Nếu trạm xăng ở địa phương bạn tăng giá bán xăng 20%, lượng xăng bán ra của nó sẽgiảm
mạnh. Khách hàng của trạm xăng đó nhanh chóng chuyển sang mua xăng ởcác trạm xăng
khác. Ngược lại, nếu công ty cấp nước ở địa phương bạn tăng giá nước 20%, lượng nước bán
của nó chỉgiảm xuống chút ít. Mọi người có thểtưới cỏít đi và mua nhiều loại vòi hoa sen
tiết kiệm nước hơn, nhưng họkhông thểgiảm lượng nước tiêu dùng một cách dễdàng và khó
có thểtìm ra người cung cấp nước khác. Sựkhác nhau giữa thịtrường xăng và thịtrường
nước rất rõ ràng: Có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp xăng, nhưng chỉcó một doanh nghiệp
cung cấp nước. Nhưbạn thấy, sựkhác biệt trong cấu trúc thịtrường tác động tới quyết định
sản xuất và định giá của những doanh nghiệp hoạt động trên các thịtrường đó.
20 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý kinh tế học: Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 1
CHƯƠNG 6
DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
Nếu trạm xăng ở địa phương bạn tăng giá bán xăng 20%, lượng xăng bán ra của nó sẽ giảm
mạnh. Khách hàng của trạm xăng đó nhanh chóng chuyển sang mua xăng ở các trạm xăng
khác. Ngược lại, nếu công ty cấp nước ở địa phương bạn tăng giá nước 20%, lượng nước bán
của nó chỉ giảm xuống chút ít. Mọi người có thể tưới cỏ ít đi và mua nhiều loại vòi hoa sen
tiết kiệm nước hơn, nhưng họ không thể giảm lượng nước tiêu dùng một cách dễ dàng và khó
có thể tìm ra người cung cấp nước khác. Sự khác nhau giữa thị trường xăng và thị trường
nước rất rõ ràng: Có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp xăng, nhưng chỉ có một doanh nghiệp
cung cấp nước. Như bạn thấy, sự khác biệt trong cấu trúc thị trường tác động tới quyết định
sản xuất và định giá của những doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường đó.
Trong chương này, chúng ta nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh, như trạm
xăng ở địa phương bạn. Chắc bạn còn nhớ rằng thị trường có tính cạnh tranh khi mỗi người
bán và người mua nhỏ so với quy mô thị trường và vì vậy hầu như không có khả năng tác
động tới giá cả thị trường. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá thị
trường của hàng hóa nó bán ra, doanh nghiệp đó được coi là có sức mạnh thị trường. Trong
ba chương tiếp theo chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp có sức
mạnh thị trường, giống như công ty cấp nước ở địa phương bạn.
Phân tích của chúng ta về doanh nghiệp cạnh tranh trong chương này sẽ làm sáng tỏ những
quyết định nằm sau đường cung trên thị trường cạnh tranh. Không có gì đáng ngạc nhiên khi
chúng ta thấy rằng đường cung thị trường có quan hệ chặt chẽ với chi phí sản xuất của doang
nghiệp. (Dĩ nhiên, bạn đã có cái nhìn khái quát về vấn đề này qua phân tích của chúng ta
trong chương 7). Nhưng trong các loại chi phí khác nhau của doanh nghiệp - chi phí cố định,
chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên - loại nào thích hợp nhất đối với quyết định về
lượng cung? Chúng ta sẽ thấy rằng tất cả các đại lượng về chi phí này đều đóng vai trò quan
trọng và có quan hệ qua lại với nhau.
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH LÀ GÌ ?
Mục đích của chúng ta trong chương này là nghiên cứu xem các doanh nghiệp đưa ra quyết
định sản xuất như thế nào trên thị trường cạnh tranh. Để có kiến thức làm cơ sở cho phân tích
này, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét thị trường cạnh tranh là gì.
Ý nghĩa của từ cạnh tranh
Mặc dù đã bàn về ý nghĩa của từ cạnh tranh trong chương 4, nhưng chúng ta vẫn nên tóm tắt lại bài
học ấy. Thị trường cạnh tranh, đôi khi còn gọi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có hai đặc tính:
○ Có nhiều người mua và nhiều người bán trên thị trường.
