Bạn vào một hiệu sách đểmua một cuốn sách dự định sẽ đọc trong kỳnghỉtới. Trên giá sách,
bạn tìm thấy truyện thần bí của John Grisham, truyện giật gân của Stephen King, truyện lãng
mạn của Danielle Steel, hồi ký của Frank McCourt và còn nhiều loại sách khác. Khi bạn chọn
một cuốn và mua nó, thịtrường mà bạn đang tham gia thuộc loại nào?
Một mặt, thịtrường sách có vẻmang tính cạnh tranh. Khi tìm kiếm trên giá sách, bạn có thể
thấy rất nhiều tác giảvà nhà xuất bản cạnh tranh nhau đểthu hút sựchú ý của bạn. Một người
mua trên thịtrường này có hàng ngàn sản phẩm cạnh tranh nhau đểchọn lựa. Và bởi vì mọi
người có thểtham gia thịtrường bằng cách viết và xuất bản sách, nên ngành kinh doanh sách
không có lãi lắm. Cứmỗi tiểu thuyết gia được trảnhuận bút cao, thì có hàng trăm tác giả
khác đang cạnh tranh với anh ta
13 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý kinh tế học: Cạnh tranh độc quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 9 – Cạnh tranh độc quyền 1
CHƯƠNG 9
CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
Bạn vào một hiệu sách để mua một cuốn sách dự định sẽ đọc trong kỳ nghỉ tới. Trên giá sách,
bạn tìm thấy truyện thần bí của John Grisham, truyện giật gân của Stephen King, truyện lãng
mạn của Danielle Steel, hồi ký của Frank McCourt và còn nhiều loại sách khác. Khi bạn chọn
một cuốn và mua nó, thị trường mà bạn đang tham gia thuộc loại nào?
Một mặt, thị trường sách có vẻ mang tính cạnh tranh. Khi tìm kiếm trên giá sách, bạn có thể
thấy rất nhiều tác giả và nhà xuất bản cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của bạn. Một người
mua trên thị trường này có hàng ngàn sản phẩm cạnh tranh nhau để chọn lựa. Và bởi vì mọi
người có thể tham gia thị trường bằng cách viết và xuất bản sách, nên ngành kinh doanh sách
không có lãi lắm. Cứ mỗi tiểu thuyết gia được trả nhuận bút cao, thì có hàng trăm tác giả
khác đang cạnh tranh với anh ta.
Mặt khác, thị trường sách có vẻ như độc quyền. Bởi vì mỗi cuốn sách là duy nhất, nên các
nhà xuất bản có nhiều khả năng để định giá bán. Người bán trong thị trường này là người
định giá, chứ không phải người chấp nhận giá. Và quả thật, giá sách cao hơn chi phí cận biên
rất nhiều. Ví dụ giá của một cuốn tiểu thuyết bìa cứng khoảng 25 đô la, trong khi chi phí để in
thêm một cuốn chưa đến 5 đô la.
Trong chương này, chúng ta nghiên cứu những thị trường vừa có đặc điểm của thị trường
cạnh tranh, vừa đặc điểm của thị trường độc quyền. Loại cấu trúc thị trường này được gọi là
cạnh tranh độc quyền. Thị trường cạnh tranh độc quyền có những đặc điểm như sau:
○ Nhiều người bán: Có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau để thu hút cùng một nhóm
khách hàng.
○ Phân biệt sản phẩm: Mỗi doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm dĩ ít cũng khác đôi
chút so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Như vậy, thay vì là người chấp nhận
giá, mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với một đường cầu dốc xuống.
○ Gia nhập tự do: Các doanh nghiệp có thể gia nhập hoặc rút khỏi thị trường mà không
có bất kỳ trở ngại nào. Như vậy, số doanh nghiệp được điều chỉnh cho đến khi lợi
nhuận kinh tế bằng không.
Chỉ cần suy nghĩ một chút thôi, chúng ta đã nhớ ra một danh sách dài những thị trường có các
thuộc tính như trên: sách, đĩa CD, phim, trò chơi điện tử, nhà hàng, các buổi học đàn piano,
bánh, đồ gỗ, v.v...
