Khi đi ăn ởnhà hàng, bạn nhận được một giá trịnào đó, ví dụno bụng. Đểthanh toán cho
dịch vụnày, bạn phải trảcho chủnhà hàng một sốtờgiấy bạc màu xanh được trang trí bằng
những hoa văn kỳlạ, toà nhà quốc hội và chân dung những người Mỹnổi tiếng đã qua đời.
Hoặc bạn có thểtrảcho ông chủnhà hàng tờgiấy trên đó có tên một ngân hàng và chữký của
bạn. Nhưvậy dù bạn trảbằng tiền mặt hay séc, thì nhà hàng vẫn sẵn sàng thoảmãn nhu cầu
ẩm thực của bạn để đổi lấy những tờgiấy mà bản thân nó không có giá trịnào
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý kinh tế học: Hệ thống tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 1
CHƯƠNG 13
HỆ THỐNG TIỀN TỆ
Khi đi ăn ở nhà hàng, bạn nhận được một giá trị nào đó, ví dụ no bụng. Để thanh toán cho
dịch vụ này, bạn phải trả cho chủ nhà hàng một số tờ giấy bạc màu xanh được trang trí bằng
những hoa văn kỳ lạ, toà nhà quốc hội và chân dung những người Mỹ nổi tiếng đã qua đời.
Hoặc bạn có thể trả cho ông chủ nhà hàng tờ giấy trên đó có tên một ngân hàng và chữ ký của
bạn. Như vậy dù bạn trả bằng tiền mặt hay séc, thì nhà hàng vẫn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu
ẩm thực của bạn để đổi lấy những tờ giấy mà bản thân nó không có giá trị nào.
Đối với bất kỳ người nào sống trong nền kinh tế hiện đại, tập quán xã hội này đều không có
gì xa lạ. Mặc dù những tờ tiền giấy không có giá trị cố hữu, nhưng người chủ nhà hàng tin
rằng trong tương lai sẽ có người thứ ba chấp nhận nó để đổi lấy cái gì đó mà anh ta cho là có
giá trị. Và người thứ ba cũng tin rằng người thứ tư nào đó sẽ chấp nhận những đồng tiền này
với niềm tin rằng người thứ năm sẽ chấp nhận nó là tiền và vân vân. Đối với ông chủ nhà
hàng và những người khác trong xã hội chúng ta, tiền mặt hoặc séc của bạn đại diện cho
quyền được hưởng hàng hoá và dịch vụ trong tương lai.
Tập quán sử dụng tiền trong các giao dịch của xã hội cực kỳ hữu ích trong xã hội lớn và phức
tạp. Bạn hãy dừng lại đôi chút để tưởng tượng ra rằng trong nền kinh tế không có cái gì được
chấp nhận rộng rãi trong hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Khi đó mọi người sẽ dựa
vào phương thức trao đổi hiện vật - hàng đổi hàng. Để có bữa ăn ở nhà hàng, bạn phải trả
bằng một thứ gì đó có giá trị tương đương như rửa bát, rửa ô tô hay bí quyết gia truyền về
cách làm món bắp cải cuốn thịt. Nền kinh tế dựa vào trao đổi hiện vật sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc phân bổ nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả. Trong nền kinh tế như vậy,
các giao dịch chỉ có thể thực hiện được khi có sự trùng khớp nhu cầu - điều khó có khả năng
xảy ra, vì hiếm khi trong hai người muốn tham gia trao đổi, người này có hàng hoá hoặc dịch
vụ mà người kia cần và ngược lại.
Sự tồn tại của tiền giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Ông chủ nhà hàng
không cần quan tâm đến việc bạn có sản xuất cho ông ta một hàng hoá hoặc dịch vụ có giá trị
không. Quy ước như vậy cho phép trao đổi diễn ra khắp mọi nơi. Ông chủ nhà hàng sẵn sàng
chấp nhận tiền của bạn vì biết những người khác cũng hành động như vậy. Ông ta nhận tiền
của bạn và sử dụng số tiền đó để trả lương cho cô đầu bếp của mình; cô đầu bếp này lại sử
dụng tiền lương của mình để trả cho nhà trẻ về việc chăm sóc con cô; nhà trẻ này dùng tiền
học phí để trả lương cho giáo viên; và giáo viên lại dùng tiền lương nhận được để thuê bạn
cắt cỏ. Khi tiền được chuyển từ người này sang người khác trong nền kinh tế, nó tạo thuận lợi
cho hoạt động sản xuất và trao đổi, qua đó cho phép mọi người chuyên môn hoá vào công
việc mà họ có thể làm tốt nhất, qua đó nâng cao mức sống của họ.
