ra sản phẩm 7. Bổ sung dầu bằng phao 8. Van xả 9. Đường cấp hơi 10. Bộ phận thổi không khí lạnh Cấu tạo: Hình 3.3: Thiết bị chiên liên tục đốt bằng hơi kiểu dây chuyền Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu được tiếp nhận vào bàn nguyên liệu (5) được đựng trong các khay, giỏ được móc vào hệ thống dây xích của băng chuyền (2), được vận chuyển vào thùng rán (1), sau đó đến buồng làm nguội (4) nhờ hệ thống thổi không khí lanh (10). Tại buồng làm nguội nguyên liệu được vận chuyển dích dắc theo phương ngang hoặc thẳng đứng, sau đó được tháo tại buồng ra sản phẩm (6). Hơi ấm được cấp theo đường ống (9) vào giàn ống truyền nhiệt đặt trong lớp dầu, để điều chỉnh và bổ sung lượng dầu bổ sung trong quá trình rán nhờ bộ phận bổ sung dầu (7) bằng phao, được minh họa bằng sơ đồ hình dưới. Hình 3.4: Cơ cấu điều chỉnh mức dầu – nước Thiết bị đóng gói liên hợp: Cấu tạo: Cửa cấp liệu Ống nón (làm bằng inox) Cuộn giấy làm bao bì Con lăn Dao Sản phẩm Nguyên lý cấu tạo: Khoai tây sau khi phối trộn gia vị đươc cho vào ống cấp liệu. Cuộn bao bì được in nhãn hiệu sẵn, được duỗi ra và xếp thành hình khối chữ nhật. Cuộn bao bì được quắn quanh ống nón làm bằng inox để làm khuôn giữ. Sau đó bao bì được hàn mí dọc nhờ con lăn sử dụng nhiệt. Sau khi bao bì được hàn ghép dọc ta có được bao bì dạng ống. Sản phẩm theo ống inox đưa vào bao bì với 1 lượng nhất định. Tiếp theo bao bì được hàn kín nhờ nhiệt độ. Ở bộ phận hàn mí thì lắp dao để cắt và tạo đáy cho sản phẩm trước và đáy cho sản phẩm sau. 2. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX dầu ăn . (chú ý : thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản) - Máy tách vỏ hạt dầu - Máy ép 5 trục - Nghiền búa - Máy tách hợp chất cơ học bằng pp ly tâm - Máy tách vỏ hạt dầu MÁY XAY XÁT VỎ CÁNH BÚA NMR  Cấu tạo: Tang quay (1) với 16 cánh búa (2) và vành gang (3) lắp trên ổ trượt di động phẳng (4). Cơ cấu (5) dùng điều chỉnh cự li giữa vành gang và cánh búa. Nguyên liệu được nạp vào máy nhờ phễu nhận (6) và trục nạp (7) bảo đảm rải đều hạt lên toàn bộ chiều dài tang quay mang búa. Các thông số: Cự ly giữa các cánh búa với vành gang: 8-30 mm (tùy thuộc vào độ ẩm và cỡ hạt, hạt ẩm thì cự ly hẹp, hạt khô thì cự ly rộng). Vận tốc của tang mang búa (tính cho gờ ngoài của búa): 18-25m/s Tần số quay của tang mang búa phải đảm bảo trong phạm vi: 550-630 Nguyên lý hoạt động: Khi hạt rơi vào tang quay, các cánh búa của tang quay sẽ va đập lên hạt. Mặt vỏ trực giao bị biến dạng, rạn nứt thành một số phần. khi chịu tác động của ngoại lực, vỏ hạt không chỉ chịu lực nén đẩy mà chịu cả lực có tính uốn căng. Đầu tiên hạt chịu những va đập của cánh búa do tang quay chuyển động với vận tốc nhất định gây nên. Lúc hạt đang tiếp xúc với bề mặt kim loại của cánh búa, vỏ hạt bị nén sâu vào nhân với một mức độ nào đó. Sau đó, hạt cùng chuyển động với cánh búa, lúc này lực biến dạng đàn hồi sẽ làm hồi phục hình dạng ban đầu của vỏ. Tiếp theo, hạt bị