Chìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sửTrong thời gian tồn tại của mình, Lehman đã không ít lần gặp khủng hoảng, nhưng đều đã vượt qua nhờ có tiếng là một ngân hàng đầu tư khôn ngoan và quản lý tốt, tất nhiên là trừ lần khủng hoảng này.
Nhiều người đặt câu hỏi, vậy tại sao FED giúp Bear Stearns mà lại đứng ngoài lề vụ phá sản của Lehman Brothers? Theo giới phân tích, việc FED không can thiệp vào Lehman Brothers không có nghĩa là FED thay đổi quan điểm của mình đối với các ngân hàng đầu tư, mà là do tình hình lúc này đã thay đổi.
Hồi tháng 3, một vụ phá sản của Bear Stearn có thể có tác động tiêu cực nhiều hơn tới thị trường hơn là sự phá sản của Lehman lúc này. Vào thời điểm hiện nay, thị trường đã sẵn sàng chứng kiến tình huống phá sản của Lehman, còn vào tháng 3, nếu Bear sụp đổ hoàn toàn, đó sẽ là một cú sốc quá lớn đối với hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nguyên nhân khủng hoảng tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên nhân khủng hoảng tài chínhMục lục
Nội dung
Chìm xuồng” với khoản nợ khổng lồ 613 tỷ USD, vụ phá sản của Lehman Brothers được đánh giá là lớn nhất trong lịch sửTrong thời gian tồn tại của mình, Lehman đã không ít lần gặp khủng hoảng, nhưng đều đã vượt qua nhờ có tiếng là một ngân hàng đầu tư khôn ngoan và quản lý tốt, tất nhiên là trừ lần khủng hoảng này.
Nhiều người đặt câu hỏi, vậy tại sao FED giúp Bear Stearns mà lại đứng ngoài lề vụ phá sản của Lehman Brothers? Theo giới phân tích, việc FED không can thiệp vào Lehman Brothers không có nghĩa là FED thay đổi quan điểm của mình đối với các ngân hàng đầu tư, mà là do tình hình lúc này đã thay đổi.Hồi tháng 3, một vụ phá sản của Bear Stearn có thể có tác động tiêu cực nhiều hơn tới thị trường hơn là sự phá sản của Lehman lúc này. Vào thời điểm hiện nay, thị trường đã sẵn sàng chứng kiến tình huống phá sản của Lehman, còn vào tháng 3, nếu Bear sụp đổ hoàn toàn, đó sẽ là một cú sốc quá lớn đối với hệ thống tài chính Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung.Thêm vào đó, lượng tài sản mà Bear Stearns nắm giữ cũng chứa đựng mức độ rủi ro cao hơn rất nhiều so với những gì mà Lehman nắm giữ.
16/09/2008
Xét từ góc độ kinh tế thuần túy, vụ sụp đổ của Lehman đã gây ra nhiều hậu quả đau đớn. Thị trường thương phiếu, thị trường phái sinh và các thị trường vốn chấn động, khả năng thanh khoản của các ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng. Dòng chảy vốn và thương mại sụp đổ. Thế giới rơi vào vòng xoáy tín dụng thắt chặt, tăng trưởng kinh tế đi xuống.
Cuoi thang 3.10
Sau khi thanh tra tài chính Anton Valukas công bố một báo cáo dài 2200 trang về lý do về sự sụp đổ của Lehman Brothers, nhiều học giả nổi tiếng của Mỹ đều cảm thấy choáng váng khi chân tướng của vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ bị tiết lộ.
Tại sao Lehman Brothers lại “sụp đổ” một cách bất ngờ đến như vậy? Sau khi thanh tra tài chính Anton Valukas công bố một báo cáo dài 2200 trang về lý do về sự sụp đổ của Lehman Brothers, nhiều học giả nổi tiếng của Mỹ đều cảm thấy choáng váng khi chân tướng của vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ bị tiết lộ.
