Nhã Nhạc cung đình triều Nguyễn Việt Nam

Người xưa vẫn gọi nhạc cung đình và tôn giáo là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, để phân biệt với Thế tục nhạc, hay gọi ngắn gọn là Tục nhạc, của dân gian. Lễ nhạc có xuất xứ từ đời Chu, Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn cả là hai quyển Kinh Lễ và Kinh Nhạc của Khổng Tử. Đến đầu đời Tần (246 - 209 trước CN), Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt hết các kinh sách cũ, ngoài trừ những thư tịch liên quan đến nông trang. Hầu hết tất cả những gì viết về Kinh Nhạc đều bị thất truyền từ đấy. Vua chúa các đời sau của Trung Hoa và các nước trọng Nho giáo khác, trong đó có Việt Nam vẫn dùng những gì còn có thể tìm lại được từ hai quyển Kinh này để làm căn bản cho Lễ nhạc cung đình của mình. Khái niệm về lễ nhạc cung đình từ Trung Quốc được chính thức du nhập vào Việt Nam dưới triều vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Nhưng từ trước đó ảnh hưởng Ấn Độ đã đến nước ta, xuyên qua nền văn hóa Chàm từ phương Nam. Ở Việt Nam, âm điệu nhạc vui được gọi điệu Nam, hay là âm điệu Việt, trong đó kể cả hơi Chàm. Trước khi khái niệm về lễ nhạc cung đình của Trung Hoa du nhập vào Việt Nam ở đầu thế kỷ 11 thì hơi Nam của âm nhạc Chàm đã xâm nhập vào triều đình Việt. Sau khi chiến thắng trong cuộc Nam chinh năm 1069, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) đem các nhạc - vũ công của vương triều Chiêm Thành về kinh đô Thăng Long, và cho họ đi dạy các nghệ sĩ cung đình Lý triều âm nhạc Chiêm. Huế tọa lạc trên nền tảng một kinh đô cũ của Chiêm Thành. Dư âm của các cung điệu bán âm buồn của nhạc Chiêm hiện vẫn tồn tại trong âm nhach Huế. Trên thực tế, đến mãi khi quan Đồng giám Lỗ bộ ty Lương Đăng thừa lệnh vua Lê Thái Tông (1432 - 1442), theo thể thức Nhã nhạc triều đình Minh Trung Quốc để lập ra hệ thống lễ nhạc cho triều đình Việt Nam năm 1437, thì nước ta mới chính thức có lễ nhạc cung đình. Nhưng sau này, vì nội chiến triền miên cho hệ thống triều đình nhạc này cũng bị mai một. Trong chuyến tuần du Bắc Hà để thụ phong năm 1821, vua Minh Mạng của triều Nguyễn có tìm hiểu về nền Nhã nhạc của tiền triều. Nhà vua đã ngạc nhiên khi các cựu thần nhà Lê tâu rằng thời Lê mạt trong triều chỉ còn có đội Bả Lệnh. Vì hoàn cảnh, thời đó triều đình nhà Lê đã thường phải thuê nhạc công dân gian vào phục vụ các lễ nhạc cung đình. Thế tục nhạc đã tìm được lối vào cung điện Lê triều vì thế.

