Tóm tắt
Nguyễn Thị Kiêm là một nhân vật rất đặc biệt của giai đoạn hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX. Bà được xem là “nhân vật mới, tình tứ mới, văn chương mới”. Tác phẩm của bà nằm chính ở
những ý tưởng đột phá về nhận thức văn học, nhận thức nữ quyền, là sự xuất hiện vô tiền khoáng hậu
trên diễn đàn thơ Cũ – thơ Mới và những bài báo rồi sẽ trở thành tư liệu quý hiếm của văn học sử giai
đoạn trước 1945 ở Việt Nam.
Qua các bài diễn thuyết và các bài báo (gồm cả thể loại phóng sự ngắn, phê bình nghệ thuật) của nữ sĩ
Manh Manh, có thể thấy tư duy phân tích khoa học sắc bén, triệt để là phong cách căn cốt của bà. Đó là
“tài văn”, tài năng về văn chương nhìn từ góc độ nhận thức tiến trình văn chương trong quan hệ với nền
quốc học, tâm thế “duy tân” và khả năng đúc rút, nắm bắt tinh nhạy những bài học thực tế, gọn ghẽ về
cuộc “cách mạng” thơ ca.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyễn Thị Kiêm – “Nhân vật mới, tình tứ mới, văn chương mới”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 14 (39) - Thaùng 3/2016
13
Nguyễn Thị Kiêm –
“Nhân vật mới, tình tứ mới, văn chương mới”
Nguyen Thi Kiem – “The new figure, the new emotion, the new literature”
TS. Lê Thị Thanh Tâm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
Ph.D. Le Thi Thanh Tam
University of Social Sciences and Humanities – National Univeristy Ha Noi
Tóm tắt
Nguyễn Thị Kiêm là một nhân vật rất đặc biệt của giai đoạn hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX. Bà được xem là “nhân vật mới, tình tứ mới, văn chương mới”. Tác phẩm của bà nằm chính ở
những ý tưởng đột phá về nhận thức văn học, nhận thức nữ quyền, là sự xuất hiện vô tiền khoáng hậu
trên diễn đàn thơ Cũ – thơ Mới và những bài báo rồi sẽ trở thành tư liệu quý hiếm của văn học sử giai
đoạn trước 1945 ở Việt Nam.
Qua các bài diễn thuyết và các bài báo (gồm cả thể loại phóng sự ngắn, phê bình nghệ thuật) của nữ sĩ
Manh Manh, có thể thấy tư duy phân tích khoa học sắc bén, triệt để là phong cách căn cốt của bà. Đó là
“tài văn”, tài năng về văn chương nhìn từ góc độ nhận thức tiến trình văn chương trong quan hệ với nền
quốc học, tâm thế “duy tân” và khả năng đúc rút, nắm bắt tinh nhạy những bài học thực tế, gọn ghẽ về
cuộc “cách mạng” thơ ca.
Từ khóa: Nguyễn Thị Kiêm, diễn đàn thơ Mới – thơ Cũ, nữ quyền
Abstract
Nguyen Thi Kiem is the special figure of the period of modernization of Vietnamese literature at the
beginning of 20
th
century. She was to be “the new figure, the new emotion, the new literature”. Her
works show breakthrough idea of literary appreciation, the understanding of feminism. And her pre war
articles (before 1945) are precious materials of Viet nam literary. She appeared as an orator at New –
Old poetry community.
Through her speeches and articles (including newspaper-reports and artistic criticals), we are able to
realize that the sharp and absolute scientific thinking is her essential style. It is talent of literature of her
from the point of view to be aware of the literary process in the relation with the national culture, state
of renovation and ability of consolidation as well as the capacity to quickly grasp many realistic lessons
of the revolution of poetry.
