Hãy tưởng tượng bạn vừa tốt nghiệp đại học (chuyên ngành kinh tế) và bạn quyết định mở
một doanh nghiệp riêng - chẳng hạn công ty dựbáo kinh tế. Trước khi kiếm được tiền từviệc
bán các thông tin dựbáo, bạn phải bỏra một khoản chi phí đáng kể đểthành lập công ty. Bạn
phải mua máy tính đểtiến hành dựbáo, cũng nhưbàn, ghế, giá lưu trữ đểtrang bịnội thất
cho văn phòng mới. Mỗi loại tài sản này là một dạng tưbản mà công ty của bạn sửdụng để
sản xuất và bán dịch vụ.
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý kinh tế học: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 12 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính 1
CHƯƠNG 12
TIẾT KIỆM, ĐẦU TƯ VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Hãy tưởng tượng bạn vừa tốt nghiệp đại học (chuyên ngành kinh tế) và bạn quyết định mở
một doanh nghiệp riêng - chẳng hạn công ty dự báo kinh tế. Trước khi kiếm được tiền từ việc
bán các thông tin dự báo, bạn phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể để thành lập công ty. Bạn
phải mua máy tính để tiến hành dự báo, cũng như bàn, ghế, giá lưu trữ để trang bị nội thất
cho văn phòng mới. Mỗi loại tài sản này là một dạng tư bản mà công ty của bạn sử dụng để
sản xuất và bán dịch vụ.
Làm thế nào để bạn có tiền đầu tư vào các hàng tư bản đó? Có thể bạn mua chúng từ khoản
tiền tiết kiệm trong quá khứ. Song thường thì giống như hầu hết các doanh nhân khác, bạn
không có đủ tiền để trang trải cho các khoản chi phí khởi nghiệp. Vì vậy, bạn phải tìm kiếm
số tiền cần thiết từ các nguồn khác.
Bạn có nhiều cách để tài trợ cho các khoản đầu tư vào những tài sản đó. Bạn có thể vay tiền
từ ngân hàng, bạn bè hoặc người thân. Trong tình huống này, bạn phải hứa với người cho vay
không những sẽ hoàn trả toàn bộ tiền vay đúng hẹn, mà còn phải trả một khoản lãi cho việc
sử dụng tiền. Một cách khác là bạn thuyết phục ai đó cấp cho bạn số tiền cần thiết cho hoạt
động kinh doanh để đổi lấy một phần lợi nhuận tương lai của bạn, bất kể nó là bao nhiêu.
Trong cả hai tình huống, khoản tiền đầu tư cho máy tính và trang thiết bị văn phòng đều được
tài trợ từ nguồn tiết kiệm của ai đó.
Hệ thống tài chính bao gồm những định chế trong nền kinh tế giúp cho tiết kiệm của người
này ăn khớp với đầu tư của người khác. Như chúng ta đã thảo luận trong các chương trước,
tiết kiệm và đầu tư là những nhân tố cơ bản quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Khi một
nước tiết kiệm phần lớn GDP của mình, thì nó có nhiều nguồn lực để đầu tư vào tư bản, và
khối lượng tư bản lớn hơn làm tăng năng suất và mức sống. Song chương trước chưa giải
thích việc nền kinh tế phối hợp tiết kiệm và đầu tư như thế nào. Tại bất cứ thời điểm nào cũng
có người muốn tiết kiệm một phần thu nhập để dành cho tương lai, đồng thời lại có người
muốn vay tiền để đầu tư vào các doanh nghiệp mới và mở rộng sản xuất. Điều gì đưa hai
nhóm người này lại với nhau? Điều gì bảo đảm rằng mức cung về vốn từ người muốn tiết
kiệm cân bằng với mức cầu về vốn từ những người muốn đầu tư?
Chương này xem xét phương thức hoạt động của hệ thống tài chính. Thứ nhất, chúng ta thảo
luận về hàng loạt các định chế cấu thành hệ thống tài chính trong nền kinh tế của chúng ta.
Thứ hai, chúng ta thảo luận mối quan hệ giữa hệ thống tài chính và một số biến kinh tế vĩ mô
then chốt - đặc biệt là tiết kiệm và đầu tư. Thứ ba, chúng ta phát triển mô hình cung và cầu về
vốn trong các thị trường tài chính. Trong mô hình, lãi suất là giá cả có thể điều chỉnh để cân
bằng cung và cầu. Mô hình cho thấy các chính sách của chính phủ ảnh hưởng như thế nào
đến lãi suất và quá trình phân bổ những nguồn lực khan hiếm của xã hội.
CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ MỸ
Nói theo cách chung nhất, hệ thống tài chính có chức năng chuyển các nguồn lực khan hiếm
của nền kinh tế từ người tiết kiệm (những người chi tiêu ít hơn thu nhập) tới người đi vay
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 12 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính 2
(những người chi tiêu nhiều hơn thu nhập). Người ta tiết kiệm vì nhiều lý do: chuẩn bị tiền
bạc cho con cái vào học đại học trong mấy năm tới hoặc dành dụm cho buổi xế chiều trong
vài chục năm nữa. Tương tự như thế, người ta vay tiền vì nhiều lý do: mua một căn hộ để ở
hoặc mở một doanh nghiệp vì kế sinh nhai. Người tiết kiệm cung ứng tiền của họ cho hệ
thống tài chính với hy vọng sẽ nhận lại khoản tiền gốc cùng với tiền lãi vào một ngày trong
tương lai. Người đi vay có nhu cầu về tiền từ hệ thống tài chính với nhận thức rằng họ phải
hoàn trả cả gốc lẫn lãi vào một ngày trong tương lai.
Hệ thống tài chính được tạo nên bởi nhiều định chế tài chính giúp kết nối người tiết kiệm với
người đi vay. Để chuẩn bị cho việc phân tích các lực lượng kinh tế chi phối hệ thống tài
chính, chúng ta xem xét những định chế quan trọng nhất. Chúng ta có thể phân loại chúng
thành hai nhóm: thị trường tài chính và trung gian tài chính. Bây giờ chúng ta lần lượt xem
xét từng nhóm.
Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là các định chế qua đó người muốn tiết kiệm có thể trực tiếp cung cấp
vốn cho người muốn vay. Hai thị trường tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế của
chúng ta là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu. Khi Intel, một đại gia trong lĩnh vực sản xuất chíp máy tính, muốn
vay tiền để xây dựng nhà máy mới, nó có thể vay trực tiếp từ công chúng. Nó làm như thế
bằng cách bán trái phiếu. Trái phiếu là chứng từ vay nợ xác định trách nhiệm của người đi
vay đối với người nắm giữ trái phiếu. Nói một cách đơn giản, trái phiếu là chứng từ xác nhận
rằng "tôi nợ anh" (IOU). Trong trái phiếu có ghi ngày người đi vay phải hoàn trả khoản nợ,
gọi là ngày đáo hạn, và lãi suất người đi vay phải trả thường kỳ cho đến khi đáo hạn. Người
mua trái phiếu đưa tiền cho Intel để đổi lấy lời hứa trả lãi thường kỳ và nhận lại số tiền cho
vay vào ngày đáo hạn (gọi là vốn gốc). Người mua trái phiếu có thể nắm giữ nó đến ngày đáo
hạn hoặc bán nó cho người khác trước khi nó đến hạn.
Có hàng triệu loại trái phiếu khác nhau được lưu hành ở Mỹ. Khi các công ty lớn, chính
quyền liên bang, bang hay địa phương cần vay nợ để tài trợ cho việc mua nhà máy mới, máy
bay chiến đấu mới hay xây dựng trường học mới, họ thường phát hành trái phiếu. Nếu xem tờ
Tạp chí phố Uôn hay mục kinh doanh trên các tờ báo địa phương, bạn thấy danh sách liệt kê
giá cả và lãi suất của những trái phiếu quan trọng nhất. Mặc dù các trái phiếu rất khác nhau,
nhưng chúng có ba đặc tính chung quan trọng nhất.