các cánh búa đẩy văng ra. Ở thời điểm chịu va đập, vỏ vừa hình thành vết nứt. Lúc vỏ hạt tiếp xúc với cánh búa, nhân sẽ nén lên các chổ vỏ bị biến dạng làm rách mặt vỏ phía trong. Trong khi đó, nhân không bị vở vì còn được bao một lớp vỏ mềm, nằm giữa nhân và phần vỏ cứng. Khi lực đập đủ lớn làm rạn nứt vỏ, nhưng không làm vở nhân, nhân sẽ tách ra ngay lúc hạt vừa rời khỏi bề mặt cánh búa. Vỏ hạt còn do các cạnh biên của các cánh búa làm vở hoặc bị vỡ trong lúc bay từ mặt cánh búa đến thành trong của lòng máy. Những hạt khi búa đập lên không đủ lực làm vỡ vỏ, khi văng vào mặt ráp của lòng máy sẽ bị vỡ tiếp. Những hạt đã chịu nén động học mất đi mối liên hệ giữa nhân và vỏ đều xảy ra dễ dàng việc giải phóng nhân ra khỏi vỏ. - MÁY ÉP 5 TRụC MÁY CÁN TRỤC VS – 5: dùng để nghiền hạt và nhân hạt bằng 5 trục ngang. Cấutạo: Gồm: trục nạp (1), tấm cán (2), trục (3), tấm chắn (4.5.6.7), bộ chổi kim loại (8). Hai trục trên (a) là các trục rảnh khía, còn ba trục dưới (b) mặt trục phẳng. Các trục được tựa lỏng lên nhau, do vậy hình thành trong khe giữa các trục một áp lực ổn định và đồng đều trên toàn chiều dài trục. Cự ly khe trục tự thay đổi, tùy thuộc vào lượng nguyên liệu nạp vào phễu nạp. Đối với máy nghiền trục VS – 5 với 5 trục nghiền thì nguyên liệu được qua 4 lần nghiền 1 - Trục nạp; 2 - Tấm cán; 3 - tấm chắn; 4 - Chổi quét kim loại Nguyên tắc hoạt động: Hạt dầu được đưa vào trục nạp (1) nhờ tấm cán (2) phân đều lên khe giữa hai trục (3). Hạt bị cuốn vào khe trục, một mặt do lực ma sát của bề mặt các trục, mặt khác do tác động của trọng lực bản thân. Đầu tiên hạt bị biến dạng do các mặt trục đè lên, sau đó bị kéo căng, các mô hạt vỏ sơ bộ bị xé rách. Tiếp theo, bị mặt các trục nén ép trong khe trục. Nếu các trục cán có vận tốc khác nhau, hạt bị cuốn vào, đầu tiên bị nén, sau đó do chênh lệch vận tốc tạo ra lực kéo và xé, tiếp theo hạt bị cán, nén rồi lọt qua khe trục. Nếu mặt trục có rãnh thì ngoài các quá trình phá vỡ hạt nói trên còn xảy ra đập, mài, băm và cắt hạt. Hạt sau khi bị thay đổi cấu trúc, ra khỏi khe trục thứ nhất, rơi lên tấm chắn (4) bố trí ở trục (3), sau đó bị trục hai cuốn và đẩy vào khe trục hai. Sau khi qua khe trục hai, rơi lên tấm chắn (5) của trục bốn lại bị trục ba cuốn và đẩy vào khe trục bốn. Bột nghiền rơi lên tấm chắn (6) của trục năm, bị trục bốn kéo và đẩy vào khe giữa trục bốn và trục năm, từ đây nhờ trọng lực bản thân, bột rơi tự do từ tấm chắn (7) xuống vít tải bố trí ở gầm máy cán. Khi nghiền hạt dầu ẩm lại có hàm lượng dầu cao sẽ làm bít mặt trục. Vì vậy tại các khe trục có bố trí bộ chổi kim loại (8) để quét sạch mặt trục. Hiệu suất: Năng suất máy cán khoảng 100 tấn hạt/ ngày, tùy thuộc độ vỏ, độ ẩm của nguyên liệu nghiền, khi chế biến hạt hướng dương có thể đạt tới 50 – 80 tấn/ ngày. Mức độ phá vỡ nhân được đánh giá bằng lượng bột lọt sàng 1mm đạt trên 60%. