Nguyên lý kinh tế học: Độc quyền nhóm

Sau khi đến cửa hàng đểmua bóng ten nít, có thểbạn sẽtrởvềvới những quảbóng mang một trong bốn nhãn hiệu sau: Wilson, Penn, Dunlop và Spalding. Bốn công ty này sản xuất gần nhưtoàn bộsốbóng ten nít bán ởthịtrường Mỹ. Các công ty trên cùng nhau quyết định lượng bóng ten nít được sản xuất và giá bán với đường cầu thịtrường cho trước. Chúng ta có thểmô tảthịtrường bóng ten nít này nhưthếnào? Hai chương trước đã bàn vềhai loại cấu trúc thịtrường. Trên thịtrường cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp quá nhỏso với thịtrường nên không thể ảnh hưởng tới giá bán và do vậy phải chấp nhận mức giá do các điều kiện thị trường quy định. Trên thịtrường độc quyền, một doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hóa cho cảthịtrường, do đó có thểchọn bất kỳgiá và lượng nào trên đường cầu thịtrường.

pdf22 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý kinh tế học: Độc quyền nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 1 CHƯƠNG 8 ĐỘC QUYỀN NHÓM Sau khi đến cửa hàng để mua bóng ten nít, có thể bạn sẽ trở về với những quả bóng mang một trong bốn nhãn hiệu sau: Wilson, Penn, Dunlop và Spalding. Bốn công ty này sản xuất gần như toàn bộ số bóng ten nít bán ở thị trường Mỹ. Các công ty trên cùng nhau quyết định lượng bóng ten nít được sản xuất và giá bán với đường cầu thị trường cho trước. Chúng ta có thể mô tả thị trường bóng ten nít này như thế nào? Hai chương trước đã bàn về hai loại cấu trúc thị trường. Trên thị trường cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp quá nhỏ so với thị trường nên không thể ảnh hưởng tới giá bán và do vậy phải chấp nhận mức giá do các điều kiện thị trường quy định. Trên thị trường độc quyền, một doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hóa cho cả thị trường, do đó có thể chọn bất kỳ giá và lượng nào trên đường cầu thị trường. Thị trường bóng ten nít không giống thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền. Cạnh tranh và độc quyền là các thái cực của cấu trúc thị trường. Cạnh tranh xảy ra khi có nhiều doanh nghiệp trên một thị trường mà các hàng hóa về cơ bản là giống hệt nhau; độc quyền xảy ra khi chỉ có một doanh nghiệp trên thị trường. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu tổ chức ngành từ hai trường hợp cực đoan này vì chúng là những trường hợp dễ hiểu nhất. Tuy vậy có rất nhiều ngành, trong đó có ngành sản xuất bóng ten nít, nằm ở đâu đó ở giữa hai thái cực này. Các doanh nghiệp trong những ngành này có đối thủ cạnh tranh, nhưng đồng thời lại không phải cạnh tranh nhiều như khi họ là người chấp nhận giá. Các nhà kinh tế gọi tình huống này là cạnh tranh không hoàn hảo. Trong chương này, chúng ta thảo luận về các dạng cạnh tranh không hoàn hảo và nghiên cứu một dạng đặc biệt gọi là độc quyền nhóm. Bản chất của thị trường độc quyền nhóm là ở đây chỉ có một số ít người bán. Kết quả là hành động của một nhà cung ứng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của tất cả các nhà cung ứng khác. Nghĩa là các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụ thuộc vào nhau theo cách mà các doanh nghiệp cạnh tranh không có. Mục tiêu của chương này là xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau đó quyết định hành vi của các doanh nghiệp như thế nào và những vấn đề gì đặt ra cho chính sách của chính phủ. GIỮA ĐỘC QUYỀN VÀ CẠNH TRANH HOÀN HẢO Hai chương trước đã phân tích các thị trường với rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh và các thị trường chỉ có một doanh nghiệp độc