Ông Anton Valukas đã phải mất hơn 1 năm và tiêu tốn khoảng 38 triệu USD mới có thể vạch trần được sự thật này. Điều khiến người ta thổn thức đó là, có cần phải “nghĩ cách” để che giấu sự thật và những kẻ chủ mưu sát hại Lehman Brothers đã không còn là trách nhiệm của ông Anton Valukas – thanh tra phụ trách viết báo cáo này
Nhận được sự ủy thác của Bộ Tư pháp Mỹ vào tháng 1/2009, đến trung tuần tháng 3/2010, báo cáo mới được công bố, đích thân ông Anton Valukas đã tiến hành điều tra nguyên nhân Lehman Brothers phá sản.
Cuối tuần trước, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố một văn kiện cho biết, báo cáo điều tra này liên quan đến hơn 10 triệu trang tài liệu và khoảng 20 triệu bức thư điện tử của Lehman Brothers; phỏng vấn hơn 100 người bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ T. Geithner, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED B. Bernanke, cựu Chủ tịch Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ C. Cox, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson và CEO của JPMorgan Chase – J. Dimon.
Nhớ lại sự kiện bi thảm đánh dấu sự bùng nổ toàn diện của khủng hoảng tài chính, tờ “New York Times” đã gọi nó là “Báo cáo điều tra Phố Wall”. Vào tháng 9/2008, Lehman đã “chìm xuồng” với khối tài sản 639 tỷ USD, mở ra thời kỳ leo thang của khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu.
Báo cáo cho rằng, Lehman sụp đổ vì nhiều nguyên nhân, trong đó có ba nguyên nhân nổi bật là các khoản nợ địa ốc độc hại, những đòi hỏi quá đáng của hai “người hàng xóm” là JPMorgan Chase và Citigroup, và những “thủ thuật” kế toán mà chính Lehman dùng để che dấu tình trạng tài chính tồi tệ của họ.
Anton Wolukesi đã viết rằng, điều gây sốc nhất đó chính những “thủ thuật” che đậy nợ nần và đánh bóng kết quả kinh doanh như vậy được nội bộ Lehman gọi là Repo 105. Được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2001, rất lâu trước khi khủng hoảng nổ ra, Repo 105 bao gồm những giao dịch nhằm dịch chuyển hàng tỷ USD khỏi sổ sách của Lehman vào thời điểm khi ngân hàng này bị các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ. Kết quả của hành động này đó là, ngày 15/9/2008, gần hai tuần trước khi Lehman nộp đơn phá sản, tức ngày 2/9, thực sự Lehman đã không còn khả năng trả nợ.
Theo báo cáo dài 2.200 trang được nộp lên tòa án ở Manhattan, ngoài việc bị mắc kẹt bởi những khoản nợ xấu trong lĩnh vực cho vay địa ốc, Lehman còn bị đẩy vào tình trạng tê liệt thanh khoản do những đòi hỏi quá đáng của JPMorgan và Citigroup, hai trong số những tổ chức cho vay ngắn hạn chính của Lehman. Các nhà điều tra cho rằng, khả năng thanh khoản của Lehman đã chịu tác động trực tiếp từ việc JP Morgan và Citigroup ra yêu cầu đặt cọc để đổi lấy các khoản vay.
Ngoài ra, báo cáo còn buộc tội Lehman có những hành vi sai trái làm tổn hại tới chính bản thân. Theo các điều tra viên, Lehman đã “hô biến” khoảng 50 tỷ USD tiền nợ khỏi số sách kế toán trong vòng vài tháng trước khi sụp đổ nhằm che giấu sự phụ thuộc vào các đòn bẩy tài chính.
Điều đáng chú ý mà bản báo cáo này còn cho thấy, các quan chức cao cấp của Lehman và các kế toán viên của Ernst&Young làm việc cho ngân hàng này biết rõ hành động trên. Chính Richard Fuld, cựu Giám đốc điều hành (CEO) của Lehman, là người phê chuẩn những tài liệu kế toán này.
Theo tiết lộ mới nhất của giới truyền thông, tòa án phá sản Mỹ có thể sẽ khởi kiện đối với cựu CEO Lehman Brothers, JP Morgan Chase, Citigroup và các bên có liên quan.
Báo cáo nhận định, ít nhất thì cựu CEO Fuld cũng mắc lỗi cẩu thả khi phê chuẩn những tài liệu như vậy. Theo báo cáo này, các quan chức của Lehman đã tham gia vào những “hành vi thao túng bảng cân đối kế toán có thể kiện ra tòa”.