Đặc tính thứ nhất là kỳ hạn của trái phiếu - khoảng thời gian cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
Một số trái phiếu có kỳ hạn ngắn, ví dụ vài tháng, nhưng một số trái phiếu có kỳ hạn dài tới
30 năm. (Chính phủ Anh thậm chí đã từng phát hành một loại trái phiếu không bao giờ đáo
hạn, gọi là trái phiếu vĩnh viễn. Loại trái phiếu này trả lãi mãi mãi, nhưng không bao giờ hoàn
trả vốn gốc.) Lãi suất của trái phiếu một phần phụ thuộc vào kỳ hạn của nó. Trái phiếu dài
hạn thường rủi ro hơn trái phiếu ngắn hạn, vì người nắm giữ trái phiếu dài hạn phải đợi lâu
hơn mới đến ngày nhận lại vốn gốc. Nếu người nắm giữ trái phiếu dài hạn cần tiền trước ngày
đáo hạn, anh ta chỉ có cách bán trái phiếu ấy cho một người khác, có thể với mức giá thấp
hơn. Để bù lại mức rủi ro cao hơn, trái phiếu dài hạn thường có lãi suất cao hơn trái phiếu
ngắn hạn.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 12 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính 3
Đặc tính quan trọng thứ hai của trái phiếu là mức rủi ro tín dụng của nó - đó là xác suất người
đi vay không thể trả một phần lãi suất hay vốn gốc của trái phiếu đó. Hiện tượng đó được gọi
là vỡ nợ. Người đi vay có thể (và đôi khi họ vẫn làm như vậy) tuyên bố vỡ nợ đối với các
khoản tiền vay của họ bằng cách tuyên bố phá sản. Khi người mua trái phiếu nhận thấy xác
suất vỡ nợ cao, họ yêu cầu mức lãi suất cao để bù lại rủi ro. Vì chính phủ được coi là không
có rủi ro tín dụng, nên lãi suất trái phiếu chính phủ thường thấp. Trái lại, các công ty không
đáng tin cậy về mặt tài chính thường phát hành trái phiếu mạo hiểm, có lãi suất cực cao.
Người mua trái phiếu có thể đánh giá mức độ rủi ro tín dụng bằng cách tham khảo ý kiến các
tổ chức tư vấn chuyên xếp loại rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu, ví dụ công ty Standard
& Poor's.
Đặc tính thứ ba của trái phiếu liên quan đến chính sách thuế - tức cách xử lý của luật thuế đối
với lãi thu được từ trái phiếu. Vì lãi của hầu hết các trái phiếu đều bị đánh thuế, nên người sở
hữu trái phiếu thường phải trả một phần lãi dưới dạng thuế thu nhập. Trái lại, khi chính quyền
bang và địa phương phát hành trái phiếu, gọi là trái phiếu thành phố, người sở hữu trái phiếu
không phải nộp thuế thu nhập liên bang từ lãi. Vì có lợi thế về thuế như vậy, nên trái phiếu do
chính quyền bang và địa phương phát hành thường có lãi suất thấp hơn trái phiếu của các
công ty hay chính quyền liên bang.
Thị trường cổ phiếu. Một cách khác mà Intel áp dụng để có tiền xây dựng nhà máy sản xuất
thiết bị bán dẫn của mình là bán cổ phiếu trong công ty. Cổ phiếu biểu thị quyền sở hữu tài
sản của doanh nghiệp, do đó nó cũng biểu thị quyền được hưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ví dụ, nếu Intel bán 1.000.000 cổ phiếu, thì mỗi cổ phiếu biểu thị quyền sở hữu một phần
triệu tài sản của Intel.
Việc bán cổ phiếu để có tiền được gọi là tài trợ bằng cổ phần, còn việc bán trái phiếu được gọi là
tài trợ bằng nợ. Mặc dù các công ty thường sử dụng cả cách tài trợ bằng cổ phần lẫn cách tài trợ
bằng nợ để có tiền đầu tư mới, nhưng cổ phiếu và trái phiếu rất khác nhau. Người sở hữu cổ
phiếu của Intel là một trong số các chủ sở hữu của Intel, trong khi người sở hữu trái phiếu của
Intel lại là chủ nợ của nó. Nếu công việc kinh doanh của Intel rất hiệu quả, người nắm giữ cổ
phiếu (cổ đông) của nó có thu nhập cao, trong khi người nắm giữ trái phiếu chỉ nhận được lãi từ
trái phiếu của mình. Nhưng khi Intel gặp khó khăn về tài chính, thì nó có trách nhiệm trả nợ cho
người nắm giữ trái phiếu trước tiên, sau đó mới tới người nắm giữ cổ phiếu. So với trái phiếu,
cổ phiếu có rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể đem lại lợi tức cao hơn.