Trong chương này, trước tiên chúng ta xem xét vai trò của tiền trong nền kinh tế. Chúng ta sẽ
thảo luận vấn đề tiền là gì, các loại tiền, hệ thống ngân hàng tạo ra tiền như thế nào và chính
phủ kiểm soát lượng tiền trong lưu thông ra sao. Vì tiền rất quan trọng trong nền kinh tế, nên
phần còn lại của cuốn sách này sẽ tìm hiểu tác động của sự thay đổi trong cung ứng tiền tế tới
các biến số kinh tế khác, bao gồm lạm phát, lãi suất, sản lượng và thất nghiệp. Nhất quán với
những nghiên cứu dài hạn ở 3 chương trước và chương sau, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 2
dài hạn của việc thay đổi cung ứng tiền tệ. Những ảnh hưởng ngắn hạn của sự thay đổi trong
cung ứng tiền tệ là một chủ đề khá phức tạp và chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau của cuốn
sách. Chương này tạo ra cơ sở để thực hiện tất cả các phân tích đó.
Ý NGHĨA CỦA TIỀN
Tiền là gì? Câu hỏi này có vẻ kỳ quặc. Khi bạn đọc thấy rằng nhà tỷ phú Bill Gates có nhiều
tiền, bạn hiểu điều đó hàm ý ông ta giàu đến mức có thể mua hầu hết hàng hoá mà mình
muốn. Với ý nghĩa này, tiền được dùng để chỉ của cải.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ tiền theo nghĩa cụ thể hơn: tiền là tất cả các
tài sản ở trong nền kinh tế mà mọi người thường sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ của
người khác. Tiền mặt ở trong ví của bạn là tiền bởi vì bạn có thể dùng nó để mua một bữa
ăn ở nhà hàng hay một chiếc áo ở cửa hàng quần áo. Ngược lại, nếu ngẫu nhiên sở hữu
phần lớn Công ty Microsoft như Bill Gates, bạn sẽ là người giàu có, nhưng tài sản này
không được coi là một loại tiền. Bạn không thể mua một bữa ăn hay chiếc áo sơ mi bằng
số của cải như vậy nếu như trước đó không đổi nó ra tiền mặt. Theo định nghĩa của các
nhà kinh tế, tiền chỉ bao gồm một số ít loại của cải thường được người bán chấp nhận để
đổi lấy hàng hoá và dịch vụ
Các chức năng của tiền
Trong nền kinh tế, tiền có ba chức năng: đó là phương tiện trao đổi, đơn vị hạch toán và
phương tiện cất trữ giá trị. Ba chức năng này làm cho tiền khác với các tài sản khác, như cổ
phiếu, trái phiếu, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật và ngay cả thẻ chơi bóng chày. Sau đây
chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng chức năng của tiền.
Phương tiện trao đổi là cái mà người mua trao cho người bán khi mua hàng hoá và dịch vụ.
Khi bạn mua một chiếc sơ mi ở cửa hàng quần áo, cửa hàng trao cho bạn chiếc sơ mi và bạn
trao cho cửa hàng tiền của mình. Sự chuyển giao tiền từ người mua sang người bán cho phép
họ thực hiện giao dịch này. Khi bước vào cửa hàng, bạn tin chắc rằng cửa hàng sẽ chấp nhận
tiền của bạn khi bạn muốn đổi tiền lấy những hàng hoá mà nó đang bán, vì tiền là phương
tiện trao đổi được chấp nhận rộng rãi.
Đơn vị hạch toán có nghĩa tiền là thước đo mà mọi người sử dụng để niêm yết giá và ghi các
khoản nợ. Khi đi mua hàng, bạn có thể nhìn thấy giá một chiếc sơ mi là 20 đô la và chiếc
bánh hamburger giá 2 đô la. Mặc dù có thể nói chính xác rằng giá của chiếc áo bằng 10 chiếc
bánh và giá của chiếc bánh bằng 1/10 chiếc áo, nhưng giá không bao giờ được ghi theo cách
này. Tương tự, nếu bạn vay tiền của ngân hàng, thì số tiền bạn phải hoàn trả trong tương lai
sẽ được tính bằng đô la, chứ không phải bằng lượng hàng hoá và dịch vụ. Khi muốn tính toán
và ghi chép giá trị kinh tế, chúng ta sử dụng tiền với tư cách là đơn vị hạch toán.