Bản báo cáo đã không đưa ra kết luận nào về việc liệu lãnh đạo của Lehman vi phạm luật chứng khoán, nhưng khẳng định có đủ bằng chứng để chứng minh Lehman vi phạm luật dân sự.
Lehman là một trong những ngân hàng đầu tư tham gia sâu vào hoạt động chứng khoán hóa tín dụng bất động sản. Được tách ra từ American Express năm 1994, Lehman đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh về các sản phẩm có thu nhập cố định nói chung và trái phiếu nói riêng. Sự dính líu sâu của Lehman vào lĩnh vực này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết cục ngày hôm nay. Công bằng mà nói, Lehman đã lường trước được vấn đề và cố gắng không dính nhiều vào tín dụng bất động sản dưới chuẩn. Trong số danh mục liên quan đến bất động sản khoảng 60 tỷ USD thì tín dụng bất động sản dưới chuẩn chiếm dưới 2 tỷ USD. Tuy nhiên, với sự lan rộng của khủng hoảng tín dụng mà tín dụng dưới chuẩn chỉ là mồi lửa ban đầu thì Lehman đã không kịp thoát.
Ngoài các gói trái phiếu liên quan đến bất động sản, Lehman còn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thương mại. Lehman có thể cấu trúc các giao dịch này thông qua cung cấp vốn nợ hoặc vốn chủ sở hữu cho các công ty con hoặc liên doanh đầu tư bất động sản. Khi thị trường bất động sản đi xuống thì các giá trị bất động sản thương mại này cũng giảm theo.Tại thời điểm cuối tháng 8, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD và vốn chủ khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn.Giám đốc điều hành của Lehman, Dick Fuld, là người gắn bó tâm huyết với Lehman trong suốt 4 thập kỷ và là người chèo lái Lehman trong 14 năm qua. Vốn là người thận trọng, ông đã giúp Lehman vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1998 với sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long-Term Capital Management” - một khách hàng lớn của Lehman. Chính cuộc khủng hoảng này đã giúp Lehman phát triển một chiến lược kinh doanh phù hợp cùng với một hệ thống quản trị rủi ro tốt nhất phố Wall. Tuy nhiên, sự bùng nổ kinh tế toàn cầu trong 3-4 năm gần đây cùng với chiến lược mở rộng đã làm Dick Fuld thay đổi chiến lược kinh doanh của Lehman sang các hoạt động rủi ro hơn, trong đó có bất động sản.Năm 2005, giám đốc toàn cầu phụ trách dòng sản phẩm có thu nhập cố định của Lehman là Michael Gelband đã phải ra đi vì có quan điểm trái ngược về chiến lược kinh doanh này. Tháng 6/2008, khi Lehman rơi vào đỉnh cao khó khăn của cuộc khủng hoảng tín dụng thì Michael Gelband được mời về vị trí giám đốc toàn cầu phụ trách thị trường vốn nhằm cứu vãn tình hình. Tuy nhiên, điều này đã quá muộn!Ảnh hưởng...Cái chết của Lehman gây ảnh hưởng lớn cho thị trường tài chính.Một làn sóng khủng hoảng niềm tin lan rộng toàn cầu sẽ tạo ra làn sóng bán tháo chứng khoán. Hàng loạt đối tác cung cấp vốn cho Lehman kể cả các cổ đông có thể chịu các khoản tổn thất nặng nề. Với quy mô tài sản trên 600 tỷ USD và hàng ngàn tỷ USD hợp đồng phái sinh, việc thanh lý tài sản sẽ vô cùng khó khăn và làm giá chứng khoán và bất động sản càng thêm suy giảm. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu và cho vay hoặc các hợp đồng phái sinh với Lehman sẽ chịu các khoản lỗ lớn.Từ mức vốn hóa 45 tỷ USD vào đỉnh điểm 2007, giờ đây giá trị của Lehman gần như về số 0. Các cổ đông mới đầu tư thêm 10 tỷ USD vốn vào Lehman trong 6 tháng trở thành tay trắng. Với việc Barclays chỉ tiếp quản một phần hoạt động của Lehman sau khi phá sản, thì hàng chục ngàn nhân viên tài chính sẽ mất việc làm.Khủng hoảng niềm tin sẽ đóng băng thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán hóa. Đây là các mảng quan trọng của thị trường vốn. Chi phí huy động vốn trên thị trường sẽ tăng cao. Việc huy động vốn cho thị trường bất động sản trong vài năm tới gần như không thể....và bài học rút raThị trường đang tự tìm ra những bài học sau thất bại của Lehman. Một số thậm chí đổ lỗi cho mô hình hoạt động độc lập của công ty chứng khoán. Họ cho rằng mô hình siêu thị tài chính "universal bank" là phù hợp với hoàn cảnh hiện nay nhằm đa dạng hoá nguồn vốn của ngân hàng thương mại giúp ngân hàng đầu tư chống đỡ khủng hoảng. Tuy nhiên nếu nhìn lại cuộc đại khủng hoảng năm 30 và lý do Mỹ ban hành đạo luật Glass-Steagall nhằm tách ngân hàng đầu tư ra khỏi ngân hàng thương mại thì kết luận này có lẽ cần nghiên cứu thêm.
Khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ (sub-prime) đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ, tạo ra các khoản lỗ lên tới hàng trăm tỷ USD cho các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới. Kết quả kinh doanh của các ngân hàng đầu tư lớn tại phố Wall được công bố trong những tháng đầu năm 2008 lần lượt cho thấy các khoản tổn thất khổng lồ (write-down) trong năm 2007. Dự kiến ảnh hưởng của cơn bão tín dụng nợ dưới chuẩn sẽ còn tiếp tục trong năm 2008.Để giúp bạn đọc có một cái nhìn tương đối về bản chất của vấn đề nợ dưới chuẩn, người viết xin trình bày một cách tổng thể nguyên nhân, cách thức và hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng này. Nợ dưới chuẩn là gì? Nợ dưới chuẩn được hiểu là các khoản cho vay các đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Những đối tượng đi vay này thường là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng không tốt trong quá khứ. Những đối tượng này tiềm ẩn rủi ro không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và do đó rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng truyền thống vốn chỉ dành cho những đối tượng trên chuẩn. Chính vì vậy, nợ dưới chuẩn có mức độ rủi ro tín dụng rất cao song bù lại có mức lãi suất cũng rất hấp dẫn. Tại Mỹ, nợ dưới chuẩn được thực hiện đối với các sản phẩm cho vay thế chấp mua nhà (mortgage), thế chấp mua trả góp ô tô, thẻ tín dụng... Các đối tượng tín dụng dưới chuẩn phần nhiều là dân nhập cư vào Mỹ. Nguyên ngân khủng hoảng Sự bùng nổ của cho vay nợ dưới chuẩn bắt nguồn sâu xa từ sự bất cân đối về nguồn vốn tín dụng toàn cầu trong những năm gần đây. Trong khi nguồn vốn tín dụng gia tăng từ các chính sách tiền tệ mở thì nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp sau các bê bối tài chính tại Mỹ như Enron, Worldcom và khủng hoảng các công ty công nghệ thông tin từ năm 2001 lại suy giảm. Các chính phủ cũng ngày càng kiểm soát thâm hụt ngân sách để tránh việc vay nguồn vốn bên ngoài. Sự bất cân đối cung cầu về vốn dẫn đến việc thừa các nguồn vốn mà thị trường không sử dụng hiệu quả. Cho vay nợ dưới chuẩn là một giải pháp để giải quyết bài toán thừa vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Việc cho vay nợ dưới chuẩn một cách thái quá trong một thời gian ngắn dẫn đến việc mất kiểm soát chất lượng tín dụng, chính là nguyên nhân tạo nên cuộc khủng hoảng tín dụng 2007. Cách thức tạo khủng hoảng Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn được thực hiện thông qua một công cụ tài chính hiện đại rất khá tinh vi được gọi là nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation). Chứng khoán hóa có lịch sử phát triển từ năm 1977 tại Mỹ song thực sự phát triển mạnh từ thập kỷ 90. Về bản chất, chứng khoán hóa là một quá trình huy động vốn bằng cách sử dụng các tài sản sẵn có trên bảng cân đối kế toán làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành các loại chứng khoán nợ. Nói một cách khác, chứng khoán hóa là quá trình phát hành chứng khoán nợ trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Do đó, các nhà đầu tư mua chứng khoán nợ chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hóa. Ngày nay, các tài sản tài chính có thể dùng để chứng khoán hóa rất đa dạng bao gồm các khoản cho vay thế chấp mua nhà, các khoản cho vay thương mại, các khoản phải thu thương mại, danh mục các