Đi học đúng giờ
2. Mặc đồng phục, đeo thẻ SV
3. Không nói chuyện riêng, được phát biểu,
được trao đổi khi cho phép
4. Không sử dụng ĐTDĐ
5. Dự lớp từ 80% số tiết trở lên
13 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên lý kế toán 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 1
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Giảng viên : Cồ Thị Thanh Hương
Số tiết : 45 tiết (3 tín chỉ)
Email : huongct78@gmail.com
Quy định chung
1. Đi học đúng giờ
2. Mặc đồng phục, đeo thẻ SV
3. Không nói chuyện riêng, được phát biểu,
được trao đổi khi cho phép
4. Không sử dụng ĐTDĐ
5. Dự lớp từ 80% số tiết trở lên
ĐIỀU KIỆN
- Xác định được mục tiêu
- Giáo trình Nguyên lý Kế toán
- Bài tập Nguyên lý Kế toán
- Xem bài trước
- Làm bài tập ở nhà
- Mang theo máy tính
Đánh giá
+ Thi giữa kỳ: 20% (Tự luận)
+ Tiểu luận, thảo luận, bài tập lớn,
điểm thưởng cho SV tích cực học
tập: 30%
+ Thi cuối kỳ: 50% (Trắc nghiệm trực
tuyến)
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP
CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 5: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ
CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH CHỦ YẾU
TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CHƯƠNG 7: SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
Nguyên lý kế toán 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LUẬT KẾ TOÁN (2003)
2. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VN
3. PGS.TS VÕ VĂN NHỊ (2007), NGUYÊN LÝ KẾ
TOÁN, NXB THỐNG KÊ, TP.HCM
4. Website: www.mof.gov.vn,
www.tapchiketoan.com, www.webketoan.vn,
www.vaa.vn, ketoantruong.com.vn,
MỘT SỐ ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
1. Các nguyên tắc kế toán quốc tế và vận dụng ở
Việt Nam
2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và vận
dụng ở doanh nghiệp
3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán và vận
dụng ở doanh nghiệp
4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và vận dụng ở
doanh nghiệp
5. Mối quan hệ giữa kế toán chi tiết và kế toán
tổng hợp và vận dụng ở doanh nghiệp
MỘT SỐ ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
6. Vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thực trạng và
giải pháp khắc phục
7. Chuẩn mực kế toán số 01 (hoặc 02, 03, ) và
vận dụng ở doanh nghiệp
8. Báo cáo kết quả kinh doanh và vận dụng ở
doanh nghiệp
9. Bảng cân đối kế toán và vận dụng ở doanh
nghiệp
10. Phương pháp tính giá một số đối tượng kế
toán chủ yếu và vận dụng ở doanh nghiệp
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
Mục tiêu:
Học xong chương 1, sinh viên có thể:
1. Biết phân biệt các phân hệ kế toán
2. Biết phân loại đối tượng kế toán
3. Hiểu và biết vận dụng các yêu cầu,
nguyên tắc và phương pháp kế toán.
4. Hiểu những nội dung cơ bản của Luật kế
toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN
Nội dung:
1. Khái niệm kế toán
2. Phân loại kế toán
3. Đối tượng kế toán
4. Yêu cầu của kế toán
5. Nhiệm vụ của kế toán
6. Nguyên tắc kế toán
7. Luật kế toán và chuẩn mực kế toán
8. Phương pháp kế toán
TÌNH HUỐNG
Quản lý kinh doanh 1 cửa hàng bán hoa tươi
“BYH”
TÌNH HUỐNG
Cửa hàng “BYH”
- Thành lập: 1/1/2011
- Vốn: Phạm Thị Hoa Nở: 20 tr.đ tiền mặt, trong đó
tiền tiết kiệm của bản thân: 10 tr.đ, vay mẹ: 10 tr.đ
- Tháng 1/2011:
+ Chi bằng tiền: Thuê cửa hàng: 5 tr.đ; mua hoa
tươi: 5 tr.đ; mua giỏ, giấy gói: 2 tr.đ; làm băng rôn,
tờ rơi: 0,5 tr.đ; mua bàn ghế, kệ trưng bày và một
số vật dụng khác: 2,5 tr.đ; tiền thuê nhân viên bán
và giao hàng: 2 tr.đ
+ Bán hết số hàng đã mua, thu được 25 tr.đ tiền
mặt.