○ Những người bán khác nhau cung ứng các hàng hóa về cơ bản là giống nhau.
Do những điều kiện này, hành vi của mỗi người mua hay người bán riêng lẻ trên thị trường
ảnh hưởng không đáng kể đến giá cả thị trường. Người mua và người bán đều coi giá thị
trường là cho trước.
Chúng ta hãy lấy thị trường sữa làm ví dụ. Không người mua sữa nào có thể tác động tới giá
sữa, vì mỗi người mua chỉ mua một lượng nhỏ so với quy mô thị trường. Tương tự, mỗi
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 2
người bán sữa chỉ có khả năng kiểm soát rất hạn chế đối với giá sữa, vì những người bán
khác cũng cung ứng sữa, thứ mà về cơ bản giống hệt nhau. Vì mỗi người bán có thể bán toàn
bộ lượng hàng mong muốn với mức giá hiện hành, nên hầu như chẳng có lý do gì để anh ta
giảm giá; còn nếu anh ta tăng giá, người mua sẽ đi mua ở chỗ khác. Người mua và người bán
trên thị trường cạnh tranh phải chấp nhận giá cả do thị trường quyết định và vì vậy được gọi
là những người chấp nhận giá.
Ngoài hai điều kiện của cạnh tranh nêu trên, có một điều kiện thứ ba đôi khi được coi là đặc
trưng cho thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
○ Các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hoặc rời bỏ thị trường.
Ví dụ, nếu ai cũng có thể xây dựng một trại nuôi bò sữa và nếu bất cứ người nông dân đang
cung cấp sữa nào cũng có thể quyết định rời bỏ công việc kinh doanh sữa, thì khi đó ngành
nuôi bò sữa thỏa mãn điều kiện trên. Cần lưu ý rằng phần lớn phân tích về các doanh nghiệp
cạnh tranh không dựa trên giả định về sự tự do gia nhập và rời bỏ thị trường, vì đây không
phải điều kiện cần để các doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Nhưng như chúng ta sẽ thấy
trong phần sau của chương, những người gia nhập và rời bỏ thị trường là nguyên nhân chính
tạo ra kết cục của thị trường cạnh tranh trong dài hạn.
Doanh thu của doanh nghiệp cạnh tranh
Cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, doanh nghiệp trong thị trường
cạnh tranh tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, tức tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Để cụ thể hóa
vấn đề, chúng ta hãy xem xét một doanh nghiệp: Trại nuôi bò sữa Smith.
Trại bò sữa Smith sản xuất một lượng sữa là Q và bán mỗi đơn vị sữa ở mức giá thị trường P.
Tổng doanh thu của trại bò sữa là P.Q. Chẳng hạn, nếu mỗi thùng sữa giá 6 đô la và trại bò
sữa bán 1000 thùng, thì tổng doanh thu của nó bằng 6000 đô la.
Vì trại bò sữa Smith nhỏ so với thị trường sữa thế giới, nên nó chấp nhận mức giá do các điều
kiện thị trường quyết định. Nói rõ hơn, điều này hàm ý giá sữa không phụ thuộc vào sản
lượng sữa do trại bò sữa Smith sản xuất và bán ra. Nếu trại bò sữa Smith tăng gấp đôi lượng
sữa sản xuất mà giá sữa vẫn không đổi, thì tổng doanh thu tăng gấp đôi. Kết quả là tổng
doanh thu tỷ lệ với sản lượng.
Bảng 1 ghi tổng doanh thu của trại bò sữa Smith. Hai cột đầu ghi lượng sữa sản xuất và mức
giá sữa mà nó bán ra. Cột thứ ba ghi tổng doanh thu của trại bò sữa. Trong bảng này chúng ta
giả định giá sữa là 6 đô la một thùng và vì vậy doanh thu được tính bằng cách đơn giản là lấy
6 đô la một thùng nhân với số thùng.
Lượng Giá Tổng doanh thu
Doanh thu bình
quân
Doanh thu cận
biên
Q P TR = P.Q AR = TR/Q MR = DTR/DQ
1 6 6 6 6
2 6 12 6 6
3 6 18 6 6
4 6 24 6 6
5 6 30 6 6
6 6 36 6 6
7 6 42 6 6
8 6 48 6 6
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 3
Bảng 1. Tổng doanh thu, doanh thu bình quân và doanh thu cận biên của doanh nghiệp
cạnh tranh.