Sau khi một công ty phát hành cổ phiếu bằng cách bán cổ phần cho công chúng, những cổ
phiếu này được mua đi bán lại giữa những người nắm giữ cổ phiếu tại các thị trường chứng
khoán có tổ chức. Trong các giao dịch này, bản thân công ty không nhận được tiền khi cổ
phiếu của nó trao tay. Thị trường chứng khoán quan trọng nhất trong nền kinh tế Mỹ bao gồm
Thị trường chứng khoán Niu Oóc, Thị trường chứng khoán Mỹ và hệ thống NASDAQ (Hệ
thống yết giá tự động của hiệp hội các nhà buôn chứng khoán Quốc gia). Phần lớn các nước
đều có thị trường chứng khoán riêng để trao đổi cổ phiếu của các công ty trong nước.
Giá của cổ phiếu buôn bán trong thị trường chứng khoán do cung và cầu về cổ phiếu của các
công ty đó quyết định. Vì cổ phiếu biểu thị quyền sở hữu tài sản trong một công ty, nên nhu
cầu về cổ phiếu (và do đó là giá của nó) phản ánh nhận thức của dân chúng về khả năng sinh
lợi trong tương lai của công ty. Khi mọi người lạc quan về triển vọng của một công ty, họ
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 12 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính 4
muốn được sở hữu cổ phiếu của nó và đẩy giá cổ phiếu tăng lên. Ngược lại, khi mọi người
nghĩ lợi nhuận của một công ty thấp, thậm chí lỗ, giá cổ phiếu của nó giảm xuống.
Người ta dùng nhiều loại chỉ số chứng khoán để theo dõi mức giá chung của cổ phiếu. Chỉ số
chứng khoán được tính dưới dạng giá bình quân của một nhóm các cổ phiếu. Chỉ số chứng
khoán nổi tiếng nhất là Chỉ số công nghiệp bình quân Dow Jones, xuất hiện từ năm 1896.
Hiện tại chỉ số này được tính trên cơ sở giá cổ phiếu của 30 công ty lớn ở Mỹ như General
Motor, General Electric, Microsoft, Côca Côla, AT&T và IBM. Chỉ số nổi tiếng khác là Chỉ
số Standard & Poor's 500, là chỉ số được tính trên cơ sở giá cổ phiếu của 500 công ty lớn. Vì
giá cổ phiếu phản ánh mức lợi nhuận dự kiến, nên các chỉ số chứng khoán này được theo dõi
sát sao với tư cách những chỉ số về tình hình kinh tế trong tương lai.
PHẦN ĐỌC THÊM Cách đọc các bảng chứng khoán trên báo chí
Hầu hết các tờ nhật báo đều có các bản tin về tình hình mới nhất trên thị trường chứng khoán
liên quan đến cổ phiếu của nhiều công ty. Sau đây là những thông tin mà chúng thường nêu ra:
• Giá cả. Thông tin quan trọng nhất về cổ phiếu là giá cổ phiếu. Báo chí thường thông
báo nhiều loại giá cả. Giá mới nhất hay giá “đóng cửa” là giá của giao dịch cuối cùng
diễn ra trước khi thị trường chứng khoán đóng cửa vào ngày hôm trước. Nhiều tờ báo
còn ghi giá “cao” và giá “thấp” của ngày trước đó, thậm chí đôi khi cả của năm trước
đó.
• Khối lượng giao dịch. Hầu hết báo chí đều ghi số lượng cổ phiếu bán ra trong ngày giao
dịch trước, gọi là khối lượng giao dịch hàng ngày.
• Cổ tức. Các công ty thanh toán một phần lợi nhuận của họ cho cổ đông. Số tiền này được
gọi là cổ tức. Phần lợi nhuận không trả dưới dạng cổ tức được gọi là thu nhập giữ lại. Nó
thường được công ty sử dụng để đầu tư. Báo chí thường thông báo lợi tức được trả trong
năm trước cho mỗi cổ phiếu. Đôi khi họ còn thông báo tỷ lệ cổ tức, tức cổ tức tính bằng
phần trăm của giá cổ phiếu.
• Tỷ lệ giá-thu nhập. Thu nhập của một công ty, hay lợi nhuận, là số doanh thu mà nó nhận
được khi bán sản phẩm của mình trừ chi phí sản xuất do các nhân viên kế toán của công
ty tính. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu bằng tổng thu nhập của công ty chia cho số cổ phiếu
hiện có. Các công ty sử dụng một phần thu nhập của mình để trả cổ tức cho cổ đông, phần
còn lại được dùng để thực hiện các khoản đầu tư mới. Tỷ lệ giá-thu nhập, thường gọi là
P/E, bằng giá cổ phiếu của một công ty chia cho số tiền công ty đó kiếm được trong năm
trước. Theo kinh nghiệm thì tỷ lệ giá-thu nhập bằng khoảng 15. Tỷ lệ P/E cao hơn hàm ý
cổ phiếu của một công ty tương đối đắt so với thu nhập gần đây của nó; điều này có thể
cho thấy mọi người dự kiến thu nhập sẽ tăng trong tương lai, hoặc cổ phiếu của nó bị định
giá quá cao. Ngược lại, tỷ lệ P/E thấp hơn hàm ý cổ phiếu của một công ty tương đối rẻ so
với thu nhập gần đây của nó; điều này cho thấy mọi người dự kiến thu nhập sẽ giảm, hoặc
cổ phiếu của nó bị định giá quá thấp.