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiền. Hạt ẩm khi nghiền sẽ bị cán bẹp không bị đập vỡ. Bột nghiền thoát ra khỏi khe trục có dạng dẹt trong khi đó hạt khô thu được bột tơi mịn. Tăng nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến đặc tính nghiền, tăng độ nhiệt tính dẻo của hạt cũng tăng lên. Đối với các hạt có hàm lượng dầu cao, khi vào khe trục đầu tiên bị các trục nén nên dầu thoát lên bề mặt. Nghiền sẽ khó khăn vì dầu ở bề mặt trục như là chất bôi trơn, làm giảm cường độ ma sát nên năng suất của máy nghiền bị giảm. Nghiền búa MÁY NGHIỀN BÚA Mục đích: Sơ chế nguyên liệu có dầu dùng để trích ly cần đạt các yêu cầu sau đây: nguyên liệu được phá vỡ cấu trúc tế bào đến mức tối đa (giải phóng các ống dẫn dầu), bột không ở dạng dính, vón, dễ dàng tách ra khỏi dung môi, hấp phụ dung môi với lượng không đáng kể, nhưng dễ dàng và nhanh chóng thấm ướt dung môi, dung môi thẩm thấu tự do vào nội tâm các hạt xốp. Để có được những tính chất như vậy, bột đem trích ly phải được xử lý theo đúng quy trình.Để xử lý khô dầu ép sơ bộ trước khi đem trích ly chủ yếu là nghiền. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Trục tiếp liệu (1) cuộn các mảnh khô dầu và khe trục và tấm chặn (2) rơi xuống sán nam châm điện (3) để tách các tạp chất sắt. Khô dầu xuống nam châm điện được chia làm 2 phần: phần lọt sàng coi như đã nhỏ, được lấy ra khỏi máy, phần không lọt sáng rơi xuống bộ cánh búa (4) của máy nghiền để đập nhỏ cho đến khi đủ mức lọt qua sàng (5). MÁY TÁCH HợP CHấT CƠ HọC BằNG PP LY TÂM Mục đích: để làm sạch dầu thô, tách cặn, photphatic sau khi thủy hóa dầu Nguyên lý và cấu tạo của máy ly tâm VOX-5: Dầu thô với dòng liên tục vào theo ống (1) qua cửa nhìn (2) dẫn vào xy lanh (3). Xilanh cũng đồng thời là cái bạc để lắp lên 44 đĩa. Từ đây, dầu chảy ra theo các kênh rồi văng lên các đĩa (4). Dầu trên các đĩa dưới tác động của ly tâm sẽ tự phân chia ra phần lỏng và phần nhầy, từ đó tạo ra hai dòng chảy: phần nhầy nặng hơn và phần lỏng là dầu sạch nhẹ hơn Phần nặng là các chức photphatic, di chuyển trên sát mặt đĩa rồi đổ lên thành máy (5), chảy dồn xuống buồnt hu ở phần đáy Từ đây, cặn lắng theo ống (7) ra ngoài máy Phần đầu ở lớp trên mặt đĩa, chuyển động ngược lên phái trên, vào buồng chứam chờ thoát ra theo ống (9) ra ngoài máy. Cặn còn lại trong dầu sạch khộng quá -.—5% so với lượng dầu. Năng suất của máy ly tâm VOX-5 là 500 - 600 lít/ giờ 3.Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền chế biến lúa gạo: Sàng phân loại Máy tách vỏ trấu -Máy tách vỏ lụa ( tách cám) và chà bóng Sàng phân loại Máy sàng thùng quay a. Cấu tạo vThân thùng quay là một ống hình trụ được truyền động quay, làm bằng thép tấm, bề mặt bên trong của ống được tạo các hốc lõm có kích thước chính xác và bằng nhau.Thân thùng quay được đặt trên bộ phận đỡ kiểu vành đai con lăn hoặc ổ đỡ khi sàn có trục quay 3. Nó được cố định vào trục quay nhờ các vành đai với moayo và các nan hoa. Thùng quay được truyền động bằng cặp bánh răng vòng quanh thùng khi không có trục