quyền duy nhất. Trong chương 14, chúng ta đã thấy giá cả trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn bằng chi phí sản xuất cận biên. Chúng ta cũng thấy rằng việc gia nhập và rời khỏi ngành trong dài hạn đẩy lợi nhuận kinh tế xuống bằng 0, vì vậy mà giá cả bằng chi phí bình quân. Trong chương 15, chúng ta đã thấy các doanh nghiệp với sức mạnh thị trường có thể giữ giá cao hơn chi phí cận biên, tạo ra lợi nhuận kinh tế dương cho doanh nghiệp và gây ra khoản mất không cho xã hội. Trường hợp cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền minh họa cho những ý tưởng quan trọng về cơ chế vận hành của thị trường. Tuy nhiên, phần lớn thị trường trong nền kinh tế có các yếu tố của các cấu trúc trên, do đó không thể mô tả chúng đầy đủ chỉ bằng một trong hai trường hợp này. Doanh nghiệp điển hình trong nền kinh tế phải đối mặt với cạnh tranh, nhưng cạnh tranh không mạnh đến mức làm cho nó trở thành người chấp nhận giá như đã phân tích ở chương 14. Doanh nghiệp điển hình có sức mạnh thị trường ở một mức độ nào đó, nhưng sức mạnh NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 2 thị trường của nó không lớn đến mức nó có thể được mô tả chính xác là doanh nghiệp độc quyền như phân tích ở chương 15. Hay nói cách khác, doanh nghiệp điển hình trong nền kinh tế của chúng ta có tính cạnh tranh không hoàn hảo. Có hai dạng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Độc quyền nhóm là thị trường chỉ có một vài người bán, mỗi người bán sản phẩm tương tự hay giống hệt sản phẩm của người khác. Một ví dụ là thị trường bóng ten nít. Ví dụ khác là thị trường dầu thô: Một vài nước ở Trung Đông kiểm soát phần lớn trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Cạnh tranh độc quyền là dạng cấu trúc thị trường trong đó có nhiều doanh nghiệp bán các mặt hàng tương tự, nhưng không giống hệt nhau, ví dụ thị trường tiểu thuyết, phim ảnh, đĩa CD và trò chơi điện tử. Trên thị trường cạnh tranh độc quyền, mỗi doanh nghiệp có sự độc quyền về sản phẩm, nhưng nhiều doanh nghiệp khác cũng sản xuất ra sản phẩm tương tự và cạnh tranh để giành giật những khách hàng như nhau. Hình 1 tóm tắt lại bốn dạng cấu trúc thị trường. Câu hỏi đầu tiên là có bao nhiêu doanh nghiệp trên thị trường. Nếu chỉ có một doanh nghiệp thì đó là thị trường độc quyền. Nếu chỉ có vài doanh nghiệp, thì đó là thị trường độc quyền nhóm. Nếu có nhiều doanh nghiệp, thì chúng ta cần đặt thêm một câu hỏi nữa: các doanh nghiệp bán sản phẩm giống hệt nhau hay khác biệt? Nếu các doanh nghiệp này bán sản phẩm khác biệt thì đó là thị trường cạnh tranh độc quyền. Nếu nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm giống hệt nhau thì đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hình 1. Bốn dạng cấu trúc thị trường. Các nhà kinh tế nghiên cứu tổ chức ngành chia thị trường thành bốn loại: độc quyền, độc quyền nhóm, cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo. Tất nhiên, thực tế không bao giờ rõ ràng như lý thuyết. Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy khó khăn trong việc dùng cấu trúc nào để mô tả tốt nhất một thị trường. Ví dụ không có một con số thần kỳ nào để phân biệt “một ít” và “nhiều” khi đếm số doanh nghiệp. (Có phải khoảng mười hai công ty bán xe hơi ở Mỹ hiện nay làm cho thị trường là độc quyền nhóm hay cạnh tranh hơn? Câu trả lời còn chưa thống nhất.) Tương tự như vậy, không có cách chắc chắn nào để quyết định xem sản phẩm là phân biệt hay giống hệt nhau. (Có phải các thương hiệu sữa khác nhau thực sự là một không? Một lần nữa, câu trả lời