Nếu các khái niệm bình quân và cận biên hữu ích trong chương trước, khi chúng ta phân tích
chi phí, thì chúng cũng hữu ích đối với chúng ta trong phân tích doanh thu. Để hiểu được
những khái niệm này cho biết điều gì, chúng ta hãy xét hai câu hỏi sau:
○ Trại bò sữa nhận được bao nhiêu doanh thu cho một thùng sữa điển hình?
○ Trại bò sữa nhận được bao nhiêu doanh thu tăng thêm nếu tăng mức sản xuất thêm
một thùng sữa?
Hai cột cuối trong bảng 1 trả lời những câu hỏi này.
Cột thứ 4 trong bảng ghi doanh thu bình quân, được tính bằng cách lấy tổng doanh thu (cột 3)
chia cho sản lượng (cột 1). Doanh thu bình quân cho chúng ta biết doanh nghiệp nhận được
doanh thu bao nhiêu từ mỗi đơn vị sản lượng bán ra. Trong bảng 1, bạn thấy doanh thu bình
quân là 6 đô la, bằng giá mỗi thùng sữa. Điều này minh họa cho bài học tổng quát không chỉ
áp dụng đối với doanh nghiệp cạnh tranh mà còn với các doanh nghiệp khác. Tổng doanh thu
bằng giá cả nhân với sản lượng (P.Q), và doanh thu bình quân bằng tổng doanh thu (P.Q)
chia cho sản lượng. Vì vậy đối với mọi doanh nghiệp, doanh thu bình quân bằng giá cả hàng
hóa mà nó bán ra.
Cột thứ 5 ghi doanh thu cận biên, tính bằng mức thay đổi trong tổng doanh thu do việc bán
thêm mỗi đơn vị sản lượng gây ra. Trong bảng 1, doanh thu cận biên là 6 đô la, bằng giá của
mỗi thùng sữa. Kết quả này minh họa bài học chỉ được áp dụng đối với các doanh nghiệp
cạnh tranh. Tổng doanh thu bằng P.Q và P cố định đối với các doanh nghiệp cạnh tranh. Vì
vậy khi Q tăng thêm 1 đơn vị, tổng doanh thu sẽ tăng P đô la. Đối với doanh nghiệp cạnh
tranh, doanh thu cận biên bằng giá hàng hóa.
Kiểm tra nhanh: Khi một doanh nghiệp cạnh tranh tăng gấp đôi lượng hàng bán ra, giá bán
và tổng doanh thu của nó sẽ thay đổi như thế nào?
TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN VÀ ĐƯỜNG CUNG CỦA DOANH NGHIỆP CẠNH
TRANH
Mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận, với lợi nhuận được tính bằng
cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Chúng ta vừa bàn về tổng doanh thu và trong
chương trước chúng ta đã bàn về tổng chi phí. Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng để nghiên cứu
vấn đề các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận như thế nào và quyết định đó dẫn tới đường
cung ra sao.
Một ví dụ đơn giản về tối đa hóa lợi nhuận
Chúng ta hãy bắt đầu phân tích của mình về quyết định cung của doanh nghiệp bằng ví dụ
trong bảng 2. Cột thứ nhất ghi số thùng sữa mà trại bò sữa Smith sản xuất. Cột thứ hai ghi
tổng doanh thu, được tính bằng cách lấy 6 đô la nhân với số thùng sữa. Cột thứ ba ghi tổng
chi phí của trại bò sữa. Tổng chi phí bao gồm chi phí cố định, trong ví dụ này là 3 đô la, và
chi phí biến đổi, phụ thuộc vào số lượng sữa sản xuất ra.
Cột thứ 4 ghi lợi nhuận của trại bò sữa, được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi
phí. Nếu không sản xuất, trại bò sữa bị lỗ 3 đô la. Nếu sản xuất 1 thùng, nó thu được lợi
nhuận là 1đô la. Nếu sản xuất 2 thùng, lợi nhuận là 4 đô la, và v.v... Để tối đa hóa lợi nhuận,
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 4
trại bò sữa Smith chọn lượng sữa đem lại mức lợi nhuận cao nhất. Trong ví dụ của chúng ta,
lợi nhuận đạt giá trị cực đại khi trại bò sữa sản xuất 4 hoặc 5 thùng sữa và lợi nhuận bằng 7
đô la.