Phương tiện cất trữ giá trị là một thứ mà mọi người sử dụng để chuyển sức mua từ hiện tại
tới tương lai. Khi hôm nay một người bán chấp nhận tiền trao đổi lấy hàng hoá hoặc dịch vụ,
anh ta có thể nắm giữ tiền và trở thành người mua hàng hoá hoặc dịch vụ khác vào thời điểm
nào đó trong tương lai. Tất nhiên, tiền không phải phương tiện cất trữ giá trị duy nhất trong
nền kinh tế, bởi vì một người có thể chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai bằng cách nắm
giữ các tài sản khác. Thuật ngữ “của cải” được dùng để chỉ tổng phương tiện cất trữ giá trị,
trong đó có tiền và các tài sản không phải tiền.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 3
Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ khả năng thanh khoản để chỉ mức độ dễ dàng đổi một tài
sản thành phương tiện trao đổi của nền kinh tế. Vì tiền là phương tiện trao đổi của nền kinh
tế, nên nó là tài sản có khả năng thanh khoản cao nhất. Các tài sản khác nhau có khả năng
thanh khoản rất khác nhau. Phần lớn cổ phiếu và trái phiếu có thể bán một cách dễ dàng với
chi phí thấp và vì vậy chúng là những loại tài sản có khả năng thanh khoản tương đối cao.
Trái lại, việc bán một ngôi nhà, một bức họa Rembrandt hay thẻ chơi bóng chày năm 1948
của Joe DiMaggio đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn, cho nên các tài sản này có khả năng
thanh khoản thấp hơn.
Khi mọi người quyết định hình thức nắm giữ loại của cải nào, họ phải cân đối giữa khả năng
thanh khoản của mỗi loại tài sản và tác dụng cất trữ giá trị của nó. Tiền là loại tài sản có có
khả năng thanh khoản cao nhất, nhưng không phải phương tiện cất trữ giá trị hoàn hảo. Khi
giá tăng, giá trị của tiền giảm. Hay nói cách khác, khi hàng hoá và dịch vụ trở nên đắt hơn, thì
số tiền trong ví của bạn sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn. Mối quan hệ giữa mức giá
và giá trị của tiền tệ trở nên quan trọng để hiểu tiền tác động tới nền kinh tế như thế nào.
Các loại tiền
Khi tồn tại dưới hình thức một hàng hoá có giá trị cố hữu, tiền được gọi là tiền hàng hoá.
Thuật ngữ giá trị cố hữu hàm ý hàng hoá đó có giá trị ngay cả khi nó không được sử dụng
làm tiền. Một ví dụ về tiền hàng hoá là vàng. Vàng có giá trị cố hữu bởi vì nó được sử dụng
trong công nghiệp và chế tác đồ trang sức. Mặc dù ngày nay chúng ta không sử dụng vàng
làm tiền, nhưng trong lịch sử vàng đã là một hình thái tiền tệ phổ biến bởi vì nó tương đối dễ
dàng vận chuyển, cân đo, kiểm tra độ thuần nhất. Khi một nền kinh tế sử dụng vàng làm tiền
(hoặc tiền giấy được đảm bảo bằng vàng), thì người ta nói nền kinh tế đó đang hoạt động
trong chế độ bản vị vàng.
Một ví dụ khác về tiền hàng hoá là thuốc lá. Trong Thế chiến II, tù binh ở các trại giam đã
trao đổi hàng hoá và dịch vụ với nhau bằng cách sử dụng thuốc lá làm phương tiện cất trữ giá
trị, đơn vị hạch toán, phương tiện trao đổi. Tương tự, khi Liên bang Xô viết bị sụp đổ vào
những năm cuối 1980, thuốc lá lại thay thế đồng rúp và nó là loại tiền được ưa thích ở
Mátcơva. Trong cả hai trường hợp trên, ngay cả những người không hút thuốc vẫn sẵn sàng
chấp nhận thuốc lá trong trao đổi, bởi vì họ biết rằng có thể dùng thuốc lá để mua những hàng
hoá và dịch vụ khác.
