Hãy tưởng tượng bạn là một nông dân trồng lúa mỳ ởKansas. Vì toàn bộthu nhập mà bạn
kiếm được là từviệc bán lúa mỳ, nên bạn dành mọi nỗlực đểlàm cho đất đai đạt năng suất
cao nhất. Bạn phải nắm vững tình hình thời tiết và độphì của đất, phải kiểm tra tình hình sâu
hại và dịch bệnh, cũng nhưnghiên cứu các thành tựu mới nhất trong ngành trồng trọt. Bạn
biết rằng càng trồng nhiều lúa mỳ, bạn càng bán được nhiều sau khi thu hoạch, nhờvậy thu
nhập và mức sống của bạn càng cao.
Đến một ngày, trường Đại học Tổng hợp Kansas công bốmột phát minh lớn. Các nhà nghiên
cứu thuộc bộmôn Nông nghiệp của trường này đã tạo ra một giống lúa mỳmới cho phép làm
tăng sản lượng mà người nông dân có thểsản xuất trên mỗi mẫu thêm 20%. Bạn sẽphản ứng
thếnào trước thông tin này? Bạn có sửdụng giống mới đó không? So với trước đây, phát
hiện này làm lợi hay gây thiệt hại cho bạn? Trong chương này, chúng ta sẽthấy các câu hỏi
nhưvậy có thểdẫn đến những câu trảlời rất đáng ngạc nhiên. Sựngạc nhiên xuất phát từviệc
ứng dụng những công cụcơbản nhất của kinh tếhọc là cung và cầu vào thịtrường lúa mỳ.
19 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2177 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý kinh tế học: Hệ số co giãn và ứng dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 1
CHƯƠNG 3
HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG
Hãy tưởng tượng bạn là một nông dân trồng lúa mỳ ở Kansas. Vì toàn bộ thu nhập mà bạn
kiếm được là từ việc bán lúa mỳ, nên bạn dành mọi nỗ lực để làm cho đất đai đạt năng suất
cao nhất. Bạn phải nắm vững tình hình thời tiết và độ phì của đất, phải kiểm tra tình hình sâu
hại và dịch bệnh, cũng như nghiên cứu các thành tựu mới nhất trong ngành trồng trọt. Bạn
biết rằng càng trồng nhiều lúa mỳ, bạn càng bán được nhiều sau khi thu hoạch, nhờ vậy thu
nhập và mức sống của bạn càng cao.
Đến một ngày, trường Đại học Tổng hợp Kansas công bố một phát minh lớn. Các nhà nghiên
cứu thuộc bộ môn Nông nghiệp của trường này đã tạo ra một giống lúa mỳ mới cho phép làm
tăng sản lượng mà người nông dân có thể sản xuất trên mỗi mẫu thêm 20%. Bạn sẽ phản ứng
thế nào trước thông tin này? Bạn có sử dụng giống mới đó không? So với trước đây, phát
hiện này làm lợi hay gây thiệt hại cho bạn? Trong chương này, chúng ta sẽ thấy các câu hỏi
như vậy có thể dẫn đến những câu trả lời rất đáng ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên xuất phát từ việc
ứng dụng những công cụ cơ bản nhất của kinh tế học là cung và cầu vào thị trường lúa mỳ.
Chương trước đã giới thiệu về cung và cầu. Ở bất kỳ thị trường cạnh tranh nào, chẳng hạn thị
trường lúa mỳ, đường cung dốc lên biểu thị hành vi của người bán và đường cầu dốc xuống
biểu thị hành vi của người mua. Giá hàng hóa điều chỉnh làm cho lượng cung và cầu cân
bằng nhau. Để ứng dụng phương pháp phân tích cơ bản này vào mục đích tìm hiểu ảnh
hưởng của phát minh trong nông nghiệp nêu trên, trước hết chúng ta phát triển thêm một
công cụ nữa: khái niệm hệ số co giãn. Hệ số co giãn - một công cụ phản ánh mức độ phản
ứng của người mua và người bán trước những thay đổi của thị trường - cho phép chúng ta
phân tích cung và cầu với độ chính xác cao hơn.