Chúng ta có thể xem xét quyết định của trại bò sữa Smith theo cách khác: gia đình Smith có
thể tìm được lượng sữa tối đa hóa lợi nhuận bằng cách so sánh doanh thu cận biên với chi phí
cận biên từ mỗi đơn vị sữa sản xuất. Hai cột cuối trong bảng 2 ghi doanh thu cận biên và chi
phí cận biên từ những thay đổi trong tổng doanh thu và tổng chi phí. Thùng sữa đầu tiên được
trại bò sữa sản xuất có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 2 đô la; vì vậy việc
sản xuất thùng sữa đó làm tăng lợi nhuận thêm 4 đô la (từ - 3 đô la lên 1 đô la). Thùng sữa
thứ hai có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận biên là 3 đô la, vì vậy thùng sữa này
làm tăng lợi nhuận thêm 3 đô la (từ 1 đô la lên 4 đô la). Khi doanh thu cận biên còn vượt quá
chi phí cận biên, việc tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận. Song khi trại bò sữa Smith đạt mức
5 thùng sữa, tình hình đã khác đi. Thùng thứ 6 có doanh thu cận biên là 6 đô la và chi phí cận
biên bằng 7 đô la, vì vậy việc sản xuất thùng sữa đó làm cho lợi nhuận giảm 1 đô la (từ 7 đô
la xuống 6 đô la). Như vậy, gia đình Smith không nên sản xuất quá 5 thùng sữa.
Bảng 2. Tối đa hóa lợi nhuận: ví dụ bằng số.
Một trong Mười Nguyên lý của kinh tế học nêu ra trong chương 1 là: Con người duy lý suy nghĩ
tại điểm cận biên. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét trại bò sữa Smith nghiên cứu xem cần áp dụng
nguyên lý này như thế nào. Nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên - như trong trường
hợp sản xuất 1, 2 hay 3 thùng sữa - trại bò sữa Smith nên tăng sản lượng sữa. Nếu doanh thu
cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên - như ở mức sản lượng 6, 7, 8 thùng - gia đình Smith nên
giảm sản lượng sữa. Nếu trại bò sữa Smith suy nghĩ tại điểm cận biên và thực hiện những điều
chỉnh nhỏ có lợi đối với sản xuất, tất yếu họ sẽ đi tới mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
Đường chi phí cận biên và quyết định cung của doanh nghiệp
Để mở rộng phân tích này về quá trình tối đa hóa lợi nhuận, chúng ta hãy xét các đường chi
phí trong hình 1. Như chúng ta đã bàn trong chương 13, các đường chi phí đều có ba đặc
Lượng
Tổng
doanh
thu
(đô la)
Tổng
chi phí
(đô la)
Lợi
nhuận
(đô la)
Doanh thu cận
biên
(đô la)
Chi phí cận
biên
(đô la)
Q TR TC TR - TC MR = DTR/DQ
MC =
DTC/DQ
0 0 3 - 3 - -
1 6 5 1 6 2
2 12 8 4 6 3
3 18 12 6 6 4
4 24 17 7 6 5
5 30 23 7 6 6
6 36 30 6 6 7
7 42 38 4 6 8
8 48 47 1 6 9
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 5
trưng của hầu hết các doanh nghiệp: đường chi phí cận biên (MC) dốc lên, đường tổng chi phí
bình quân (ATC) dạng chữ U, đường chi phí cận biên và đường chi phí bình quân cắt nhau tại
điểm thấp nhất của đường chi phí bình quân. Hình này còn vẽ một đường nằm ngang tại mức
giá thị trường. Đường giá nằm ngang vì doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Giá hàng hóa
của doanh nghiệp không thay đổi cho dù nó quyết định sản xuất lượng hàng bằng bao nhiêu.
Cần nhớ rằng đối với doanh nghiệp cạnh tranh, giá cả của doanh nghiệp vừa bằng doanh thu
bình quân (AR), vừa bằng doanh thu cận biên (MR).
Chúng ta có thể sử dụng hình 1 để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Giả sử doanh
nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng Q1. Tại mức sản lượng này, doanh thu cận biên lớn
hơn chi phí cận biên. Nghĩa là nếu doanh nghiệp sản xuất và bán thêm một đơn vị sản lượng,
doanh thu cận biên (MR1) sẽ vượt quá chi phí cận biên (MC1). Lợi nhuận, tức tổng doanh thu
trừ tổng chi phí, sẽ tăng. Vì vậy, nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên như ở mức
sản lượng Q1, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
Chúng ta cũng có thể lập luận tương tự với mức sản lượng Q2. Trong trường hợp này, chi phí
cận biên lớn hơn doanh thu cận biên. Nếu doanh nghiệp giảm mức sản xuất 1 đơn vị, chi phí
tiết kiệm được (MC2) sẽ vượt quá phần lợi nhuận bị mất đi (MR2). Vì vậy, nếu doanh thu cận
biên nhỏ hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q2, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận
bằng cách giảm sản lượng.
Hình 1. Quá trình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh. Hình này vẽ
đường chi phí cận biên (MC), chi phí bình quân (ATC) và chi phí biến đổi bình quân
(AVC). Nó cũng vẽ đường giá thị trường (P), đường trùng với đường doanh thu cận
biên (MR) và doanh thu bình quân (AR). Tại sản lượng Q1, doanh thu cận biên MR1
lớn hơn chi phí cận biên AR1, vì thế quyết định tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận. Tại
mức sản lượng Q2, doanh thu cận biên MR2 thấp hơn chi phí cận biên AR2, vì thế
P = AR = MR P=MR1
MC
Lượng 0
Chi phí
và
Doanh thu
ATC
AVC
QMAX
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi
nhuận bằng cách sản xuất
lượng hàng mà tại đó chi phí
cận biên bằng doanh thu cận
biên.
MC1
Q1
MC2
Q2
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 6
quyết định tăng sản lượng làm giảm lợi nhuận. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận QMAX
được xác định bởi giao điểm của đường giá nằm ngang và đường chi phí cận biên.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 7
Hình 2. Đường chi phí cận biên với tư cách đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh.
Sự gia tăng của giá cả từ P1 lên P2 làm cho mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp tăng từ Q1 lên Q2. Bởi vì đường chi phí cận biên cho chúng ta biết lượng cung của
doanh nghiệp tại mọi mức giá, nên nó là đường cung của doanh nghiệp.
Những điều chỉnh cận biên đối với mức sản lượng kết thúc ở điểm nào? Dù một doanh
nghiệp bắt đầu sản xuất ở mức sản lượng thấp (như mức Q1) hay ở mức sản lượng cao
(như mức Q2), thì cuối cùng nó cũng điều chỉnh cho đến khi sản lượng đạt mức QMAX.
Phân tích này chỉ ra một quy tắc chung để tối đa hóa lợi nhuận là: ở mức sản lượng tối
đa hóa lợi nhuận, doanh thu cận biên đúng bằng chi phí cận biên.
Bây giờ chúng ta có thể thấy doanh nghiệp cạnh tranh quyết định mức sản lượng cung
ứng cho thị trường như thế nào. Vì doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá, nên
doanh thu cận biên của doanh nghiệp bằng giá thị trường. Tại bất kỳ mức giá nào cho
trước, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh cũng được xác định
bởi giao điểm của đường giá và đường chi phí cận biên. Trong hình 1, mức sản lượng
đó là QMAX.
Hình 2 cho thấy doanh nghiệp cạnh tranh phản ứng như thế nào khi giá tăng. Khi mức
giá bằng P1, nó sản xuất mức sản lượng Q1 - tức mức sản lượng có chi phí cận biên
bằng giá cả. Khi giá cả tăng lên P2, nó nhận thấy rằng với mức sản lượng như cũ, doanh
thu cận biên bây giờ cao hơn chi phí cận biên, nên nó quyết định tăng sản lượng. Sản
lượng tối đa hóa lợi nhuận mới là Q2 - tức mức sản lượng có chi phí cận biên bằng mức
giá mới cao hơn. Về cơ bản, do đường chi phí cận biên của doanh nghiệp quyết định
lượng hàng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung tại mọi mức giá, nên nó chính là đường
cung của doanh nghiệp cạnh tranh.
Quyết định đóng cửa của doanh nghiệp trong ngắn hạn
Như vậy, chúng ta đã phân tích vấn đề doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất bao nhiêu. Song
trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể quyết định đóng cửa và ngừng sản xuất.