Giống như độc quyền nhóm, cạnh tranh độc quyền là cấu trúc thị trường nằm ở giữa cạnh
tranh và độc quyền. Nhưng độc quyền nhóm và cạnh tranh độc quyền lại khác hẳn nhau. Độc
quyền nhóm lệch khỏi cạnh tranh hoàn hảo trong chương 14 bởi vì thị trường chỉ có một số ít
người bán. Số lượng nhỏ các nhà cung cấp làm cho sự cạnh tranh khắc nghiệt khó diễn ra và
những tương tác chiến lược giữa họ trở nên có tầm quan trọng đặc biệt. Trái lại trong cạnh
tranh độc quyền, có nhiều người bán trên thị trường và mỗi người trong số họ có quy mô nhỏ
so với thị trường. Thị trường cạnh tranh độc quyền lệch khỏi cạnh tranh hoàn hảo bởi vì mỗi
người bán đưa ra một sản phẩm khác nhau đôi chút.
CẠNH TRANH VỚI CÁC SẢN PHẨM PHÂN BIỆT
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 9 – Cạnh tranh độc quyền 2
Để tìm hiểu về thị trường cạnh tranh độc quyền, trước tiên chúng ta xem xét các quyết định
của một doanh nghiệp riêng lẻ. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét điều gì xảy ra trong dài hạn, khi
các doanh nghiệp gia nhập hoặc rút khỏi ngành. Tiếp theo, chúng ta so sánh trạng thái cân
bằng trong cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo như đã xem xét trong chương 14.
Cuối cùng, chúng ta tìm hiểu xem kết cục trong các thị trường cạnh tranh độc quyền có lợi
cho toàn xã hội không.
Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn
Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền giống nhà độc quyền theo nhiều khía
cạnh. Do sản phẩm của nó khác sản phẩm của các doanh nghiệp khác, nên nó phải đối mặt
với đường cầu dốc xuống. (Trái lại, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo đối mặt với đường cầu
nằm ngang tại mức giá thị trường.) Như vậy, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền tuân theo
nguyên tắc của nhà độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận: Nó chọn mức sản lượng mà tại đó
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và sử dụng đường cầu để tìm ra mức giá tương ứng
với sản lượng đó.
Hình 1. Các nhà cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn. Giống như nhà độc quyền, nhà
cạnh tranh độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng mà tại đó
doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Doanh nghiệp trong phần (a) có lợi nhuận vì tại
mức sản lượng này, giá cao hơn chi phí bình quân. Doanh nghiệp trong phần (b) bị thua lỗ vì
tại mức sản lượng này, giá thấp hơn chi phí bình quân.
Sản lượng0
Giá
Cầu
MR
Thua lỗ
(b) DN bị thua lỗ
MC ATC
Tổng chi phí
bình quân
Sản lượng tối
thiểu hóa thua lỗ
Giá
(a) DN có lợi nhuận
Sản lượng 0
Giá
Cầu
MR
ATC
Lợi nhuận
MC
Sản lượng tối đa hóa lợi nhuân
Giá
Tổng chi phí
bình quân
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 9 – Cạnh tranh độc quyền 3
Hình 1 vẽ đường chi phí, đường cầu và đường doanh thu cận biên của hai doanh nghiệp điển
hình, ở trong các ngành cạnh tranh độc quyền khác nhau. Trong cả hai phần của hình vẽ này,
mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là mức mà tại đó đường doanh thu cận biên cắt đường chi
phí cận biên. Hai phần trong hình vẽ này cho thấy các kết cục khác nhau về lợi nhuận của
doanh nghiệp. Trong phần (a), do giá cao hơn chi phí bình quân, nên doanh nghiệp thu được
lợi nhuận. Trong phần (b), giá thấp hơn chi phí bình quân. Trong trường hợp này, doanh
nghiệp bị thua lỗ và điều tốt nhất mà nó có thể làm được là tối thiểu hóa mức thua lỗ.
Tất cả những điều này đều quen thuộc với chúng ta. Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền lựa
chọn mức giá và sản lượng giống như nhà độc quyền. Trong ngắn hạn, hai loại cấu trúc thị
trường này giống nhau.