tâm, hoặc bằng cặp bánh răng ngoài hay truyền động xích khi thùng có trục tâm.Thùng hình trụ thông thường đặt nghiêng với mặt phẳng ngang một góc 40-70. Vật liệu nạp vào thùng quay nhờ phễu tiếp liệu 1 ở một đầu của thùng. Sản phẩm trên sàng ra ở đầu còn lại. Thùng chứa 5 để gom hạt gạo nguyên trên sàng.Thùng chứa 6 để gom hạt gạo gãy dưới sàng. 1 44 2 1. Phễu tiếp liệu 2. Sàng 6 3. Trục quay 5 4. Ổ đỡ 5. Thùng chứa sản phẩm trên sàng Hình 2.10. Cấu tạo máy sấy thùng quay. 6. Thùng chứa sản phẩm dưới sàng b. Nguyên tắc hoạt động v Qua cửa nạp liệu,vật liệu được liên tục nạp vào máy. Khi thân của sàng quay thì vật liệu sẽ được nâng lên đến một góc quay nhất định,sau đó sẽ trượt tương đối lên bề mặt sàng theo đường xoắn ốc. Sở dĩ vật liệu trượt theo dạng quĩ đạo xoắn như vậy là vì các phân tử của vật liệu tham gia hai chuyển động: quay theo thùng và trượt dọc theo thùng. Chính độ dốc của thùng và chiều cao vật liệu khác biệt nhau từ phía nạp liệu đến cửa ra liệu phần nằm trên sàng là nguyên nhân gây ra chuyển động xoắn ốc phức tạp này. v Do sự trượt như vậy, nên các hạt gạo gãy có kích thước nhỏ hơn lỗ lưới của thân bố Hình 2.11. Sự phân bố gạo trên sàng trí này đã đẩy nhanh quá trình chuyển động ở đoạn cuối có ít gạo.thùng sẽ chui qua thân thùng và tạo thành sản phẩm dưới sàng. Các hạt gạo nguyên có kích thước lớn hơn thì sẽ ở lại trên mặt sàng và di chuyển đến cuối máy và tạo ra sản phẩm trên sàng. v Để tăng cường vận tốc dọc trục, ở đoạn cuối có bố trí thêm các dải băng xoắn nhằm hướng chuyển động của hạt gạo trên sàng. Việc v Phân ly và tách tấm ra để gạo đạt thành phẩm đúng yêu cầu về tỉ lệ tấm. Trống phân loại kiểu lưới lõm có bộ phận định lượng tự động đều đặn vào các trống, vỏ trống bằng thép nên có độ bền cao, phân ly chuẩn. MÁY TÁCH Vỏ TRấU MÁY BÓC Vỏ TRấU Nhiệm vụ của máy bóc vỏ trấu là tách vỏ trấu khỏi hạt gạo với độ tổn thương thấp nhất (bóc lớp cám, làm rạn nứt hoặc vỡ hạt). Tuy nhiên, trong thực tế để bóc vỏ, hiện dùng các phương pháp ma sát, vì vậy một lượng nhỏ hạt bị nứt vỡ là không thể tránh được. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rạn nứt, vỡ hạt khi bóc vỏ 1. Điều kiện khi thu hoạch và sau thu hoạch (độ chín, phương pháp thu hoạch, phương pháp làm khô, bảo quản). 2. Điều kiện thiết bị (kết cấu, độ chính xác, sự chăm sóc, bảo dưỡng). 3. Phương pháp, trình độ vận hành thiết bị. Hiện nay có 2 loại máy bóc vỏ trấu sử dụng phổ biến trên thế giới, kể cả ở Việt Nam là máy bóc vỏ kiểu đĩa và máy bóc vỏ kiểu ru lô cao su (máy xay 2 trục cao su). Máy bóc vỏ kiểu ru lô cao su a. Cấu tạo:Máy gồm có 2 ru lô bằng cao su có lõi bằng gang hoặc hợp kim nhôm được lắp lên trục. Một ru lô quay cùng với trục, không đổi vị trí (tạm gọi là trục cố định). Ru lô thứ hai cùng quay trên trục có thể thay đổi vị trí (trục di động) để thay đổi khoảng cách giữa hai ru lô, hai ru lô nhận truyền động từ động cơ điện qua hệ thống truyền động đai hoặc bánh răng. Hai trục