Keywords: Nguyen Thi Kiem, New – Old poetry community, feminism
1. Tiểu sử
Từ sau năm 1930, có một uy tín mới
không nằm trong danh sách những tên tuổi
làm quản lí, chủ bút hay viết sách, xuất bản
mà trở thành một cá tính độc nhất vô nhị,
một chân dung dĩnh ngộ làm văn học
không lẫn vào đâu, đó là trường hợp
Nguyễn Thị Kiêm. Tác phẩm của bà nằm
14
chính ở những ý tưởng đột phá về nhận
thức văn học, nhận thức nữ quyền, là sự
xuất hiện vô tiền khoáng hậu trên diễn đàn
thơ Cũ - thơ Mới và những bài báo rồi sẽ
trở thành tư liệu quý hiếm của văn học sử
giai đoạn trước 1945 ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Kiêm (có khi được ghi là
Nguyễn Thị Kim trên Phụ nữ Tân văn)
sinh ngày 3 tháng 1 năm 1914 tại Sài Gòn;
quê gốc của bà ở Gò Công, tỉnh Tiền
Giang. Thân phụ là ông Nguyễn Đình Trị
(tức Huyện Trị), ông Hội đồng nổi danh
đất Gò Công.
Bà là một trí thức trưởng thành từ môi
trường giáo dục và văn đàn Gia Định,
trung tâm xứ Nam Bộ. Bà từng là nữ sinh
của trường Nữ học Sài Gòn, sau đổi thành
trường Nữ Gia Long, hay còn gọi là trường
Nữ sinh Áo Tím (nay là trường THPT
Nguyễn Thị Minh Khai). Tốt nghiệp bằng
thành chung (Trung học Đệ Nhất cấp), bà
bắt đầu làm báo từ năm 1932 với nhiều bút
danh khác như: Nguyễn Thị Manh Manh,
Manh Manh, Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ
Thủy (hoặc kí tắt là L.T) Bà tham gia
viết bài cho các báo: Công luận, Việt Nam,
Nữ lưu, Tuần lễ Nay, Sống Đặc biệt, bà
là cây bút chủ lực của Phụ nữ Tân văn.
Ban biên tập Phụ nữ Tân văn từng viết
về “một thiếu niên nữ sĩ trong bộ biên tập
của bổn báo” như sau:
“Ngày nay trong Nam ngoài Bắc, ai
cũng biết tên nữ-sĩ Nguyễn Thị Kim.
Các độc giả yêu quý của Phụ-nữ Tân-
văn chắc đều vui lòng thưởng những bài
thơ lối mới ký biệt-hiệu Nguyễn Thị Manh
Manh: nhân-vật mới, tình-tứ mới, văn-
chương mới!
E xúc-phạm đến lòng khiêm-nhượng
của người bạn đồng-sự thiếu-niên, chúng
tôi chỉ nói qua về công trước tác của nhà
văn sĩ tuổi trẻ mà nghề văn già” (Phụ nữ
Tân văn số 197 ngày 27-4-1933).
Thực tế, sự già dặn bất ngờ của bà
trong nhận thức về văn học, về giá trị
người phụ nữ cũng như về các vấn đề văn
hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ
XX cho thấy lời giới thiệu trân trọng và
quả quyết của Phụ nữ Tân văn về nhân vật
thiếu niên “kì lạ” trên (tuổi trẻ - văn già) là
có cơ sở và đúng đắn.
Năm 1932, sự kiện bà diễn thuyết để
bảo vệ Thơ mới đã gây chấn động văn đàn
thời đó, ảnh hưởng sâu sắc đến bước đi đầu
tiên của phong trào Thơ mới.
Năm 1936, bà tham gia phong trào
Đông Dương đại hội. Bà cũng là người rất
tích cực trong việc tuyên truyền, tổ chức
thực hiện hội Dục Anh và Nữ lưu học hội.
Năm 1937, bà kết hôn với ông Trương
Văn Em, bút hiệu Lư Khê, là nhà giáo, nhà báo
(lễ cưới được tổ chức vào ngày 11-11-1937 tức
ngày mồng 1 tháng 10 năm Đinh Sửu).
Vì hoàn cảnh riêng rất bi đát (bà mất
khả năng sinh nở, con gái Minou bị liệt và
qua đời sau đó), bà chấp nhận cho chồng đi
bước nữa.
Năm 1950, Nguyễn Thị Kiêm sang
Pháp định cư. Năm 2005, có thông tin bà
đã mất ở một trại dưỡng lão ở Paris, thọ 91
tuổi (?). Tuy nhiên, năm 2006, theo thông
tin chúng tôi tiếp cận được ở Đồng Tháp,
Kiên Giang (nhà ông Trương Minh Đạt,
em trai của chồng bà Kiêm - Lư Khê), bà
vẫn đang yếu bệnh trong một trại dưỡng
lão Pháp. Hiện chúng tôi chưa thể có bằng
chứng chính xác về thông tin bà sống như
thế nào từ năm 1956 cho đến thời điểm bà
ốm mất.