HỆ SỐ CO GIÃN CỦA CẦU
Khi phân tích các yếu tố quyết định cầu trong chương 4, chúng ta đã thấy rằng cầu về một
hàng hóa nào đó của người mua cao hơn nếu giá của nó thấp hơn, thu nhập của họ cao hơn,
giá của những hàng hóa thay thế cao hơn, hoặc giá của những hàng hóa bổ sung cho nó thấp
hơn. Phân tích này mới chỉ mang tính chất định tính, chứ chưa phải là định lượng. Nghĩa là
chúng ta mới phân tích về hướng thay đổi của lượng cầu, chứ chưa phân tích quy mô thay
đổi. Để tính toán quy mô thay đổi của cầu trước những thay đổi của các yếu tố quyết định nó,
các nhà kinh tế sử dụng khái niệm hệ số co giãn.
Hệ số co giãn giá của cầu và các yếu tố quyết định nó
Luật cầu nói rằng sự giảm giá của một hàng hóa làm tăng lượng cầu về nó. Hệ số co giãn giá
của cầu phản ánh mức độ phản ứng của cầu trước sự thay đổi của giá. Cầu về một hàng hóa
được coi là co giãn với giá cả nếu lượng cầu thay đổi mạnh khi giá thay đổi. Cầu được coi là
không co giãn nếu lượng cầu chỉ thay đổi rất ít khi giá thay đổi.
Những yếu tố nào quyết định cầu về một hàng hóa co giãn hay không co giãn? Do cầu về một
hàng hóa bất kỳ phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng, nên hệ số co giãn giá của cầu
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và tâm lý - những yếu tố tạo ra nguyện vọng cá
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 2
nhân. Song dựa vào kinh nghiệm, chúng ta có thể nêu ra một vài nguyên tắc chung về các yếu
tố quyết định hệ số co giãn giá của cầu.
Hàng thiết yếu và hàng xa xỉ. Cầu thường không co giãn theo giá cả đối với hàng hóa
thiết yếu, nhưng lại co giãn đối với hàng xa xỉ. Khi giá của dịch vụ khám bệnh tăng, mọi
người không giảm đáng kể số lần đi khám bệnh, mặc dù họ có thể đi khám ít hơn đôi
chút. Ngược lại, khi giá du thuyền tăng, lượng cầu về du thuyền giảm đáng kể. Lý do là
hầu hết mọi người đều coi việc đi khám bệnh là dịch vụ thiết yếu, còn du thuyền là một
mặt hàng xa xỉ. Tất nhiên, việc một hàng hóa được coi là thiết yếu hay xa xỉ không phụ
thuộc vào các thuộc tính cố hữu của nó, mà tùy thuộc vào sở thích của người mua nó. Ví
dụ một thủy thủ không có vấn đề gì về sức khỏe có thể coi du thuyền là hàng thiết yếu và
cầu của anh ta không co giãn, còn khám bệnh là hàng xa xỉ và cầu của anh ta lại co giãn.
Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế gần. Những hàng hóa có hàng thay thế gần thường có
cầu co giãn mạnh hơn, vì người mua rất dễ dàng chuyển từ việc sử dụng chúng sang các hàng
hóa khác. Ví dụ, bơ động vật và bơ thực vật là hai loại hàng hóa dễ thay thế cho nhau. Nếu
giá bơ thực vật không thay đổi, mức tăng nhỏ của giá bơ động vật có thể dẫn tới sự giảm sút
đáng kể của lượng bơ động vật bán ra. Ngược lại, do trứng là loại thực phẩm không có hàng
hóa thay thế, nên cầu về trứng có thể ít co giãn hơn so với cầu về bơ động vật.