khoản cho vay thẻ tín dụng, danh mục nợ dưới chuẩn, các trái phiếu hạng đầu cơ (high-yield bond) hay các khoản cho vay bất động sản thương mại. Như vậy với nghiệp vụ chứng khoán hóa, người cho vay không nhất thiết phải nắm giữ rủi ro tín dụng mà có thể chuyển hóa sang cho người khác một cách dễ dàng thông qua việc phát hành chứng khoán nợ lấy danh mục tín dụng làm tài sản đảm bảo. Chính điều này là cơ sở để các ngân hàng đầu tư đã tự tin bơm vốn vào hoạt động cho vay nợ dưới chuẩn một cách dễ dàng. Quá trình này được thực hiện một cách cơ bản như sau: Trước tiên, ngân hàng đầu tư tạm ứng nguồn vốn cho các công ty tài chính chuyên về cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn. Các công ty tài chính thực hiện cho vay mua nhà thông qua mạng lưới các đại lý cho vay. Các đại lý cho vay là người làm việc trực tiếp với khách hàng, thẩm định tín dụng theo các mẫu hồ sơ chuẩn của công ty tài chính và chuyển hồ sơ cho công ty tài chính phê duyệt. Sau khi phê duyệt, công ty tài chính sẽ làm thủ tục thế chấp nhà đất và tiến hành giải ngân. Các công ty tài chính sẽ gom các khoản cho vay lại thành một danh mục tín dụng gồm nhiều khoản vay và bán lại cho ngân hàng đầu tư mà thực chất là thanh toán số tiền ngân hàng đầu tư đã cung ứng trước cho công ty tài chính. Sau khi đã mua danh mục tín dụng dưới chuẩn, các ngân hàng đầu tư thực hiện chứng khoán hóa chúng. Danh mục tín dụng được bán sang cho một công ty có mục đích đặc biệt (special purpose vehicle) do ngân hàng đầu tư lập lên và công ty này phát hành chứng khoán nợ cho nhà đầu tư. Công ty đặc biệt này không có vốn, không có nhân viên mà chỉ có tài sản là danh mục cho vay và công nợ là các trái phiếu phát hành. Tất cả các hoạt động như theo dõi, thu đòi nợ và thanh toán gốc, lãi trái phiếu đều được thuê ngoài cho công ty dịch vụ (thường chính là công ty tài chính thực hiện cho vay). Trong điều kiện lý tưởng, khi các danh mục cho vay được thu hồi toàn bộ và thanh toán hết nợ trái phiếu cho nhà đầu tư thì công ty đặc biệt này hoàn thành nhiệm vụ và được giải thể. Chứng khoán nợ phát hành tạm gọi là trái phiếu được đảm bảo bởi danh mục cho vay thế chấp mua nhà (mortgage backed obligations). Trái phiếu được phân ra thành nhiều gói (tranche) được định mức tín nhiệm với các hệ số khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau và cuống lãi suất khác nhau, ví dụ gói A, gói B và gói Z. Gói A với hệ số tín dụng cao nhất được thanh toán toàn bộ gốc đầu tiên. Sau khi thanh toán hết gốc của gói A, sẽ đến lượt gói B và cuối cùng là gói Z. Gói Z là gói đặc biệt không được định mức tín nhiệm, có mức độ rủi ro tín dụng cao nhất do đó có tính chất như cổ phiếu. Nếu danh mục tín dụng hoạt động tốt, gói Z sẽ hưởng nhiều lợi nhuận nhất và ngược lại. Nguyên tắc phân chia dòng tiền cho các trái chủ được gọi là nguyên tắc thác nước tức là nước chảy từ trên xuống dưới. Như vậy các nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn gói trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa tùy theo sở thích rủi ro của mình. Đây cũng chính là động lực kích thích nhu cầu mua các loại trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa và làm bùng nổ cho vay dưới chuẩn. Bùng nổ… Chứng khoán hóa đã trở thành một công cụ chuyển giao rủi ro hiệu quả được các ngân hàng đầu tư quốc tế nắm bắt kịp thời để thực hiện cho vay nợ dưới