Nguyên lý thủy văn

Nước là một tài nguyên thiên nhiên quý giá và được đánh giá như những tài nguyên thiên nhiên khác: như vàng, như ủu khí, như sắt,. và thậm chí nó còn được đánh giá quý hơn các tài nguyên thiên nhiên khác, đặc biệt đối với vùng khô hạn như Châu Phi, Trung Đông. Chính vì vậy Liên hợp quốc đã lấy ngày 22 tháng 3 hàng năm làm ngày Tài nguyên nước thế giới. Dầu khí, vàng là tài nguyên thiên nhiên quý giá được mọi người thừa nhận nhưng không có ngày vàng thế giới, dầu khí thế giới.

pdf374 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên lý thủy văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học tự nhiên Nguyên lý thủy văn R.C. ward and M. Robinson Người dịch: Nguyễn Văn Tuần Nguyễn Đức Hạnh 7 Mục lục Trang Lời mở đầu Mục lục Chương 1 Giới thiệu 5 1.1. Giới thiệu chung về nước 5 1.2. Sự thay đổi tự nhiên của thuỷ văn 7 1.3. Chu trình và hệ thống thuỷ văn 9 1.4. Các quá trình tự nhiên trong thuỷ văn 11 Chương 2 Giáng thuỷ 17 2.1. Mở đầu và các khái niệm 17 2.2. Những cơ chế hình thành giáng thuỷ 20 2.3. Phân bố không gian chung của giáng thuỷ 23 2.4. Đo đạc giáng thuỷ 25 2.5. Những biến đổi theo thời gian của số liệu giáng thuỷ 36 2.6. Phân tích số liệu giáng thuỷ 42 2.7. Những khía cạnh thuỷ văn học về tuyết 52 2.8. Những tác động của con người tới phân bố của giáng thuỷ 57 Chương 3 Sự giữ nước trên lưu vực 61 3.1. Giới thiệu và định nghĩa 61 3.2. Sự chặn nước và cân bằng nước 61 3.3. Đo đạc sự giữ nước 66 3.4. Những nhân tố tác động đến tổn thất do chặn nước của thảm thực vật 70 3.5. Những tổn thất do chặn nước của các loại thảm thực vật khác nhau 72 3.6. Mô hình hóa sự chặn nước 77 3.7. Sự chặn tuyết 83 3.8. Sự lắng đọng nước của mây 85 Chương 4 Bốc hơi 87 4.1. Khái niệm về bốc hơi 87 4.2. Quá trình bốc hơi 88 4.3. Ước tính bốc hơi 93 4.4. Bốc hơi từ các bề mặt khác nhau 97 4.5. Thành phần bốc hơi từ lớp phủ thực vật 108 4.6. Mô hình hóa bốc hơi 114 4.7. Sự phát triển hiểu biết của quá trình bốc hơi 122 8 Chương 5 Nước ngầm 127 5.1. Giới thiệu và các định nghĩa 127 5.2. Cơ sở địa lý 129 5.3. Các tầng ngậm nước có áp và không áp 130 5.4. Trữ lượng nước ngầm 132 5.5. Sự chuyển động của nước ngầm 141 5.6. Nước ngầm trong các đá uốn nếp và đứt gãy 160 Chương 6 Nước trong đất 166 6.1. Giới thiệu 166 6.2. Những đặc tính vật lý của các loại đất ảnh hưởng đến nước trong đất 166 6.3. Lượng trữ của nước trong đất 168 6.4. Sự di chuyển của nước trong đất 181 6.5. Hoạt động của nước trong đất dưới các điều kiện trong cánh đồng 197 Chương 7 Dòng chảy mặt 210 7.1. Giới thiệu chung 210 7.2. Dòng chảy nhanh và dòng chảy ngưng trệ 211 7.3. Các nguồn và các thành phần của dòng chảy 212 7.4. Những sự biến đổi sự kiện cơ bản 216 7.5. Những sự biến đổi dòng chảy hàng ngày 233 7.6. Sự biến đổi dài hạn của dòng chảy và tính biến thiên dòng chảy 236 7.7. Dòng chảy cực hạn 240 7.8. Dòng chảy từ những vùng có tuyết phủ 250 Chương 8 Chất lượng nước 256 8.1. Giới thiệu và những định nghĩa 256 8.2. Các quá trình quy định thành phần hoá học của nước 261 8.3. Các chất hoà tan khí quyển 264 8.4. Sự ngăn giữ và sự bốc hơi 271 8.5. Nước trong đất và nước ngầm 272 8.6. Dòng chảy mặt 286 8.7. Kết luận 297 Chương 9 Lưu vực thu nước và thuỷ văn toàn cầu 299 9.1. Giới thiệu chung 299 9.2. Mô hình bồn thu nước 302 9.3. Nghiên cứu cân bằng nước và lưu vực được lựa chọn 310 9.4. Bên ngoài giới hạn lưu vực: Thuỷ văn toàn cầu 319 Tài liệu tham khảo 328 9 Lời người dịch Nước là một tài nguyên thiên nhiên quý giá và được đánh giá như những tài nguyên thiên nhiên khác: như vàng, như ủu khí, như sắt,.. và thậm chí nó còn được đánh giá quý hơn các tài nguyên thiên nhiên khác, đặc biệt đối với vùng khô hạn như Châu Phi, Trung Đông. Chính vì vậy Liên hợp quốc đã lấy ngày 22 tháng 3 hàng năm làm ngày Tài nguyên nước thế giới. Dầu khí, vàng là tài nguyên thiên nhiên quý giá được mọi người thừa nhận nhưng không có ngày vàng thế giới, dầu khí thế giới. Chính vì vậy việc nghiên cứu các quy luật cơ bản của tài nguyên nước, đánh giá tài nguyên nước và đề ra phương thức sử dụng bền vững tài nguyên nước là một vấn đề hết sức quan trọng. Quyển Nguyên lý thủy văn của R.C. Ward và M. Robinson ở quốc gia Đan Mạch do nhà xuất bản MC Graw-Hill Publishing Company xuất bản năm 2000 sẽ cung cấp các kiến thức rất hiện đại của phương tây để nghiên cứu các quy luật cơ bản của tài nguyên nước. Các kiến thức cơ bản và mới của quyển Nguyên lý thủy văn phương tây này sẽ làm sáng tỏ xu thế mới trong bước đầu nghiên cứu thủy văn. Chúng ta đã nhiều năm dạy môn Thủy văn đại cương. Các kiến thức của quyển Nguyên lý thủy văn sẽ giúp sẽ giúp chúng ta các ý tưởng đổi mới nội dung đào tạo ở trường Khoa học tự nhiên cũng như ở Việt Nam. Vì lý do đó, chúng tôi – những người dịch cảm thấy hết sức cần thiết dịch quyển sách này nhằm phục vụ cho các thầy cô và sinh viên ngành thủy văn cũng như sinh viên khoa học trái đất. Quyển sách này có 9 chương. Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Mưa Chương 3: Sự giữ nước trên lưu vực khi mưa Chương 4: Bốc hơi Chương 5: Dòng chảy ngầm Chương 6: Nước trong đất Chương 7: Dòng chảy mặt Chương 8: Chất lượng nước Chương 9: Thủy văn lưu vực và thủy văn toàn cầu Để hoàn thành dịch 9 chương của Nguyên lý thủy văn này đã có sự phân công dịch như sau: PGS. TS Nguyễn Văn Tuần dịch các chương 1; chương 2; chương 3; chương 4; chương 9. NCS Nguyễn Đức Hạnh dịch các chương 5, chương 6, chương 7 và chương 8. Do thời gian hạn chế và kiến thức có chỗ để chuyển tải sang ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp khó khăn. Do đó chúng tôi – những người dịch mong quý đọc giả góp ý kiến cho chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn. Người dịch 10 Lời nói đầu Trái đất, một hành tinh xanh, nơi có ba phần tư bề mặt được bao phủ bởi nước và là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có nước tồn tại với số lượng lớn. Một số hành tinh khác cũng có chứa nước nhưng chúng đã không được sử dụng. Vào tháng 3 năm 1998, tầu thăm dò không người lái của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), Lunar Prospector, đã đã thu thập được bằng chứng rằng có khoảng 300 triệu tấn nước trên bề mặt của Mặt Trăng. Mặc dù chúng tồn tại ở dạng băng nhưng có lẽ chúng sẽ có ý nghĩa đối với các nhà thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai, lượng nước này chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng lượng nước trên trái đất (khoảng 138x109 triệu tấn) và nó chỉ duy trì được dòng chảy bình quân của sông Lune ở tây bắc nước Anh trong khoảng 100 ngày. Bởi vì trái đất của chúng ta chủ yếu là nước nên không có gì là đỏng ngạc nhiên khi những nghiên cứu về thuỷ văn học được phát triển cả trong thực nghiệm và lỹ thuyết. Những hiểu biết sơ khai về nước được phát triển độc lập bởi những