2. Sự nghiệp
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Thị
Kiêm tập trung ở 3 mảng: diễn thuyết, sáng
tác thơ văn, làm báo. Trong đó, mảng diễn
thuyết có thể xem là sự nghiệp ấn tượng và
15
không lặp lại ở bất kì ai trong dòng văn
chương nữ lưu Nam Bộ. Ảnh hưởng diễn
thuyết của bà không chỉ gói gọn ở vùng
Gia Định mà còn lan rộng ra Huế, Hà Nội,
nơi mà cử tọa đến nghe đông đến nỗi “chật
nứt khán phòng”, mỗi lần diễn thuyết có
đến 5,6 nghìn người. Sức hấp dẫn của nữ sĩ
Nguyễn Thị Manh Manh toát ra từ đề tài
nóng, cách nói táo bạo, phong thái trí thức
đĩnh đạc và sự thông tuệ, chắc chắn hiếm
có của một “thiếu niên” am hiểu văn hóa.
Sự có mặt của Nguyễn Thị Kiêm trong
văn học sử được đo đếm bằng khoảng chục
bài thơ được viết theo lối “thơ mới” từ giai
đoạn “trứng nước” và nhiều bài báo mà sự
thông minh về tư duy bằng chữ quốc ngữ
đáng cho người thời nay có cảm hứng
nghiên cứu, thẩm nhận và tôn vinh.
Dưới đây là phần thống kê chi tiết nhất
có thể về sự nghiệp trước tác và “lập
thuyết” của bà:
2.1. Diễn thuyết
- Bài diễn thuyết “Vấn đề nữ lưu và
văn học” đăng trên Phụ nữ Tân văn số 131
ngày 26-5-1932
- “Bài diễn thuyết của cô Nguyễn Thị
Kiêm về lối thơ mới” ở Hội Khuyến học
Sài Gòn ngày 26-71933, sau đăng lại trên
Phụ nữ tân văn số 131 ngày 26-5-1933
- Bài diễn thuyết “Dư luận nam giới
đối với phụ nữ tân tiến” tại hội trường
Quảng Trị, Huế, ngày 8-5-1934
- Bài diễn thuyết “Một ngày của một
người đàn bà tân tiến” tại Hội Khai trí tiến
đức, Hà Nội ngày 8-9-1933
- Bài diễn thuyết “Có nên tự do kết
hôn không?” tại Nam Định ngày 3-11-1934
- Bài diễn thuyết “Có nên bỏ chế độ đa
thê không?” tại Hải Phòng ngày 29-11-
1934 (Theo Nguyễn Kim Anh (chủ biên),
Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỷ XX, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh), 2002).
2.2. Bài báo
- “Hai ngày ở thánh thất Cao Đài”,
Nguyễn Thị Manh Manh, Phụ nữ Tân văn
số 176 ngày 10-11-1932, số 177 ngày 17-
11-1932, số 178 ngày 24-11-1932.
- “Hai ngày ở thánh thất Cao Đài”,
Nguyễn Thị Manh Manh, Phụ nữ Tân văn
số đặc biệt Xuân 1933, ra ngày 19-1-1933
- “Những cái dở của điệu hát cải lương
ta”, Phụ nữ Tân văn số 230 ngày 4-1-1933.
- “Các điệu hát Bắc kỳ”, Phụ nữ Tân văn
số đặc biệt Xuân 1933, ra ngày 19-1-1933.
- “Năm tết, Tết đến”, Nguyễn Thị
Manh Manh, Phụ nữ Tân văn số 208, ngày
20-3-1933.
- “Một cảnh vật, hai tâm hồn”, Phụ nữ
Tân văn số 196, ngày 20-4-1933.
- “Nhân vật buổi “kinh tế””, Nguyễn
V-Mym, Phụ nữ Tân văn số 197, ngày 27-
4-1933.
- “Các điệu hát Bắc kỳ”, Phụ nữ Tân
văn số 205, ngày 22-6-1933.
- “Chuyện ngoài đường”, Mym, Phụ
nữ Tân văn số 208, ngày 20-7-1933.