TÌNH HUỐNG
Yêu cầu:
- Xác định kết quả kinh doanh tháng 1/2011?
- Xác định số tiền mặt của cửa hàng cuối tháng
1/2011?
- Xác định chỉ tiêu “Lợi nhuận/Vốn” và cho biết ý
nghĩa?
- Nếu em là bạn Hoa Nở, em làm như thế nào để có
được đáp án của 3 câu hỏi trên và làm như vậy để
làm gì?
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 2
Kế toán
Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian
lao động.
KHÁI NỆM PHÂN LOẠI
Kế toán
Kế toán tài
chính
Kế toán
quản trị
Kế toán chi
phí
Kế toán tài chính
Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử
dụng thông tin của đơn vị kế toán.
PHÂN LOẠI
Kế toán quản trị
Là việc thu thập, xử lý, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
PHÂN LOẠI
Kế toán chi phí
Là một lĩnh vực giao thoa giữa kế toán
quản trị và kế toán tài chính nhằm ghi chép,
phân tích các khoản mục chi phí và dự toán
chi phí cho kỳ kế hoạch.
PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
Đối
tượng
kế toán
Tài sản
Tài sản
ngắn
hạn
Tài sản
dài hạn
Nguồn
vốn
Nợ phải
trả
Vốn
chủ sở
hữu
Sự vận
động
của tài
sản
Doanh
thu và
thu
nhập
khác
Chi phí
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 3
TÀI SẢN
TÀI SẢN Là nguồn lực
Do DN kiểm
soát
Có thể thu
được lợi ích KT
trong tương lai
Đội ngũ nhân viên lành nghề của
doanh nghiệp có phải là tài sản?
TÀI SẢN
TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
(Thời gian thu hồi hoặc
thanh toán ≤ 1 năm)
TÀI SẢN DÀI HẠN
(Thời hạn thu hồi hoặc
thanh toán > 1 năm)
TÀI SẢN NGẮN HẠN
TÀI SẢN
NGẮN HẠN
Tiền và các khoản
tương đương tiền
Các khoản đầu tư
chứng khoán ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
TSNH khác
TÀI SẢN DÀI HẠN
1 • Các khoản phải thu dài hạn
2 • Tài sản cố định hữu hình
3 • Tài sản cố định vô hình
4 • Tài sản cố định thuê tài chính
5 • Chi phí XDCB dở dang
6 • Bất động sản đầu tư
7 • Đầu tư tài chính dài hạn
8 • Tài sản dài hạn khác
NGUỒN VỐN
(NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN)
NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ
VỐN CHỦ SỞ HỮU
NỢ PHẢI TRẢ
Nợ phải trả
Là nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh
từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà
DN phải thanh toán từ các nguồn lực
của mình.
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 4
NỢ PHẢI TRẢ
NỢ PHẢI TRẢ
NỢ NGẮN HẠN
(Thời hạn thanh toán
≤ 1 năm)
NỢ DÀI HẠN
(Thời hạn thanh toán
> 1 năm)
NỢ NGẮN HẠN
1 • Vay và nợ ngắn hạn
2 • Phải trả người bán
3 • Người mua trả tiền trước
4 • Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
5 • Phải trả công nhân viên
6 • Phải trả nội bộ
7 • Chi phí phải trả
8 • Khoản phải trả, phải nộp khác
NỢ DÀI HẠN
1 • Phải trả dài hạn người bán
2 • Phải trả dài hạn nội bộ
3 • Phải trả dài hạn khác
4 • Vay và nợ dài hạn
5 • Thuế thu TNDN hoãn lại phải trả
VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn chủ sở hữu
Là giá trị vốn của DN, được tính bằng số
chênh lệch giữa giá trị Tài sản của DN
trừ (-) Nợ phải trả.