cũng cần được tranh luận.) Khi phân tích thị trường trong thực tế, mọi nhà kinh tế đều phải nhớ các bài học về cấu trúc thị trường và áp dụng bài học đó nếu chúng tỏ ra thích hợp. Độc quyền Độc quyền nhóm Cạnh tranh độc quyền Cạnh tranh hoàn hảo Nước máy, Truyền hình cáp Bóng tennít, dầu thô Tiểu thuyết, Phim Lúa mì, Sữa Số lượng doanh nghiệp? Sản phẩm như nhau Một doanh nghiệp Vài doanh nghiệp Sản phẩm phân biệt Nhiều doanh nghiệp Loại sản phẩm NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 3 Bây giờ thì chúng ta đã hiểu nhà kinh tế định nghĩa các dạng cấu trúc thị trường như thế nào và sẽ đi tiếp để phân tích chúng. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích cạnh tranh độc quyền. Trong chương này, chúng ta nghiên cứu độc quyền nhóm. THỊ TRƯỜNG VỚI VÀI NGƯỜI BÁN Do thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số người bán, nên đặc trưng của độc quyền nhóm là sự căng thẳng giữa hợp tác và lợi ích cá nhân. Các nhà độc quyền nhóm có lợi nhất nếu hợp tác được với nhau và hành động như nhà độc quyền - sản xuất số lượng nhỏ và bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí cận biên. Nhưng vì mỗi nhà độc quyền nhóm chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình, nên tồn tại những động lực mạnh mẽ ngăn cản một nhóm doanh nghiệp duy trì vị thế độc quyền. Ví dụ về thị trường nhị quyền Để hiểu về hành vi của các nhà độc quyền nhóm, chúng ta hãy xem xét một thị trường độc quyền nhóm chỉ có hai thành viên, gọi là thị trường nhị quyền. Nhị quyền là hình thức đơn giản nhất của độc quyền nhóm. Các thị trường độc quyền nhóm với ba hay nhiều thành viên hơn cũng gặp phải các vấn đề tương tự như thị trường nhị quyền, do vậy việc xem xét thị trường nhị quyền là điểm xuất phát hữu ích đối với chúng ta. Chúng ta hãy tưởng tượng ra một thị trấn có hai cư dân là Jack và Jill sở hữu các giếng nước để sản xuất nước sạch. Vào thứ bảy hàng tuần, Jack và Jill quyết định bơm bao nhiêu thùng nước đưa ra thị trấn và bán với giá thị trường. Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta giả định Jack và Jill có thể bơm lên bao nhiêu nước tùy thích mà không mất chi phí gì. Nghĩa là chi phí cận biên của nước bằng 0. Bảng 1 cho thấy biểu cầu về nước của thị trấn. Cột đầu tiên biểu thị tổng lượng cầu, cột thứ hai cho biết mức giá. Nếu hai người chủ giếng nước bán ra 10 thùng, giá sẽ là 110 đô la/thùng. Nếu họ bán lượng nước tổng cộng là 20 thùng, giá sẽ giảm xuống chỉ còn 100 đô la/thùng và cứ như vậy. Nếu vẽ đồ thị từ hai cột số liệu này, bạn sẽ được một đường cầu chuẩn có độ dốc âm. Cột cuối cùng trong bảng 1 cho biết tổng doanh thu từ việc bán nước. Nó bằng lượng bán nhân với giá bán. Do không mất chi phí bơm nước, nên tổng doanh thu của hai nhà sản xuất đúng bằng tổng lợi nhuận của họ. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cách tổ chức ngành cấp nước của thị trấn ảnh huởng đến giá và lượng cung về nước như thế nào. Lượng (thùng) Giá (đô la) Tổng doanh thu (và tổng lợi nhuận) (đô la) 0 120 0 10 110 1100 20 100 2000 30 90 2700 40 80 3200 50 70 3500 60 60 3600 70 50 3500 80 40 3200 NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 4 90 30 2700 100 20 2000 110 10 1100 120 0 0 Bảng 1. Biểu cầu về nước sạch. Cạnh tranh, độc quyền và các-ten Trước khi xem xét vấn đề giá và lượng nước hình thành từ thị trường nhị quyền của Jack và Jill như thế nào, chúng ta sẽ thảo luận qua về hai cấu trúc thị trường đã học: cạnh tranh và độc quyền. Trước hết chúng ta tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường nước là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trên thị trường cạnh tranh, các quyết định sản xuất của mỗi doanh nghiệp sẽ làm cho giá cả bằng chi phí cận biên. Trên thị trường nước, chi phí cận biên bằng 0. Do vậy trong điều kiện cạnh tranh, giá cân bằng của nước sẽ bằng 0 và lượng cân bằng sẽ là 120 thùng. Giá nước phản ánh chi phí sản xuất nó và sản lượng nước hiệu quả được sản xuất và tiêu dùng. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu hành vi của nhà độc quyền. Bảng 1 cho thấy tổng lợi nhuận được tối đa hóa tại mức sản lượng bằng 60 thùng và giá bằng 60 đô la/thùng. Do vậy, nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất và định giá tại mức này. Đúng như trường hợp nhà độc quyền, giá bán cao hơn chi phí cận biên. Kết quả này không có hiệu quả, vì lượng nước sản xuất và tiêu dùng thấp hơn mức có hiệu quả đối với xã hội là 120 thùng. Vậy điều gì xảy ra với thị trường nhị quyền? Một khả năng là Jack và Jill liên kết với nhau, thỏa thuận về lượng nước cung ứng và giá bán. Sự thỏa thuận như vậy giữa các doanh nghiệp về sản lượng và giá cả được gọi là sự cấu kết, còn nhóm các doanh nghiệp hành động thống nhất gọi là các-ten. Khi một các-ten hình thành, thị trường trên thực tế chỉ do một tổ chức độc quyền cung ứng và chúng ta có thể áp dụng phân tích của chương 15. Nghĩa là nếu Jack và Jill cấu kết với nhau, họ trở thành độc quyền vì nó cho phép họ tối đa hóa tổng lợi nhuận mà các nhà sản xuất có thể thu được từ thị trường. Hai nhà sản xuất của chúng ta sẽ sản xuất lượng nước tổng cộng là 60 thùng và bán với giá 60 đô la/thùng. Một lần nữa, mức giá cao hơn chi phí cận biên và kết cục này không có hiệu quả đối với xã hội. Các-ten không chỉ phải thống nhất về tổng sản lượng, mà còn phải thỏa thuận về sản lượng của từng thành viên. Trong trường hợp của chúng ta, Jack và Jill phải thỏa thuận về việc phân chia sản lượng độc quyền là 60 thùng. Mỗi thành viên của các-ten luôn muốn có thị phần lớn hơn, vì thị phần lớn hơn hàm ý lợi nhuận cao hơn. Nếu Jack và Jill đồng ý chia thị trường thành hai phần bằng nhau, thì mỗi người sẽ sản xuất 30 thùng và bán với giá là 60 đô la/thùng, qua đó mỗi người thu được lợi nhuận bằng 1800 đô la. Trạng thái cân bằng của thị trường độc quyền nhóm Mặc dù các nhà độc quyền nhóm muốn thành lập các-ten để thu lợi nhuận độc quyền, nhưng điều đó thường khó xảy ra. Như sẽ thảo luận sau đây trong chương này, các đạo luật chống độc quyền nghiêm cấm sự thỏa thuận công khai giữa các nhà độc quyền nhóm. Ngoài ra, sự bất đồng giữa các thành viên của các-ten về việc phân chia lợi nhuận trên thị trường nhiều khi NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 5 làm cho thỏa thuận giữa họ không thể thực hiện được. Do vậy, chúng ta sẽ xem xét điều gì xảy ra nếu như Jack và Jill có quyết định độc lập về lượng nước sản xuất. Đầu tiên, mọi người có thể dự đoán rằng Jack và Jill sẽ liên kết thành nhà độc quyền vì kết cục này cho phép tối đa hóa tổng lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, nếu không có sự thỏa thuận mang tính ràng buộc nào, kết cục độc quyền không thể xảy ra. Để biết tại sao, chúng ta hãy giả sử rằng Jack dự đoán rằng Jill chỉ sản xuất 30 thùng (một nửa sản lượng độc quyền). Jack sẽ lập luận như sau: “Ta cũng có thể sản xuất 30 thùng. Trong trường hợp này tổng cộng 60 thùng nước được bán với giá 60 đô la/thùng. Lợi nhuận của ta là 1800 đô la (30 thùng x 60 đô la/ một thùng). Nhưng ta có thể sản xuất 40 thùng. Trong trường hợp này có tổng cộng 70 thùng nước được bán với giá 50 đô