Định nghĩa về thị trường. Hệ số co giãn của cầu trên bất kỳ thị trường nào cũng phụ
thuộc vào cách xác định phạm vi của thị trường đó. Những thị trường có phạm vi hẹp
thường có cầu co giãn mạnh hơn so với thị trường có phạm vi rộng, bởi vì người ta dễ tìm
được hàng hóa thay thế gần gũi cho những hàng hóa có phạm vi hẹp. Ví dụ thực phẩm,
một nhóm hàng rộng, có cầu tương đối ít co giãn vì không có hàng thay thế gần gũi. Kem
là một mặt hàng hẹp hơn nên có cầu co giãn mạnh hơn vì người ta dễ dàng tìm được loại
thức ăn tráng miệng khác thay cho kem. Kem va ni là một mặt hàng hẹp hơn nữa, nên cầu
về nó co giãn rất mạnh, do các hương vị khác của kem hầu như có thể thay thế hoàn hảo
cho va ni.
Giới hạn thời gian. Hàng hóa thường có cầu co giãn hơn trong khoảng thời gian dài hơn.
Khi giá xăng tăng, cầu về xăng giảm chút ít trong một vài tháng đầu. Nhưng về lâu về dài,
người ta mua những loại xe tiết kiệm nhiên liệu hơn, chuyển sang sử dụng phương tiện giao
thông công cộng hoặc chuyển nhà về gần nơi làm việc hơn. Trong vòng vài năm, cầu về xăng
giảm đáng kể.
Tính toán hệ số co giãn giá của cầu
Sau khi phân tích khái niệm hệ số co giãn giá của cầu theo ý nghĩa chung, bây giờ chúng ta
xem xét kỹ hơn về cách tính toán nó. Các nhà kinh tế tính hệ số co giãn giá của cầu bằng cách
lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá. Nghĩa là:
Hệ số co giãn theo giá của cầu =
Giả sử sự gia tăng 10 phần trăm của giá một cốc kem làm cho lượng kem mà bạn mua giảm
20 phần trăm. Chúng ta tính toán hệ số co giãn giá của cầu trong trường hợp này như sau:
Hệ số co giãn của cầu = 20 phần trăm /10 phần trăm = 2
Phần trăm thay đổi của giá
Phần trăm thay đổi của lượng
ầ
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 3
Trong ví dụ này, hệ số co giãn bằng 2 cho chúng ta biết rằng sự thay đổi của lượng cầu lớn
gấp hai lần sự thay đổi của giá cả.
Do lượng cầu về một hàng hóa có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá của nó, nên phần trăm thay đổi
của lượng cầu luôn trái dấu với phần trăm thay đổi của giá. Trong ví dụ trên, phần trăm thay
đổi của giá là dương 10% (phản ánh sự tăng lên), phần trăm thay đổi của lượng là âm 20%
(phán ánh sự giảm đi). Do đó, hệ số co giãn giá của cầu thường được ghi bằng số âm. Ở đây,
chúng ta thống nhất bỏ qua dấu âm và ghi tất các hệ số co giãn giá bằng số dương (các nhà
toán học gọi đó là giá trị truyệt đối). Như vậy theo quy ước, hệ số co giãn giá càng lớn, mức
độ phản ứng của lượng cầu đối với giá càng mạnh.
Phương pháp trung điểm: cách tốt hơn để tính toán phần trăm thay đổi và hệ số co giãn
Nếu tính hệ số co giãn giá của cầu giữa hai điểm trên một đường cầu, bạn sẽ vấp phải một
vấn đề khó chịu, đó là hệ số co giãn từ điểm A đến điểm B có thể khác với hệ số co giãn từ
điểm B đến điểm A. Ví dụ, chúng ta hãy xem xét các số liệu sau:
Tại A: Giá = 4 đô la Lượng = 120
Tại B: Giá = 6 đô la Lượng = 80
Từ điểm A đến điểm B, giá tăng 50% và lượng giảm 33%, nên hệ số co giãn giá của cầu bằng
33/50 hay 0.66. Ngược lại, từ điểm B đến điểm A, giá giảm 33% và lượng tăng 50%, vì vậy
hệ số co giãn giá của cầu bằng 50/33 hay 1,5.
Một cách để tránh trục trặc này là sử dụng phương pháp trung điểm khi tính hệ số co giãn.