Tại sao hàng ngày báo chí lại công bố tất cả những thông tin trên? Nhiều người đầu tư tiền
tiết kiệm của mình vào cổ phiếu dựa vào những con số này khi quyết định mua hay bán cổ
phiếu. Tuy nhiên, cũng có một số cổ đông tuân thủ chiến lược mua và nắm giữ: họ mua cổ
phiếu của các công ty quản lý tốt, giữ nó trong một thời gian dài và không phản ứng lại
những biến động hàng ngày được thông tin trên báo chí.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 12 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính 5
Trung gian tài chính
Trung gian tài chính là các định chế tài chính mà nhờ đó người tiết kiệm có thể gián tiếp
cung cấp vốn của họ cho người đi vay. Thuật ngữ trung gian (hay môi giới - ND) phản
ánh vai trò của những định chế này trong việc đứng giữa người tiết kiệm và người đi vay.
Bây giờ chúng ta nghiên cứu hai loại trung gian tài chính quan trọng nhất: ngân hàng và
quĩ tương hỗ.
Ngân hàng. Nếu chủ một cửa hàng tạp hóa muốn có tiền để mở rộng kinh doanh, chắc chắn
anh ta không thể làm như Intel. Anh ta khó lòng tăng vốn kinh doanh thông qua thị trường
trái phiếu hay cổ phiếu. Mọi người chỉ muốn mua chứng khoán của các công ty lớn, có tên
tuổi. Vì vậy, người chủ cửa hàng tạp hóa mở rộng kinh doanh bằng cách đi vay từ một ngân
hàng địa phương.
Ngân hàng là loại trung gian tài chính quen thuộc nhất đối với mọi người. Nghiệp vụ cơ
bản nhất của ngân hàng là nhận tiền gửi của người tiết kiệm và cho vay lại số tiền đó. Ngân
hàng trả lãi cho người gửi tiền và tính lãi cao hơn một chút đối với khách hàng vay tiền. Số
tiền chênh lệch giữa hai mức lãi suất cho phép bù đắp chi phí của hoạt động ngân hàng và
đem lại cho chủ ngân hàng một khoản lợi nhuận.
Bên cạnh chức năng là trung gian tài chính, ngân hàng còn có vai trò quan trọng khác nữa: nó
làm cho hoạt động mua, bán trở nên thuận tiện hơn bằng cách cho phép mọi người viết séc
vào các khoản tiền gửi trong ngân hàng. Nói cách khác, ngân hàng góp phần tạo ra một loại
tài sản đặc biệt cho phép mọi người sử dụng như một phương tiện trao đổi. Phương tiện trao
đổi là một thứ cho phép mọi người thực hiện các giao dịch. Vai trò cung cấp phương tiện trao
đổi là điểm quan trọng làm cho ngân hàng phân biệt với các trung gian tài chính khác. Giống
như tiền gửi, cổ phiếu và trái phiếu là phương tiện để cất giữ giá trị của khối lượng của cải
mà người người tích luỹ được trong quá khứ, nhưng việc sử dụng các tài sản ấy không dễ, rẻ
và nhanh như viết séc. Bây giờ chúng ta tạm thời bỏ qua vai trò thứ hai của ngân hàng và sẽ
quay trở lại với nó trong chương 27, khi bàn về hệ thống tiền tệ.
Quĩ tương hỗ. Một loại hình trung gian tài chính ngày càng có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế Mỹ là quĩ tương hỗ. Quĩ tương hỗ là định chế phát hành cổ phiếu ra công chúng rồi
dùng số tiền thu được để mua một kết hợp - gọi là cơ cấu đầu tư (portfolio) - gồm nhiều loại
trái phiếu, cổ phiếu hoặc cả trái phiếu và cổ phiếu. Cổ đông của quĩ tương hỗ chấp nhận mọi
rủi ro và lợi tức gắn với cơ cấu đầu tư đó. Nếu giá trị của cơ cấu đầu tư tăng, cổ đông sẽ được
lợi. Nếu giá trị của cơ cấu đầu tư giảm, cổ đông sẽ bị thiệt.