Lượng 0
Giá
MC
ATC
AVC
Q1
P1
P2
Q2
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 6 – Doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh 8
Ở đây chúng ta nên phân biệt giữa sự đóng cửa tạm thời và việc rời bỏ thị trường vĩnh viễn
của doanh nghiệp. Khái niệm đóng cửa được dùng để chỉ quyết định ngắn hạn, trong đó
doanh nghiệp không sản xuất gì cả trong một thời kỳ nhất định do điều kiện hiện tại của thị
trường không thuận lợi. Khái niệm rời bỏ được dùng để chỉ quyết định dài hạn của doanh
nghiệp về việc rút ra khỏi thị trường. Quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau vì hầu hết
các doanh nghiệp không thể tránh được chi phí cố định trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn
họ lại làm được điều đó. Nghĩa là doanh nghiệp tạm thời đóng cửa vẫn phải chịu chi phí cố
định, trong khi doanh nghiệp rời bỏ thị trường có thể tiết kiệm được cả chi phí cố định và chi
phí biến đổi.
Chẳng hạn chúng ta hãy xem xét quyết định sản xuất của một nông dân. Chi phí đất đai là
một trong những chi phí cố định mà người nông dân phải chịu. Nếu người nông dân quyết
định không trồng cây gì trong một vụ, mảnh đất bị bỏ hoang và anh ta không thể thu hồi được
chi phí này. Khi đưa ra quyết định có nên ngừng sản xuất một vụ hay không, chi phí cố định
về đất đai được coi là chi phí chìm. Ngược lại, nếu người nông dân quyết định từ bỏ hoàn
toàn việc canh tác, anh ta có thể bán mảnh đất đi. Khi đưa ra quyết định dài hạn về việc có
nên rời bỏ thị trường hay không, chi phí đất đai không phải là chi phí chìm. (Chúng ta sẽ trở
lại vấn đề chi phí chìm trong đoạn sau.)
Bây giờ chúng ta hãy xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đóng cửa của doanh nghiệp.
Nếu đóng cửa, doanh nghiệp mất tất cả doanh thu từ việc bán hàng hóa, đồng thời tiết kiệm
được chi phí biến đổi của quá trình sản xuất (nhưng vẫn phải chịu chi phí cố định). Do đó,
doanh nghiệp sẽ đóng cửa nếu doanh thu nhận được từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí biến đổi
của sản xuất.
Một chút toán học có thể làm cho tiêu chuẩn của việc đóng cửa trở nên hữu ích hơn. Nếu TR
đại diện cho tổng doanh thu và VC là chi phí biến đổi, thì quyết định đóng cửa của doanh
nghiệp có thể biểu thị như sau:
Đóng cửa nếu TR < VC
Doanh nghiệp đóng cửa nếu tổng doanh thu nhỏ hơn chi phí biến đổi. Chia cả hai vế cho sản
lượng Q, chúng ta có
Đóng cửa nếu TR/Q < VC/Q
Cần lưu ý rằng chúng ta có thể đơn giản hóa biểu thức này hơn nữa. TR/Q là tổng doanh thu
chia cho sản lượng, tức doanh thu bình quân. Như trên đây chúng ta đã nói, doanh thu bình
quân đối với mọi doanh nghiệp đều bằng giá hàng hóa của doanh nghiệp P. Tương tự, VC/Q
là chi phí biến đổi bình quân AVC. Do đó, tiêu chuẩn để doanh nghiệp quyết định đóng cửa
là:
Đóng cửa nếu P < AVC
Nghĩa là doanh nghiệp quyết định đóng cửa nếu giá hàng hóa thấp hơn chi phí biến đổi bình
quân. Tiêu chuẩn này rất trực quan: khi quyết định sản xuất, doanh nghiệp so sánh giá cả mà
nó thu được từ một đơn vị hàng hóa với chi phí biến đổi bình quân mà nó phải bỏ ra để sản
xuất đơn vị hàng hóa đó. Nếu giá cả không bù được chi phí biến đổi bình quân, thì doanh
nghiệp nên đóng cửa. Doanh nghiệp có thể mở cửa trở lại trong tương lai nếu tình hình thay
đổi và giá cả cao hơn chi phí biến đổi