- “Đấu xảo nữ công”, Nguyễn Thị
Manh Manh, Phụ nữ Tân văn số 208, ngày
20-7-1933.
- “Một giờ phỏng vấn đội trưởng hội
Phụ nữ Cái vồn”, Nguyễn Thị Kiêm, Phụ
nữ Tân văn số 210, 1933.
- “Mấy con số đáng ghê sợ”, Nguyễn
Thị Kim, Phụ nữ Tân văn số 215, ngày 7-
9-1933.
- “Viếng một cái sầu thành: nhà thương
Bạc Hà”, Phụ nữ Tân văn số 212, ngày 17-
8-1933.
- “Phê bình kịch “Bạn và vợ””,
Nguyễn Thị Manh Manh, Phụ nữ Tân văn
số 213, ngày 24-8-1933.
- “Phụ nữ với hôn nhơn”, Nguyễn Thị
Kiêm, Phụ nữ Tân văn số 221 ngày 19-10-
1933.
16
- “Nói chuyện với ông Giáo-sư Leuret
Le Ferron”, Phụ nữ Tân văn số 250, ngày
12-7-1934.
- “Đi mót tư tưởng ngoài đồng ruộng”,
Phụ nữ Tân văn số 254, ngày 16-8-1934.
- “Niêm phong cái gói tam tùng lại”,
Phụ nữ Tân văn số 255, ngày 23-8-1934.
- “Điệu hát cải lương ta”, Nguyễn Thị
Kiêm, Phụ nữ Tân văn số 231 ngày 11-1-
1934, số 232 ngày 18-1-1934.
- “Dưới chơn Đèo Cả”, Phụ nữ Tân
văn số 252 ngày 2 – 8 – 1934.
- “Bói dầu tuồng hội chợ”, Nguyễn Thị
Kiêm, Tuần lễ Nay, ngày 12-1-1948.
- “Miễn lễ”, Nguyễn Thị Kiêm, Tuần
lễ Nay, ngày 12-1-1940.
2.3. Thơ
- “Viếng phòng vắng”, Phụ nữ Tân văn
số đặc biệt Xuân 1933, ra ngày 19-1-1933.
- “Lá rụng”, Phụ nữ Tân văn số 193,
ngày 30-3-1933.
- “Sa đà”, Phụ nữ Tân văn số 194,
ngày 6-4-1933.
- “Vịnh hội chợ đêm Pháp – Việt”,
Phụ nữ Tân văn số 195, ngày 13-4-1933.
- “Tặng “Văn học tuần san””, Phụ nữ
Tân văn số 195, ngày 13-4-1933.
- “Hai cô thiếu nữ”, Phụ nữ Tân văn số
204, ngày 15-6-1933.
- “Canh tàn”, Phụ nữ Tân văn số 213,
ngày 24-8-1933.
- “Bức thơ gửi cho tất cả ai ưa hay là
ghét lối thơ mới”, Phụ nữ Tân văn số 228,
ngày 14-12-1933.
- “Bà La Fugie nhà thám hiểm và họa
sĩ”, Phụ nữ Tân văn số 239, ngày 26-4-1934.
- “Đêm khuya qua Xuân Lộc”, Phụ nữ
Tân văn số 264, ngày 25-10-1934.
3. Những quan niệm cơ bản của
Nguyễn Thị Kiêm về văn chương, văn học
3.1. Quan niệm phụ nữ với văn chương
Quan niệm phụ nữ với văn chương của
Nguyễn Thị Kiêm nằm trong bối cảnh tác
động của toàn xã hội về các vấn đề: quốc
học, nữ quyền, báo chí quốc ngữ, sự nhạy
cảm với cái mới trên mọi lĩnh vực cũng
như bối cảnh hiện đại hóa nền văn học
nước nhà.
Trong “tuyên ngôn” đã được phát ra
với toàn thể quốc dân năm 1929, Phụ nữ
Tân văn viết:
“Ngày hôm nay, Phụ Nữ Tân Văn ra
đời, là non sông thêm một tay thợ điểm tô,
xã-hội thêm một người lo công việc, trên
trường văn trận bút, thêm một đội binh
đàn-bà, mà trong bạn buồng khuê cửa các
chúng ta, cũng có một cơ-quan để cùng
nhau phấn đấu với đời đây!()
Phải làm sao cho người đờn-bà cũng
có học-vấn rộng rãi, trí thức mở mang, có
thể hiểu biết được phận-sự mình là một bà
nội-tướng thì mới có ích lợi cho đời được.”