cao su quay ngược chiều nhau, một trục quay nhanh hơn trục kia từ 1,15÷1,25 lần. Tốc độ trục nhanh có thể từ 700 - 1300 vòng/phút. Trục cao su có đường kính từ 180 mm đến 225 mm và chiều dài trục từ 180 mm đến 250 mm. b. Nguyên tắc hoạt động Hình 2.2. Sơ đồ nguyên tắc bóc vỏ trấu kiểu ru lô cao su. Khi cho hạt đi vào khe hở giữa 2 ru lô, nửa vỏ hạt tiếp xúc ru lô quay chậm, nửa vỏ kia tiếp xúc ru lô quay nhanh, làm sinh ra một lực dịch trượt xé rách vỏ trấu và tách rời khỏi nhân hạt. Quá trình tách vỏ này xảy ra rất nhanh trong khe hở nhờ ma sát lớn giữa hạt và bề mặt cao su giúp giảm được hiện tượng trượt. Nhờ sự biến dạng của cao su nên những hạt có kích thước lớn có thể được tách vỏ mà vẫn không bị gãy. Khi làm việc, ru lô quay nhanh sẽ bị mòn nhiều hơn, vì vậy sau 1 thời gian làm việc, cần thay đổi vị trí giữa 2 ru lô để bề dày lớp cao su trên hai ru lô không chênh lệch nhiều, điều này tạo điều kiện khi thay mới sẽ thay đồng bộ cả 2 ru lô, tránh làm giảm năng suất bóc vỏ của máy. Máy xay 2 trục cao su thường được lắp kết hợp với quạt để hút vỏ trấu, đồng thời giảm được lượng bụi thoát ra ngoài. Ðây là một trong những lọai máy dùng thích hợp với thóc, có hiệu suất bóc vỏ cao, tỉ lệ gãy nát thấp. Năng suất máy trong khoảng 0,5 tấn/h đến 2,5 tấn/h. Quá trình vận hành, điều chỉnh dễ dàng, không đòi hỏi nhiều kỹ năng, tuy nhiên bề mặt cao su nhanh mòn khi làm việc với thóc có bề mặt nhám, cần phải thay sau một thời gian làm việc nhất định. Máy tách vỏ lụa ( tách cám) và chà bóngMáy làm trắng trống côn có lớp mài mòn trục đứng Gạo lức và mảnh vỡ lớn từ máy phân ly lúa gạo lức được đưa đến máy làm trắng để tách lớp vỏ lụa, vỏ cám để được hạt gạo trắng. Sản phẩm thu được từ máy làm trắng gồm gạo trắng nguyên, mảnh vỡ nhỏ (trắng) và cám. 1. Khung 2. Bộ phận thu hồi cám (lưỡi nạo quay) 3. Vỏ máy 4. Lưới phân ly 5. Lớp mài mòn 6. Phễu 7. Vô lăng điều chỉnh lượng cung cấp 8. Trống 9. Thanh hãm cao su 10. Bánh răng truyền động bộ phận thu hồi cám 11. Puli dẫn động trục chính 13. Vô lăng điều chỉnh khe hở trống- lưới phân li 14. Trục truyền động bộ phận thu hồi cám 15. Động cơ Trống (8) dạng hình côn làm bằng gang, bề mặt phủ một lớp mài mòn. Trống lắp trên trục được truyền động từ động cơ. Đường kính phần lớn nhất của trống từ 400 - 1500mm, vận tốc dài tương ứng 13m/s. Chung quanh trống được bao bọc bởi các lưới phân ly, cỡ lỗ phân ly tùy theo giống lúa. Khoảng cách trung bình lưới và bề mặt lớp mài mòn khoảng 10mm. Các lưới phân ly cách đều khoảng nhau bởi các tấm hãm cao su (9). Các tấm hãm rộng 30 - 50mm tùy theo cỡ máy, khe hở giữa tấm hãm và bề mặt trống khoảng 2 – 3mm. Số lượng tấm cao su hãm căn cứ vào đường kính bộ phận côn và ý đồ của nhà thiết kế. Khi làm việc các tấm hãm bị mài mòn cần điều chỉnh bằng cơ cấu gắn trên từng thanh hoặc điều chỉnh đồng bộ tất cả các thanh xung quanh trống. Trống quay làm trắng gạo có thể điều chỉnh khe hở giữa bề mặt trống và lưới phân bằng