1.1. Lich sử phá t triển E-Learning
Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục - đào
tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo
từ xa hoặc giáo dục ở xa. Theo nhiều học giả trên thế giới, giáo dục từ xa là một quá
trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào
tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian.
Moore & Thompson (1990) đã tổng kết lich s ̣ ử phát triển củ a giáo duc t ̣ ừ xa trải qua
các giai đoan như sau: ̣
Trước năm 1983: Thời kì này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương
pháp giáo dục “lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong
các sở giáo dục.
Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của các hệ điều hành và phần mềm trình
chiếu cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh.280
Giai đoạn 1993 – 1999: Công nghệ Web được phát minh.
Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến, công nghệ truy cập mạng
và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách
mạng trong giáo dục và đào tạo.
Ngày nay, thông qua Web, người dạy có thể hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh,
âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Điều này đã tạo ra một cuộc
cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả - đó chính là kỷ
nguyên của E-Learning hay Electronic Learning.
14 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên tắc và xu thế phát triể n công nghệ E-Learning thế giới và bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
279
NGUYÊN TẮC VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
E-LEARNING THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM
ThS. Đâụ Thi ̣ Lê Hiếu
Trường Đaị hoc̣ Bách khoa Hà Nôị
Tóm tắt
Để đáp ứng những nhu cầu về giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển đa
dạng và phong phú, cùng với sự phát triển của hệ thống giáo dục - đào tạo truyền
thống, rất cần áp dụng và phát triển đào taọ từ xa - một phương thức đào tạo đang
được các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả,
đó là E-Learning. E-Learning trong lớp học giúp các học viên làm việc độc lập, làm
việc theo nhóm, tự giải quyết vấn đề, triển khai dự án, sử dụng cho các nhu cầu cá
nhân Thông qua việc tiếp cận với nhiều nội dung mọi lúc mọi nơi, người học có rất
nhiều cơ hội lựa chọn cho mình phương thức học tập chính khóa và không chính
khóa cả trong và ngoài lớp học. Dưạ trên phân tı́ch tı̀nh hı̀nh áp duṇg E-Learning ở
Viêṭ Nam hiêṇ nay và xu hướng trên thế giới, tác giả bài viết đưa ra những kiến nghi ̣
đề xuất đưa E-Learning vào không chı̉ cho đối tươṇg đào taọ từ xa mà còn cho đối
tươṇg người hoc̣ chı́nh quy trong các trường đaị hoc̣ - cao đẳng cho các hê ̣đaị hoc̣
và Sau đaị hoc̣.
Từ khóa: E-Learning, đào taọ truyền thống, đào taọ từ xa, hoc̣ tâp̣ ảo, công
nghê ̣thông tin
1. Tầm quan troṇg của giáo duc̣ – đào taọ theo phương thức E-Learning
1.1. Lic̣h sử phát triển E-Learning
Hiện nay, có nhiều thuật ngữ được sử dụng để mô tả khái niệm giáo dục - đào
tạo từ xa, chẳng hạn như Giáo dục mở, Giáo dục từ xa, Dạy từ xa, Học từ xa, Đào tạo
từ xa hoặc giáo dục ở xa. Theo nhiều học giả trên thế giới, giáo dục từ xa là một quá
trình giáo dục - đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục - đào
tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc/và thời gian.
Moore & Thompson (1990) đa ̃tổng kết lic̣h sử phát triển của giáo duc̣ từ xa trải qua
các giai đoaṇ như sau:
Trước năm 1983: Thời kì này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương
pháp giáo dục “lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong
các sở giáo dục.
Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của các hệ điều hành và phần mềm trình
chiếu cho phép tạo ra những bài giảng có tích hợp âm thanh và hình ảnh.
280
Giai đoạn 1993 – 1999: Công nghệ Web được phát minh.
Giai đoạn 2000 - đến nay: Các công nghệ tiên tiến, công nghệ truy cập mạng
và băng thông Internet rộng, các công nghệ thiết kế Web đã trở thành cuộc cách
mạng trong giáo dục và đào tạo.
Ngày nay, thông qua Web, người dạy có thể hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh,
âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học. Điều này đã tạo ra một cuộc
cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng cao và hiệu quả - đó chính là kỷ
nguyên của E-Learning hay Electronic Learning.