Thay vì tính phần trăm thay đổi theo cách thông thường, phương pháp trung điểm tính phần
trăm thay đổi bằng cách chia mức thay đổi cho giá trị trung bình giữa mức đầu và mức cuối. Ví
dụ giá trị trung bình của 4 đô la và 6 đô la là 5 đô la. Do đó theo phương pháp trung điểm, sự
thay đổi từ 4 đô la lên 6 đô la được coi là bằng 40%, vì ( 6 - 4 )/5 x 100 = 40%. Tương tự, sự
thay đổi từ 6 đô la xuống 4 đô la được là giảm 40%.
Do phương pháp trung điểm mang lại câu trả lời giống nhau cho cả hai trường hợp, mặc dù
sự thay đổi có hướng khác nhau, nên nó thường được sử dụng khi phải tính hệ số co giãn giá
của cầu giữa hai điểm. Trong ví dụ của chúng ta, trung điểm giữa A và B là:
Trung điểm: Giá = 5 đô la Lượng = 100
Theo phương pháp trung điểm, khi đi từ điểm A đến điểm B, giá tăng 40% và lượng giảm 40%.
Tương tự, từ B đến A giá giảm 40% và lượng tăng 40%. Như vậy trong cả hai trường hợp, hệ số
co giãn giá của cầu đều bằng 1.
Chúng ta có thể trình bày phương pháp trung điểm bằng công thức tính hệ số co giãn giá của
cầu giữa hai điểm (Q1, P1) và (Q2, P2) như sau:
Hệ số co giãn giá của cầu = [ ][ ]2/)(/)(
2/)(/)(
1212
1212
PPPP
QQQQ
+−
+−
Tử số trong công thức trên là phần trăm thay đổi của lượng tính theo phương pháp trung
điểm, mẫu số là phần trăm thay đổi của giá tính theo phương pháp trung điểm. Nếu cần tính
toán hệ số co giãn, bạn nên sử dụng công thức này.
Song trong cuốn sách này, ít khi chúng ta cần thực hiện những tính toán như vậy. Đối với
mục đích nghiên cứu chúng ta, thì điều quan trọng không phải là cách toán hệ số co giãn, mà
ý nghĩa của nó - tức mức độ phản ứng của lượng cầu đối với giá.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 4
Các dạng đường cầu khác nhau
Các nhà kinh tế phân loại đường cầu theo hệ số co giãn của chúng. Cầu được coi là co giãn
khi hệ số co giãn lớn hơn 1, tức khi lượng cầu thay đổi với tỷ lệ lớn hơn so với giá. Cầu được
coi là không co giãn khi hệ số co giãn nhỏ hơn 1, tức khi lượng cầu thay đổi với tỷ lệ nhỏ hơn
so với giá. Nếu hệ số co giãn đúng bằng 1, tức khi lượng cầu thay đổi cùng một tỷ lệ với giá,
cầu được coi là co giãn đơn vị.
Do hệ số co giãn giá của cầu phản ánh mức độ phản ứng của lượng cầu đối với những thay
đổi trong giá cả, nên nó có quan hệ chặt chẽ với độ dốc của đường cầu. Nguyên tắc may rủi
sau đây là một chỉ dẫn rất hữu ích: đường cầu đi qua một điểm nhất định càng phẳng (tức
càng ít dốc), thì hệ số co giãn giá của cầu tại điểm đó càng lớn; ngược lại đường cầu đi qua
một điểm nhất định càng dốc, thì hệ số co giãn giá của cầu càng nhỏ.
Hình 5-1 nêu ra 5 tình huống. Trong tình huống cực đoan với hệ số co giãn bằng 0, cầu hoàn
toàn không co giãn và đường cầu có dạng thẳng đứng. Trong trường hợp này, bất kể giá thay
đổi như thế nào, lượng cầu vẫn hoàn toàn không thay đổi. Khi hệ số co giãn tăng, đường cầu
ngày càng phẳng hơn. Tại điểm cực đoan ngược lại với tình huống thứ nhất, cầu hoàn toàn co
giãn khi hệ số co giãn giá của cầu tiến tới vô hạn và đường cầu trở nên nằm ngang. Đường
cầu này phản ánh thực tế là sự thay đổi rất nhỏ của giá cũng dẫn tới sự thay đổi cực lớn của
lượng cầu.