(Phụ nữ Tân văn số 1 năm 1929).
Với tinh thần đó, người thiếu niên chưa
đầy 20 tuổi Nguyễn Thị Kiêm đã hoạt động
nhiều hơn vai trò của một nhà báo. Trong
ba “công nghiệp” của Phụ nữ Tân văn:
- Tổ chức Hội Dục Anh
- Tổ chức một cuộc hội chợ Phụ nữ
- Tổ chức Nữ lưu học hội
thì Nguyễn Thị Kiêm đều đóng vai trò
quan trọng và ghi dấu ấn khá rõ. Bà tham
gia tổ chức Hội chợ Phụ nữ để gây quỹ cho
Hội Dục Anh, tổ chức kêu gọi thành lập
Nữ lưu học hội. Bà còn được cho là người
đã “tung truyền đơn” trong phong trào
Đông Dương đại hội tại nhà hát Tây để
truyền bá dân nguyện. Ban biên tập Phụ nữ
Tân văn hoàn toàn đặt niềm tin vào bà
trong “chiến dịch” đánh thức tinh thần phụ
nữ và làm dấy lên một trào lưu “nhận thức
nữ quyền” nhằm khắc sâu một tinh thần
mới, giá trị sống mới có ích cho quốc dân.
Với bài diễn thuyết “Nữ lưu với văn
17
học” (sau đăng trên Phụ nữ Tân văn số 131
ngày 26-5-1932), nữ sĩ Manh Manh trở
thành một trong số những người không chỉ
hoạt động văn học như một minh chứng về
việc “phụ nữ làm văn học” mà còn làm
phong phú thêm cho một nền lý luận văn
học giới ở buổi đầu vàng thau. Nguyên do
chính của việc nữ sĩ tuyên truyền về vai trò
của nữ lưu với văn học xuất phát từ việc
kêu gọi hình thành Nữ lưu Học hội với sứ
mệnh “đàn bà là có mật thiết quan hệ đến
văn chương nước nhà” (2).
Chuỗi lập luận của bà đi từ triết học
đến khoa học về giới rồi dẫn vào tâm lý
học nghệ thuật. Đó là lối suy nghĩ, tiếp cận
trước những vấn đề mang tính trừu tượng
rất khác biệt của nữ sĩ Manh Manh.
“Theo lẽ sinh lý, thì đàn bà thường
nặng về phần hồn mà nhẹ về phần trí, cảm
tình thì sâu mà tư tưởng thì hẹp nên trong
văn học thường sở trường về lối tả cảnh,
đạo tình mà ít hay về lối khách quan, triết
lý”. Từ nền tảng chung này, bà phân tích
rằng “đàn bà vốn nặng về chủ quan” nên
có đủ quan tâm vào cái thế giới nhân loại
bao la mà đàn ông vốn ưa khách quan có
phần bỏ quên. Nghĩa là, theo bà, năng lực
đi vào thế giới của cảm giác, “tâm giới
mênh mông” của phụ nữ là một thế mạnh,
một loại “biệt tài” được phát lộ trực tiếp và
gián tiếp dưới nhiều hình thức. Điều này
vẫn rất đúng.
Phát hiện quan trọng và thú vị của
Nguyễn Thị Kiêm là nhấn mạnh khả năng
“tạo cảm hứng viết cho đàn ông” như một
hình thái tham dự sáng tạo của phụ nữ thay
vì chỉ nói về cách mà phụ nữ tạo ra tác
phẩm. Bà cho rằng “văn học được phát đạt
vô cùng” là do cái phần thôi thúc của tâm
hồn nữ giới đối với các “văn nhân tao sĩ”
vốn là đàn ông kia. Điều này cũng rất đúng.