1.2. Khái niêṃ của E-Learning trong daỵ và hoc̣
E-Learning (viết tắt của từ Electronic Learning) nếu hiểu theo nghĩa rộng là
một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và
truyền thông (CNTT&TT), đặc biệt là công nghệ thông tin. Hiện nay, theo các quan
điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Sau đây
là một số định nghĩa E-Learning đặc trưng nhất :
E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập.
E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công
nghệ thông tin và truyền thông.
E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc
quản lí sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và
được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (Means và côṇg sư,̣ 2009).
Theo quan điểm hiện đại (Atkins, 2016; Docebo, 2014), E-Learning là sự phân
phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ
tinh, mạng Internet, Intranet trong đó nội dung học có thể thu được từ các website,
đĩa CD, băng video, audio thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người
học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận
trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ
(Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là
hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một thời điểm và
trao đổi thông tin trực tiếp với nhau như: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe
đài phát sóng trực tiếp, xem tivi phát sóng trực tiếp Giao tiếp không đồng bộ là
hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng
một thời điểm, ví dụ: các khoá tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc
trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu khoá học trước khi khoá
học diễn ra. Học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khoá học.
281
1.3. Một số hình thức đào tạo bằng E-Learning phổ biến trên thế giới
Theo tổng kết của Zandberg & Lewis (2008), có thể kể đến môṭ số hình thức
đào taọ E-Learning phổ biến trên thế giới sau:
Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training) là hình thức
đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training). Hiểu theo nghĩa
rộng, thuật ngữ này nói đến bất kì một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính.
Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng
dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập,
không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu
đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.
Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training): là hình thức đào tạo sử
dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về
người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông
qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng
các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail,... thậm chí có thể nghe được giọng
nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): là hình thức đào tạo có sử dụng
kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học, giao tiếp giữa
người học với nhau và với giáo viên,... thông qua các công cu ̣kết nối như: máy tính,
các thiết bi ̣ di đôṇg,
Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo
trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một
thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc
công nghệ web.
1.4. Ưu điểm của E-Learning trong dạy học
Qua thời gian hình thành và phát triển, E-Learning đa ̃ thể hiêṇ rõ nhiều đăc̣
điểm ưu viêṭ, và dưới đây là môṭ trong số những ưu điểm nổi trôị nhất của
E-Learning:
E-Learning làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học, người học
đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi
nhờ có phương tiện trợ giúp việc học.
Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả năng
và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy
không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, E-Learning cho
282
phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó là nhu cầu đào tạo
của người lao động và số lượng sinh viên tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ
sở đào tạo.
E-Learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trước đây
chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnh của
những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ.
Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong
phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh,
hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình, có độ tương tác cao giữa người sử dụng
và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho học viên sự
thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả trong học tập.
E-Learning cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ
thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt là cho phép
tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt
lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi mới những người cùng
học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền
thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao. (Parker, 1997; Verduin & Clark,
1991; Willis, 1995)
Tuy vậy, hiện nay, theo nhiều chuyên gia (Picciano & Seaman, 2009) E-Learning
chưa có thể thay thế hoàn toàn phương pháp giảng dạy truyền thống bởi các lí do
sau đây:
- Phương pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phương thức chủ yếu và
phổ biến bởi phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với
cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực
tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học
viên khác nhau. Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự làm
việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến
họ khi họ được học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan sát
được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp.
Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người,
nó chỉ phát huy hiệu quả khi người học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao.
- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi
sang E-Learning, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có tính thực hành,
tính thực tế cao thì khó có thể dùng E-Learning để giảng dạy, ví dụ: các ngành liên
quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ; nhưng đối với những môn học thiên
về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung
học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của E-Learning.
283
E-Learning hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn
cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết quả tốt
nhất cho quá trình dạy - học. Một khoá học sử dụng thành công phương pháp dạy
học E-Learning đòi hỏi người dạy phải biết kết hợp cả hai phương pháp: dạy học E-
Learning và dạy học truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.