la/thùng. Lợi nhuận của ta là 2000 đô la (40 thùng x 50 đô la/ một thùng). Tuy rằng lợi nhuận của cả thị trường giảm, nhưng lợi nhuận của riêng ta cao hơn, vì ta có thị phần lớn hơn.” Tất nhiên là Jill cũng có thể lập luận như thế. Nếu vậy, cả Jack và Jill cùng cung 40 thùng nước cho thị trấn. Tổng lượng bán ra sẽ là 80 thùng và giá giảm xuống còn 40 đô la một thùng. Như vậy, nếu từng nhà nhị quyền theo đuổi lợi ích cá nhân trong việc ra quyết định sản xuất, tổng sản lượng của họ sẽ lớn hơn sản lượng độc quyền, giá bán sẽ thấp hơn giá độc quyền và tổng lợi nhuận thu được sẽ ít hơn lợi nhuận độc quyền. Mặc dù lô gíc về lợi ích cá nhân làm sản lượng của thị trường nhị quyền cao hơn sản lượng độc quyền, nhưng nó không thúc đẩy các nhà nhị quyền đạt tới sự phân bổ mang tính cạnh tranh. Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà nhị quyền sản xuất mỗi người 40 thùng. Giá sẽ là 40 đô la và mỗi nhà độc quyền nhóm thu được lợi nhuận bằng 1600 đô la. Trong trường hợp này, lô gíc về lợi ích cá nhân của Jack dẫn đến một kết luận khác: “Hiện nay lợi nhuận của ta là 1600 đô la. Giả sử ta tăng sản lượng lên 50 thùng. Trong trường hợp đó, có tổng cộng 90 thùng được sản xuất và bán với giá 30 đô la một thùng. Như vậy lợi nhuận của ta chỉ là 1500 đô la. Thay vì tăng sản lượng và làm giảm giá, ta có lợi hơn nếu giữ mức sản lượng ở 40 thùng.” Kết cục mà trong đó Jack và Jill mỗi người sản xuất 40 thùng giống như một loại cân bằng nào đó. Trong thực tế, kết cục này được gọi là cân bằng Nash (đặt theo tên nhà kinh tế John Nash). Cân bằng Nash là tình huống trong đó các chủ thể kinh tế tương tác với nhau, mỗi người lựa chọn một chiến lược tốt nhất cho mình với những chiến lược mà người khác đã chọn cho trước. Trong trường hợp này, khi biết Jill sản xuất 40 thùng, thì chiến lược tốt nhất đối với Jack là sản xuất 40 thùng. Tương tự như vậy, khi biết rằng Jack sản xuất 40 thùng, thì chiến lược tốt nhất đối với Jill là sản xuất 40 thùng. Một khi đã đạt được trạng thái cân bằng Nash, cả Jack và Jill đều không có động cơ để đưa ra quyết định khác. Đây là ví dụ minh họa cho sự căng thẳng giữa hợp tác và lợi ích cá nhân. Các nhà độc quyền nhóm có lợi hơn nếu hợp tác với nhau để đạt được kết cục độc quyền. Song do theo đuổi lợi ích cá nhân, họ không đạt được kết cục độc quyền và tối đa hóa tổng lợi nhuận của mình. Các nhà độc quyền nhóm bị cám dỗ tăng sản lượng và có được thị phần lớn hơn. Vì ai cũng làm như vậy, nên sản lượng tăng và giá giảm. Đồng thời, lợi ích cá nhân cũng không đẩy thị trường đến kết cục hoàn toàn cạnh tranh. Giống như nhà độc quyền, các nhà độc quyền nhóm hiểu rằng việc tăng sản lượng sẽ làm giảm giá bán của họ. Do vậy họ dừng lại, chứ không làm như các doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất đến điểm mà giá cả bằng chi phí cận biên. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 6 Tóm lại, khi các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm chọn mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận, sản lượng của họ sẽ lớn hơn sản lượng của nhà độc quyền và nhỏ hơn sản lượng trong thị trường cạnh tranh. Giá của nhà độc quyền nhóm thấp hơn giá độc quyền, nhưng cao hơn giá cạnh tranh (bằng chi phí cận biên). Quy mô của thị trường độc quyền nhóm ảnh hưởng đến kết cục thị trường như thế nào Chúng ta có thể sử dụng những hiểu biết về thị trường nhị quyền để thảo luận xem quy mô của thị trường độc quyền nhóm tác động như thế nào đến kết cục của thị trường. Giả sử John và Joan khám phá ra nguồn nước trong diện tích đất