cách dịch chuyển trục lắp trống theo phương thẳng đứng bằng xoay vô lăng. Sự điều chỉnh này tùy thuộc vào giống lúa, kích thước hạt, phương pháp chế biến, độ mòn của lớp mài mòn. Gạo lức đưa vào máy qua phễu (6), điều chỉnh lượng gạo bằng cách xoay vô lăng (7) để dịch chuyển ống hình trụ dưới phễu do lực ly tâm, gạo đưa vào giữa trống và lưới phân ly. Những tấm hãm cao su làm chậm quá trình dịch chuyển của hỗn hợp qua trống, thời gian hỗn hợp trong máy dài hơn, đồng thời tạo áp lực lên hỗn hợp, nén lên lớp mài mòn của trống và lưới phân ly. Do sự ma sát này gạo sẽ được bóc đi lượng cám, cám sẽ phân ly qua lưới, được bộ phận thu hồi (2) quay chung quanh đáy, khoang chứa cám đưa ra khỏi máy. Bộ phận thu hồi cám được truyền từ trục chính đến trục (14) truyền động bộ phận thu hồi cám, bánh răng (10) đến vành răng lắp các cánh gait (lưỡi nạo 2). Không khí hút ra khỏi máy qua cửa làm nguội một phần cho gạo, đồng thời cũng hút theo một phần cám, tất cả được thu hồi qua cyclon. 2.5. MÁY ĐÁNH BÓNG gạo kiểu CÔN trục đứng Sau khi qua máy làm trắng hạt gạo trắng lên rõ rệt nhưng bề mặt không bóng và vẫn còn lớp cám mỏng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nếu bảo quản trong thời gian dài, do đó đánh bóng gạo là yêu cầu cần thiết đặc biệt là đối với gạo xuất khẩu. a. Cấu tạo Nguyên lý cấu tạo của máy đánh bóng kiểu côn trục đứng tương tự như máy làm trắng gạo kiểu côn trục đứng, chỉ khác máy làm trắng ở chỗ:Trống đánh bóng được làm bằng nhiều thanh gỗ ghép lại, cứ giữa hai thanh gỗ lại kẹp một miếng da mềm.Không dùng tấm cao su hãm.Tốc độ quay chậm hơn so máy làm trắng nên ít làm vỡ gạo. 1. Ống dẫn liệu 2. Trục máy 3. Trống 4. Lưới sàng.5. Tay quay điều chỉnh khe 6. Đĩa răng to 7. Đĩa răng nhỏ 8. Bánh đai9. Ống ra liệu 10. Cánh gạt liệu 11. Cào gạt cám b. Nguyên tắc hoạt động Gạo từ ống nạp liệu 1 chảy vào khe đánh bóng giữa trống 3 và lưới sàng 4. Trống được thiết kế gồm các thanh gỗ và miếng da ghép lại, nên khi quay các tấm da này va đập lên mặt hạt để đánh bóng bề mặt các hạt đang dịch chuyển vòng theo khe trống và chuyển dần xuống phía dưới vào khoang tháo liệu 9. Cám tạo ra trong quá trình đánh bóng được đẩy qua lưới sàng 4 rơi vào khoang chứa cám. Bánh đai 8 quay bánh răng nhỏ 7 để quay bánh răng lớn 6 mà trên đó gắn cào 11 nhằm đẩy cám ra khỏi máy. 4. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX cà phê hòa tan . (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản) - Máy rang cà phê - Máy xay cà phê: chín , khô lép, xanh. - Máy sấy phun - Máy rang cà phêRang là công đoạn xử lý nhiệt cho hạt café tại các nhiệt độ cao, 190-2300C, nhằm đạt các biến đổi mong muốn về màu sắc, hương vị và cường độ cho hạt cafe rang. Trong thời kỳ đầu của công đoạn rang, khi nhiệt độ rang lớn hơn 1000C, nhiệt lượng dùng để bốc hơi nước có trong hạt. Khi nhiệt độ đạt đến 1500C, một lượng lớn chất khí sản sinh ra( carbon dioxit, cacbon monooxit, hơi nước). Hạ
Tài liệu liên quan