Khi tiền không có giá trị cố hữu, nó được gọi tiền pháp định. Khái niệm pháp định đơn giản
chỉ là một pháp lệnh hay nghị định và tiền pháp định là loại tiền được tạo ra nhờ một pháp
lệnh của chính phủ. Ví dụ, hãy so sánh những tờ đô la trong ví của bạn (được chính phủ Mỹ
phát hành) và những tờ đô la trong trò chơi độc quyền (được công ty trò chơi Parker Brothers
phát hành). Tại sao bạn có thể sử dụng những tờ đô la thứ nhất để thanh toán cho hoá đơn của
bạn tại một nhà hàng, trong khi những tờ đô la thứ hai thì không? Câu trả lời là chính phủ Mỹ
đã qui định bằng một pháp lệnh rằng những tờ đô la đó là tờ đô la hợp lệ. Mỗi tờ đô la trong
ví của bạn đều có dòng chữ: “this note is legal tender for all debts, public and private” (tờ
giấy bạc này là phương tiện thanh toán hợp pháp cho tất cả các khoản nợ, tư nhân và công
cộng).
Mặc dù chính phủ là cơ quan đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập và điều hành hệ
thống tiền pháp định (ví dụ truy tố những kẻ làm tiền giả), nhưng để hệ thống tiền tệ hoạt
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 4
động thành công, cũng cần có những nhân tố khác nữa. Nói rộng hơn, sự chấp nhận tiền pháp
định phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng và tập quán xã hội cũng như một pháp lệnh của chính phủ.
Trong những năm 1980, chính phủ Liên Xô chưa bao giờ huỷ bỏ đồng rúp, bởi vì nó là đồng
tiền chính thức mà chính phủ qui định. Nhưng người dân Mátcơva lại thích chấp nhận thuốc
lá (hoặc đô la Mỹ) hơn đồng rúp trong việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, bởi vì họ tin rằng
loại tiền này được những người khác chấp nhận trong tương lai.
Tiền trong nền kinh tế Mỹ
Như chúng ta đã biết, lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế - được gọi là khối lượng tiền tệ -
có tác động mạnh đến nhiều biến số kinh tế. Nhưng trước khi xem xét tại sao điều đó lại
đúng, chúng ta cần trả lời câu hỏi quan trọng: khối lượng tiền tệ là gì? Cụ thể, hãy tưởng
tượng bạn được giao nhiệm vụ tính toán xem trong nền kinh tế Mỹ có bao nhiêu tiền. Theo
cách tính của bạn, khối lượng tiền tệ bao gồm có những loại tài sản nào?
Loại tài sản rõ ràng nhất cần đưa vào khối lượng tiền tệ là tiền mặt - bao gồm các đồng
tiền giấy và tiền xu trong tay công chúng. Tiền mặt rõ ràng được chấp nhận làm phương
tiện trao đổi một cách rộng rãi nhất trong nền kinh tế. Như vậy, tiền mặt là một bộ phận
của khối lượng tiền tệ.
Tuy nhiên, tiền mặt không phải là tài sản duy nhất mà bạn có thể sử dụng để mua hàng hoá và
dịch vụ. Có nhiều cửa hàng chấp nhận séc cá nhân. Tài sản mà bạn nắm giữ dưới dạng tài
khoản viết séc cũng dễ dàng sử dụng trong việc mua hàng hoá và dịch vụ như những tài sản
mà bạn cất trong ví. Vì vậy để tính khối lượng tiền tệ, bạn phải tính cả các tài khoản tiền gửi
không kỳ hạn - đó là những tài khoản ngân hàng mà người gửi có thể sử dụng theo nhu cầu,
đơn giản bằng cách viết séc.
Khi coi số dư tài khoản viết séc của bạn là một phần của khối lượng tiền tệ, bạn sẽ nghĩ đến
các loại tài khoản khác mà người gửi tại ngân hàng và các định chế tài chính khác. Người gửi
tiền tại các ngân hàng thường không thể phát hành séc vào số dư tài khoản tiết kiệm, nhưng
họ có thể dễ dàng chuyển những khoản tiết kiệm này thành tài khoản viết séc. Ngoài ra,
những người gửi tiền tại quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ có thể viết séc vào số dư của họ.
Chính vì vậy, khi xác định các bộ phận của khối lượng tiền tệ của Mỹ, chúng ta phải tính đến
các tài khoản này.