người địa phương để cố gắng quan lí và điều khiển nó. Mặc dù nước tồn tại rất phong phú trên trái đất nhưng lại phân bố không đều theo không gian và thời gian. Hoàn lưu nước mà có sự liên hệ mật thiết với các vòng tuần hoàn của khí quyển và đại dương là một thành phần quan trọng trong cỗ máy năng lượng trái đất. Động lực hiện tại cho sự phát triển của thuỷ văn học thực sự đến từ sự quan tâm ngày càng tăng về những biến đổi của thời tiết và sự thay đổi của khí hậu cũng như sự liên đới với hoàn lưu nước toàn cầu. Nguồn nước rất cần thiết cho cuộc sống nhưng những sự biến đổi bất thường của nó mang đến các đợt thiên tai như là lũ lụt và hạn hán. Do đó việc quản lý và chỉnh trị nguồn nước đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, thậm trí nó được xem là một vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Trong tương lai, khi dân số thế giới tiếp tục tăng, những áp lực về việc cung cấp và sử dụng nguồn nước cũng sẽ tăng, và trong hơn nửa thế kỷ tới những khu vực không được cung cấp đủ nước sẽ ngày càng tăng trên thế giới. Vì vậy sự nghiên cứu về thuỷ văn học trở nên quan trọng hơn so với trong quá khứ và chắc chắn rằng trong lần tái bản này sự nghiên cứu về hoat động của các quá trình thuỷ văn là đã được cập nhật và cải tiến rất chi tiết hơn rất nhiều so với phiên bản đầu tiên cách đây 30 năm. Các quá trình thuỷ văn, và sự nghiên cứu hoạt động của chúng được thảo luận chính trong cuốn sách này. Mặc dù ấn bản mới này chưa có những thay đổi đáng kể về mặt cấu trúc, với nhiều chương dành để trình bày các thành phần chính cấu thành nên chu trình thuỷ văn, các vấn đề trọng tâm đã được cập nhật đầy đủ và được biên tập lại chi tiết hơn. Thêm vào đó, với các yêu cầu chung, một chương kết luận của “Lưu vực cấp nước và vùng kế tiếp” đã được thêm vào để bổ xung cùng các ý tưởng mà đã được 11 phát triển xuyên suốt cuốn sách. ở cuối mỗi chương đều có các câu hỏi và bài tập cho sinh viên có thể ôn tập lai. Vì trong các ấn bản trước đây chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều sách xuất bản trước đó, cũng như các báo cáo trong một số cuộc hội thảo trước đây, vì vậy cuốn sách này rất tốt cho những người đọc muốn tìm hiểu về từng chủ đề cụ thể một cách chi tiết hơn. Tuy nhiên, chắc chắn rằng sự tổng hợp, chọn lựa các công trình nghiên cứu của chúng tôi mang tính cá nhân và trong một số vấn đề cụ thể chỉ là một phần nhỏ các báo cáo và các tạp chí có liên quan. Nhưng ngày nay chúng ta có thể thu thập được một số tài liệu khác thông qua đĩa CD hoăc Internet. Khi ấn bản đầu tiên được phát hành thì người ta cho rằng nhiều người đọc có thể tìm thêm nguồn thông tin từ báo điện tử và các tạp chí trực tuyến. Chúng tôi gửi lời cám ơn chân thành tới những người bạn, đồng nghiệp trên thế giới đã góp ý cho chúng tôi trong suốt những năm qua về những khiếm khuyết từ những ấn bản đầu tiên và góp ý những cách thức để chúng tôi cải tiến trong ấn bản lần thứ tư này. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đẫ đọc bản thảo bằng tay, đặc biệt là Ian Calder, Duncan Faulkner, Jonh Gash, Martin Hendriks, Duncan Reed và Jonh Roberts, là những người đã có những phê bình cụ thể để làm tăng chất lượng của làn tái bản này. Tất nhiên quấn sách này không thể tránh khỏi những thiếu sót và chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm. Roy Ward và Mark Robinson 12 Chương 1 Giới thiệu 1.1. Giới thiệu chung về nước Thuỷ văn học là môn khoa học nghiên cứu về nước trên trái đất, về sự xuất hiện, phân bố và hoàn lưu của nó, các đặc tính hoá học cũng như vật lý của nước và tương tác của nó với môi trường. Quyển sách này tập trung vào các nguyên lý thuỷ văn mà phần lớn là thuỷ văn vật lý và có lúc được hiểu như là thuỷ văn môi trường. Trong quyển sách này tài nguyên nước được xem như các tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khí hậu và như một phần tử của tự nhiên được nghiên cứu và hiểu một cách cơ bản nhất theo tính chất vật lý và thành phần hóa học. Nước, chủ đề chính của thuỷ văn học thường phân bố không đều và không đồng nhất theo thời gian và không gian. Nó được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong hệ sinh học của trái đất và nó đảm bảo cho sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, nước trong tự nhiên tồn tại ở dạng chất lỏng vô cơ và chỉ là hợp phần hoá học tồn tại dưới dạng rắn, lỏng và khí. Sự phân bố của nó trên trái đất là hoàn toàn phân bố không đều nhau theo không gian và thời gian. Nước đóng vai trò cơ bản trong phân bố của các chất hoá học thông qua vai trò chính của trong các phản ứng hoá học, sự vận chuyển các các chất hoá học hoà tan và sự xói mòn cũng như lắng đọng của bùn cát. Hơi nước là một khí nhà kính cơ bản của tầng khí quyển bao quanh trái đất, nó chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với khí CO2 và đóng vai trò quan trong thứ hai trong các khí nhà kính (Trenberth, 1992). Khoảng 97% (phụ thuộc vào phương pháp tính toán) lượng nước tồn tại dưới dạng nước mặn ở trong các biển và đại dương. Chỉ có khoảng 3% tồn tại dưới dạng nước ngọt và hơn một nửa lượng nước ngọt này lại ở dạng tảng băng hoặc sông băng và một phần được lưu giữ dưới dạng nước ngầm. Thực sự thì chỉ có khoảng 0.3% lượng nước ngọt này di chuyển, thường xuyên phân bố dưới dạng mưa, bốc hơi và ở các dòng sông. Các giá trị ước tính của trữ lượng và lưu lượng nước toàn cầu được trinh bày trong bảng 1.1. Những ước lượng này phải được xử lý cẩn thận bởi vì những khó khăn trong việc đo đạc và xác định chính xác dung lượng ở một tỉ lệ lớn. Ví dụ như thể tích của nước trong các đại đương và các khối băng phụ thuộc vào đáy biển và hình thế của các khối băng, gần đây đây mới được xác định với một độ chính xác hợp lý. Lượng nước ngầm ở dưới sâu rất khó tiếp cận và đánh giá một cách chính xác, các đánh giá được kiểm tra định kỳ thường xác định vượt quá trữ lượng thực (như trường hợp các mỏ dầu). Thể tích nước ngầm ở vị trí nông hơn thì dễ tiếp cận và dễ đánh giá hơn, mặc dù tỷ lệ nước không mặt sử dụng được vẫn khó xác định cụ thể. Lượng hơi nước trong khí quyển thường được đo bằng bóng thám không được thả ra hàng ngày khoảng 1500 vị trí khác nhau trên trái đất hoặc bằng máy đo quang phổ kế được gắn trong các vệ tinh thời tiết. Nhưng do sự có mặt của các đám mây nên máy đo quang phổ kế IR rất khó thể hiện được các lớp không khí gần bề mặt trái đất nhất nơi tồn tại nhiều hơi nước nhất (Boucher, 1997). Bảng 1.1 Phân bố của nước trên trái đất Địa phương Tổng lượng nước Tỷ số % 13 m3 Đại dương Nước mặt Băng và sông băng Hồ nước ngọt Hồ nước mặn, biển nội địa Sông suối Tổng nước mặt Nước sát mặt Độ ẩm đất Dòng chảy ngầm 2 1  dặm Dòng chảy ngầm 2 1  dặm Tổng dòng chảy sát mặt Nước trong không khí 317.000.000 7.300.000 30.000 25.000 300 7.355.300 6.000 1.000.000 1.000.000 