Cuối cùng, nếu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thuật ngữ co giãn và không co giãn, bạn có
thể sử dụng thủ thuật sau: các đường cầu không co giãn trông giống chữ cái I như trong phần
(a) của hình 1, còn các đường cầu co giãn trông giống chữ E trong phần (e). Đây không phải
là một nhận thức sâu sắc, nhưng nó giúp bạn vượt qua được kỳ kiểm tra.
2. ... không làm thay đổi lượng cầu
Lượng
Giá
(a) Cầu hoàn toàn không co
giãn: hệ số co giãn bằng 0
1. Giá
tăng
...
Cầu
5$
4$
100
Giá
(b) Cầu không co giãn: Hệ số
co giãn nhỏ hơn 1
2. ... làm giảm lượng cầu đi 11%
1. Giá
tăng
22%... Cầu
5$
4$
90 100 Lượng
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 5
Hình 1. Hệ số co giãn giá của cầu. Hệ số này quyết định đường cầu dốc hay phẳng. Cần lưu
ý rằng tất cả các mức phần trăm thay đổi đều được tính theo phương pháp trung điểm.
Khi nghiên cứu sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường, một biến số mà chúng ta
thường quan tâm là tổng doanh thu, tức lượng tiền mà người mua trả cho người bán. Trên
bất kỳ thị trường nào, tổng doanh thu cũng bằng PxQ, tức giá hàng hóa nhân với lượng
hàng bán ra. Chúng ta có thể mô tả tổng doanh thu bằng đồ thị như trong hình 5-2. Độ cao
của phần đánh dấu phía dưới đường cầu bằng P, chiều rộng bằng Q. Diện tích của nó, tức
PxQ, bằng tổng doanh thu trên thị trường. Trong hình 5-2, với P = 4 đô la và Q = 100,
tổng doanh thu bằng 4 đô la x100 = 400 đô la.
Tổng doanh thu thay đổi như thế nào khi chúng ta di chuyển dọc theo đường cầu? Câu trả lời
phụ thuộc vào hệ số co giãn giá của cầu. Nếu cầu không co giãn như trong hình 5-3, thì sự gia
tăng giá cả làm tăng tổng doanh thu. Ở đây, sự gia tăng giá cả từ 1 đô la lên 3 đô la chỉ làm
cho lượng cầu giảm từ 100 xuống 80, do đó tổng doanh thu tăng từ 100 lên 240. Sự gia tăng
giá cả làm tăng tổng doanh thu PxQ vì sự giảm sút của Q nhỏ hơn so với sự gia tăng của P.
Tổng doanh thu và hệ số co giãn theo giá của cầu
Chúng ta nhận được kết quả ngược lại nếu cầu co giãn. Sự gia tăng của giá trong tình huống
này sẽ làm giảm tổng doanh thu. Ví dụ trong hình 5-4, khi giá tăng từ 4 đô la lên 5 đô la,
lượng cầu giảm từ 50 xuống 20, vì vậy tổng doanh thu giảm từ 200 đô la xuống 100 đô la. Do
d) Cầu co giãn: Hệ số co giãn
lớn hơn 1
(c) Cầu co giãn đơn vị: Hệ số co
giãn bằng 1
Giá
2. ... làm lượng cầu cũng giảm 22%
1. Giá
tăng
22%...
Cầu
5$
4$
80 100 Lượng
Giá
2. ..làm cho cầu giảm 67%
1. Giá
tăng
22%...
Cầu 5$
4$
50 100 Lượng
Lượng
(e) Cầu hoàn toàn co giãn: hệ số co
giãn bằng vô cùng
Giá
2. Giá bằng 4$, người mua
sẽ mua bất kỳ lượng
nào
1. Giá thấp hơn 4$ thì lượng
cầu là vô cùng
Cầu4$
1. Tại mức giá cao
hơn 4$, lượng cầu
bằng không.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 6
cầu co giãn, nên sự giảm sút của lượng cầu lớn hơn mức gia tăng của giá cả. Nghĩa là sự gia
tăng giá cả làm cho tổng doanh thu PxQ giảm, vì mức giảm của Q lớn hơn mức tăng của P.