Vốn
chủ sở
hữu
Tài sản Nợ phảitrả
VỐN CHỦ SỞ HỮU
1 • Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2 • Thặng dư vốn cổ phần
3 • Cổ phiếu ngân quỹ
4 • Chênh lệch đánh giá lại tài sản
5 • Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6 • Các quỹ của doanh nghiệp
7 • Lợi nhuận chưa phân phối
8 • Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
TÀI SẢN
DOANH THU VÀ
THU NHẬP KHÁC
CHI PHÍ
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 5
DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC
Doanh thu và thu nhập khác:
Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế
DN thu được trong kỳ kế toán (từ
các hoạt động SXKD thông thường
và các hoạt động khác của DN), làm
tăng vốn chủ sở hữu, không bao
gồm khoản góp vốn của cổ đông
hoặc chủ sở hữu.
DOANH THU
DOANH
THU
DOANH THU
BÁN HÀNG VÀ
CCDV
DOANH THU
HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH
Cổ tức, lợi nhuận
được chia
Lãi tiền gửi ngân
hàng
Lãi chênh lệch tỷ
giá
Chiết khấu thanh
toán được hưởng
THU NHẬP KHÁC
THU NHẬP KHÁC
Thu nhập từ
thanh lý, nhượng
bán TSCĐ
Thu tiền phạt
khách hàng vi
phạm hợp đồng
Thu được khoản
nợ khó đòi đã
xóa sổ
CHI PHÍ
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dẫn
đến làm giảm vốn chủ sở hữu (không bao
gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc
chủ sở hữu).
CHI PHÍ
CHI PHÍ
CHI PHÍ
HĐ SXKD
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí HĐTC
CHI PHÍ
KHÁC
Chi phí nhượng bán,
thanh lý TSCĐ
Chi tiền phạt do vi
pham hợp đồng
* Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
TÀI SẢN = NGUỒN VỐN
* Mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí
Lợi nhuận = DT và TN khác - Chi phí
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 6
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
- Đối tượng bên trong DN:
+ Hội Đồng Quản Trị
+ Ban giám Đốc
+ Các nhân viên trong công ty
- Đối tượng bên ngoài DN:
+ Cơ quan NN (thuế, thống kê...)
+ Nhà Đầu tư
+ Các chủ nợ
+ Những Đối thủ cạnh tranh
VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN
- Đối với doanh nghiệp: Kế toán
+ Có được số liệu để theo dõi thường
xuyên tình hình biến động của các đối tượng
kế toán
+ Cung cấp tài liệu cho DN nhằm quản
lý, điều hành.
+ Cho kết quả tài chính rõ rệt
VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN
- Đối với Nhà nước: Kế toán
+ Có được số liệu để theo dõi sự phát
triển của các ngành SX.
+ Cung cấp các dữ kiện hữu ích để đưa
ra các chính sách kinh tế.
+ Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp
kinh tế.
YÊU CẦU CHUNG CỦA KẾ TOÁN
(1) Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và
BCTC.
(2) Sự kịp thời, đúng thời gian quy định thông
tin, số liệu kế toán.
(3) Sự rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số
liệu kế toán.
(4) Sự trung thực hiện trạng, bản chất sự việc,
nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài
chính.
(5)Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên
tục.
(6) Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo
trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
1 • Trung thực
2 • Khách quan
3 • Đầy đủ
4 • Kịp thời
5 • Dễ hiểu
6 • Có thể so sánh được
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
(1) Trung thực
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi
chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy
đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện
trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ
kinh tế phát sinh.
(2) Khách quan
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi
chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị
xuyên tạc, không bị bóp méo.
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 7
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
(3) Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo
cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.
(4) Kịp thời
Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi
chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời
hạn quy định, không được chậm trễ.
YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN
(5) Dễ hiểu
Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong
BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử
dụng (người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh
tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình).
(6) Có thể so sánh
Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế
toán trong một DN và giữa các DN chỉ có thể so
sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán.
Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình
trong phần thuyết minh.
NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo
đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo
chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính,
các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; việc quản lý,
sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát
hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm phát luật
về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu,
đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và
quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy
định của pháp luật.