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhã Nhạc cung đình triều Nguyễn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN VIỆT NAM TRỊNH BÁCH Người xưa vẫn gọi nhạc cung đình và tôn giáo là Lễ nhạc, hoặc Nhã nhạc, để phân biệt với Thế tục nhạc, hay gọi ngắn gọn là Tục nhạc, của dân gian. Lễ nhạc có xuất xứ từ đời Chu, Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn cả là hai quyển Kinh Lễ và Kinh Nhạc của Khổng Tử. Đến đầu đời Tần (246 - 209 trước CN), Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh đốt hết các kinh sách cũ, ngoài trừ những thư tịch liên quan đến nông trang. Hầu hết tất cả những gì viết về Kinh Nhạc đều bị thất truyền từ đấy. Vua chúa các đời sau của Trung Hoa và các nước trọng Nho giáo khác, trong đó có Việt Nam vẫn dùng những gì còn có thể tìm lại được từ hai quyển Kinh này để làm căn bản cho Lễ nhạc cung đình của mình. Khái niệm về lễ nhạc cung đình từ Trung Quốc được chính thức du nhập vào Việt Nam dưới triều vua Lý Anh Tông (1138 - 1175). Nhưng từ trước đó ảnh hưởng Ấn Độ đã đến nước ta, xuyên qua nền văn hóa Chàm từ phương Nam. Ở Việt Nam, âm điệu nhạc vui được gọi điệu Nam, hay là âm điệu Việt, trong đó kể cả hơi Chàm. Trước khi khái niệm về lễ nhạc cung đình của Trung Hoa du nhập vào Việt Nam ở đầu thế kỷ 11 thì hơi Nam của âm nhạc Chàm đã xâm nhập vào triều đình Việt. Sau khi chiến thắng trong cuộc Nam chinh năm 1069, vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) đem các nhạc - vũ công của vương triều Chiêm Thành về kinh đô Thăng Long, và cho họ đi dạy các nghệ sĩ cung đình Lý triều âm nhạc Chiêm. Huế tọa lạc trên nền tảng một kinh đô cũ của Chiêm Thành. Dư âm của các cung điệu bán âm buồn của nhạc Chiêm hiện vẫn tồn tại trong âm nhach Huế. Trên thực tế, đến mãi khi quan Đồng giám Lỗ bộ ty Lương Đăng thừa lệnh vua Lê Thái Tông (1432 - 1442), theo thể thức Nhã nhạc triều đình Minh Trung Quốc để lập ra hệ thống lễ nhạc cho triều đình Việt Nam năm 1437, thì nước ta mới chính thức có lễ nhạc cung đình. Nhưng sau này, vì nội chiến triền miên cho hệ thống triều đình nhạc này cũng bị mai một. Trong chuyến tuần du Bắc Hà để thụ phong năm 1821, vua Minh Mạng của triều Nguyễn có tìm hiểu về nền Nhã nhạc của tiền triều. Nhà vua đã ngạc nhiên khi các cựu thần nhà Lê tâu rằng thời Lê mạt trong triều chỉ còn có đội Bả Lệnh. Vì hoàn cảnh, thời đó triều đình nhà Lê đã thường phải thuê nhạc công dân gian vào phục vụ các lễ nhạc cung đình. Thế tục nhạc đã tìm được lối vào cung điện Lê triều vì thế. Hệ thống Nhã nhạc nhà Nguyễn ở Đàng Trong thì quy mô và hoành tráng hơn. Trong những năm của thập kỷ 1630 dưới thời chúa của Nguyễn Phúc Nguyên, Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ đã cải tiến và hệ thống hóa triều nhạc của các tiền triều ngoài Bắc, và lập ra hệ thống lễ nhạc cung đình mới cho xứ Đàng Trong. Với vài thay đổi theo thời gian, hệ thống này tồn tại cho đến khi triều Nguyễn cáo chung năm 1945. - Trong thập kỷ 1630, Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ thành lập Hòa Thanh Thự, gồm có ban nhạc, đội ca và đội vũ, để phục vụ tế lễ trong phủ chúa Nguyễn. - Năm 1802, chúa Nguyễn Phúc Ánh của Đàng Trong thống nhất đất nước và lên ngôi vua ở Huế với đế hiệu Gia Long. Năm 1804, Hoàng đế Gia Long của tân triều Nguyễn (1802 - 1820) đổi tên Hòa Thanh Thự thành Việt Tương Đội, với số ca vũ - nhạc công lên đến gần 200 người. - Năm 1820, vua Minh Mạng lại đổi Việt Tương Đội thành Thanh Bình Thự. Nhà vua cũng thành lập ra đội Nữ Nhạc với 50 thành viên để phục vụ ở điện Phụng Tiên, nơi phái nữ trong nội cung tế lễ các tổ tiên triều Nguyễn. Đội nữ nhạc cũng được dùng để múa dâng rượu ở các dịp đại khánh trong cung. Vua Minh Mạng còn cho lập ra một nhà hát tuồng của Thanh Bình Thự, để trình diễn tiêu khiển trong những dịp đại lễ. Đoàn tuồng này sau phát triển và trình diễn cho đến ngày triều Nguyễn cáo chung. - Năm 1889, vua Thành Thái lại đổi tên Thanh Bình Thự thành Võ Can Đội, vẫn hay bị nhầm với đội Võ Ca, một ban hát nhạc lễ của triều đình. Vua Thành Thái còn lập ra đội Đồng Ấu với 20 trẻ trai, và tập luyện cho chúng các lễ nhạc trong cung để làm dự bị cho Võ Can Đội. Vua Khải Định sau này (1916 - 1925) lại tuyển thêm 50 đồng nam vào đội Đồng Ấu. - Võ Can Đội cuối cùng được đổi tên thành Ba Vũ Đội dưới triều vua Bảo Đại (1926 - 1945). Sau thời Bảo Đại thì Ba Vũ Đội chỉ còn tồn tại dưới hình thức một đoàn ca múa cung đình dưới tên đoàn Ba Vũ. Đoàn còn hoạt động cho đến những năm cuối cùng của thập niên 1960. Lần trình diễn quốc tế cuối cùng của đoàn là Hội chợ triển lãm EXPO 1970 ở Osaka, Nhật Bản. Đoàn tạm đình chỉ hoạt động năm 1975, và hoạt động trở lại trong thập kỷ 1980. Từ ngữ Nhã nhạc không còn được phổ thông trong giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Hiện nay vẫn còn vài nhân vật có liên quan trực tiếp đến nền lễ nhạc Nguyễn triều sinh sống ở Huế. Đó là cụ Lữ Hữu Thi, năm nay 93 tuổi, cựu nhạc công của dàn Nhạc Chánh Đại Nội triều Bảo Đại; và cụ Lê Văn Lương, 84 tuổi, khi xin giữ chức Đội trưởng đội Tả Trà, thuộc đội Đề tứ Thân binh Đại Nội. Các cụ có vẻ ngạc nhiên khi nghe từ Nhã nhạc. Đến thời các cụ, triều Nguyễn chỉ còn biết Đại nhạc và Tiểu nhạc. Dưới thời Bảo Đại, tức là giai đoạn cuối của triều Nguyễn, có ba cơ cấu lễ nhạc được dùng cho tất cả các lễ, hội của triều đình. 1. Đội Tiểu Nhạc, tức là đội Hòa Thanh, còn được gọi là Nhạc Chánh Đại Nội hay đội Nhạc Ngự Liễn. Đội có 15 nhạc công luân phiên, 10 lập thành ban nhạc và 5 để dự phòng khi cần thay thế. Dàn nhạc gồm có một đàn tam huyền, một đàn nhị, một đàn tỳ bà, một đàn nguyệt, hai quản, một sinh tiền, một phách đơn, một tam âm thanh la, và một trống bản trong tay điều khiển của vị đội trưởng. Cái trống có eo, đánh dọc, gọi là bồng cổ, sẽ cùng với ban Tiểu Nhạc tấu khúc Ai trong dịp tang lễ (tang nghi) trong cung. Một cái mõ sừng trâu (câu giốc) được thêm vào với ban Tiểu Nhạc và cái bồng cổ khi đánh khúc Bằng trong dịp kỵ miếu (kỵ hưởng). Đội Tiểu nhạc phục vụ tất cả lễ lớn nhỏ của triều đình, thí dụ như Đăng quang, Nguyên đán, Đại lễ, Tế Nam giao, kỵ, yến... Quan trọng nhất là đội nhạc này lúc nào cũng phải đi liền với