Hình 2. Tổng doanh thu. Lượng tiền do người mua trả và người bán nhận được dưới dạng
doanh thu bằng diện tích của hình chữ nhật nằm dưới đường cầu, tức PxQ. Ở đây, tại mức
giá bằng 4 đô la, lượng cầu bằng 100 và tổng doanh thu bằng 400 đô la.
Hình 3. Tổng doanh thu thay đổi thế nào khi giá thay đổi: Đường cầu không co giãn.
Với đường cầu không co giãn, sự gia tăng giá cả dẫn đến sự suy giảm của cầu với tỷ lệ nhỏ
hơn. Do đó, tổng doanh thu (bằng tích của giá và lượng) tăng. Ở đây sự gia tăng giá cả từ
1đô la lên 3 đô la làm lượng cầu giảm từ 100 xuống 80, do đó tổng doanh thu tăng từ 100 đô
la lên 240 đô la.
P
$4
PxQ = 400$
(Doanh thu)
Giá
Cầu
100 Lượng
Lượng
1$ Doanh thu = 100$
Giá
100
Giá
3$
80 Lượng
Doanh thu
= 240$
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 7
Hình 4. Tổng doanh thu thay đổi thế nào khi giá thay đổi với đường cầu co giãn. Với
đường cầu co giãn, sự gia tăng của giá cả dẫn đến sự suy giảm của lượng cầu với tỷ lệ lớn
hơn. Do đó, tổng doanh thu (bằng tích của giá và lượng) giảm. Ở đây, mức tăng giá từ 4 đô
la lên 5 đô la làm cho lượng giảm từ 50 xuống chỉ còn 20, do đó tổng doanh thu giảm từ 200
đô la xuống chỉ còn100 đô la.
Mặc dù những ví dụ trong hai hình trên là các tình huống đặc biệt, nhưng chúng đều minh
họa cho quy tắc chung là:
• Khi đường cầu không co giãn (hệ số co giãn giá của cầu nhỏ hơn 1), sự gia tăng của
giá cả làm tăng tổng doanh thu và sự giảm sút của giá cả làm giảm tổng doanh thu.
• Khi đường cầu co giãn (hệ số co giãn giá của cầu lớn hơn 1), sự gia tăng của giá cả làm
giảm tổng doanh thu và ngược lại, sự giảm sút của giá cả làm tăng tổng doanh thu.
• Trong tình huống đặc biệt với cầu co giãn đơn vị (hệ số co giãn của cầu bằng 1), sự
thay đổi của giá cả không ảnh hưởng tới tổng doanh thu.
Hệ số co giãn và tổng doanh thu dọc theo đường cầu tuyến tính
Mặc dù một số đường cầu có hệ số co giãn không đổi tại tất cả các điểm, nhưng không
phải bao giờ cũng như vậy. Một ví dụ về đường cầu có hệ số co giãn thay đổi là đường
thẳng (hay tuyến tính) trên hình 5. Đường cầu tuyến tính có độ dốc không đổi. Hãy nhớ
lại rằng độ dốc được định nghĩa là “tung độ chia cho hoành độ” và trong trường hợp của
chúng ta đó chính là tỉ lệ của mức thay đổi giá cả (“tung độ”) chia cho mức thay đổi của
lượng cầu (“hoành độ”). Độ dốc của đường cầu đặc biệt này không thay đổi vì mức tăng 1
đô la của giá cả luôn luôn làm cho lượng cầu giảm 2 đơn vị.
Mặc dù độ dốc của đường cầu tuyến tính không thay đổi, nhưng hệ số co giãn của nó lại
thay dổi. Lý do là ở chỗ độ dốc bằng tỉ lệ giữa các mức thay đổi của hai biến số, trong
khi hệ số co giãn là tỉ lệ giữa các phần trăm thay đổi của hai biến số. Bạn có thể dễ
dàng nhận thấy điều này bằng cách nhìn vào bảng 1. Bảng này chỉ ra biểu cầu tương
ứng với đường cầu trong hình 5 và tính toán hệ số co giãn giá của cầu bằng phương
pháp trung điểm. Tại các điểm giá thấp và lượng cao, đường cầu không co giãn. Tại các
điểm giá cao và lượng thấp, đường cầu co giãn.