2. Thưc̣ traṇg phát triển đào taọ theo phương thức E-Learning ở Viêṭ Nam
Trên thực tế, việc học trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế
giới. Song ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời
với việc kết nối Internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các
trường học. Nghi ̣ quyết 58 của Bô ̣Chính tri ̣ “Về đẩy maṇh ứng duṇg và phát triển
CNTT phuc̣ vu ̣sư ̣nghiêp̣ CNH-HĐH” đa ̃xác điṇh: “ về giáo duc̣ – đào taọ, ứng
duṇg CNTT để đổi mới phương thức giáo duc̣ từ truyền thu ̣kiến thức sang phát triển
năng lưc̣ cá nhân; nâng cao sư ̣bình đẳng về cơ hôị trong giáo duc̣ – đào taọ,”. Một
vấn đề rất đáng khích lệ và có thể nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam chính là việc
triển khai thành công mô hình E-Learning, phổ cập về các vùng quê, vùng xa nhằm
nâng cao chất lượng sống của người dân. E-Learning trở thành một phương thức
đóng vai trò giải quyết vấn đề thiếu hụt giảng viên cho các vùng sâu, vùng xa cho
hầu hết các quốc gia đang phát triển. Nhiều cơ sở đào taọ ở Viêṭ Nam đa ̃quyết điṇh
kết hơp̣ CNTT vào tất cả moị cấp đô ̣giáo duc̣ nhằm đổi mới chất lươṇg hoc̣ tâp̣ trong
tất cả các môn hoc̣ và trang bi ̣ cho lớp trẻ đầy đủ công cu ̣và ky ̃năng cho kỷ nguyên
CNTT. Ngoài viêc̣ xây dưṇg thêm trường lớp phuc̣ vu ̣cho viêc̣ hoc̣ tâp̣ theo phương
thức truyền thống, nhiều cơ sở đào taọ đang tìm cách kết hơp̣ hình thức đào taọ trưc̣
tuyến để cung cấp dic̣h vu ̣ giáo duc̣ đến với người dân. Đăc̣ biêṭ, nhiều trường đaị
hoc̣ trong cả nước đa ̃ maṇh daṇ đưa phương thức đào taọ từ xa, phương thức E-
Learning vào giảng daỵ trong trường mình như: Đaị hoc̣ Kinh tế Quốc dân, Đaị hoc̣
Mở Hà Nôị và Đaị hoc̣ Mở TPHCM, Đaị hoc̣ Thái Nguyên, Đaị hoc̣ Trà Vinh, Hoc̣
viêṇ Công nghê ̣Bưu chính Viêñ Thông, Đaị hoc̣ Ngoaị thương, nhiều trường đã
kết hơp̣ với doanh nghiêp̣ chuyên cung cấp công nghê ̣đào taọ trưc̣ tuyến hàng đầu
Đông Nam Á để giảng daỵ.
Hiện nay, Việt Nam có thể coi là một quốc gia khá phát triển ở trong khu vực
Châu Á về E-Learning, Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả nhất định (xem
hình 1). Tuy nhiên, để phòng tránh khả năng E-Learning tự học sẽ theo chiều hướng
đi xuống như ghi nhận của Atkins (2016), Việt Nam cũng cần xem xét các xu hướng
chung trên thế giới để có thể có những cải tiến nhằm duy trì các hoạt động này.
284
Biểu đồ 1. 10 quốc gia đứng đầu về tỷ lệ tăng E-Learning tự học tính tới 2016
Sự hữu ích, tiện lợi của E-Learning thì đã rõ nhưng để đạt được thành công,
các cấp quản lý cần có những quyết sách hợp lý. Từ năm 2002 trở về trước, các tài
liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên
cứu E-Learning được quan tâm hơn. Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và
giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi
trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên
cứu phát triển - ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học
quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT/rda
9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công
nghệ Thông tin (ĐHQG Hà Nội) và Viêṇ Công nghệ Thông tin & Truyền thông (ĐH
Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-
Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-
Learning, một số trường bước đầu đã triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho
các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Viện CNTT – ĐHQG Hà
Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Học viện Bưu chính Viễn
thông,... Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đã triển khai cổng E-Learning
nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên thế giới và ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một
số sản phẩm hỗ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được
đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning
ở Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network -
AEN, www.asia-E-Learning.net) với sự tham gia của Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học -
Công nghệ, Bộ Bưu chính Viễn Thông,... E-Learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai
đoạn khởi đầu, còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước. Chủ trương của Bộ
285
GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội
học tập, mà ở đây mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người
lao động,...) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any
things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời
(life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-Learning nên có một
vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.
Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, mô hình giáo dục này đang được các doanh
nghiệp và cả các trường đại học đầu tư phát triển mạnh mẽ, dần thu hút sự quan tâm
của nhiều đối tượng học. Các đơn vị cung cấp E-Learning được nhiều người ở Việt
Nam biết đến hiện nay: Tổ hợp Công nghê ̣giáo dục TOPICA, OnEdu của Công ty cổ
phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E), Cleverlearn,... Không
chỉ có các công ty tư nhân, nhiều trường đại học tại Việt Nam như Đại học Bách
Khoa TPHCM, Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội), Viện đại học Mở,... cũng đã
triển khai khá thành công mô hình đào tạo E-Learning mà ở đó khung chương trình
sẽ có các giờ học trực tuyến, người học dù bất kỳ đâu cũng có thể theo dõi bài giảng
của giảng viên và trực tiếp thảo luận với tất cả thành viên trong hệ thống giống như
họ có mặt trong một phòng học tập trung (Phan Thế Công, 2015).
