Dial tone là tín hiệu hình sin có tần số: f= 425 ± 25Hz. Có tác
dụng báo cho thuê bao biết tổng đài sẳn sàng nhận số quay. Thuê
bao sẻ nghe được âm hiệu này khi nhấc máy, với các điều kiện
các đường trung kế không bận.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý nhận dạng thuê bao tương tự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7
NGUYÊN LÝ NHẬN DẠNG THUÊ BAO TƯƠNG TỰ
Các âm hiệu (tone) là các sóng âm thanh mà tổng đài gửi đến
các thuê bao nhằm phản hồi, thông báo,… gồm các âm hiệu sau:
I. ÂM HIỆU MỜI QUAY SỐ (Dial tone)
Dial tone là tín hiệu hình sin có tần số: f= 425 ± 25Hz. Có tác
dụng báo cho thuê bao biết tổng đài sẳn sàng nhận số quay. Thuê
bao sẻ nghe được âm hiệu này khi nhấc máy, với các điều kiện
các đường trung kế không bận.
SƠ ĐỒ
.
II ÂM BÁO BẬN (Busy tone)
Âm hiệu này được tổng đài gởi đến cho thuê bao gọi biết
thuê bao bị gọi bận hay trung kế đang bận, hoặc hết thời gian
quay số,…
Busy tone là tín hiệu hình sin có tần số f= 425 ± 25Hz, ngắt
nhịp 0.5s có 0.5s không.
SƠ ĐỒ
III. ÂM HIỆU HỒI ÂM CHUÔNG (Ringback tone)
Âm hiệu này được tổng đài cấp cho thuê bao biết: thuê bao
đối phương rảnh hay đang đổ chuông. Ringback tone có tần số f=
425 ± 25Hz, hình sin, nhưng có xung nhịp là 4s có 4s không.
SƠ ĐỒ
IV. DÒNG CẤP CHUÔNG
Nếu thuê bao bị gọi rảnh, tổng đài sẻ cung cấp dòng chuông
để rung chuông cho thuê bao bị gọi. dòng chuông là dòng điện
AC hình sin có tần số f=25Hz, có điện áp từ 75 ÷ 110V, nhịp chu
kì là 4s có 4s không.
Tín hiệu chuông sẻ được cung cấp đồng thời với âm hiệu hồi
âm chuông và có cùng xung nhịp.
Ngoài các âm hiệu kể trên, trong tổng đài còn sử dụng một số
thông báo tiếng nói được ghi sẳn như trong tổng đài nội bộ khi có
thuê bao bên ngoài gọi vào…
V. TÍN HIỆU CHUÔNG
Tín hiệu này dùng để rung chuông cho thuê bao bị gọi( nếu
rỗi). đó là dòng điện AC hình sin có tần số: f = 20-> 25Hz, điện
áp vào từ 75-> 110V.
SƠ ĐỒ
VI. TÍN HIỆU QUAY SỐ
Có hai cách quay số:bằng xung hay bằng nhấn số.
1. Quay số bằng xung
Các số quay của thuê bao được truyền đến tổng đài bằng cách
ngắt dòng đường dây theo tỉ số thời gian quy định tạo thành chuổi
xung số. số quay là số xung trên đường dây nên phương pháp này
gọi là phương pháp quay số bằng xung thập phân.
2. Quay số bằng tín hiệu đa tần DTMF (Dual tone Multi
Frequency)
Khi sử dụng DTMF để quay số, các số được chọn bởi các ma
trận các nút bấm. mỗi nút tương ứng với một số hoặc một kí tự
được biểu diển với một cặp tần số, được phát ra khi nhấn số. một
cặp tần số xuất hiện tối thiểu là 40ms, thời gian tối thiểu giữa hai
số là 60ms.
SƠ ĐÔF
VII. SƠ ĐỒ MẠCH CHI TIẾT GIAO TIẾP THOẠI
1. Sơ đồ mạch chi tiết:
2. Nhiêm vụ - chức năng linh kiện
- C3, DZ1,R9, R4, Q1: tạo thành mạch ổn định dòng cung cấp
cho thuê bao.
- C5: bypass tín hiệu thoại, ngăn DC.
- R12: hạn chế dòng chuông cung cấp cho thuê bao.
-R14, D4, D5, Q2: điều khiển relay khi cấp chuông.
- Led1,R17: nhận biết trạng thái CPU có điều khiển chuông
cấp cho thuê bao hay không.