chuẩn. Nếu như trước đây các ngân hàng thương mại với nguồn vốn hữu hạn của mình từ tiền gửi của khách hành dùng để cho vay thế chấp mua nhà thì giờ đây, nguồn vốn này trở nên dường như bất tận. Các ngân hàng đầu tư quốc tế thi nhau bơm vốn cho các công ty tài chính chuyên làm nhiệm vụ cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn hoặc thành lập các công ty cho vay của riêng mình. Hàng loạt chủ thể tham giao vào quy trình cho vay và chứng khoán hóa như ngân hàng đầu tư, công ty tài chính, môi giới cho vay, công ty định mức tín nhiêm, công ty quản lý, đều thu được những khoản thu nhập kếch sù. Ngân hàng đầu tư có lẽ là người hưởng lợi nhiều nhất. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn có lãi suất rất cao, do đó ngân hàng đầu tư vừa thu lãi từ cung cấp vốn cho công ty tài chính, vừa thu lãi từ nghiệp vụ chứng khoán hóa. Lãi cao sẽ giúp việc đóng gói thêm thực hiện dễ dàng, và đây là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư lao vào thị trường mua các gói trái phiếu chứng khoán hóa đầy rủi ro. Lợi nhuận cao kết hợp với lòng tham đã dẫn đến lạm dụng việc cho vay nợ dưới chuẩn. Các thủ tục thẩm định thực hiện bởi các đại lý cho vay diễn ra hết sức lỏng lẻo và việc tiếp cận vốn tín dụng mua nhà trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn bao giờ hết. Những người có thu nhập thấp, đặc biệt là dân định cư đầu tiên có cơ hội mua nhà. Cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn lan nhanh ra toàn nước Mỹ. Giá bất động sản tăng nhanh chóng. Nếu như cho vay thế chấp mua nhà dưới chuẩn mới bắt đầu hình thành từ những năm đầu 90 và phát triển rất chậm thì trong 5 năm gần đây con số này gia tăng một cách kỷ lục. Năm 2002, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường khoảng 200 tỷ USD, năm 2003 là 320 tỷ, năm 2004 là 550 tỷ, năm 2005-2006 con số này đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ. … và khủng hoảng Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản. Cleveland (Ohio) là thành phố đầu tiên châm ngòi cho cuộc khủng hoảng lan rộng ra toàn nước Mỹ và thế giới. Theo số liệu thống kê, khoảng 1/10 số nhà tại Cleveland bị thu hồi để phát mại. Những người nhập cư với giấc mơ mua nhà lại trở về tay trắng. Giá nhà tại Mỹ giảm thảm hại trong Qúy 3 năm 2007, mức tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1930. Ngay lập tức, Cục dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải bơm số vốn khổng lồ vào thị trường. Từ tháng 9/2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã liên tục 5 lần cắt giảm lãi suất chiết khấu đồng USD từ 5,25%/năm xuống mức hiện tại 3%/ năm. Đây là những biện pháp rất mạnh nhằm cứu vãn nền kinh tế Mỹ khỏi cuộc khủng hoảng này. Hậu quả nặng nề Hậu quả của cuộc khủng hoảng tín dụng cho nước Mỹ và thế giới là rất lớn. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nặng nề. Thị trường trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa bị mất khả năng thanh khoản. Ngành xây dựng Mỹ đóng góp 15% GDP có thể phải cắt giảm một nửa sản lượng và cắt 1-2 triệu công việc. Các khoản cho vay thế chấp không có khả năng thu hồi và giá trị tài sản đảm từ những ngôi nhà bị sụt giảm là nguyên nhân giá trị đánh giá lại (mark to market) của các gói trái phiếu phát hành bị giảm giá không phanh, đặc biệt là các gói trái phiếu có rủi ro cao (gói Z). Các nhà đầu tư nắm giữ trái