Khối lượng tiền Năm 1998 Bao gồm
M1 1.092 (tỷ đô la) Tiền mặt
Séc du lịch
Tiền gửi không kỳ hạn
Các tài khoản có thể viết séc khác
M2 4.412 (tỷ đô la) Mọi thứ trong M1
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi ngắn hạn
Quỹ hỗ tương trên thị trường tiền tệ
...
Bảng 1. Hai đại lượng phản ánh khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ. Hai đại
lượng được chú ý nhiều nhất về khối lượng tiền tệ là M1 và M2.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 5
Trong nền kinh tế phức tạp hiện nay, chúng ta không thể phân biệt rõ ràng đâu là tài sản được
gọi là tiền và đâu là tài sản không phải tiền. Tiền xu trong ví chúng ta là một phần của khối
lượng tiền tệ và toà thị chính Niu-óoc rõ ràng không phải là tiền, nhưng có rất nhiều tài sản
nằm giữa hai thái cực này mà chúng ta khó phân biệt rõ ràng. Chính vì thế, khối lượng tiền tệ
ở Mỹ được tính theo nhiều cách khác nhau. Bảng 1 minh họa cho hai cách tính quan trọng
nhất là khối lượng tiền tệ M1 và M2. Mỗi cách tính sử dụng những tiêu chuẩn tương đối khác
nhau để phân biệt tài sản là tiền và tài sản không phải tiền.
Trong cuốn sách này, chúng ta không xem xét sự khác nhau giữa các cách xác định khối
lượng tiền tệ. Điều quan trọng là cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế của Mỹ không chỉ có tiền
mặt, mà còn bao gồm nhiều khoản tiền gửi trong các ngân hàng và định chế tài chính mà
người gửi dễ dàng sử dụng để mua hàng hoá và dịch vụ.
NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: TIỀN MẶT NẰM Ở ĐÂU?
Một vấn đền nan giải nảy sinh khi xác định khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ liên quan
đến việc tính toán khối lượng tiền mặt. Vào năm 1988, khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế
Mỹ bằng khoảng 460 tỷ đô la. Để hiểu được con số này, chúng ta có thể chia nó cho 205 triệu
người trưởng thành (trên 16 tuổi) ở Mỹ. Kết quả tính toán này cho thấy thì mỗi người lớn
trung bình nắm giữ khoảng 2.240 đô la tiền mặt. Hầu hết mọi người đều bất ngờ khi biết rằng
trong nền kinh tế của chúng ta có nhiều tiền như vậy, bởi vì họ để trong ví số tiền ít hơn rất
nhiều.
Ai đang nắm giữ số tiền mặt này? Không ai biết chính xác, nhưng có hai cách lý giải dễ hiểu.
Cách lý giải thứ nhất là phần lớn tiền mặt được người nước ngoài nắm giữ. Ở các nước có hệ
thống tiền tệ không ổn định, người dân thường thích nắm giữ đô la hơn tài sản trong nước.
Trên thực tế, việc đô la Mỹ được sử dụng ở nhiều nước làm phương tiện trao đổi, đơn vị hạch
toán và phương tiện cất trữ giá trị không phải là điều bất thường.
Cách lý giải thứ hai là một lượng lớn tiền mặt được những kẻ buôn ma tuý, trốn lậu thuế và
tội phạm khác nắm giữ. Đối với hầu hết người Mỹ, tiền mặt không phải là loại tài sản tốt
nhất. Lý do không chỉ vì tiền mặt có thể bị mất, bị đánh cắp mà còn không được hưởng lãi
suất, trong khi đó các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng đem lại lãi suất. Chính vì thế mà người
dân chỉ muốn giữ một lượng nhỏ tiền mặt. Ngược lại, những kẻ tội phạm tránh gửi tiền vào
ngân hàng, bởi vì tài khoản tiền gửi ngân hàng cho phép cảnh sát dựa vào sổ sách để lần theo
dấu vết của các hoạt động bất hợp pháp. Đối với bọn tội phạm, tiền mặt là một phương tiện
cất giữ giá trị tốt nhất.
PHẦN ĐỌC THÊM THẺ TÍN DỤNG, THẺ GHI NỢ VÀ TIỀN
Có vẻ là lẽ tự nhiên khi chúng ta coi thẻ tín dụng là bộ phận của khối lượng tiền tệ trong nền
kinh tế. Xét cho cùng, mọi người sử dụng thẻ tín dụng để mua nhiều thứ. Có phải vì thế mà
thẻ tín dụng là phương tiện trao đổi không?