ngự liễn của hoàng đế trong mọi trường hợp. Trong lễ Nam giao, đội Tiểu nhạc đánh bài Long ngâm trong kỳ Sơ hiến lễ, bài Hồ quảng trong Á hiến lễ, và bài Bình bán trong đoạn Chung hiến lễ. Các bản nhạc này được tấu lên khi vua và các quan hành nhị lễ, tức là hai lần các động tác hưng và bái. Ban nhạc đánh lại bài Long ngâm khi hoàng đế giáng đàn cũng như khi làm lễ Phần chúc (đốt sớ). Trong lễ Đại triều ở điện Thái Hòa, ban Tiểu nhạc cũng đánh Long ngâm. Các bài nhạc có âm hưởng vui như Long ngâm, Hồ quảng, Bình bán, Kim tiền cũng được “thổi” trong lúc dâng rượu ở các kỳ đại khánh, đại yến. Ban Tiểu nhạc cũng còn đánh đệm cho các ca công hát, trong trường hợp này gọi là “thài”, các bài Chương. Chương là những bài hát đặc biệt dùng trong các đại lễ như Nam Giao hay tế miếu. Chương được phân ra từng bộ tên tùy theo loại tế. Thí dụ như các bài Chương tế Nam Giao thường có tên kết bằng chữ Thành, như Huy Thành, Mỹ Thành, Khánh Thành. Hoặc các bài Chương trong các lễ đại kỵ của Nguyễn triều thường có tên kết bằng chữ Hòa. Các bài Chương hay được viết theo thể thơ bốn chữ. Các ca công khi thài Chương phải sử dụng những tác động giống như các động tác bộ của tuồng. Khi các vũ công thài và múa Dật thì chỉ có tiêu cổ đệm nhịp mà thôi. 2. Đội Đại Nhạc, hay Đội Kỳ Cổ Gồm có một trống lớn (đại cổ), hay một khánh đá lớn hình chữ L (ly khánh/bác khánh), một dàn 12 cái khánh đá nhỏ hình chữ L (hiệu khánh/biên khánh), một cái chuông đồng lớn (bác chung), một dàn 12 chuông nhỏ (tiểu chuông/biên chung), 4 trống nhỏ (tiểu cổ), 4 chập chỏa, và 4 kèn bầu. Khi làm lễ Nam Giao, dàn Đại Nhạc có thêm một nhạc cụ bằng gỗ hình thang ngược gọi là lệnh chúc dùng để đánh báo hiệu cho các ban nhạc những lúc đổi giai thoại của buổi lễ. Trong các đại lễ ở sân điện Thái Hòa, chuông và trống lớn trên Ngọ Môn cũng phụ họa với dàn Đại Nhạc để khai lễ. Dàn Đại Nhạc chỉ được dùng trong các đại lễ như Đăng quang, Nguyên đán, Nam Giao, Đại kỵ, Đại triều... Bốn cái trống nhỏ, bốn cái chập chỏa và bốn kèn hợp thành cơ cấu chính của ban Đại nhạc gọi là Kỳ Cổ Ty. Chính nhóm nhạc cụ này đã cùng cái trống đại đánh liên hoàn năm lớp Đăng Đàn Cung (Ngũ Lôi), hay còn gọi là nôm na là đánh “cà rừng”, để dâng mười lăm ngàn quân và thị vệ trên đường lên đàn Nam Giao. Khi hành trên đàn Nam Giao thì Ty Kỳ Cổ chuyển sang đánh các lớp của bài Đăng Đàn Đơn, hay còn gọi Đăng Đàn Lớp, mỗi khi hoàng đế thăng đàn, khi hành lễ cúc cung bái (năm lần hưng, phủ phục), và khi vua đang trên đường ra đài Vọng Liệu để xem đốt sơ và lụa. Đăng Đàn Cung lại được đánh lên để đưa hoàng đế rời đàn Nam Giao về Trai Cung sau khi tế tất. Ngoại trừ Ty Kỳ Cổ, các nhạc cụ khác đều lặng tiếng trên đường lên đàn Nam Giao. Như thế để tôn kính quyền uy tối thượng của Trời, Đất. Sau khi lế đã hoàn tất, tất cả các nhạc khí đều dấy lên trên đường hồi cung để mừng hoàng đế