Trạng thái cân bằng dài hạn
Các tình huống mô tả trong hình 1 không kéo dài. Khi doanh nghiệp đang có lợi nhuận, như
trong phần (a), các doanh nghiệp mới có động cơ gia nhập thị trường. Sự gia nhập này làm
tăng số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng có thể lựa chọn, do đó làm giảm cầu của mỗi
doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường. Nói một cách khác, lợi nhuận khuyến khích sự gia
nhập và sự gia nhập làm đường cầu của các doanh nghiệp hiện có dịch chuyển sang trái. Do
cầu của các doanh nghiệp hiện có giảm, nên họ thu được ít lợi nhuận hơn.
Ngược lại, khi đang bị thua lỗ như trong phần (b), các doanh nghiệp trong thị trường có động
cơ rời khỏi ngành. Do một số doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nên người tiêu dùng có ít sản
phẩm hơn để lựa chọn. Sự giảm bớt số lượng doanh nghiệp có tác dụng mở rộng cầu đối với
các doanh nghiệp còn lại trên thị trường. Nói cách khác, sự thua lỗ khuyến khích các doanh
nghiệp rời bỏ thị trường và sự rời bỏ làm dịch chuyển đường cầu của các doanh nghiệp còn
lại trong ngành sang phải. Do cầu của các doanh nghiệp còn lại tăng, nên số doanh nghiệp có
lợi nhuận ngày càng tăng (tức sự thua lỗ giảm).
Quá trình gia nhập và rời bỏ ngành tiếp diễn cho đến khi các doanh nghiệp trên thị trường
kiếm được lợi nhuận kinh tế bằng 0. Hình 2 mô tả điểm cân bằng dài hạn. Một khi thị trường
đạt được điểm cân bằng này, các doanh nghiệp mới không có động cơ gia nhập, còn các
doanh nghiệp hiện có không có động cơ rời bỏ thị trường.
Cần chú ý rằng đường cầu trong hình vẽ vừa chạm vào đường chi phí bình quân. Về mặt toán
học, chúng ta nói rằng hai đường này tiếp tuyến với nhau. Chúng phải tiếp xúc với nhau khi
sự gia nhập và rời bỏ ngành đẩy lợi nhuận kinh tế đến 0. Do lợi nhuận trên từng đơn vị hàng
hóa bằng mức chênh lệch giữa giá (xác định trên đường cầu) và chi phí bình quân, nên lợi
nhuận tối đa chỉ bằng 0 nếu hai đường này chỉ chạm vào nhau, chứ không cắt nhau.
Sản lượng
Giá
0
Cầu
MR
ATC
MC
Sản lượng tối đa
hóa lơi nhuận
P=ATC
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 9 – Cạnh tranh độc quyền 4
Hình 2. Nhà cạnh tranh độc quyền trong dài hạn. Trong thị trường cạnh tranh độc
quyền, nếu các doanh nghiệp hiện có thu được lợi nhuận, doanh nghiệp mới sẽ gia nhập
ngành, làm dịch đường cầu của các doanh nghiệp hiện có sang trái. Tương tự như vậy,
nếu các doanh nghiệp hiện có bị thua lỗ, một số doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường và
đường cầu của các doanh nghiệp còn lại dịch chuyển sang phải. Do sự dịch chuyển này
của đường cầu, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cuối cùng nằm trong cân bằng dài
hạn như trên hình vẽ. Trong trạng thái cân bằng dài hạn, giá bằng chi phí bình quân và
các doanh nghiệp hiện có thu được lợi nhuận bằng 0.
Tóm lại, hai đặc tính của trạng thái cân bằng dài hạn trên thị trường cạnh tranh độc quyền là:
○ Giống như trong thị trường độc quyền, giá cao hơn chi phí cận biên. Kết luận này có
được là vì việc tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
và do đường cầu dốc xuống, doanh thu cận biên thấp hơn giá cả.
○ Giống như trong thị trường cạnh tranh, giá bằng chi phí bình quân. Kết luận này có
được là vì sự gia nhập và rời bỏ ngành tự do làm lợi nhuận kinh tế bằng 0.
Đặc tính thứ hai cho thấy cạnh tranh độc quyền khác với độc quyền như thế nào. Do nhà độc
quyền là người bán duy nhất đối với sản phẩm không có hàng hóa thay thế gần, nên nó có thể
kiếm lợi nhuận kinh tế dương ngay cả trong dài hạn. Trái lại, do có sự gia nhập tự do vào thị
trường cạnh tranh độc quyền, lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp trong dạng thị trường này bị
ép xuống tới 0.
Cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo
Sản lượng
(a) Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
Sản lượng Quy mô
hiệu quả
Giá
P
Cầu
MC
ATC
Dư thừa năng lực
Chi phí
cận biên
Markup
MR
(b) Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Sản lượng
Giá
P = MR
Đường cầu
MC
ATC
P = MC
Sản lượng = quy mô
hiệu quả
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 9 – Cạnh tranh độc quyền 5
Hình 3. Cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo. Phần (a) chỉ ra trạng thái cân
bằng dài hạn của thị trường cạnh độc quyền, còn phần (b) chỉ ra trạng thái cân bằng dài hạn
trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ở đây có hai điểm khác biệt. (1) Doanh nghiệp cạnh
tranh hoàn hảo sản xuất tại quy mô hiệu quả với chi phí bình quân được tối thiểu hóa. Ngược
lại, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sản xuất thấp hơn mức hiệu quả. (2) Giá bằng chi
phí cận biên trong cạnh tranh hoàn hảo, nhưng giá cao hơn chi phí cận biên trong cạnh
tranh độc quyền.
Hình 3 so sánh trạng thái cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh tranh độc quyền với trạng
thái cân bằng dài hạn trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. (Chương 14 đã thảo luận về trạng
thái cân bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.) Có hai điểm khác nhau đáng chú ý giữa
cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo: dư thừa năng lực sản xuất và thặng số.
Năng lực sản xuất thừa. Như chúng ta vừa thấy, sự gia nhập và rút khỏi ngành đẩy doanh
nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền đến điểm tiếp xúc giữa đường cầu và đường chi
phí bình quân. Phần (a) của hình 3 cho thấy mức sản lượng ở điểm này nhỏ hơn mức tối thiểu
hóa chi phí bình quân. Như vậy trong cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp sản xuất trên
đoạn dốc xuống của đường chi phí bình quân. Theo giác độ này, cạnh tranh độc quyền khác
hẳn cạnh tranh hoàn hảo. Như phần (b) trong hình 3 cho thấy, sự gia nhập tự do vào thị
trường cạnh tranh đẩy các doanh nghiệp tới việc sản xuất tại điểm có chi phí bình quân tối
thiểu.
Mức sản lượng cho phép tối thiểu hóa chi phí bình quân được gọi là quy mô hiệu quả của
doanh nghiệp. Trong dài hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất tại quy mô hiệu
quả, trong khi các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sản xuất ít hơn mức này. Các doanh
nghiệp trong cạnh tranh độc quyền đều bị coi là có năng lực sản xuất thừa. Nói một cách
khác, không giống như doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp cạnh tranh độc
quyền có thể tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất bình quân.
Định giá cao hơn chi phí cận biên. Điểm khác biệt thứ hai giữa cạnh tranh độc quyền và
cạnh tranh hoàn hảo là ở mối quan hệ giữa giá và chi phí cận biên. Đối với doanh nghiệp
cạnh tranh như trong phần (b) của hình 3, giá bằng chi phí cận biên. Đối với doanh nghiệp
cạnh tranh độc quyền như trong phần (a), giá cao hơn chi phí cận biên bởi vì doanh nghiệp
luôn có sức mạnh thị trường.
Việc định giá cao hơn chi phí cận biên có phù hợp với sự tự do gia nhập và lợi nhuận bằng 0
không? Điều kiện lợi nhuận kinh tế bằng 0 chỉ đảm bảo rằng giá bằng chi phí bình quân. Nó
không đảm bảo rằng giá bằng chi phí cận biên. Thực ra trong trạng thái cân bằng dài hạn, các
doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền hoạt động trên đoạn dốc xuống của đường chi phí bình
quân và do vậy chi phí cận biên phải nhỏ hơn chi phí bình quân. Như vậy để bằng chi phí
bình quân, giá phải lớn hơn chi phí cận biên.