Mặc dù nhìn qua lập luận này có vẻ thuyết phục, nhưng thẻ tín dụng không được coi là
tiền cho dù khối lượng tiền tệ được định nghĩa theo cách nào. Nguyên nhân ở đây là thẻ
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 6
tín dụng thực ra không phải là phương pháp thanh toán, mà là phương pháp thanh toán
chậm. Khi mua một bữa ăn bằng thẻ tín dụng, ngân hàng phát hành thẻ sẽ trả tiền cho nhà
hàng thụ hưởng nó. Vào một ngày nào đó trong tương lai, bạn phải hoàn trả ngân hàng
(có thể cả lãi suất). Khi đến hạn thanh toán số tiền đã chi tiêu bằng cách sử dụng thẻ, có
thể bạn phải thực hiện điều đó bằng cách viết một tấm séc vào tài khoản viết séc. Số dư
trong tài khoản viết séc này là bộ phận cấu thành khối lượng tiền tệ của nền kinh tế.
Hãy chú ý rằng thẻ tín dụng rất khác thẻ ghi nợ, một phương tiện được dùng để rút vốn tự
động từ tài khoản ở ngân hàng để trả cho hàng hoá đã mua. Thẻ ghi nợ không cho phép người
sử dụng trả tiền sau cho hàng hoá đã mua, mà cho phép anh ta sử dụng trực tiếp các khoản
tiền gửi trong một tài khoản ở ngân hàng. Hiểu theo nghĩa này, thẻ ghi nợ giống một tấm séc
hơn thẻ tín dụng. Số dư trong tài khoản làm cơ sở cho thẻ ghi nợ nằm trong các định nghĩa về
khối lượng tiền tệ.
Mặc dù thẻ tín dụng không được coi là một dạng của tiền, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng
đối với việc phân tích hệ thống tiền tệ. Những người có thẻ tín dụng có thể trả tiền mua hàng
của mình một lần vào cuối tháng, chứ không phải thanh toán mỗi khi mua hàng. Kết quả là,
những người sử dụng thẻ tín dụng có lẽ nhìn chung nắm giữ ít tiền hơn những người không
có thẻ tín dụng. Cho nên, việc áp dụng và tính phổ biến ngày càng tăng của thẻ tín dụng có
thể làm giảm lượng tiền mà mọi người quyết định nắm giữ.
Đoán nhanh: Hãy liệt kê và giải thích 3 chức năng của tiền.
HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG
Khi nền kinh tế dựa vào hệ thống tiền pháp định như nền kinh tế Mỹ, thì phải có một cơ quan
nào đó chịu trách nhiệm điều hành hệ thống tiền tệ. Ở Mỹ, cơ quan đó là Quỹ dự trữ Liên
bang, gọi tắt là Fed. Nếu nhìn lên phía trên tờ đô la, bạn sẽ thấy dòng chữ “giấy bạc của Quỹ
dự trữ Liên bang”. Fed là một ví dụ về ngân hàng trung ương - một định chế được thành lập
để giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế. Các
ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới bao gồm Ngân hàng Anh (BOE), Ngân hàng
Nhật (BOJ) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Tổ chức của Fed
Quỹ Dự trữ Liên bang được thành lập vào năm 1914, sau khi hàng loạt vụ đổ bể ngân hàng
vào năm 1907 đã làm cho Quốc hội Mỹ nhận ra rằng phải có một ngân hàng trung ương để
bảo đảm sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng toàn quốc. Hiện nay, Fed hoạt động dưới dự
lãnh đạo của Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên được tổng thống đề cử và Thượng viện
phê chuẩn. Các thống đốc có nhiệm kỳ 14 năm. Cũng giống như các thẩm phán liên bang
được hưởng nhiệm kỳ suốt đời để tách họ ra khỏi chính trị, các thống đốc của Fed có nhiệm
kỳ dài để tránh cho họ các áp lực chính trị trong ngắn hạn khi họ hoạch định chính sách tiền
tệ.
Trong số bảy thành viên của Hội đồng Thống đốc, người quan trọng nhất là chủ tịch. Chủ
tịch chỉ đạo nhân viên của Fed, lãnh đạo các cuộc họp của hội đồng và định kỳ giải trình
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 13 – Hệ thống tiền tệ 7
về chính sách của Fed trước các uỷ ban của quốc hội. Tổng thống trực tiếp bổ nhiệm
thống đốc cho nhiệm kỳ 4 năm. Khi cuốn sách này đang in, t