đã hoàn thành xứ mạng thiêng liêng. Trong các lễ kém quan trọng như các Đại triều hàng tháng, số nhạc cụ mỗi loại của Ty Kỳ Cổ có thể giảm xuống còn hai cái. Ở giai đoạn cuối của triều Nguyễn, các trống, chuông, khánh lớn dùng để báo hiệu lúc khai và bế mạc của các đại lễ. Trong lễ Nam Giao thì ba hồi tù và được các vị Đô sát thổi trước khi chuông trống bắt đầu. Chuông và Khánh lớn còn được điểm báo hiệu các giai đoạn của buổi lễ, thí dụ như các tuần Sơ, Á và Chung hiến lễ. Dàn hiệu khánh được đánh rải để giữ nhịp cho các động tác như hưng, bái. Dàn tiểu chung chỉ bày làm cảnh mà thôi. Hai ban Đại và Tiểu Nhạc không báo giờ tấu nhạc cùng lúc với nhau, dù đứng cạnh nhau trong các đại lễ. Ban Đại Nhạc cử khi Thông tán xướng “Đại Nhạc tác”, còn ban Tiểu Nhạc bắt đầu khi nghe xướng “Nhạc tác”. Chỉ có một cái trống tiểu cổ của ban Đại Nhạc là đánh cùng với dàn Tiểu Nhạc khi họ đệm cho các bài ca Chương. Ngay cả khi đệm múa trong những nhịp đại khánh thì hai đội nhạc cũng diễn đổi phiên. Thí dụ trong múa Tứ Linh đội kèn thổi điệu Chiến cho long, điệu Mã cho lân và điệu Lăn cho quy. Trong khi đó nhóm tiểu thổi điệu Phụng. Khi Nhã nhạc được phục hồi ở Huế trong thập kỷ 1990, đàn tranh, trống cơm, lục lạc, chén sứ, chiêng lớn và một dàn ba cái trống chiến được thêm vào dàn nhạc khi trình diễn nhạc cung đình. 3. Đội Ba Vũ Trong giai đoạn cuối cùng của triều Nguyễn, đội Ba Vũ chỉ còn là một tổ chức ca vũ nhạc lễn cung đình. Đoàn có hơn 200 thành viên, với 64 người múa Bát dật văn võ. Hai mươi ca công vẫn được chọn cho đội Võ Ca (có lẽ còn sót lại từ tên gọi Võ Can dưới thời Thành Thái) để thài Chương trong các đại lễ. Cho đến thời điểm này, tất cả nghệ sĩ của hai ban nhạc và đội ca đều là nam giới. Các Đồng ấu lúc này nhiều người đã lớn lên, và gia nhập đội Ba Vũ. Đội nữ nhạc cũng ít hoạt động hơn. Phần lớn các thành viên của đội cũng phải tìm việc khác bên ngoài Hoàng cung. Họ chỉ được vời đến khi cần. Sự hoành tráng của các lễ hội triều đình ngày xưa được thể hiện bằng cả âm thanh lẫn hình ảnh. Vì thế ngoài khía cạnh phi vật thể, hệ thống trang phục phong phú của các ca - nhạc công cung đình cũng nên được nhắc đến. Được biết đến nhiều nhất là phục trang đại lễ của đội Nhạc Chánh Đại Nội. Trên lý thuyết thì đội này được chia đều thành hai nhóm. Vị đội trưởng và nhóm nhạc huyền (đàn dây) thuộc nhóm Dương, năm người còn lại ở nhóm Âm. Mặc dù là nghệ sĩ, các nhạc công cung đình thuộc về võ ban, cho nên học mặc loại lễ phục áo Trấn cài bên, khác với áo Dấu cài giữa của thân binh. Thân binh thường mặc áo may bằng vải gai đỏ, nẹp vàng. Nhưng vì ban Nhạc Chánh phải luôn đi cạnh ngự liễn của hoàng đế, nên áo của họ được may bằng vải đoạn, dệt hoa bạc (đúng ra là dệt lá, theo cấp bậc của họ). Nhóm Dương mặc áo màu lam nhạt nẹp đỏ, nhóm Âm mặc áo màu lãm đậm nẹp hỏa hoàng. Nguyên tắc về màu sắc vải của hai