Trong mối quan hệ này giữa giá và chi phí bình quân, chúng ta thấy được một sự khác nhau
cơ bản trong hành vi của nhà cạnh tranh hoàn hảo và nhà cạnh tranh độc quyền. Giả sử bạn
phải hỏi một doanh nghiệp câu hỏi sau: “Anh có muốn nhìn thấy thêm một khách hàng đi vào
và sẵn sàng mua hàng tại mức giá hiện hành không?” Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ
trả lời là nó không quan tâm. Vì giá đúng bằng chi phí cận biên, lợi nhuận từ việc bán thêm
một sản phẩm bằng 0. Ngược lại, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền rất muốn có thêm một
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 9 – Cạnh tranh độc quyền 6
khách hàng nữa. Do giá cao hơn chi phí cận biên, mọi đơn vị tiêu thụ tăng thêm tại mức giá
đã niêm yết đều mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nói theo cách nói cổ, thì các thị trường cạnh
tranh độc quyền là thị trường mà người bán gửi thiếp chúc mừng giáng sinh cho người mua.
Cạnh tranh độc quyền và phúc lợi xã hội
Kết cục của thị trường cạnh tranh độc quyền có phải là đáng mong muốn đối với cả xã hội
không? Các nhà hoạch định chính sách có thể cải thiện kết cục đó không? Các câu hỏi này
không có câu trả lời đơn giản.
Nguyên nhân gây ra tính phi hiệu quả là việc đẩy giá lên mức cao hơn chi phí cận biên. Do
giá cả cao, một số khách hàng đánh giá hàng hóa cao hơn chi phí cận biên (nhưng nhỏ hơn
giá cả) không mua được hàng hóa đó. Như vậy, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền gây ra
khoản mất không đối với xã hội do cách định giá độc quyền. Chúng ta biết tính phi hiệu quả
này lần đầu tiên khi thảo luận về độc quyền trong chương 15.
Mặc dù kết cục trên không đáng mong muốn so với kết cục tốt nhất trong đó giá bằng chi phí
cận biên, nhưng các nhà hoạch định chính sách không dễ dàng giải quyết vấn đề này. Để đảm
bảo việc định giá theo chi phí cận biên, các nhà hoạch định chính sách phải quản lý tất cả các
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khác nhau. Do những sản phẩm như vậy rất phổ biến trong
nền kinh tế, nên gánh nặng hành chính của sự điều chỉnh quá lớn.
Thêm vào đó, khi điều chỉnh các nhà cạnh tranh độc quyền, người ta cũng phải đối mặt với
tất cả những vấn đề nảy sinh trong quá trình điều chỉnh thị trường độc quyền. Đặc biệt, việc
buộc phải giảm giá xuống mức chi phí cận biên làm cho các nhà cạnh tranh độc quyền thua
lỗ, vì họ đã có lợi nhuận kinh tế bằng không. Để giúp họ tiếp tục kinh doanh, chính phủ phải
bù lỗ cho họ. Thay vì tăng thuế để tài trợ cho các khoản trợ cấp này, các nhà hoạch định
chính sách có thể quyết định rằng tốt hơn hết là sống với tính phi hiệu quả của kiểu định giá
cạnh tranh độc quyền.
Mặt khác, cạnh tranh độc quyền không có hiệu quả đối với xã hội là vì số lượng doanh
nghiệp trên thị trường không phải là con số “lý tưởng”. Nghĩa là có thể có quá nhiều hoặc quá
ít người tham gia thị trường. Một cách tiếp cận vấn đề này là xem xét các ngoại ứng gắn với
sự gia nhập. Mỗi khi một doanh nghiệp mới xem xét việc tham gia thị trường với sản phẩm
mới, nó sẽ chỉ quan tâm đến lợi nhuận có thể kiếm được. Nhưng sự gia nhập của nó vẫn gây
ra hai ngoại ứng:
○ Ảnh hưởng đa dạng hóa sản phẩm: Vì người tiêu dùng nhận được một số thặng dư
tiêu dùng từ việc có thêm sản phẩm mới, sự gia nhập của doanh nghiệp mới đem lại
ngoại ứng tích cực đối với người tiêu dùng.
○ Ảnh hưởng đánh cắp thị trường: Vì các doanh nghiệp khác mất khách hàng và lợi
nhuận khi có sự gia nhập của doanh nghiệp mới, nên sự gia nhập của doanh nghiệp
mới gây ra ngoại ứng tiêu cực đối với doanh nghiệp hiện có.
Như vậy trong thị trường cạnh tranh độc quyền có cả ngoại ứng tích cực và tiêu cực gắn với
sự gia nhập của các doanh nghiệp mới. Thị trường cạnh tranh độc quyền có thể có quá nhiều
hoặc quá ít sản phẩm, tùy thuộc vào chỗ ngoại ứng nào lớn hơn.