thuộc sở hữu của mình và tham gia vào thị trường độc quyền nhóm về nước sạch của Jack và Jill. Biểu cầu trong bảng 1 không thay đổi, nhưng giờ đây có nhiều nhà cung ứng hơn để thỏa mãn nhu cầu này. Việc tăng số nhà sản xuất từ hai lên bốn ảnh hưởng như thế nào đến giá và lượng nước trong thị trấn? Nếu các nhà cung cấp thiết lập được một các-ten, họ có thể tối đa hóa tổng lợi nhuận bằng cách sản xuất ở mức sản lượng độc quyền và bán với giá độc quyền. Cũng giống như khi chỉ có hai nhà cung cấp, các thành viên của các-ten cần nhất trí về sản lượng của mỗi người và tìm cách nào đó để thỏa thuận này có hiệu lực. Khi các-ten trở nên lớn hơn, khả năng đạt được thỏa thuận sẽ khó khăn hơn. Việc đạt được và thực thi một thỏa thuận sẽ khó hơn khi quy mô của nhóm tăng lên. Nếu các nhà độc quyền nhóm không thiết lập được các-ten - có thể luật chống độc quyền không cho phép họ làm điều đó - họ sẽ phải tự mình quyết định sản lượng nước. Để xem việc số nhà cung cấp tăng ảnh hưởng như thế nào đến kết quả cuối cùng, chúng ta hãy phân tích quyết định của từng nhà cung cấp. Ở bất kỳ thời điểm nào, mỗi người sở hữu giếng đều có thể chọn cách tăng sản lượng thêm một thùng. Để đi đến quyết định như vậy, người chủ sở hữu giếng phải so sánh hai hiệu ứng sau: ○ Hiệu ứng lượng: Do giá cao hơn chi phí cận biên, việc bán thêm 1 thùng nước tại mức giá hiện hành làm tăng lợi nhuận. ○ Hiệu ứng giá: Việc tăng sản lượng làm tăng lượng nước bán ra, nhưng lại làm cho giá nước giảm và làm giảm lợi nhuận tính trên tất cả các thùng khác. Nếu hiệu ứng lượng lớn hơn hiệu ứng giá, người sở hữu giếng sẽ tăng sản lượng. Nếu hiệu ứng giá lớn hơn hiệu ứng lượng, họ sẽ không tăng sản lượng. (Trên thực tế, việc cắt giảm sản lượng có lợi hơn trong trường hợp này.) Các nhà độc quyền nhóm tăng sản lượng lên đến mức mà hai hiệu ứng cận biên này cân bằng nhau, khi biết trước sản lượng của các doanh nghiệp khác. Bây giờ chúng ta xem xét số lượng doanh nghiệp trong ngành có ảnh hưởng thế nào đến phân tích cận biên của mỗi nhà độc quyền nhóm. Số lượng nhà cung cấp càng lớn, thì mỗi nhà cung cấp sẽ ít quan tâm hơn đến ảnh hưởng của mình đối với giá cả thị trường. Như vậy khi quy mô độc quyền nhóm tăng lên, hiệu ứng giá yếu đi. Khi độc quyền nhóm đã trở nên quá lớn, hiệu ứng giá biến mất hoàn toàn, chỉ để lại hiệu ứng lượng. Trong trường hợp cực đoan này, mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm còn tăng sản lượng chừng nào giá còn lớn hơn chi phí cận biên. Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng thị trường độc quyền nhóm lớn thực chất là một nhóm các doanh nghiệp cạnh tranh. Doanh nghiệp cạnh tranh chỉ cần quan tâm đến hiệu ứng lượng khi ra quyết định sản xuất: Do doanh nghiệp cạnh tranh là người chấp nhận giá, hiệu ứng giá hoàn toàn không có. Như vậy, khi số lượng nhà cung cấp trong thị trường độc quyền nhóm NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 8 – Độc quyền nhóm 7 tăng lên, thị trường độc quyền nhóm ngày càng trở nên giống thị trường cạnh tranh. Khi đó, mức giá tiến đến chi phí cận biên và sản lượng tiến đến mức hiệu quả đối với xã hội. Phân tích trên về độc quyền nhóm đem lại cho chúng ta một cách nhìn mới về các hiệu ứng của thương mại quốc tế. Giả sử Toyota và Honda là hai nhà sản xuất ô tô duy nhất ở Nhật, Volkswagen và Mercedes Benz là các nhà sản xuất ô tô duy nhất của Đức, còn Ford và General Motors là các nhà sản xuất ô tô duy nhất ở Mỹ. Nếu các quốc gia này cấm thương mại về ô tô, mỗi nước sẽ có một thị trường nhị quyền về ô tô v
Tài liệu liên quan