Hiǹh 1. Mô hiǹh đào taọ cấp bằng Cử nhân có sư ̣kết hơp̣ giữa Bài giảng
Coursera và Bài giảng chuyên đề của chuyên gia trong nước (TOPICA)
Nguồn: Chup̣ ảnh giao diêṇ chương trı̀nh đào taọ của TOPICA
Trước đây, đào tạo trực tuyến thường chỉ được biết đến theo hình thức học
thêm qua các file âm thanh, hình ảnh từ chiếc máy tính. Như vậy có nghĩa là người
học sẽ được học theo cảm tính, thích thì học, không thích thì có thể bỏ. Điều này ảnh
hưởng khá nhiều tới chất lượng học tập. Để khắc phục, hiện nay nhiều trường đã áp
dụng công nghệ trực tuyến 3D để tăng cảm hứng cho người học bằng cách tạo ra một
giảng đường ảo giống như ngoài đời thật để sinh viên có thể gặp nhau trao đổi và
286
thảo luận mọi thứ về môn học. Với phương pháp này, các sinh viên có điều kiện vận
dụng gần như ngay lập tức những kiến thức của mình và có thể thấy được kết quả rất
nhanh sau đó.
Hiǹh 2. Mô hiǹh đào taọ cử nhân trưc̣ tuyến LIPE của TOPICA
Nguồn: Chup̣ ảnh từ chương trı̀nh đào taọ của TOPICA
Ngoài ra, để tăng tính tương tác giữa người dạy và học, nhiều trường đã kết
hợp với các công ty cung cấp giải pháp về công nghệ đào tạo trực tuyến. Đơn cử như
chương trình tiếng Anh trực tuyến Language School của Đại học Ngoại Ngữ kết hợp
với Công ty cổ phần phát triển dịch vụ học tập và giải trí trực tuyến (Net2E). Tham
gia chương trình này, học viên sẽ nhận được sự trợ giúp tối ưu của bộ phận chăm sóc
khách khách hàng và các trợ giảng như khuyến khích và nhắc nhở tiến độ học tập,
đánh giá năng lực học tập và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình học tập.
Trong xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật và CNTT, đòi hỏi phương
pháp dạy học trong giáo dục phải có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển của
CNTT, trước hết là việc đổi mới phương pháp - hướng đến phương pháp dạy học
hiện đại, trong đó coi trọng việc ứng dụng E-Learning trong dạy học. Tuy nhiên, dù
phát triển ở mức độ nào đi nữa thì phương pháp dạy học hiện đại vẫn không xa rời
được phương pháp dạy học truyền thống. Vai trò của người thầy đạo diễn quá trình
dạy học hướng đến mục tiêu cuối cùng là người học tiếp nhận, nắm vững kiến thức,
kĩ năng và thái độ. Do đó, một yêu cầu đối với người thầy trong dạy học hiện đại
phải có một khả năng sư phạm tốt và phải biết kết hợp tất cả các yếu tố truyền thống
cũng như hiện đại để tổ chức hoạt động dạy – học đạt kết quả cao.
3. Các xu hướng hoc̣ tâp̣ E-Learning trên thế giới và bài hoc̣ cho Viêṭ Nam
Từ trước tới nay đã có khá nhiều ấn bản giới thiệu về các hình thức học
E-Learning và đưa ra khá nhiều tổng kết về các hình thức E-Learning. Tuy nhiên,
287
có thể nói cuốn sách “E-Learning: Concepts, trends and applications’ (2014) của
Epignosis LLC đã tổng kết những xu hướng mới nhất về E-Learning với những
nội dung đi từ cơ bản đến chi tiết. Các phương pháp E-Learning được phân loại
dựa trên hình thức học với những phân tích chi tiết về tính chất và ưu điểm của
các phương pháp này. Sự phân loại này dẫn tới số lượng phương pháp dường như
khá khiêm tốn so với các cách tổng hợp khác có thể dễ dàng tìm thấy qua các
công cụ tìm kiếm trên web như của Google