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
1 • Cơ sở dồn tích
2 • Hoạt động liên tục
3 • Giá gốc
4 • Nhất quán
5 • Phù hợp
6 • Thận trọng
7 • Trọng yếu
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(1) Cơ sở dồn tích
Tình huống:
- Ngày 05/01/N, doanh nghiệp X mua NVL nhập kho
chưa trả tiền người bán Y trị giá 30 tr.đ
- Ngày 10/01/N, DN X trả tiền mua NVL cho người
bán Y: 30 tr.đ bằng tiền mặt.
Là nhân viên kế toán của doanh nghiệp X, bạn phản
ánh các nghiệp vụ phát sinh trên vào sổ sách kế toán
tại thời điểm nào?
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(1) Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ KT, TC của DN phải được ghi sổ vào
thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm
thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương
tiền.
BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và
tương lai.
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 8
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(2) Hoạt động liên tục
Một doanh nghiệp sắp phá sản với 1 doanh
nghiệp đang hoạt động bình thường có gì
khác nhau?
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(2) Hoạt động liên tục
BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là
DN đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt
động KD bình thường trong tương lai gần,
nghĩa là DN không có ý định cũng như không
buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp
đáng kể quy mô hoạt động của mình.
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(3) Giá gốc
DN mua 1 ô tô 4 chỗ có giá mua 500 tr, lệ phí
trước bạ 10 tr, chi phí chạy thử: 5 tr. Khi mua
xong, nhiều người cho rằng giá trị chiếc xe
phải là 600 tr. Là kế toán của DN trên, bạn sẽ
ghi nhận chiếc ô tô với giá trị là bao nhiêu?
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(3) Giá gốc
TS phải được ghi nhận theo giá gốc (Giá trị
ban đầu của tài sản).
Giá trị ban đầu của tài sản là toàn bộ các chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài
sản đó, tính tới thời điểm đưa tài sản đó vào
sử dụng.
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(4) Phù hợp
DN trả trước tiền thuê cửa hàng 1 năm từ
1/1/N đến 31/12/N số tiền 120 trđ. Tháng
1/N, doanh nghiệp ghi nhận chi phí thuê cửa
hàng là bao nhiêu? Vì sao?
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(4) Phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp
với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi
nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan
đến việc tạo ra doanh thu đó.
CHI PHÍ TƯƠNG ỨNG
VỚI DOANH THU
CP của kỳ
tạo ra DT
CP kỳ trước liên quan
đến DT kỳ này
CP phải trả liên
quan đến DT kỳ này
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 9
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(5) Nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán
doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
Trường hợp có thay đổi chính sách và
phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải
trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó
trong phần thuyết minh BCTC.
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
(6) Thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần
thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện
không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá
lớn;
b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các
khoản thu nhập;
c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ
phải trả và chi phí;
d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng
chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh
tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng
về khả năng phát sinh chi phí.
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Trọng yếu
Trong năm N, kế toán đã quên không phản
ánh doanh thu bán sản phẩm của 2 hóa đơn
GTGT với tổng doanh thu là 500 trđ, làm cho
năm N doanh nghiệp bị lỗ 100 trđ mà đáng
lẽ phải lãi 100 trđ mới đúng. Bạn hãy cho
biết sai sót này của kế toán có ảnh hưởng
như thế nào đến quyết định của người sử
dụng BCTC?
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường
hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác
của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng
kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định
kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
LUẬT KẾ TOÁN
Luật kế toán
Là một văn bản pháp quy do Quốc hội ban
hành trong đó quy định về nội dung công tác kế
toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán
và hoạt động nghề nghiệp kế toán.
Luật kế toán được Quốc hội nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 17/6/2003 bao gồm 7 chương và 64 điều.
LUẬT KẾ TOÁN
Nội dung cơ bản:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nội dung công tác kế toán
Chương III: Tổ chức bộ máy kế toán và
người làm kế toán
Chương IV: Hoạt động nghề nghiệp kế toán
Chương V: Quản lý nhà nước về kế toán
Chương VI: Khen thưởng và xử lý vi phạm
Chương VII: Điều khoản thi hành
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 10
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc và
phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập
báo cáo tài chính.
Hiện nay (tính đến 28/12/2005), Bộ tài chính đã ban
hành 26 chuẩn mực kế toán.