2.006.000 3.100 97.13 2.24 0.009 0.008 0.0001 2.26 0.0018 0.31 0.31 0.6218 0.0001 Tổng 326.000.000 100.00 Do đó có thể hiểu được rằng có một phạm vi rộng của những đánh giá về trữ lượng nước trên trái đất, phụ thuộc vào nguồn dữ liệu sử dụng và các giả thiết. Mười đánh giá được đưa ra bởi Speidel và Agnew (1988) đã thay đổi đáng kể trữ lượng nước trong các lưu vực đại dương (từ 1320 x 106 km3 đến 1370 x 106 km3), lượng hơi nước trong khí quyển (khoảng 10 500 – 14 000 km3), nước được chứa trong các tảng băng và sông băng là (16.5 – 29.2 x 106 km3) và lượng nước ngầm là khoảng (7 – 330 x 106 km3). Những sự biến thiên tương tự được trình bày trong các tài liệu giá trị khác của dữ liệu thuỷ văn toàn cầu bởi Shiklomanov (1993, 1997). Trong quá khứ các nhà thuỷ văn học chỉ tập trung vào một lượng nước ngọt tương đối nhỏ ở trong sông, ao hồ, nước ngầm gần bề mặt, nước trên thảm thực vật và nước trong khí quyển. Tuy nhiên ngày càng tăng sự nhận thức về tầm quan trọng của nước ở các đại dương tới cán cân năng lượng và nước toàn cầu, và nhiều biến động quy mô lớn của hệ thống thuỷ văn trên diện rộng có thể là kết quả từ sự thay đổi của nhiệt độ mặt biển, như hiện tượng El-nino, hoặc các biến động của hoàn lưu nhiệt- muối trên đại dương điều này có thể xảy ra do băng tan nhanh ở hai cực Bắc và Nam bán cầu. Điều đáng quan tâm là lượng nước ngọt ít ỏi phân bố không đều theo cả không gian và thời gian. Các vùng đất ngập nước và thảo nguyên, rừng cây và rừng ngập nước, vùng tuyết bao phủ và vùng sa mạc có các cơ chế khác nhau về giáng 14 thuỷ, sự bốc hơi và dòng chảy. Mỗi vùng này đang đòi hỏi sự hiểu biết khác nhau đối với các nhà thuỷ văn học, các nhà quy hoạch và các kỹ sư. Mỗi vùng tài nguyên nước đem tới các lợi ích khác nhau và nó quyết định cuộc sống cũng như nghề nghiệp giữa thế giới phát triển và đang phát triển. 1.2. bản chất thay đổi của thuỷ văn Mặc dù thuỷ văn liên quan tới nghiên cứu về nước, đặc biệt là khí quyển và nước ngọt trên bề mặt trái đất, tầm quan trọng của thủy văn thay đổi liên tục trong các giai đoạn và có các quan điểm khác nhau của nhà nghiên cứu này với nhà nghiên cứu khác. Một số nhà thủy văn đã phân biệt được những thay đổi đáng kể trong quá khứ từ kỷ nguyên (eras) của thuỷ văn cho đến quá trình phát triển sau này. Ví dụ từ thủy văn đại cương , thông qua công trình đến thủy văn nguồn nước (trích trong Jiaqi, 1987; Kudzewics). Một số khác chỉ ra nguồn gốc của thuỷ văn từ những vị trí đặc biệt như Hy Lạp, Ai Cập, Scandilavơ hoặc Nam Mỹ. Lấy Ai cập làm một ví dụ khi sông Nile bị ngập lụt đã tạo nên một lưu vực tốt, trù phú, cho sự phát triển nông nghiệp trong hơn 5000 năm qua. Những di tích còn lại là một con đập cổ được xây dựng từ năm 2950 đến năm 2750 trước công nguyên, có thể tìm thấy ngay cạnh thủ đô Cairo. Hơn thế nữa, các hệ thống đồng.... có niên đại từ trước khi phát hiện ra thế giới mới, được tìm thấy ở đông bằng Columbia, việc xây dựng đòi hỏi phải nỗ lực thực hiện ở quy mô lớn và một tổ chức xã hội cao để khống chế lũ theo mùa (Parsons and Bowen, 1966). Trong thực tế nguồn nước là rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, phân bố và sự phong phú của nguồn nước liên quan tới sự phát triển xã hội con người có nghĩa là với sự phát triển của nguồn nước đã thúc đẩy sự hiểu biết thực tế về nguồn gốc và sự hình thành của chúng. Từ những khám phá của các nhà khảo cổ và