nhóm thật ra cũng không được tuân thủ chặt chẽ lắm. Bối tử của loại áo này hình tròn, thêu hoa năm cánh ngũ sắc. Nhạc công của ban Nhạc Chánh đội mão tương tự như loại Xuân Thu của võ quan cửu phẩm. Họ mặc quần vải nâu trắng, chân quấn xà cạp. Trong các dịp thiết yến, nhạc công Tiểu Nhạc mặc áo Trấn bằng nhung đỏ, nẹp vàng. Thay vì nón sơn của Thân binh, các nhạc công đóng khăn xếp đen. Dù quần áo có trang trọng thế nào đi nữa, nhạc công, cũng như Thân binh, đều đi đất. Mãi đến thời Bảo Đại họ mới bắt đầu đi dép. Đội Đại Nhạc còn được gọi là đội Kỳ Cổ Đệ tam Thân binh. Lễ phục của họ tương tự nhe lễ phục của nhóm Dương của ban Tiểu nhạc. Trong những lễ kém quan trọng họ dùng vải gai màu vàng, nẹp đỏ. Thành viên đôi Đại Nhạc đôi mũ Cổ Quan có vành lật ngược như mão nhạc công đánh trống của triều Minh Trung Quốc. Trong mọi trường hợp, các ca - nhạc công của đội Nữ Nhạc mặc áo thụng thêu hoa, bên ngoài khoác áo Mã Tiên. Họ đội mão Phụng Hoa, giống như mão Ngũ Phụng của các công chúa. Bên trong áo thụng họ mặc xiêm, và trong nữa là quần chít ba con, chân đi tất vải bông trắng. Đến thời Bảo Đại họ mới đi hài. Đội Võ Ca mặc áo Giao Lĩnh thường triều của văn ban cấp dưới khi họ thai Chương trong các đại lễ. Áo được may bằng vải màu lam. Bối tử hình vuông thêu hoa ngũ sắc năm cánh. Họ đội mão Tú Tài. Tay trái cầm một cái quản, tay phải cầm một cái trượng gỗ sơn son gọi là “thược”. Một đầu thược có gắn đầu con giao long thếp vàng. Miệng giao long ngậm ba cái đuôi gà trống màu đen. Xưa kia trong cung đình Việt Nam có rất nhiều điệu vũ. Nhưng đến cuối triều Nguyễn, triều đình chỉ còn dùng 11 điệu múa: Bát dật, Lục cúng hoa đăng, Tứ linh (lân), Tam quốc và những bài múa có tính chất tuồng là Tam linh chúc thọ (Phúc Lộc Thọ), Trình tường tập khánh, Bát tiên hiến thọ, Đấu Chiến Thắng Phật. Khi các vũ công múa điệu Bát dật văn, họ phục trang cùng kiểu với đội Võ Ca. Khi múa Bát dật võ, họ đổi sang áo Trấn màu lam, đầu đội mũ Khắc Thiên, một loại bình đính (bằng đầu) nhưng rất đơn giản. Tay trái trái vũ công cầm cái khiên (can) bằng gỗ sơn son vẽ rồng mây bằng nhũ vàng. Tay phải cầm cái kích có lưỡi búa (thích). Nếu sân múa có trải chiếu thì các vũ công đi đất, chân quấn xà cạp. Nếu múa trên nền sân khấu thì họ đi hia. Mối ban múa Bát dật được điều khiển bơi hai ông Quản hàng bát phẩm. Một ông Quản Văn cầm trong tay môt lá phướn tinh gọi laf “huy”. Các ông Quản Võ cầm cờ mao tiết có 7 tua. Nổi tiếng nhất trong các trang phục múa lễ cung đình triều Nguyễn là quần áo mua Lục cúng hoa đăng ở các lễ đại khánh thọ. Vũ công ăn mặc như các Kim Đồng Ngọc Nữ, với áo Mã Tiên khoác ra ngoài áo ngắn có cổ tay bao vó lừa. Những dải cánh sen lụa ngũ sắc buông thả từ sòi vai (vân khiên). Dưới áo Mã Tiên là xiêm trường và quần giáp thêu đính mặc mài kim kính. Trên chóp mão Liên Hoa của họ có gắn một hoa sen thếp vàng. Vũ công cầm trong mỗi tay một đèn hoa phất giấy. Các nữ vũ công đã thay chỗ của các đồng nam trong điệu vũ này sau khi Nguyễn triều cáo chung. Điệu vũ Lục cúng cần 48 vũ công. Cần cùng số 48 vũ công mặc quần áo múa Lục cúng để múa điêu Tam quốc ở các lễ tho trong cung. Trong điệu múa này, tay vũ công cầm quạt xếp, trong khi hai đèn liên hoa phết giấy thì được cài vào đằng sau hai vai. Vũ công cũng mặc cùng trang phục Lục cúng để múa điêu Lục triệt hoa mã đăng trong đại lễ Hưng quốc Khánh niệm của triều đình. Đầu vũ công đội mũ Kim Khôi như của Võ tướng, nhưng được đơn giải hoá. Một tay đưa ra phía trước cầm cái đầu ngựa giấy bồi như của hàng mã, một tay cần cái phất trần lông đuôi ngựa ở đàng sau, để giả làm kỵ mã. Hai đèn liên hoa bằng giấy cài ở sau vai, điệu múa này cũng cần 48 vũ công. Khi múa vai quân trong vũ khúc Nữ tướng xuất quân, các cô Nữ Nhạc mặc áo dài gấm đoạn, cổ tay áo bó vó lừa, ngoài khoác áo Mã Tiên thắt lưng lụa ngũ sắc (mỗi người một màu). Trên đầu chít khăn nhiễu ngũ sắc (cũng mỗi người một màu), dưới mặc quần chít ba con màu trắng, hai tay cầm hai kiếm gỗ lưỡi thếp bạc. Hai Bà đội mão Cửu Phụng, dưới áo Mã Tiên có xiêm trường và quần giáp thêu. Mỗi tay vua Bà cầm một thanh kiếm gỗ lưỡi thếp vàng. Hai lá cờ lên cắm đằng sau vai. Cả hai Bà lẫn quân lính đều đi tất trắng. Vũ khúc Nữ tướng được trình diễn trong lễ Hưng quốc Khánh niệm. Nghệ thuật trình diễn tiêu khiển chính trong cung là bộ môn tuồng. Các vở tuồng cổ thường được trình diễn ở nhà hát Duyệt Thị Đường trong cung. Khác với giọng mũi âm thanh chát chúa của tuồng Bắc Kinh, giọng được dùng trong tuồng Việt là giọng cách mô và trầm bổng hơn. Giọng tuồng cổ, nhất là cách nói lối của tuồng, bây giờ rất hiếm. Các động tác tuồng, gọi là bộ, và giọng nói lối, được các ca, vũ công sử dụng khi họ thái Chương hay múa Dật. Tuy rằng quý phái và rất phổ biến ở Huế, nhưng Ca Huế bị liệt vào loại Thế tục nhạc, và vì thế không được dùng ở các dịp lễ trong cung. Thay vào đó Ca Huế thường được thưởng thức trong các phủ đệ của các ông hoàng bà chú bên ngoài hoàng cung, cũng như ở các tư gia của khách sành điệu. Tuy nhiên phần nhạc của một vài bài Ca Huế cũng được đưa vào một vài triều lễ. Thí dụ như sau khi ban Nhạc Chánh đã “thổi” những bản vui như Bình Bán, Kim Tiền để chuốc rượu các thực khách dự yến trong cung, thì họ lại phải tấu bài Tứ Đại Cảnh êm ái và buồn của Ca Huế để giúp hạ hoả những vị khách đã quá chén. Mặc dù lễ nhạc của các nước có văn hoá Khổng giáo như Nhật Bản Hàn Quốc và Việt Nam đều có xuất xứ từ Trung Hoa, nhưng Đào Duy Từ đã tạo ra được một hệ thống lễ nhạc mới, hoàn toàn Việt Nam, cho triều đình của các vua chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong, vì phần lớn các nhạc lễ đều do họ Đào đặt ra. Một vài bài được bổ sung sau này, thí dụ như bài Ngũ Hưởng được đặt ra từ thời Minh Mạng để