Bảng 1 cũng ghi tổng doanh thu tại mỗi điểm trên đường cầu. Các giá trị này minh họa
cho mối quan hệ giữa tổng doanh thu và hệ số co giãn. Ví dụ khi giá bằng 1 đô la, cầu
không co giãn và nếu giá tăng lên 2 đô la, tổng doanh thu sẽ tăng lên. Khi giá bằng 5 đô
la, cầu co giãn và nếu giá tăng lên 6 đô la, tổng doanh thu sẽ giảm. Khi giá thay đổi giữa
4$
Giá
Cầu
Doanh
thu= 200$
50 Lượng
Doanh thu = 100$
Cầu
Giá
5$
20 Lượng
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 8
3 đô la và 4 đô la, cầu co giãn đơn vị và tổng doanh thu tại hai mức giá bằng nhau.
Hình 5. Đường cầu tuyến tính. Độ dốc của đường cầu tuyến tính không đổi, nhưng hệ số co
giãn lại thay đổi.
Giá Lượng
Tổng doanh
thu (Giá x
Lượng)
Phần trăm thay
đổi của giá cả
Phần trăm thay
đổi của lượng
cầu
Hệ số co
giãn Mô tả bằng lời
0 đô la 14 0 đô la
1 12 12 200% 15% 0.1 Không co giãn
2 10 20 67 18 0.3 Không co giãn
3 8 24 40 22 0.6 Không co giãn
4 6 24 29 29 1.0 Co giãn đơn vị
5 4 20 22 40 1.8 Co giãn
6 2 12 18 67 3.7 Co giãn
7 0 0 15 200 13.0 Co giãn
Bảng 1. Tính hệ số co giãn của một đường cầu tuyến tính.
Chú ý: Hệ số co giãn ở đây được tính theo phương pháp trung điểm.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: ĐỊNH GIÁ VÉ VÀO THAM QUAN VIỆN BẢO TÀNG
Giả sử bạn là giám đốc một viện bảo tàng nghệ thuật. Anh trưởng phòng tài chính nói với bạn
rằng viện bảo tàng sắp hết tiền và đề nghị bạn tăng giá vé vào tham quan bảo tàng để tăng
doanh thu. Khi đó bạn sẽ làm gì? Bạn tăng hay giảm giá vé vào tham quan bảo tàng?
Câu trả lời phụ thuộc vào hệ số co giãn giá của cầu. Nếu cầu về vé tham quan bảo tàng không
co giãn, thì việc tăng giá vé sẽ làm tăng doanh thu. Nhưng nếu cầu co giãn, thì biện pháp tăng
giá vé sẽ làm lượng khách tham quan giảm nhiều đến mức tổng doanh thu bị giảm. Trong
trường hợp này, bạn nên giảm giá vé. Lượng khách tham quan sẽ tăng lên nhiều đến mức làm
7
4
6
5
3
2
1
Giá $
Hệ số co giãn
nhỏ hơn 1
Hệ số co giãn lớn hơn 1
2 4 6 8 10 12 14 Lượng
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 3 – Hệ số co giãn và ứng dụng 9
tăng tổng doanh thu.
Để ước lượng hệ số co giãn giá của cầu, bạn phải hỏi các nhà thống kê của mình. Họ có thể
sử dụng số liệu lịch sử để nghiên cứu xem số lượt khách tham quan bảo tàng thay đổi thế nào
qua các năm khi giá vé thay đổi. Hoặc họ sử dụng số liệu về số lượt tham quan ở một số bảo
tàng trong nước để xem xét tác động của giá đến số lượt khách tham quan. Khi nghiên cứu
một trong hai dãy số liệu này, các nhà thống kê cần tính đến nhiều yếu tố khác tác động đến
số lượt khách tham quan như thời tiết, dân số, v.v... để tách r