Lợi thế trước hết của các quĩ tương hỗ là chúng cho phép mọi người đa dạng hóa cơ cấu đầu
tư với số tiền ít ỏi. Những người mua cổ phiếu và trái phiếu thường được khuyên là nên chú ý
đến câu ngạn ngữ là: Đừng bỏ toàn bộ trứng của bạn vào cùng một giỏ. Vì giá trị của bất kỳ
cổ phiếu hay trái phiếu nào cũng gắn liền với vận mệnh của một công ty, nên việc giữ một
loại cổ phiếu hay trái phiếu duy nhất hết sức mạo hiểm. Ngược lại, nếu giữ cơ cấu đầu tư gồm
nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu, người ta sẽ gặp ít rủi ro hơn vì họ nắm một phần nhỏ tài sản
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 12 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính 6
của mỗi công ty. Các quĩ tương hỗ cho phép thực hiện việc đa dạng hóa này một cách dễ
dàng. Chỉ với vài trăm đô la, một người có thể mua cổ phiếu của quĩ tương hỗ và gián tiếp trở
thành người tham gia sở hữu hay chủ nợ của hàng trăm công ty lớn. Để được hưởng dịch vụ
này, mỗi năm cổ đông phải trả cho công ty kinh doanh quĩ tương hỗ một khoản lệ phí bằng
khoảng từ 0,5% đến 2% giá trị tài sản.
Lợi thế thứ hai mà các công ty kinh doanh quĩ tương hỗ thường quả quyết là quĩ tương hỗ tạo
điều kiện cho những người bình dân sử dụng chuyên môn của các nhà quản lý tiền tệ chuyên
nghiệp. Các nhà quản lý của hầu hết quĩ tương hỗ theo dõi sát sao diễn biến và triển vọng của
các công ty mà họ mua cổ phiếu. Họ mua cổ phiếu của các công ty được đánh giá là có lợi
nhuận trong tương lai và bán cổ phiếu của các công ty có triển vọng ít sáng sủa hơn. Người ta
lập luận rằng cách quản lý chuyên nghiệp này làm tăng lợi tức mà những người đầu tư vào
quĩ tương hỗ nhận được từ các khoản tiền tiết kiệm của mình.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế tài chính thường nghi ngờ luận điểm thứ hai này. Với hàng ngàn
nhà quản lý tiền tệ theo dõi chặt chẽ triển vọng của mỗi công ty, giá cổ phiếu của một công ty
thường phản ánh đúng giá trị thực của nó. Kết quả là, thật khó có thể "đánh bại thị trường"
bằng cách mua cổ phiếu tốt và bán cổ phiếu tồi. Trong thực tế, các quĩ tương hỗ được gọi là
quỹ chỉ số mua tất cả các cổ phiếu trong một loại chỉ số chứng khoán nhất định đạt được kết
quả cao hơn một chút so với các quĩ tương hỗ khai thác lợi thế từ việc quản lý chủ động của
các nhà quản lý tiền tệ chuyên nghiệp. Cách lý giải cho tính ưu việt của quỹ chỉ số là chúng
có chi phí thấp do mua, bán rất ít và không phải trả tiền lương cho các nhà quản lý tiền tệ
chuyên nghiệp.
Tóm tắt
Có rất nhiều định chế tài chính trong nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh thị trường trái phiếu, thị
trường cổ phiếu, ngân hàng và quĩ tương hỗ, còn có quỹ hưu trí, hiệp hội tín dụng, công ty
bảo hiểm, thậm chí cả những kẻ vay tiền lừa đảo ở địa phương. Các định chế này khác nhau
về nhiều mặt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu vai trò vĩ mô của hệ thống tài chính, chúng ta cần
chú ý tới sự giống nhau của chúng, chứ không phải tìm kiếm sự khác biệt giữa chúng. Tất cả
các định chế đều có chung một mục đích - chuyển nguồn lực từ người tiết kiệm tới người đi
vay.
Kiểm tra nhanh: Cổ phiếu là gì? Trái phiếu là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Chúng
giống nhau ở những điểm nào