Bà lập luận: “về phương diện văn học
mà nói, thì cái phong trào nầy (tức phong
trào nam hóa, đàn bà “mưu lấy quyền lợi
bình đẳng ở xã hội” - L.T.T.T nhấn mạnh)
chính là một cái triệu chứng về sự tấn hóa
của nữ lưu ở trên đường văn học”. Như
vậy, bà cấp cho mối quan hệ giữa nữ giới
với văn học một nguồn gốc “sang trọng” từ
cuộc cách mạng về nữ quyền, xu thế tất
yếu trên thế giới. Bà giải thích một cách
ngộ nghĩnh, thú vị, phần nào “sâu cay” về
sự hiện diện của Nữ lưu Học hội ở xứ Nam
ta như sau:
“Đối với những cái thiên tài xuất
chúng, Nữ lưu Học hội có thể không là cần
thiết; đối với những kẻ dung tục chí ngu,
Nữ lưu Học hội có thể cho là đồ thừa.
Nhưng đối với những người như
chúng tôi đây: ngu mà muốn học cho khôn,
dốt mà muốn học cho giỏi, không biết mỹ
thuật mà muốn yêu mến mỹ thuật, không
biết văn chương mà muốn cảm mến văn
chương, thì Nữ lưu Học hội thiệt là cần ích
cho chúng tôi lắm”.
Rất khéo léo khi lập luận trong diễn
thuyết, bà không sa vào món lý luận trừu
tượng mặc dù cũng đủ lý luận để khiến
thính giả khỏi tranh cãi nhiều. Bà còn dẫn
cả kinh Phật rất đúng lúc: “Tự giác nhi
giác tha”; bà giải thích: “Người đàn bà
cũng có cái tinh thần cần phải tự giác để
chiếu sáng ra ở chung quanh mình, cho gia
đình mình được êm đềm phong phú, cho xã
hội được rực rỡ quang minh”. Vậy là đưa
cả triết học tôn giáo vào cuộc.
Tóm lại, cách hiểu của nữ sĩ Manh
Manh về nữ lưu và văn học là rất nhất quán
bao gồm các phương diện: triết học, giới
tính, tâm lý, văn học, bản năng làm văn
chương của phụ nữ và định mệnh lịch sử
của phụ nữ ở thời khắc mưu cầu cuộc cách
mạng về nữ quyền, tri thức và tiến hóa về
tinh thần.
18
3.2. Quan niệm cách tân văn học -
lý do tất yếu Thơ mới sẽ sống
Vai trò hệ trọng của Nguyễn Thị Kiêm
đối với sự khai mở của Thơ mới năm 1932
là không thể bàn cãi.
Rất đáng chú ý là cách hiểu thơ mới
cũng như sự hùng hồn, quyết liệt của bà
trước sự hiện diện của thơ mới rõ ràng xuất
phát từ ý thức, tư tưởng nhất quán toàn
diện về một cái mới tất yếu mà thơ mới chỉ
là một ví dụ đặc sắc. Bà hoàn toàn nhuần
nhị về “chiến lược cái mới” cho mọi cắt
nghĩa về giới, về xã hội, văn chương và cụ
thể hơn nữa là thơ. Vì thế, những bài diễn
thuyết của bà đều hấp dẫn như nhau, vì
chúng thuộc cùng một hệ thống tư duy về
một cái mới đang hiện diện, cần có mặt,
cái mới có giá trị, mặc dù các chủ đề có thể
khác nhau. Đó mới thực sự là một đẳng cấp
tư duy – điều hiếm có ở một người phụ nữ
chưa tròn 20 tuổi.
Chuỗi lập luận lần này của bà như sau:
Thơ là gì? → Làm thơ là gì? → Không
gian thụ hưởng thơ truyền thống như thế
nào (bao gồm cái truyền thống thuộc về
dân tộc và cái truyền thống của chung
phương Đông, chủ yếu là Trung Quốc)? →
Không gian thơ truyền thống đó đã làm
chật hẹp điều gì? → Vậy người ta phải
vùng vẫy khỏi cái chật hẹp ấy như thế nào
(trường hợp Phan Khôi và Tình già, Lưu
Trọng Lư và Trên đường đời)?
Đoạn “chiếu nghỉ” trên nấc thang đến
cái mới của bà dừng lại ở câu cảm thán có
tính phản đề: “Đây là tôi bày một ý kiến
cho các thi sĩ (une proposition) chớ không
phải nói ông Lưu Trọng Lư bắt chước theo
thơ Pháp mà các ngài hòng la lên: Bỏ thơ
Tàu lại vớ thơ Tây!”