- C1, R1 tạo thành mạch lọc thông thấp, đồng thời lấy tín hiệu
hồi tiếp âm về ngõ vào chống hiện tượng tự kích khi mạch hoạt
động.
- R5, R6, VR tạo thành cầu cân bằng áp, để triệt tiêu sợ hồi
tiếp vòng từ ngõ thu về ngõ phát.
- D4 có chức năng bảo vệ transistor Q2 tránh quá áp khi relay
đóng ngắt.
- C7, DZ6, R16, Opto, R17:cảm biến trạng thái thuê bao nhấc
máy hay gác máy để cung cấp cho CPU.
-LM324:dùng để đếm, có tác dụng tăng sự biến động của
mạch phía trước khi CPU kéo dòng lớn.
3. Nguyên lý hoạt động
Khi thuê bao gác máy: Tổng trở vòng của thuê bao rất lớn (
>20KΩ), nên xem như không có dòng chảy qua thuê bao →led
của opto tắt →TST của opto không dẩn → cảm biến HSO ở mức
1, báo cho CPU biết tình trạng của thuê bao đang gác máy.
Khi thuê bao đang nhấc máy để gọi: tổng trở mạch vòng của
thuê bao giảm xuống còn khoảng 150Ω ÷ 1500Ω. Lúc này nguồn
dòng của tổng đài (từ TST Q1) sẻ qua mạch thuê bao đến mạch
cảm biến, led của opto sáng → TST của opto dẩn bảo hòa nên
cảm biến HSO xuông 0 → báo cho CPU biết thuê bao nhấc máy.
4. Khi thuê bao quay số:
Quay số dạng xung: thuê bao sẻ phát đi các xung tương ứng
với số nhận được. khi một xung bắt đầu được phát đi, mạch vòng
thuê bao sẻ hở (do hoạt động của máy điện thoại), không có dòng
chảy qua mạch cảm biến nên led của opto tắt → HSO = 1. khi kết
thúc một xung mạch vòng thuê bao sẻ kín → có dòng chảy qua
mạch cảm biến → HSO = 0. quá trình cứ thế tiếp tục. khi việc
quay số kết thúc thì thuê bao ở trạng thái nhấc máy bình thường.
như vậy dựa vào trạng thái xung trên HSO( nhịp theo trạng thái
đảo của xung quay số) CPU sẻ nhận biết được số quay và ghi vào
bộ nhớ để xử lý.
Quay số dạng tone: khi thuê bao nhấn số mạch phát tín hiệu
sẻ đồng thời sinh ra và phát đi tổ hợp hai sóng hình sin âm tần
(DTMF) ứng với số đó. số này sẻ được phát ra ở ngõ
TRANSMIT, được CPU nhận và giải mã ra số quay thông qua IC
nhận DTMF 8870.
khi thuê bao gác máy mà có thuê bao khác gọi đến muốn
thông thoại thì CPU sẻ xuất ngõ RL lên mức 1 (VRL = 3.5V) sẻ
phân cực cho Q2 dẩn và relay được cấp nguồn hoạt động.
khóa K2 được chuyển từ vị trí 4, tín hiệu chuông sẻ cấp cho
mạch chuông của máy điện thoại thuê bao (chú ý là lúc này mạch
thuê bao trong máy điện thoại được tách ra khỏi mạch chuông).
Do trở kháng của mạch chuông khá lớn, nên dòng chuông không
đủ cung cấp cho led opto sáng để opto dẩn. cảm biến HSO vẩn ở
mức logic 1 và CPU nhận biết trạng này.
Khi chuông đang đổ mà thuê bao nhấc máy, do tổng trở vòng
của thuê bao rất nhỏ hơn mạch chuông nên toàn bộ dòng chuông
sẻ đổ qua mạch thuê bao. tụ C8 sẻ lọc một phần điện áp của
nguồn chuông sao cho khoảng thời gian DZ6 nén điện áp này
tương đối nhỏ để kích cho led opto sáng → opto dẩn bảo hòa →
cảm biến HSO xuống mức 0, đồng thời diode D4 dẩn → Q2 tắt,
khóa K2 bật về phía 4, nguồn dòng Q1 sẻ tiếp tục cấp dòng cho
mạch cảm biến hoạt động.
Quá trình đàm thoại : khi hai thuê bao đã thông thoại với
nhau, tín hiệu thoại phát ra từ thue bao sẻ bypass qua tụ C5, qua
mạch hybrid để phát đi hoạc thu về.
Các âm hiệu sẻ nhận qua mạch hybrid và đến thuê bao.