những chứng cớ gần đây nhấn mạnh tới tầm quan trọng theo vị trí của nguồn cung cấp nước trong đời sống người cổ đại, đặc biệt là người Ai cập cổ đại và người La Mã. Từ thời trung cổ cho đến tận bây giờ quá trình nghiên cứu để giải thích sự hình thành sông ngòi, dòng suối, các dòng thác và sự xuất hiện và di chuyển của nước ngầm vẫn luôn được tiếp tục. Tuy nhiên tiên đề lý thuyết chủ yếu dựa trên sự suy đoán hoặc thần thoại, hoặc chiến tranh tôn giáo, rất ít dựa trên việc đo đạc cụ thể của các yếu tố thuỷ văn có liên quan. Nhưng trong đó có một vài ý tưởng được đưa ra bởi một số công trình nghiên cứu thời xưa mà cho đến nay nó rất gần với thức tế mà chúng ta biết. Như bài của Vedico ở ấn Độ, năm 800 trước công nguyên, đưa ra nhằm giải thích rõ về thành phần khí quyển trong chu trình thuỷ văn như sau mặt trời đã biến nước thành các hạt phân tử nhỏ (sự bốc hơi) sau đó bị gió di chuyển và cuối cùng trở lại đất mẹ qua cơn mưa. (NIH, 1990). Aristotle (384-322 trước công nguyên) giải thích cơ chế của giáng thuỷ; cùng Vitruvius, 3 thế kỉ sau đó phát hiện ra các con suối được tạo ra từ mưa và tuyết, theo như Karaij, một học giả người Ba Tư cuối thế kỉ 10, người đã trình bày chi tiết các quy luật cơ bản của thuỷ văn (Pazwash and Mavrigian, 1981). Một truyền thuyết cổ của Na Uy được ghi lại trong các bài thơ Edda từ thế kỉ 9 đến thế kỉ 12 chứa đựng các nhận thức về thế giới tự nhiên bao gồm việc mô tả chu trình thuỷ văn. Nghiên cứu này đã chỉ ra được vai trò quan trọng của sự bốc hơi từ nước biển, sự ngưng tụ, sau đó hình thành mây và trút mưa xuống mặt đất, mối liên kết mưa và sự phát triển của thực vật và động vật trên trái đất (Bergstrom, 1989). Palissy (1510-1590) nhấn mạnh rằng những cơn mưa là nguồn cung cấp duy nhất của con suối và các dòng sông 15 (Biswas, 1970), mặc dù Da Vinci (1452-1519), trong một sự so sánh, đã có những nhầm lẫn về chu trình thuỷ văn, nhưng ông đã có những hiểu biết tốt hơn về nguyên lý của dòng chảy trong kênh hở so với những người tiền nhiệm và đương thời với ông. Tuy nhiên cho tới tận cuối thế kỉ thứ 17 những bằng chứng thực nghiệm chính xác mới được dùng để củng cố những học thuyết về chu trình thuỷ văn. Những sự thúc đẩy lớn nhất được hình thành qua thí nghiệm của 3 ông : Pierre, Perrault, và Edme' Mariotte, các nhà khoa học này đã làm nghiên cứu tại lưu vực sông Sen phía Bắc nước Pháp đã chứng minh được rằng mưa là nguồn cung cấp nước chính cho dòng chảy sông, điều này một phần tương phản với những giả thuyết ban đầu về dòng chảy sông. Edmund Halley một nhà khoa học người Anh, đã chỉ ra rằng tổng lưu lượng dòng chảy của các con suối và các con sông có thể lớn hơn lượng hơi bốc lên từ biển, Bởi vì các nhà khoa học này tiến hành thí nghiệm nghiên cứu vể thuỷ văn bằng các phương pháp khoa học hiện đại, họ được nhiều người coi là những sáng lập môn thủy văn. Trong bối cảnh ngày, khoa học về thuỷ văn vẫn còn non trẻ. Thực tế nó chỉ mới được tiến hành 4 năm trước khi quyển “Nguyên lý thuỷ văn” này được xuất bản trong buổi gặp mặt của nhóm nghiên cứu thuỷ văn, mà sau đó trở thành Hội thuỷ văn Anh Quốc, được tổ chức tại Luân Đôn vào 10/10/1963. Đây là buổi họp quan trọng và đã chỉ ra tính thiết yếu của thuỷ văn Anh Quốc như là một ngành khoa học, thay vì một ngành kỹ thuật và nó có hướng phát triển mạnh hơn vào những năm tiếp theo khi Viện thuỷ văn ra đời. Xuyên suốt quá trình phát triể