dành các lễ ở điện Phụng Tiên, nơi phụ nữ trong cung thờ phục tiên tổ Nguyễn triều. Phần lớn các vũ điệu cung đình của triều Nguyễn cũng được lập ra hoặc sửa đổi lại từ thời Đào Duy Từ. Chẳng hạn như điệu vũ Nữ tướng xuất quân được đặt ra để tưởng niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Điệu vú nổi tiếng Lục cúng hoa đăng có gốc Ấn - Chàm, nhưng đã được chữa lại thời Minh Mạng để trở thành một trong những điệu múa cung đình đẹp nhất của Việt Nam. Nếu có còn dấu tích nào đó của Trung Hoa trong lễ nhạc cung đình Huế thí cũng chỉ còn trên danh nghĩa mà thôi. Điển hình là mười bài Ngự. Tên của các bài này có gốc gác tiếng Trung Quốc, và được phiên âm sang tiếng Hán Việt. Nhưng nội dung, cách sử dụng, cũng như thứ tự bắt buộc khi tấu v=các bài này trở thành hoàn toàn Việt Nam: nhất Phẩn Tuyết, nhị Nguyên Tiêu, tam Lưu Hoàn, tứ Hồ Quangr, ngũ Bình Bán, lục Tây Mai, thất Kim Tiền, bát Xuân Phong, cảu Long Hồ, thập Tẩu Mã. Để so sánh, không ai gọi bài Bourre của Handel, một nhạc sĩ Đức thế kỷ XVIII là nhạc Pháp, mặc dù điệu vũ Bourre có xuất xứ từ miều quê nước Pháp. Cũng không thể xem Liên khúc nhạc Anh, do nhạc sĩ người Đức J.S. Bach viết cho vĩ cầm độc tấu, là nhạc của nước Anh được. Triều Nguyễn cũng tạo lập ra lề lối trình diễn lễ nhạc riêng của mình. Cách sử dụng mười bài Ngự của ban Nhạc Chánh khi phò vua đến yết miếu là một thí dụ ngắn. Trên đường từ ngự điện Kiến Trung đến miếu, ban nhạc tấu liên hoàn chín bài đầu của mười bài Ngự. Khi vua đến nơi, xuống kiệu vào miếu thì ban nhạc thổi bài Long ngâm. Sau khi vua đã xong lễ ở miếu, ban nhạc sẽ chỉ đánh từ bài đệ tứ Hồ Quảng trở về sau. Lúc vua lên kiệu để rời miếu, ban nhạn mới đánh Tẩu Mã. Khi kiệu vua đã ra khỏi cổng miếu, thì dù mới dạo được một đoạn ngắn của bài Tẩu Mã, ban nhạc tấu trở lại chín bài Ngự đầu, liên tiếp cho đến khi ngụ liễn về đến điện Kiến Trung. Cách dùng nhạc này không thấy ở các nước trọng Nho khác. Lễ nhạc cung đình đã hầu như đi vào quên lãng ở Việt Nam, sau khi hoàng triều cuối cùng chấm dứt từ hơn nửa thế kỷ nay. Đã có nhiều nỗ lực chung của các giới chức văn hoá và dân chúng trong nước để phục hồi và gìn giữ nền di sản phi vật thể quốc gia độc đáo này. Nhưng tiếc rằng kho tàng văn hóa quý giá ấy cũng hay bị lợi dụng trong việc thương mại trục lợi. Các buổi trình diễn vũ nhạc cung đình sai lạc, những điệu ca vũ cung đình thiếu trình độ mới được tạo ra, phong cách trình diễn và tràn phục kém cỏi vẫn xuất hiện đây đó. Điều này dễ làm cho cái nghệ thuật hiện hãy còn mong manh trên dà hồi phục này bị hiểu lầm, và nguy cơ thất truyền của nó sẽ không trành khỏi. Một vài nhân chứng đã thật sự tham dự vào các tế lễ cung đình Nguyễn triều hiện còn sống tại Huế, và những tài liệu về tế lễ của triều đình thời Nguyễn được ghi lại dưới nhiều hình thức, phải được dùng làm mấu chốt trong việ
Tài liệu liên quan