Đợt I:
+ Chuẩn mực số 02 - Hàng tồn kho
+ Chuẩn mực số 03 - Tài sản cố định hữu hình
+ Chuẩn mực số 04 - Tài sản cố định vô hình
+ Chuẩn mực số 14 - Doanh thu và thu nhập khác
CHUẨN MƯC KẾ TOÁN VIỆT NAM
- Đợt II:
+ Chuẩn mực số 01 - Chuẩn mực chung
+ Chuẩn mực số 06 - Thuê tài sản
+ Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi
tỷ giá hối đoái
+ Chuẩn mực số 15 - Hợp đồng xây dựng
+ Chuẩn mực số 16 - Chi phí vay
+ Chuẩn mực số 24 -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
- Đợt III:
+ Chuẩn mực số 05 - Bất động sản đầu tư
+ Chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào
công ty liên kết
+ Chuẩn mực số 08 - Thông tin tài chính về những
khoản vốn góp liên doanh
+ Chuẩn mực số 21 - Trình bày báo cáo tài chính
+ Chuẩn mực số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế
toán khoản đầu tư vào công ty con
+ Chuẩn mực số 26 - Thông tin về các bên liên quan.
- Đợt IV:
+ Chuẩn mực số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Chuẩn mực số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài
chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
+ Chuẩn mực số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm
+ Chuẩn mực số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ
+ Chuẩn mực số 28 - Báo cáo bộ phận
+ Chuẩn mực số 29 - Thay đổi chính sách kế toán,
ước tính kế toán và các sai sót.
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
- Đợt V:
+ Chuẩn mực số 11 - Hợp nhất kinh doanh
+ Chuẩn mực số 18 - Các khoản dự phòng,
tài sản và nợ tiềm tàng
+ Chuẩn mực số 19 - Hợp đồng bảo hiểm
+ Chuẩn mực số 30 - Lãi trên cổ phiếu
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN
(1) Phương pháp chứng từ kế toán
(2) Phương pháp tính giá
(3) Phương pháp tài khoản kế toán
(4) Phương pháp ghi kép
(5) Phương pháp ghi sổ kế toán
(6) Phương pháp cân đối kế toán
(7) Phương pháp kiểm kê
(8) Phương pháp lập BCTC
NLKT – Chương 1 18/09 2011
Th.S Cồ Thị Thanh Hương 11
VÍ DỤ TỔNG HỢP
Xác định tài sản và nguồn vốn tại một DN sản xuất
bánh kẹo có tài liệu sau:
1. Đường kính 70.000
2. Tiền vay ngắn hạn 150.000
3. Nhà xưởng sản xuất 200.000
4. Phụ tùng thay thế 25.000
5. Thuế TNDN phải nộp cho nhà nước 10.000
6. Tiền ứng trước của khách hàng 20.000
7. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 330.000
8. Bột mỳ 67.000
VÍ DỤ TỔNG HỢP
9. Dây chuyền sản xuất 86.000
10. Sữa bột 90.000
11. Tiền gởi ngân hàng 110.000
12. Phải thu khách hàng 58.000
13. Quỹ đầu tư phát triển 190.000
14. Trái phiếu đầu tư 159.000
15. Phải trả công nhân viên 40.000
16. Ứng trước tiền cho người bán 35.000
17. Mạch nha 30.000
VÍ DỤ TỔNG HỢP
18. Phải trả nhà cung cấp 150.000
19. Tạm ứng 10.000
20. Lãi chưa phân phối 326.000
21. Nhà văn phòng 250.000
22. Quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000
23. Sản phẩm dở dang 28.000
24. Quỹ dự phòng tài chính 90.000
25. Nợ dài hạn 78.000
26. Hương liệu tổng hợp 40.000
VÍ DỤ TỔNG HỢP
25. Các khoản phải thu khác 63.000
26. Các loại dụng cụ nhỏ khác 29.000
27. Bánh kẹo sản xuất hoàn thành 260.000
28. Tủ đựng sổ sách 10.000
29. Tiền mặt tồn quỹ 32.000
30. Phương tiện vận tải 168.000
31. Bánh kẹo mua về để bán 130.000