Đoạn phản đề này rất thâm thúy.
Nữ sĩ “chặn” được cả cách phản biện
(định kiến) của phe thơ cũ bởi khả năng họ
sẽ: biến câu chuyện cũ - mới thành câu
chuyện Tây - Tàu, biến nhu cầu thiết tha
cách tân thơ thành câu chuyện “phá đám”
của loại thơ ngọng nghịu không đủ lệ luật,
đánh đổi câu chuyện nghiêm trọng về nền
thơ hiện đại bằng cách phê bình những bài
thơ mới thất bại.
Cách tư duy ngụy biện và “đánh lạc
hướng” của phe thủ cựu trước những biến
đổi quá lớn (nói như Hoài Thành, “cả nền
tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay”)
rất dễ trở thành hòn đá tảng ngăn lại dòng
thác canh tân đang cuồn cuộn đến. Bởi câu
chuyện cũ và mới là cuộc đối thoại vượt ra
khỏi rất nhiều khả năng nghĩ và tư duy của
người Việt lúc đó. Nếu biến nó thành
chuyện ảnh hưởng Tây hay Tàu thì đó lại là
một chủ đề tầm thường quanh quẩn và
không hề có gốc rễ. Nguyễn Thị Kiêm
hoàn toàn hiểu rõ điều này và dùng khoa
học để tranh luận. Với mỗi bài thơ mới
được dẫn chứng, bà đều khéo dùng cách
nói cũ để bàn về sự hình thành cái mới:
“Một khúc có 6 câu. Câu thứ 1 và 5, 6 thì
mỗi câu có 4 chữ. Câu 2, 3, 4, mỗi câu có 3
chữ. Vận thì câu 1, 2, 3, 6 ăn nhịp với
nhau; 4, 5 vần với nhau”. Cách nói này rất
cũ. Cũng có thể bà không cố tình nói cách
cũ mà cái tình thế tư duy và tình thế xã hội
lúc bấy giờ khiến người ta đương nhiên nói
thế. Ở góc độ nào đó, cách nói cũ mới lẫn
lộn này cũng là một “chỉ số” đo được phần
nào tâm thế và não trạng đối với cái mới
của con người đương thời.
Từ quan điểm mới mẻ và chắc chắn,
nữ sĩ còn nhấn mạnh phê bình thơ Hồ Văn
Hảo như một giá trị thơ mới (viết về cuộc
đời thật). Nhận xét về bài Con nhà thất
nghiệp của Hồ Văn Hảo (Phụ Nữ Tân Văn
số 208 ngày 20-7-1933), nữ sĩ cho rằng
“người ta cho là chẳng phải thơ, chỉ vì
chẳng phải than thân trách phận, tả cảnh
19
hoa tàn nguyệt xế, suối chảy chim ngâm,
mà là một cảnh thiết thật, một cảnh khổ có
thật trong đời: người thất nghiệp Có lẽ
trong thơ văn, người cu li ở trần quần vắn
là một động vật không có gì lãng mạn
chăng? Có lẽ cái bi kịch của một người
nghèo khó phải đi ăn trộm “hụt”, chúng
hay được la 'ăn trộm' rồi anh chạy trốn, bi
kịch ấy không gì lạ đáng để ý chăng?". Ý
tưởng sắc sảo này của Nguyễn Thị Manh
Manh từ thời điểm nhạy cảm phôi thai
phong trào Thơ mới đã làm sáng thêm giá
trị của đời thơ Hồ Văn Hảo, người mà về
sau, ngoài Đông Hồ dường như không có
ai hiểu và trân trọng. Cái mới của nhà thơ
Hồ Văn Hảo nằm ở chỗ: tiên cảm về tính
chân thực và sự dấn thân của thơ ca hiện
đại, sự chủ động của cái tôi và sự dứt khoát
với quá khứ ngâm ngợi từ chương. Riêng ở
bài Con nhà thất nghiệp, tuy lời lẽ chưa
phải là một áng thơ tuyệt tác nhưng ý
tưởng và cách nói mới đó rất xứng đáng
được xem là một mẫu hình quan trọng của
thơ mới, nhất là ở chặng đầu phôi thai.
Dường như thơ mới trên bước đường “lưu
lạc” của nó đã bị x