Cả hai ngoại ứng này đều gắn với các điều kiện của cạnh tranh độc quyền. Ảnh hưởng ngoại
hiện đa dạng hóa sản phẩm xuất phát từ việc doanh nghiệp mới đưa ra sản phẩm khác với các
doanh nghiệp hiện có. Ảnh hưởng ngoại hiện đánh cắp thị trường xuất hiện vì các doanh
nghiệp định giá cao hơn chi phí cận biên và vì vậy luôn muốn bán nhiều hàng hóa hơn.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 9 – Cạnh tranh độc quyền 7
Ngược lại, do các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất hàng hóa giống hệt nhau và
định giá bằng chi phí cận biên, nên các ngoại ứng này không tồn tại trong cạnh tranh hoàn
hảo.
Cuối cùng, chúng ta chỉ có thể kết luận rằng thị trường cạnh tranh độc quyền không có được
các đặc tính phúc lợi đáng mong muốn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Như vậy, bàn tay
vô hình không có khả năng đảm bảo rằng tổng thặng dư được tối đa hóa trong thị trường cạnh
tranh độc quyền. Song do tính phi hiệu quả không rõ ràng và khó xác định, nên chính sách
công cộng không dễ dàng cải thiện kết cục thị trường.
Kiểm tra nhanh: Hãy nêu ba thuộc tính then chốt của cạnh tranh độc quyền. Hãy vẽ và bằng
đồ thị chỉ ra trạng thái cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh độc quyền. Trạng thái cân
bằng này khác trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo như thế nào.
PHẦN ĐỌC THÊM: Tình trạng dư thừa năng lực sản xuất có phải là vấn đề xã hội không?
Như chúng ta đã thấy, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sản xuất lượng hàng dưới mức tối
thiểu hóa chi phí bình quân. Ngược lại, các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo buộc phải sản xuất tại mức tối thiểu hóa chi phí bình quân. So sánh này giữa cạnh tranh
hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền đã dẫn một số nhà kinh tế trong quá khứ tới luận điểm cho
rằng tình trạng dư thừa năng lực sản xuất của các đối thủ cạnh tranh độc quyền là nguồn gốc
gây ra tình trạng không có hiệu quả.
Ngày nay, các nhà kinh tế hiểu rằng tình trạng dư thừa năng lực sản xuất của các đối thủ cạnh
tranh độc quyền không có tác dụng trực tiếp trong việc đánh giá phúc lợi kinh tế. Không có lý
do gì để xã hội muốn tất cả các doanh nghiệp sản xuất ở mức tối thiểu của chi phí bình quân.
Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét một nhà xuất bản. Việc sản xuất một cuốn tiểu thuyết có
thể tốn một khoản chi phí cố định 50.000 đô la (thời gian của tác giả) và chi phí biến đổi 5 đô
la mỗi cuốn (chi phí in ấn). Trong tình huống này, chi phí bình quân của một cuốn sách giảm
khi số lượng sách tăng vì chi phí cố định được phân bổ cho ngày càng nhiều đơn vị sách hơn.
Chi phí bình quân được tối thiểu hóa bằng cách in số lượng sách vô hạn. Nhưng việc sản xuất
một số sách vô hạn là hoàn toàn vô nghĩa đối với xã hội.
Tóm lại, các đối thủ cạnh tranh độc quyền có năng lực sản xuất dư thừa, nhưng thực tế này
không nói với chúng ta nhiều điều về tính chất đáng mong muốn của kết cục thị trường
QUẢNG CÁO
Trong nền kinh tế hiện đại, hầu như không có ngày nào chúng ta không bị dội những quả
bom quảng cáo. Mỗi khi đọc một tờ báo, xem ti vi hay đang lái xe trên đường cao tốc, bạn
đều bị doanh nghiệp nào đó tìm cách thuyết phục bạn mua sản phẩm của họ. Những hành vi
như vậy là một thuộc tính tự nhiên của thị trường cạnh tranh độc quyền. Khi bán sản phẩm
phân biệt và đặt giá cao hơn chi phí cận biên, mọi doanh nghiệp đều có động cơ quảng cáo
nhằm thuyết phục ngày cà